Giải pháp học tập của sinh viên Việt Nam trong mùa dịch Covid-19

TÓM TẮT

Không chỉ riêng đối với Việt Nam mà toàn thế giới đang trong mùa dịch Covid-19 do vi rút Corona

gây ra. Tình hình chung của thế giới là những con số do mắc bệnh Covid-19 ngày càng tăng dù

Chính phủ có nhiều giải pháp và kế hoạch phòng, chống bệnh dịch. Dịch bệnh ảnh hưởng đến nền

kinh tế của mỗi quốc gia còn ở một trong những mặt bị ảnh hưởng là tình trạng học tập của sinh

viên. Sinh viên phải dừng việc học trên lớp khi xảy ra dịch bệnh nên ngành giáo dục nước ta đã đưa

ra kế hoạch học online cho sinh viên không bị trễ giáo trình học tập trên lớp. Nhưng cũng có nhiều

khó khăn cho kế hoạch này bởi sinh viên còn chưa có giải pháp học tập tốt cho bản thân.

Từ khóa: Dịch bệnh, giải pháp học tập của sinh viên Việt Nam, mùa dịch Covid-19.

ABSTRACT

Not only for Vietnam but also for the whole world in the season of Covid-19 due to Corona virus. The

general situation of the world is that the numbers due to Covid-19 disease are increasing although

the Government has many solutions and plans to prevent and control diseases. The epidemic

affects each country's economy while one of the affected areas is the student's academic status.

Students have to stop studying in the classroom when an epidemic occurs, so our education sector

has made an online learning plan for students without delay in the classroom curriculum. But there

are also many difficulties for this plan because students do not have good learning solutions for

themselves.

Keywords: Epidemics, learning solutions for Vietnamese students, Covid-19 epidemic season.

Giải pháp học tập của sinh viên Việt Nam trong mùa dịch Covid-19 trang 1

Trang 1

Giải pháp học tập của sinh viên Việt Nam trong mùa dịch Covid-19 trang 2

Trang 2

Giải pháp học tập của sinh viên Việt Nam trong mùa dịch Covid-19 trang 3

Trang 3

Giải pháp học tập của sinh viên Việt Nam trong mùa dịch Covid-19 trang 4

Trang 4

Giải pháp học tập của sinh viên Việt Nam trong mùa dịch Covid-19 trang 5

Trang 5

Giải pháp học tập của sinh viên Việt Nam trong mùa dịch Covid-19 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 03/01/2022 6180
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp học tập của sinh viên Việt Nam trong mùa dịch Covid-19", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp học tập của sinh viên Việt Nam trong mùa dịch Covid-19

Giải pháp học tập của sinh viên Việt Nam trong mùa dịch Covid-19
2099 
GIẢI PHÁP HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM 
TRONG MÙA DỊCH COVID-19 
Nguyễn Như Ý, Châu Phương Hồng, 
Nguyễn Thị Thanh Thảo, Trần Đỗ Kiến Quốc 
Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh 
GVHD: ThS. Nguyễn Thị Hoàng Y n 
TÓM TẮT 
Không chỉ riêng đối với Việt Nam mà toàn thế giới đang trong mùa dịch Covid-19 do vi rút Corona 
gây ra. Tình hình chung của thế giới là những con số do mắc bệnh Covid-19 ngày càng tăng dù 
Chính phủ có nhiều giải pháp và kế hoạch phòng, chống bệnh dịch. Dịch bệnh ảnh hưởng đến nền 
kinh tế của mỗi quốc gia còn ở một trong những mặt bị ảnh hưởng là tình trạng học tập của sinh 
viên. Sinh viên phải dừng việc học trên lớp khi xảy ra dịch bệnh nên ngành giáo dục nước ta đã đưa 
ra kế hoạch học online cho sinh viên không bị trễ giáo trình học tập trên lớp. Nhưng cũng có nhiều 
khó khăn cho kế hoạch này bởi sinh viên còn chưa có giải pháp học tập tốt cho bản thân. 
Từ khóa: Dịch bệnh, giải pháp học tập của sinh viên Việt Nam, mùa dịch Covid-19. 
ABSTRACT 
Not only for Vietnam but also for the whole world in the season of Covid-19 due to Corona virus. The 
general situation of the world is that the numbers due to Covid-19 disease are increasing although 
the Government has many solutions and plans to prevent and control diseases. The epidemic 
affects each country's economy while one of the affected areas is the student's academic status. 
Students have to stop studying in the classroom when an epidemic occurs, so our education sector 
has made an online learning plan for students without delay in the classroom curriculum. But there 
are also many difficulties for this plan because students do not have good learning solutions for 
themselves. 
Keywords: Epidemics, learning solutions for Vietnamese students, Covid-19 epidemic season. 
1 ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ngày nay các quốc gia trên thế giới đang cố gắng phấn đấu để phát triển kinh tế để bước vào kỉ 
nguyên cho một chế độ công bằng, văn minh dân chủ và giàu mạnh. Thế nhưng Việt Nam nói 
riêng và thế giới nói chung đang gặp phải vấn đề nghiêm trọng đó là đại dịch Covid-19. Covid-19 là 
bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của vi rút corona được phát hiện lần đầu tiên tại thành 
phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Đây là dịch khiến cả thế giới phải lo sợ vì 
mang đến ‚đại dịch sợ hãi‛ cho toàn cầu. Đến nay đã có nhiều quốc gia trên thế giới ghi nhận 
trường hợp mắc bệnh. Riêng đối với Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại đã trải qua 2 giai đoạn 
mắc bệnh. Dịch bệnh ngày càng gia tăng không có điểm dừng đã ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống 
2100 
xã hội của con người và nền kinh tế của mỗi quốc gia. [1] Vậy thực trạng của dịch bệnh đang diễn 
ra như thế nào? Dịch bệnh xảy ra là do nguyên nhân gì và giải pháp nào để ngăn chặn dịch bệnh 
không tiếp tục diễn ra trong xã hội hiện nay? 
2 NỘI DUNG 
2.1 Thực trạng bệnh dịch Covid-19 
Tính đến thời điểm hiện tại Việt Nam đã trải qua 2 giai đoạn mắc bệnh (giai đoạn 1 (tính từ ngày 
23/1/2020 đến ngày 13/2/2020) nước ta tiếp nhận 16 ca mắc bệnh và đã được chữa khỏi hoàn 
toàn; giai đoạn 2 (tính từ ngày 6/3/2020 đến thời điểm hiện tại) tính đến 6h sáng ngày 8/4 Việt 
Nam có 235 ca mắc bệnh nâng tổng số lên 251 ca mắc bệnh và có tổng là 122 bệnh nhân được 
chữa khỏi hoàn toàn) và chưa có ca tử vong nào [2]. Dịch bệnh đã ảnh hưởng rất nhiều đến nền 
kinh tế của nước ta nên Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra nhiều biện pháp để ngăn ngừa lây nhiễm 
và đẩy lùi dịch bệnh. 
Vào ngày 30/3/2020 Thủ tướng quyết định cách ly toàn xã hội 15 ngày từ ngày 1/4/2020. Thủ tướng 
nêu rõ, cách ly xã hội là cần thiết để ngăn chặn hiệu quả việc lây lan ra cộng đồng. Thủ tướng nhấn 
mạnh yêu cầu ‚tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, khu 
phố nào ở khu phố đó, nhà nào ở nhà đó‛ ít nhất trong vòng 15 ngày để tránh lây nhiễm. Thủ tướng 
nêu rõ bảo đảm nguồn cung hàng hóa, lương thực thiết yếu, bảo đảm giá cả phù hợp, chất lượng, 
không để người dân quá khó khăn. 
Sáng ngày 6/4/2020 Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch bệnh Covid-19 cho rằng vừa qua 
chúng ta đã thực hiện quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19, đến thời 
diểm hiện tại chúng ta vẫn đang kiểm soát tốt tình hình. Tuy nhiên, diễn biến dịch còn tiềm ẩn 
những yếu tố khó lường, nguy cơ lây nhiễm vẫn hiện hữu, nên không được lơ la, chủ quan. Do đó 
Thủ trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia đề nghi trong thời gian tới các địa phương tiếp 
tục thực hiện nghiêm các chỉ đạo của trung ương, nhất là Chỉ thị số 16 của Thủ tướng Chính phủ về 
cách ly xã hội; đi từng ngõ, gõ từng nhà để rà soát, sàng lọc, phát hiện sớm, quản lý chặt chẽ các 
trường hợp nghi ngờ, khoanh vùng, dập dịch. 
Về phía quân đội, Trung tướng Trần Duy Giang, Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần, Phó Trưởng Ban 
Thường trực phòng, chống dịch bệnh Covid-19 của Bộ Quốc phòng cho biết tuần qua số lượng người 
nhập cảnh từ Lào, Campuchia về Việt Nam đã giảm tới 55%. Tuy nhiên, diễn biến dịch ở một số Đông 
Nam Á rất phức tạp, dự báo số người công dân Việt nam về nước thời gian tới sẽ tăng lên. [3] 
Không chỉ riêng đối với Việt Nam mà các quốc gia trên thế giới đang nghiêm trọng với số ca mắc 
bệnh ngày càng gia tăng. 
2.2 Nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh Covid-19 
Vi rút Corona là một vi rút đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy 
có sự lây lan từ người sang người. Vi rút này là chủng vi rút mới chưa được xác định trước đó. Các cơ 
quan y tế và đối tác y tế đang nổ lực xác định nguồn gốc của vi rút Corona. Nhiều ý kiến cho rằng vi 
rút Corona là một betacoronavirus, thuộc họ với vi rút gây hội chứng SARS, tất cả đều có nguồn gốc 
2101 
từ vật chủ là loài dơi. Phân tích cây di truyền của vi rút này đang được tiếp tục để biết nguồn gốc 
cụ thể của vi rút. Theo nguồn tin khác thì dịch bệnh này bắt đầu xuất hiện từ tháng 12 năm 2019, 
với tâm dịch đầu tiên được ghi nhận là thành phố Vũ Hán thuộc tỉnh Hồ Bắc ở miền Trung Trung 
Quốc, bắt nguồn từ một nhóm người bị mắc bệnh viêm phổi không rõ nguyên nhân, giới chức y tế 
địa phương xác nhận trước đó nhóm người này đã có tiếp xúc, chủ yếu là với những thương nhân 
buôn bán và làm việc tại chợ bán buôn hải sản Hoa Nam, nơi bày bán và giết mổ nhiều loài 
động vật hoang dã và được cho là địa điểm bùng phát dịch bệnh đầu tiên, tuy nhiên, kết luận 
này hiện vẫn đang còn gây nhiều tranh cãi. Các nhà khoa học Trung Quốc sau đó đã tiến hành 
nghiên cứu và phân lập được một chủng loại coronavirus mới, được Tổ chức Y tế Thế giới lúc đó 
tạm thời gọi là 2019-nCoV, có trình tự gen giống ít nhất 79,5% với SARS-CoV trước đây. Sự lây 
nhiễm giữa người sang người đã được xác nhận cùng tỷ lện bùng phát dịch tăng nhanh vào giữa 
tháng 1 năm 2020. [4] 
2.3 Hậu quả của dịch bệnh Covid-19 
Hậu quả chúng ta dễ thấy đó là ảnh hưởng đến con người nên dần ảnh hưởng đến nền kinh tế của 
toàn thế giới. Đợt bùng phát Covid-19 đang tấn công triệt để vào xuất khẩu của Trung Quốc và làm 
gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Nền kinh tế thứ hai thế giới gần như đứng yên sau khi chính 
phủ Trung Quốc kéo dài kỳ nghỉ Tết Nguyên đán để ngăn chặn dịch bệnh chết chóc này. Dịch bệnh 
lây lan khiến người tiêu dùng lánh xa các cửa hàng, nhà hàng, hạn chế đi du lịch, các liên kết vận 
chuyển do đó bị gián đoạn. Neil Shearing, nhà kinh tế trưởng tại Capital Economics tin rằng sự lây 
lan của Covid-19 hay chính xác hơn là nỗ lực ngăn chặn nó đang gây ra mối đe dọa ngắn hạn đối 
với tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, biên tập viên kinh tế Phillip Inman của Guardian 
nhận định, do tầm quan trọng to lớn của Trung Quốc đối với nền kinh tế toàn cầu, hậu quả của 
cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra có thể sẽ khó khăn và kéo dài. 
Đông Nam Á là nạn nhân đầu tiên, khi mà các nền kinh tế ở đây gắn liền với người khổng lồ Trung 
Quốc. (Minh chứng rõ nhất là cuộc khủng hoảng tài chính tồi tệ nhất thời kỳ hậu chiến ở châu Á 
năm 1997-1998: một phần bị đổ lỗi cho sự mất giá của đồng tiền Trung Quốc). Nhật Bản có thể là 
một nền kinh tế giàu có hơn, nhưng vẫn sẽ là nạn nhân. Trung Quốc mua rất nhiều máy móc công 
nghiệp Nhật Bản, từ xe hơi, xe tải cho tới hàng tiêu dùng công nghệ tiên tiến. Hơn nữa, có hàng 
triệu khách du lịch Trung Quốc đến thăm hàng xóm phía đông của họ mỗi năm. 
Tại Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) hôm 9/3, các chuyên gia cảnh 
báo chủng virus corona mới có thể khiến nền kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD trong 
năm nay. Tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể sẽ xuống dưới mức 2,5%, mức được xem là ngưỡng 
suy thoái với kinh tế thế giới. Dịch bệnh khiến giá dầu lao dốc, nợ công tăng dần, các công ty không 
thể trụ vào thời điểm không kiếm ra khách hàng hoặc thiếu nguyên liệu.[5] Trước sự ảnh hưởng 
nặng nề của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ có biện pháp giúp tháo gỡ 
khó khăn, vướng mắc cho sản xuất kinh doanh. 
2102 
2.4 Giải pháp và kế hoạch đẩy lùi dịch Covid-19 
Việt Nam đã có nhiều biện pháp để phòng, chống dịch để đảm bảo sức khỏe cho mọi người. Ngày 
30/3/2020 Thủ tướng quyết định cách ly toàn xã hội 15 ngày từ ngày 1/4/2020. Thủ tướng nêu rõ, 
cách ly xã hội là cần thiết để ngăn chặn hiệu quả việc lây lan ra cộng đồng. Thủ tướng nhấn mạnh 
yêu cầu ‚tỉnh nào ở tỉnh đó, huyện nào ở huyện đó, xã nào ở xã đó, thôn nào ở thôn đó, khu phố 
nào ở khu phố đó, nhà nào ở nhà đó‛ ít nhất trong vòng 15 ngày để tránh lây nhiễm. Thủ tướng nêu 
rõ bảo đảm nguồn cung hàng hóa, lương thực thiết yếu, bảo đảm giá cả phù hợp, chất lượng, 
không để người dân quá khó khăn. Tính đến thời điểm hiện tại Chính phủ Việt Nam đã có những 
giải pháp ngăn chặn phù hợp để tình hình dịch bệnh được đẩy lùi. Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới 
(WHO) có những khuyến cáo về phòng bệnh Covid-19 để đảm bảo sức khỏe cho mọi người. 
3 GIẢI PHÁP HỌC TẬP HỌC SINH, SINH VIÊN VIỆT NAM TRONG MÙA DỊCH 
COVID-19 
Từ khi bùng phát Covid-19, học sinh phải nghỉ học một thời gian dài, nhiều người mới nhận ra rằng 
rất nhiều học sinh không biết tự học, hay nói cách khác là không có phương pháp tự học. Và từ đó, 
trước nhu cầu của phụ huynh, học sinh, sinh viên và xã hội, ngành giáo dục phải tổ chức dạy học 
trực tuyến, dạy học qua tivi. 
3.1 Những điểm tích cực của h c trực tuyến 
Tuy việc chuyển dạy học từ trực tiếp (mặt đối mặt) sang hình thức trực tuyến lúc đầu sẽ đòi hỏi nhiều 
thời gian nhưng kết quả đối với một số người dạy và người học cho tới nay vẫn nhiều hứa hẹn. 
Dạy học online là sinh viên có thể học mọi lúc, mọi nơi, giúp hình thành và phát triển năng lực tự 
chủ, tự học. Các em có thể học theo tiến độ phù hợp, điều này hợp với dạy học phân hóa. Ngoài ra, 
nhà trường có thể nắm bắt nội dung và tiến trình dạy học. Điều này có ý nghĩa về mặt quản lý. 
Từ góc nhìn của người đang giảng dạy tại nhà trường, thầy cô sẽ đưa ra lời khuyên cho các bậc 
phụ huynh và học sinh để có kết quả học trực tuyến tốt nhất. 
3.2 Những điểm tiêu cực của h c trực tuyến 
Sinh viên không có nhiều cơ hội học hỏi trao đổi thông tin với bạn bè, muốn học viên học tập tốt 
thì học online phải có đội ngũ giáo viên hướng dẫn rõ ràng. Môi trường học không kích thích được 
sự chủ động và sáng tạo của học viên. Học trực tuyến qua mạng làm giảm khả năng truyền đạt với 
lòng say mê nhiệt huyết của giáo sư đến học viên. 
Làm nảy sinh ra các vấn đề liên quan đến an ninh mạng cũng như các vấn đề về sở hữu trí tuệ. 
Nhược điểm quan trọng của hình thức học online đó chính là sự tương tác của học viên với giảng 
viên một cách trực tiếp. Tuy có tính năng trao đổi trực tiếp giữa giảng viên và học viên thông qua 
các phần mềm trò chuyện trực tuyến nhưng cũng không đầy đủ và sinh động bằng việc trao đổi 
như hình thức đào tạo truyền thống. 
2103 
3.3 Các phương pháp để các sinh viên tập trung cho bài h c, đảm bảo nắm đủ kiến thức 
cơ bản 
3.3.1 Phía nhà trường 
Các bài học qua mạng cần vừa sức và hấp dẫn. Trong quá trình giảng dạy, thầy cô cần tăng cường 
hỏi - đáp để học sinh luôn giữ sự được tập trung. Ngoài ra, nên có những khen ngợi, nhắc nhở kịp 
thời. Nếu sinh viên lơ là mất tập trung, Giảng viên phải giúp các em tuân thủ các nội quy học 
online. 
Song đó nhà trường cần có ‚tường lửa‛, ngăn không cho học sinh, sinh viên lạm dụng tiếp cận 
công cụ và các trang mạng khác. 
3.3.2 Phía gia đ nh 
Trong giai đoạn này, đối với học sinh thì thay vì nhồi nhét quá nhiều kiến thức cho con, cha mẹ hãy 
khuyến khích con tự học; tự khám phá kiến thức. Có thể cha mẹ không biết, việc để con tự học 
không chỉ giúp con nhớ lâu, nhớ sâu kiến thức mà còn giúp con thích thú, thoải mái học tập 
hơn. Bên cạnh việc để con tự học tại nhà, cha mẹ hãy đóng vai là những người bạn, người hỗ trợ 
cùng con trong việc học. Trong thời điểm trường tổ chức học online thì cha mẹ cũng tạo cho con 
mình không gian thoải mái để con có hứng thú học tập và tiếp thu những kiến thức nhanh hơn. Cha 
mẹ cũng nên nhắc nhở con mình dành thời gian để xem lại những bài học mà thầy cô đã dạy. Tuy 
không trực tiếp giảng dạy nhưng cha mẹ phải nắm được tình hình học tập của con, biết được khó 
khăn, khúc mắc của con để kịp thời giải quyết. 
3.3.3 Phía sinh viên 
Khi bản thân đã ý thức được việc học của mình thì nên có thái độ học tập đúng đắn và đưa ra kế 
hoạch học tập đạt kết quả cao cho bản thân. Học trực tuyến là con dao hai lưỡi. Một mặt bạn sẽ 
được tự do, không có thầy cô giám sát nhắc nhở cũng như chẳng còn chuyện áp lực điểm số. 
Nhưng mặt khác, nếu bạn còn chây lười, ỷ lại vào người khác thì có lẽ bạn chưa sẵn sàng để học 
trực tuyến. Hai yếu tố trên không chỉ là cách học online tốt nhất mà còn cả các cách học khác. Và 
nếu bạn cảm thấy mình hoàn toàn sẵn sàng để học online thì nên bắt tay ngay vào học từ bây giờ. 
Để có thể nắm được bài mới kỹ hơn cũng như theo kịp thầy cô thì bạn nên xem sơ lược bài giảng và 
nắm được nội dung chính bằng cách tua Video chẳng hạn. Để hoàn thành tốt mọi việc, bạn cần 
phải đặt ra đích đến phù hợp cho mình. Không gian học tập, ở đây là ở nhà chứ không phải lớp 
học thông thường. Do đó, không gian cần sự đầu tư để không bị xao nhãng, bị chi phối bởi các 
hoạt động gia đ nh, tạo nên sự yên lặng, yên tĩnh cần có. 
Học qua mạng thường khó thực hiện các nội dung đòi hỏi thực hành. Để thực hành hiệu quả, 
người học cần: hiểu rõ cơ sở lý thuyết; nhận thức đúng về mục đích thí nghiệm; tìm hiểu dụng cụ thí 
nghiệm và cách bố trí, tiến hành thí nghiệm với các dụng cụ này; thực hành thao tác với dụng cụ thí 
nghiệm và quan sát, phân tích kết quả thí nghiệm thu được. [6] 
2104 
4 KẾT LUẬN 
Trong tình hình dịch bệnh Covid-19 hiện nay thì các con số lây nhiễm có thể ngày càng đi lên nên 
mỗi người dân cần trang bị cho mình đầy đủ kiến thức cũng như dụng cụ vệ sinh cá nhân để 
đảm bảo an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh. Mỗi quốc gia cũng đã có biện pháp 
và kế hoạch để đẩy lùi dịch bệnh nhưng không ai đoán trước được con số mỗi ngày sẽ thay đổi 
như thế nào. 
Trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, điều quan trọng là chúng ta cần ý thức rằng 
hình thức dạy học trực tuyến không chỉ cung cấp thông tin cho sinh viên và yêu cầu các em nghiên 
cứu tài liệu. Giáo dục trực tuyến hiệu quả còn đòi hỏi phải lập kế hoạch và thiết kế chu đáo để nó 
không phải là một lựa chọn hạng hai. Học trực tuyến có thể là một kinh nghiệm hiệu quả, phong 
phú và đầy đủ nhưng nó đòi hỏi chúng ta phải quan tâm cẩn thận đến trải nghiệm của sinh viên, 
cũng như đưa ra quan điểm phê phán về tuyên bố của các công ty công nghệ giáo dục. 
Đối với tình hình hiện tại nhà trường nên tạo cho học sinh phương pháp học tốt nhất và mỗi học 
sinh, sinh viên cần trang bị cho bản thân cách học để đạt hiệu quả cao. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] ‚Chống dịch COVID-19‛(2020 , Bộ Y Tế. (tham khảo ngày 7/4/2020). 
[2] ‚Đại dịch COVID-19‛, vi.m.wikipedia.org. (tham khảo ngày 7/4/2020). 
[3] ‚Kinh tế Việt Nam và thế giới dưới bóng ma Covid-19‛, vtc.vn. (tham khảo ngày 8/4/2020). 
[4] Trích ‚Quyết định 447/QĐ-TTg ngày 1/4/2020 về việc công bố dịch COVID-19‛, Bộ Y Tế. (tham 
khảo ngày 7/4/2020). 
[5] ‚Bộ Y Tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo về phòng bệnh COVID-19 (nCoV ‛, WHO và 
BỘ Y TẾ. (tham khảo ngày 7/4/2020) 
[6] Giang Minh Nguyệt (2020), ‚Chuyên gia giáo dục chia sẻ cách dạy và học trực tuyến mùa 
dịch‛, zingnews.vn.(tham khảo ngày 8/4/2020). 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_hoc_tap_cua_sinh_vien_viet_nam_trong_mua_dich_covi.pdf