Giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công ở Việt Nam
Đầu tư công ở Việt Nam trong thời kỳ 2011-2016 đã góp phần quan trọng trong
việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các yếu tố nền tảng quan
trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, qua
đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực Nhà nước nói riêng và toàn nền
kinh tế nói chung. Tuy nhiên, tái cơ cấu đầu tư công vẫn còn chậm và chưa đạt được
các kết quả như mong muốn. Cơ chế đầu tư của Việt Nam, nhất là đầu tư công ngày
càng tỏ ra thiếu khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, hiệu quả đầu tư
thấp và thiếu bền vững. Nền kinh tế vẫn chứa đựng nhiều rủi ro về lạm phát, nợ xấu và
nợ công gia tăng. Bài viết tập trung phân tích thực trạng đầu tư công và tái cơ cấu đầu
tư công ở Việt Nam giai đoạn 2011-2016, từ đó rút ra các hạn chế và nguyên nhân của
hạn chế cũng như đưa ra các giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công ở Việt Nam
trong thời gian tới.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công ở Việt Nam
267 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TÁI CƠ CẤU ĐẦU TƯ CÔNG Ở VIỆT NAM PGS.TS. Nguyễn Ngọc Sơn ThS. NCS. Bùi Thị Thanh Huyền Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Đầu tư công ở Việt Nam trong thời kỳ 2011-2016 đã góp phần quan trọng trong việc phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các yếu tố nền tảng quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của khu vực Nhà nước nói riêng và toàn nền kinh tế nói chung. Tuy nhiên, tái cơ cấu đầu tư công vẫn còn chậm và chưa đạt được các kết quả như mong muốn. Cơ chế đầu tư của Việt Nam, nhất là đầu tư công ngày càng tỏ ra thiếu khả năng đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển, hiệu quả đầu tư thấp và thiếu bền vững. Nền kinh tế vẫn chứa đựng nhiều rủi ro về lạm phát, nợ xấu và nợ công gia tăng. Bài viết tập trung phân tích thực trạng đầu tư công và tái cơ cấu đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 2011-2016, từ đó rút ra các hạn chế và nguyên nhân của hạn chế cũng như đưa ra các giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư công ở Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Đầu tư công, tái cơ cấu đầu tư công, nợ công. 1.Thực trạng đầu tƣ công và tái cơ cấu đầu tƣ công Việt Nam 1.1. Quy mô và tỷ trọng vốn đầu tư công trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội Vốn đầu tư toàn xã hội có xu hướng tăng dần, tính đến năm 2016, vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 1.485,1 nghìn tỷ đồng chiếm 33% GDP, cao hơn 2% so với mục tiêu kế hoạch đặt ra. Cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội đã có sự dịch chuyển tích cực theo hướng giảm tỷ trọng đầu tư công, tăng tỷ trọng đầu tư tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, năm 2016 đầu tư công chiếm 37,53% giảm 1,57% so với giai đoạn 2011-2015, khu vực tư nhân và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng lần lượt là 0,8% và 0,83%. Trong cơ cấu vốn đầu tư công, vốn đầu tư từ Ngân sách Nhà nước (NSNN) vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất là 18,09%, tiếp đến là vốn tín dụng Nhà nước đạt 4,56%; vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) 4,71%; Trái phiếu Chính phủ (TPCP) 2,53% và các nguồn khác chiếm 7,65% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. 268 Bảng 1.1: Vốn đầu tƣ phát triển giai đoạn 2011-2015 và 2016 theo thành phần kinh tế (giá hiện hành) Năm Vốn đầu tƣ xã hội Kinh tế Nhà nƣớc Kinh tế ngoài Nhà nƣớc FDI Quy mô (1000 tỷ) 2010 830,278 316,285 299,487 214,506 2011 924,495 341,555 356,049 226,891 2012 1.010,114 406,514 385,027 218,573 2013 1.094,542 441,924 412,506 240,112 2014 1.220,704 486,804 468,500 265,400 2015 1.367,205 519,505 529,600 318,100 2016 (Sơ bộ) 1.485,100 557,500 579,700 347,900 Cơ cấu (%) 2010 100 38,1 36,1 25,8 2011 100 37,0 38,5 24,5 2012 100 40,3 38,1 21,6 2013 100 40,4 37,7 21,9 2014 100 39,9 38,4 21,7 2015 100 38,0 38,7 23,3 2016 (Sơ bộ) 100 37,5 39,0 23,4 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê 1.2. Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư công Trong giai đoạn 2011-2016, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 7,94% (theo giá cố định năm 2010) thấp hơn giai đoạn 2006-2010 (9,3%); trong đó, vốn đầu tư công tăng cao nhất đạt 8,48%, cao hơn so với tốc độ tăng vốn đầu tư của khu vực kinh tế ngoài Nhà nước (8%/năm) và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (7,43%/năm). 269 Hình 1.1: Tốc độ tăng trƣởng vốn đầu tƣ theo nguồn vốn Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê Tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư công đã có xu hướng chậm lại từ năm 2011 đến nay, năm 2011 tốc độ tăng trưởng đạt 13,46% đã giảm xuống 7,21% năm 2016. Nguyên nhân của việc giảm tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư công là do: (i) Nguồn thu NSNN trong giai đoạn 2011-2016 ngày càng gặp khó khăn, dẫn đến bội chi NSNN lên mức 5,33%, do vậy đầu tư từ nguồn NSNN giảm; (ii) Giai đoạn 2011-2016, các DNNN gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh và khó khăn trong tiếp cận vốn vay để đầu tư, dẫn đến nguồn vốn từ các DNNN cũng giảm mạnh. Hình 1.2: Quy mô và tốc độ tăng trƣởng các nguồn vốn đầu tƣ công giai đoạn 2011-2016 theo giá so sánh 2010 Nguồn: Tính toán từ số liệu của Tổng cục Thống kê 270 Trong thời kỳ 2011-2016, đầu tư từ nguồn NSNN tăng bình quân 3,88%/năm (theo giá 2010), trong khi đó vốn vay (vốn vay của Nhà nước, trong đó chủ yếu là vốn từ TPCP và vốn tín dụng đầu tư theo kế hoạch Nhà nước) có tốc độ tăng bình quân cao nhất đạt 8,01%, tiếp đến là vốn của các DNNN và vốn khác tăng 5,78%. Vốn đầu tư từ NSNN năm 2016 đạt 98,92% kế hoạch đề ra. Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư từ NSNN giảm dần từ 6% năm 2011 xuống còn 5,31% năm 2016. Trong khi đó tốc độ tăng của nguồn vốn vay và nguồn vốn từ DNNN không ổn định do trong giai đoạn 2011-2016 NSNN gặp khó khăn vì: (i) Giá dầu thô giảm; (ii) Thực hiện cắt giảm thuế theo cam kết hội nhập và các hiệp định thương mại tự do đã ký kết; (iii) Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh còn nhiều và số doanh nghiệp giải thể lớn. Do vậy, Chính phủ quyết định, chỉ dùng NSNN ... nhưng tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế Nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội vẫn còn cao; tỷ trọng vốn đầu tư từ NSNN trong tổng đầu tư của khu vực Nhà nước chiếm tỷ trọng lớn, đặc biệt là trong bối cảnh cân đối nguồn lực NSNN ngày càng khó khăn do thu NSNN có xu hướng giảm, cho thấy vai trò “vốn mồi” của đầu tư Nhà nước còn lớn. 2.3. Nguyên nhân hạn chế Thứ nhất, công tác quản lý đầu tư công còn nhiều bất cập, đặc biệt thể chế quản lý đầu tư công chưa phù hợp với quốc tế. Mặc dù kế hoạch đầu tư công trung hạn góp phần cải thiện 5/15 chỉ tiêu về Chất lượng thể chế quản lý đầu tư công (PIM ) mà IMF đưa ra, tuy nhiên, kinh nghiệm thực tiễn trên thế giới cho thấy việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn dễ dàng hơn rất nhiều so với việc biến các kế hoạch đó thành thực tế. Theo đánh giá gần đây của IMF về hiệu quả đầu tư công thì: (i) Các nước đang phát triển có điểm số tốt hơn các nước phát triển trong các chỉ tiêu về lập kế hoạch ngân sách và kế hoạch đầu tư công trung hạn, nhưng lại kém hơn rất nhiều về các chỉ tiêu thực hiện kế hoạch, lựa chọn và thẩm định dự án, phân bổ vốn thực tế và thực hiện dự án. Kết quả là hiệu quả đầu tư công ở các nước phát triển cao hơn tới trên 30% so với các nước đang phát triển. (ii) Chỉ tiêu PIM của Việt Nam thấp hơn so với mức trung bình của các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi có những nét tương đồng 278 trong quản lý đầu tư công. Khâu có điểm kém nhất là khâu thẩm định và khâu thực hiện dự án. Thứ hai, chưa có một bộ tiêu chí thống nhất và có tính khả thi để đánh giá, so sánh mức độ cần thiết, tính hiệu quả và khả năng triển khai giữa các dự án. Mặc dù đã có những văn bản pháp lý về việc giám sát và đánh giá các dự án sử dụng vốn đầu tư công như: Điều 81 của Luật Đầu tư công; Nghị định 84/2015/NĐ-CP ngày 30/09/2015, về việc giám sát và đánh giá đầu tư. Tuy nhiên các văn bản này mới chỉ dừng lại nêu các chủ thể giám sát; nguyên tắc giám sát và đánh giá; và chủ đầu tư tự tổ chức thực hiện theo dõi, kiểm tra quá trình đầu tư dự án theo nội dung và các chỉ tiêu được phê duyệt tại quyết định đầu tư. Hiện tại chưa thống nhất về bộ tiêu chí cụ thể để đánh giá giữa các dự án đầu tư công, đây chính là nguyên nhân gây trở ngại cho các nhà quản lý khi so sánh, đánh giá các dự án đầu tư công với nhau. Thứ ba, môi trường đầu tư cho khu vực kinh tế tư nhân đã cải thiện nhưng khu vực kinh tế tư nhân chưa có động lực và được khuyến khích mạnh mẽ trong đầu tư với quy mô vốn lớn và thời gian dài nhằm nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh. Nghị quyết 19/NQ-CP ngày 28/4/2016 về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2015 - 2016; Nghị quyết 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ doanh nghiệp phát triển đến 2020 đã tạo nền tảng cho khu vực kinh tế tư nhân cùng tham gia phát triển kinh tế, tạo ổn định và an sinh xã hội, Nghị định số 15/2015/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức đối tác công tư, nghị định 30/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn đầu tư. Mặc dù vậy, trong thời gian qua khu vực kinh tế tư nhân còn gặp nhiều khó khăn trong cạnh tranh đấu thầu các dự án đầu tư và trong sản xuất kinh doanh. Nguyên nhân là do: (i) Phần lớn khu vực tư nhân là các doanh nghiệp vừa và nhỏ với quy mô vốn ít, trình độ công nghệ thấp, trình độ quản lý yếu kém; (ii) Hệ thống triển khai các chương trình, chính sách trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa được kiện toàn từ Trung ương tới địa phương; (iii) Cơ chế trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa còn chồng chéo và phân tán, chưa có trọng tâm, hiệu lực, hiệu 279 quả thực thi còn thấp. Tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận được nguồn vốn tín dụng và vốn ngân hàng thấp, Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa kém hiệu quả, khó khăn trong tiếp cận đất đai. Thứ tư, chưa thực hiện chặt chẽ quy trình đầu tư công. Về mặt nguyên tắc trước khi phê chuẩn chủ trương đầu tư công thì cần phải làm rõ tại sao phải đầu tư công mà không phải khu vực ngoài Nhà nước. Các dự án đầu tư công ở Việt Nam hiện nay đều bỏ qua bước kiểm định này dẫn đến sự lạm dụng đầu tư công và lấn át đầu tư tư nhân. Mặc dù đã có những văn bản pháp luật quy định chặt chẽ, nhưng tại nhiều địa phương vẫn xảy ra sai phạm và không thực hiện nghiêm các chỉ thị, quy trình quản lý đầu tư công theo hiệu quả đầu tư. Muốn có hiệu quả đầu tư công thì phải là cả một quy trình từ đầu đến cuối được tuân thủ một cách chặt chẽ, từ việc lựa chọn dự án, phải những dự án nào có tính hồi vốn nhanh, có tính hiệu quả, lan tỏa cao cho nền kinh tế thì mới được lựa chọn, mà muốn được như thế thì thường các dự án phải cạnh tranh với nhau theo một cơ chế minh bạch. Thứ năm, kỷ luật, kỷ cương đầu tư công còn lỏng lẻo. Việc Thủ tướng Chính phủ trong giai đoạn từ 2013 đến nay phải liên tục ra năm chỉ thị về xử lý nợ đọng XDCB mà các địa phương vẫn tiếp tục để xảy ra các sai phạm về nợ đọng XDCB là bằng chứng cho thấy sự thiếu nghiêm minh trong hoạt động đầu tư công. Thứ sáu, chưa hình thành nguyên tắc ngân sách cứng trong các hoạt động đầu tư công. Việc các dự án đầu tư công sau khi được phê duyệt đội chi phí lên nhiều lần được xem là chuyện bình thường. Điều này vô hiệu hóa hiệu quả hoạt động đấu thầu và do đó làm méo mó nguyên tắc thị trường. Các nhà thầu có thể bỏ thầu với giá rất thấp để thắng thầu nhưng lại không thực hiện với giá bỏ thầu đó mà luôn tìm cách tăng chi phí đầu tư và rất đáng ngạc nhiên là lần nào nhà thầu cũng được chủ đầu tư phê duyệt tăng phí đầu tư. 3. Giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tƣ công trong giai đoạn 2017 - 2020 Tái cơ cấu đầu tư công ở Việt Nam trong giai đoạn 2017-2020 cần được thực hiện mạnh mẽ hơn nữa trong tiến trình tái cơ cấu nền kinh tế và thông qua 280 điều chỉnh cơ cấu đầu tư bằng cả cơ chế, chính sách, điều hành nhằm: tái cấu trúc nền tài chính quốc gia, tạo tiền đề để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao hiệu quả các nguồn lực tài chính công, nhất là NSNN; đảm bảo an ninh tài chính quốc gia và nợ công ở mức độ an toàn; thúc đẩy nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh quốc gia. Thứ nhất, cần có sự thống nhất về phạm vi đầu tư công, theo đó, phạm vi đầu tư công cần được hiểu là tất cả các khoản đầu tư của Nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, phạm vi đầu tư công trong từng ngành, lĩnh vực cũng cần được xác định rõ, qua đó cụ thể hóa.Trên cơ sở xác định rõ nội hàm của đầu tư công cần làm rõ vai trò của từng nguồn lực và định hướng nguồn lực đối với từng ngành, lĩnh vực, vùng kinh tế. Thứ hai, đẩy mạnh việc hoàn thiện thể chế về quản lý đầu tư công, thúc đẩy việc thực hiện tái cơ cấu đầu tư công. Theo đó, cần đẩy nhanh việc hoàn thiện Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất - kinh doanh, Nghị định về kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư công. Trên cơ sở đó, triển khai thực hiện hiệu quả Luật Đầu tư công, kế hoạch đầu tư trung hạn. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách, sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý và sử dụng các nguồn vốn đầu tư công bao gồm vốn NSNN, vốn TPCP, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn của DNNN nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn này. Trước mắt, cần hoàn thiện khung pháp lý về phân công, phân cấp và hoàn thiện hệ thống phân bổ NSNN; rà soát phân định rõ nội dung, phạm vi đầu tư giữa Trung ương và địa phương; hoàn thiện khung pháp lý về hợp tác Nhà nước và tư nhân trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trong đó tập trung quy định các phương thức Nhà nước tham gia vào các dự án PPP. Thứ ba, tái cơ cấu chi tiêu ngân sách theo hướng giảm bớt chức năng Nhà nước kinh doanh và tăng cường chức năng Nhà nước kiến tạo, đầu tư công theo hướng thực hiện chức năng cung ứng dịch vụ công, chứ không phải đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh kiếm lời. Cần xác định rõ chức năng nhiệm vụ kinh tế của Nhà nước trong kinh tế thị trường, cái gì Nhà nước cần đầu tư, cái gì nên để tư nhân đầu tư. Vốn đầu tư đầu tư công không đổ vào những ngành nghề mà khu vực tư nhân làm tốt hơn, hiệu quả hơn. 281 Trong thời gian tới cần đổi mới sâu sắc, toàn diện cơ cấu và cơ chế quản lý DNNN, nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN, trước hết là các tập đoàn và tổng công ty Nhà nước. Thứ tư, cần làm rõ hơn nữa nội dung của tái cơ cấu đầu tư công trong các ngành, lĩnh vực, vùng. Điều này đòi hỏi định hướng phát triển kinh tế - xã hội của cả nước cũng như kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương cần phải xác định rõ ngành, lĩnh vực, nội dung ưu tiên phát triển để định hướng đầu tư. Từ đó xây dựng đề án toàn diện về tái cơ cấu đầu tư công gắn với quá trình cơ cấu lại và đổi mới tài chính công. Trong đó, tập trung vốn cho các công trình trọng điểm, cấp thiết, vốn đối ứng OD , vốn giải phóng mặt bằng và vốn tham gia các dự án PPP. Tăng đầu tư cho nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, y tế, giáo dục và vùng đặc biệt khó khăn. Thứ năm, việc huy động vốn của Nhà nước trong thời gian tới cần hướng tới tăng khả năng tự bảo đảm nguồn vốn thông qua các biện pháp tăng thu NSNN một cách có hiệu quả, bền vững và tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp; đồng thời hạn chế sự gia tăng các nguồn vốn có tính chất vốn vay (TPCP, công trái, tín dụng Nhà nước,...). Để khắc phục tình trạng thâm hụt ngân sách cao và nợ công tăng nhanh, gây rủi ro cho nền tài chính quốc gia, cần duy trì tăng nguồn thu ổn định cho NSNN bằng cách giảm dần sự phụ thuộc nguồn thu từ xuất nhập khẩu và thu từ dầu thô, tăng tỷ lệ thu nội địa thông qua việc cân đối tỷ lệ thuế trực thu và gián thu. Đối với vốn của Nhà nước có tính chất vốn vay, cần toán kỹ giữa nhu cầu đầu tư và khả năng trả nợ, cân đối ngoại tệ và các cân đối vĩ mô khác. Áp dụng nguyên tắc ngân sách cứng đối với các dự án đấu thầu đầu tư công. Cương quyết không chấp nhận bất kỳ hình thức điều chỉnh chi phí đầu tư nào. Điều này là điều kiện bắt buộc để áp dụng nguyên tắc phân bổ vốn theo cơ chế thị trường. Thứ sáu, xác định cơ cấu đầu tư công theo ngành, lĩnh vực, theo vùng và theo địa phương một cách có hiệu quả nhất, gắn với quá trình tái cấu trúc nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng của Việt Nam; bảo đảm phát huy tối đa lợi thế so sánh, tiềm năng, thế mạnh của từng ngành, lĩnh vực, từng vùng, từng 282 địa phương. Tập trung vốn đầu tư công vào những ngành, lĩnh vực đem lại lợi ích cho xã hội mà khu vực tư nhân trong nước và khu vực FDI không tham gia hoặc tham gia có hiệu quả thấp. Coi nguồn đầu tư công là nguồn lực chính đồng thời là nguồn “vốn mồi” trong việc thu hút các nguồn lực khác trong xã hội cho đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội. Ưu tiên vốn đầu tư công cho các vùng nghèo, vùng khó khăn, đồng thời bố trí vốn đầu tư công các vùng có điều kiện thuận lợi để tiếp tục duy trì và phát huy các thế mạnh, tạo sự phát triển lan tỏa đến các vùng khó khăn. Thứ bảy, đổi mới, hoàn thiện công tác xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các vùng, các tỉnh nhằm định hướng và nâng cao hiệu quả đầu tư công. Thống nhất về mặt quản lý Nhà nước về quy hoạch trong một đầu mối thống nhất. Tổ chức rà soát, sửa đổi, bổ sung và điều chỉnh các quy hoạch. Đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch và tăng cường xây dựng quy hoạch theo hướng: đảm bảo quy hoạch phải đi trước một bước; đảm bảo sự liên kết, khớp nối giữa các quy hoạch. Tổ chức quản lý thực hiện tốt công tác quy hoạch; chấp hành nghiêm quản lý đầu tư theo quy hoạch. Thứ tám, nâng cao minh bạch và trách nhiệm giải trình trong việc sử dụng nguồn lực NSNN và trong hoạt động đầu tư công, đồng thời nâng cao trách nhiệm của các cơ quan đã được phân cấp trong quản lý, phân bổ vốn đầu tư. Ban hành các quy định cụ thể, có chế tài ràng buộc trách nhiệm bảo đảm vốn và phê duyệt dự án đầu tư. Nâng cao trình độ xây dựng, phân tích, thẩm định và quản lý dự án của cán bộ các cấp. Xây dựng các tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư để hạn chế việc can thiệp, chi phối, đưa ra quá nhiều dự án, không phù hợp với khả năng nguồn vốn. Công bố công khai các dự toán và kết quả thực hiện các dự án đầu tư công cho phép so sánh kết quả sau khi thực hiện so với dự toán và so sánh các dự án tương tự của các chủ đầu tư khác nhau, các nhà thầu khác nhau. Những dự án có sai lệch lớn so với dự toán hoặc chênh lệch lớn so với nhà đầu tư tốt nhất, nhà thầu tốt nhất thì bắt buộc giải trình. Những nhà thầu làm tốt sẽ được tính điểm cộng trong quá trình đấu thầu sau này. 283 Cuối cùng đối với các dự án sử dụng vốn vay cần phải quản lý theo chế độ quản lý nợ của các ngân hàng thương mại. Tốt nhất là chuyển các khoản Chính phủ đi vay về giao cho các NHTM quản lý và cho các địa phương, cơ quan Trung ương vay lại để thực hiện các dự án đầu tư công. Thứ chín, tăng cường công tác theo dõi, đánh giá và kiểm tra, thanh tra đầu tư công, nhất là sự giám sát của người dân và cộng đồng. Thực hiện theo dõi, đánh giá dựa trên kết quả đối với các dự án đầu tư. Thực hiện giám sát ngay từ khâu lập dự án, thẩm định, bố trí vốn đầu tư, đảm bảo tuân thủ theo các quy định pháp luật và quy hoạch, kế hoạch được duyệt. Triển khai thực hiện tốt công tác giám sát cộng đồng đối với đầu tư bằng nguồn vốn Nhà nước để góp phần làm nguồn vốn này được quản lý và sử dụng một cách công khai, minh bạch, chống được thất thoát, lãng phí và tham nhũng. Nâng cao chất lượng công tác thanh tra, kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý các sai phạm phát sinh, nâng cao hiệu quả quản lý nguồn vốn đầu tư công. Kiên quyết thu hồi các khoản tạm ứng và xử lý dứt điểm nợ đọng trong XDCB. Đặc biệt, cần tăng cường hơn nữa kỷ luật tài chính trong quản lý vốn đầu tư công. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016a), Tình hình thực hiện Nghị quyết số 60/NQ- CP và Kết quả giải ngân kế hoạch đầu tư vốn NSNN và TPCP năm 2016. 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016b), Báo cáo thực trạng đầu tư công năm 2016 và kế hoạch đầu tư công năm 2017. 3. Chính phủ (2016), Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020. 4. Chính phủ (2016), Kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. 5. Chính phủ (2017), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2016 và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2017. 6. Nguyễn Ngọc Sơn, Lương Thanh Hà (2012), Tái cơ cấu đầu tư công trong bối cảnh tái cơ cấu kinh tế Việt Nam, Tạp chí Kinh tế và Phát triển số 177/3/2012. 284 7. Nguyễn Quang Thái, Vũ Tuấn nh, Đổi mới thể chế và giải pháp tái cấu trúc đầu tư công, Kỷ yếu hội thảo Đổi mới thể chế và những giải pháp chấn chỉnh, hoàn thiện, tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công trong một vài năm tới, ngày 27/10/2011. 8. Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các năm từ 2011 đến 2015, NXB Thống kê.
File đính kèm:
- giai_phap_day_manh_tai_co_cau_dau_tu_cong_o_viet_nam.pdf