Giải pháp đảm bảo cho tự chủ Đại học trước xu thế cách mạng công nghiệp 4.0

Tự chủ đại học là một yêu cầu hàng đầu trong quá trình đổi mới giáo dục đại

học trên thế giới. Hiện nay, tự chủ đại học được khẳng định là một công cụ quan trọng

trong việc đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ các hoạt động cần thiết của một trường

đại học và làm tròn sứ mạng của nó đối với xã hội. Giao quyền tự chủ cho các cơ sở

giáo dục, đào tạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Nghị quyết Đại hội XII

của Đảng đã xác định nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo.

Tự chủ đại học là yếu tố cơ bản trong quản trị đại học. Tại Việt Nam, tự chủ đại

học đã và đang mở ra một cơ hội lớn cho các trường đại học. Bài viết nghiên cứu một

số vấn đề về tự chủ đại học và đề xuất một số giải pháp cơ bản trong tự chủ đại học

trước xu thế cách mạng công nghiệp 4.0: Thứ nhất, xây dựng cơ chế nhà trường hiện

đại; Thứ hai, cải cách cơ chế lãnh đạo trong các nhà trường; Thứ ba, cải cách chế độ

nhân sự trong trường học;

Giải pháp đảm bảo cho tự chủ Đại học trước xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 trang 1

Trang 1

Giải pháp đảm bảo cho tự chủ Đại học trước xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 trang 2

Trang 2

Giải pháp đảm bảo cho tự chủ Đại học trước xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 trang 3

Trang 3

Giải pháp đảm bảo cho tự chủ Đại học trước xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 trang 4

Trang 4

Giải pháp đảm bảo cho tự chủ Đại học trước xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 trang 5

Trang 5

Giải pháp đảm bảo cho tự chủ Đại học trước xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 trang 6

Trang 6

Giải pháp đảm bảo cho tự chủ Đại học trước xu thế cách mạng công nghiệp 4.0 trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 03/01/2022 5560
Bạn đang xem tài liệu "Giải pháp đảm bảo cho tự chủ Đại học trước xu thế cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Giải pháp đảm bảo cho tự chủ Đại học trước xu thế cách mạng công nghiệp 4.0

Giải pháp đảm bảo cho tự chủ Đại học trước xu thế cách mạng công nghiệp 4.0
 257 
GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO CHO TỰ CHỦ ĐẠI HỌC 
TRƯỚC XU THẾ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
Nguyễn Thị Hiền Oanh 
 Trường Đại học Sài Gòn 
Tóm tắt 
Tự chủ đại học là một yêu cầu hàng đầu trong quá trình đổi mới giáo dục đại 
học trên thế giới. Hiện nay, tự chủ đại học được khẳng định là một công cụ quan trọng 
trong việc đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ các hoạt động cần thiết của một trường 
đại học và làm tròn sứ mạng của nó đối với xã hội. Giao quyền tự chủ cho các cơ sở 
giáo dục, đào tạo là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Nghị quyết Đại hội XII 
của Đảng đã xác định nhằm đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo. 
Tự chủ đại học là yếu tố cơ bản trong quản trị đại học. Tại Việt Nam, tự chủ đại 
học đã và đang mở ra một cơ hội lớn cho các trường đại học. Bài viết nghiên cứu một 
số vấn đề về tự chủ đại học và đề xuất một số giải pháp cơ bản trong tự chủ đại học 
trước xu thế cách mạng công nghiệp 4.0: Thứ nhất, xây dựng cơ chế nhà trường hiện 
đại; Thứ hai, cải cách cơ chế lãnh đạo trong các nhà trường; Thứ ba, cải cách chế độ 
nhân sự trong trường học;  
Từ khóa: Tự chủ đại học, quản trị đại học, cách mạng công nghiệp 4.0, 
1. Dẫn nhập 
Tự chủ được coi là một xu thế tất yếu, là điều kiện cần thiết đối với các trường 
đại học. Quản lý nhà trường theo tinh thần tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội 
hiện nay đang là nhu cầu bức thiết đối với hiệu trưởng và cán bộ quản lý trong trường 
học nói chung, trường đại học nói riêng. 
2. Nội dung 
2.1. Quyền tự chủ đại học 
Quyền tự chủ đại học: tự trị đại học là quyền của các cơ sở giáo dục đại học 
được quyết định sứ mạng và chương trình hoạt động của mình, cách thức và phương 
tiện thực hiện sứ mạng và chương trình hoạt động đó, đồng thời tự chịu trách nhiệm 
trước công chúng và pháp luật về mọi quyết định cũng như hoạt động của mình. 
Quyền tự chủ về nhân sự của các trường đại học có thể hiểu: Quyền được tự 
quyết của các trường đại học trong việc tuyển dụng và sử dụng nguồn nhân lực một 
cách phù hợp nhất theo yêu cầu của trường (Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế. 2018). 
2.2. Những tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với hoạt động 
quản lý nhà trường ở Việt Nam 
2.2.1. Cải cách hành chính nhà nước và những tác động quan trọng đến 
quản lý giáo dục 
Kể từ khi Việt Nam chuyển đổi mô hình kinh tế, từ nền kinh tế kế hoạch, tập 
trung bao cấp sang phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một 
sự chuyển biến mạnh mẽ về cải cách hành chính nhà nước cũng đã được ghi nhận trên 
tất cả các lĩnh vực. Đó là cuộc cải cách cả về lượng lẫn về chất nhằm giảm thiểu thủ 
 258 
tục hành chính không cần thiết, đồng thời cập nhật những có chế quản lý phù hợp với 
nền kinh tế mới, phục vụ cho hội nhập và toàn cầu hóa trên mọi lĩnh vực. 
Trong qui trình đổi mới, hội nhập phải kể đến sự kiện gia nhập Tổ chức thương 
mại thế giới (WTO) vào năm 2007, trong đó có những cam kết về dịch vụ giáo dục 
trong khuôn khổ Hiệp định GATS năm 1995; từ đó nhiều thủ tục hành chính đã được 
điều chỉnh theo thông lệ quốc tế. Đề án Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-
2020 cùng với Nghị quyết của Chính phủ (NQ 30c/NQ-CP ngày 8/11/2011) cũng là 
một căn cứ pháp lý quan trọng để tiến hành cải tổ các cơ chế quản lý trong đó có giáo 
dục. 
Công cuộc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo được khởi xướng từ 
năm 2013, sau khi có Nghị quyết số 29-NQ/TW có những vấn đề liên quan trực tiếp 
đến quản lý giáo dục. 
Một trong những mục tiêu đặt ra là: Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, 
đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các 
cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng. Nhằm thực hiện thành công công 
cuộc đổi mới, một mặt cần xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước 
về giáo dục, đào tạo và trách nhiệm quản lý theo ngành, lãnh thổ của các bộ, ngành, 
địa phương, mặt khác cần phân định công tác quản lý nhà nước với quản trị của cơ sở 
giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh phân cấp, nâng cao trách nhiệm, tạo động lực và tính 
chủ động, sáng tạo của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Ngoài ra, một trong những điểm 
nhấn của đổi mới lần này là các cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo địa phương tham 
gia quản lý giáo dục, đào tạo địa phương tham gia quyết định về quản lý nhân sự, tài 
chính cùng với quản lý thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo dục mầm non, giáo 
dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp. Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm được giao 
cho các cơ sở giáo dục, đào tạo. Phát huy vai trò của hội đồng trường. Thực hiện giám 
sát của các chủ thể trong nhà trường và xã hội; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra 
của các cơ quan quản lý các cấp, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch. 
2.2.2. Yếu tố quản lý công mới trong đổi mới quản lý giáo dục ở Việt Nam 
Nhìn từ góc độ của mô hình quản lý công mới thì đó là kiểu phân cấp quản lý 
tới cấp trường và được gọi là quản lý dựa vào nhà trường. Nó cũng có nhiều tên gọi 
khác  ... n liền với tự chịu trách nhiệm, với phân quyền, phân cấp trong quản lý; 
Mặt khác, khi có tự chủ, có trách nhiệm giải trình, được phân quyền thì hoạt động 
 259 
quản lý phải được đa dạng hóa, vai trò của người đứng đầu phải cao hơn; Sẽ không 
còn trách nhiệm chung chung. Tất cả những quyền và nhiệm vụ đều phải được kiểm 
tra, giám sát, đánh giá bởi một cơ chế mở, dân chủ và thực chất. 
Luật Giáo dục đại học 2012: Cơ sở giáo dục đại học tự chủ trong các hoạt động 
chủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự, tài chính và tài sản, đào tạo, khoa học 
và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảo đảm chất lượng đại học” (Luật Giáo dục đại học. 
2012). 
2.3. Một số giải pháp cơ bản đảm bảo cho tự chủ đại học trước xu thế Cách 
mạng công nghiệp 4.0 
2.3.1. Nhóm giải pháp chung 
Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo 
dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế 
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” có nêu: Đổi mới căn bản 
công tác quản lý giáo dục và đào tạo, đảm bảo dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ 
và trách nhiệm xã hội đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo; coi trọng quản lý chất 
lượng.Các cơ quan quản lý giáo dục, đào tạo địa phương tham gia quyết định về 
quản lý nhân sự, tài chính công với quản lý thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo 
dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục nghề nghiệp” (Đảng Cộng sản Việt 
Nam. 2013). 
- Một là, xây dựng cơ chế quản lý nhà trường hiện đại 
Nhà trường với vai trò là một tổ chức xã hội, bất kể là trường công lập hay 
trường tư thục cần phải là một hệ thống có sức sống, luôn biết tự đổi mới mình. Chỉ 
khi có một số quyền tự chủ nhất định, nhà trường mới có được sức sống, mới có sự 
thích ứng, tính chủ động và khả năng sáng tạo tương đối lớn. Dưới cơ chế quản lý tập 
trung quan liêu bao cấp trước đây, các nhà trường thường mất đi mục tiêu theo đuổi cá 
tính hóa, năng lực thích nghi với nhu cầu của xã hội và năng lực sáng tạo, nhà trường 
ngày một trở nên thiếu sức sống. Đương nhiên hành vi của nhà trường tất yếu phải 
chịu sự kiểm soát. Vấn đề trung tâm trong xây dựng cơ chế quản lý nhà trường hiện 
đại là phân định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của nhà trường trong mối liên hệ tương hỗ 
lẫn nhau giữ chính quyền, nhà trường và xã hội. 
Kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, các quốc gia trên thế giới đã dần hình 
thành cơ chế trường công. Cơ chế trường công này về cơ bản đều do chính phủ tổ 
chức, quản lý và duy trì. Kể từ những năm 80 của thế kỷ XX trờ lại đây, trong trào cải 
cách các trường học trên thế giới đã đưa ra tư tưởng trường học tự quản lý, đề nghị 
chính quyền trao lại quyền cho trường học, xây dựng mối quan hệ kiểu mới giữa 
trường học với bên ngoài (cơ quan chủ quản cấp trên, chính quyền nơi đứng chân) và 
mối quan hệ bên trong trường học (hiệu trưởng, giảng viên, sinh viên). Thực hiện sự 
chuyển đổi trong quản lý nhà trường từ mô hình “bên ngoài quản lý” sang mô hình 
“bên trong tự quản lý”, thúc đẩy quyền tự phát triển của nhà trường. Tại rất nhiều các 
quốc gia như Ôxtrâylia, Anh, Mỹ, Canada, Niu Dilân,. đều đã xuất hiện xu thế 
chuyển dịch quyền và trách nhiệm giáo dục xuống cho chính nhà trường. 
Xây dựng cơ chế quản lý nhà trường hiện đại là một trong những nội dung của 
đi sâu cải cách thể chế quản lý trong nội bộ trường học, hạt nhân của nó chính là hoàn 
thiện cơ chế pháp nhân của nhà trường, theo phương hướng quản lý công hiện đại, 
tăng cường xây dựng các quy định, chế độ pháp luật là một pháp nhân, quy phạm các 
 260 
mối quan hệ bên trong nội bộ nhà trường, không ngừng hoàn thiện cơ chế lãnh đạo, cơ 
chế quản lý và cơ chế giám sát dân chủ. Quan hệ giữa chính quyền với nhà trường, nhà 
trường với xã hội là tiền đề quan trọng để tìm tòi xây dựng cơ chế quản lý nhà trường 
hiện đại. Xét từ mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa nhà trường, xã hội và 
chính quyền, xu thế phát triển chung sẽ là chính quyền và các cơ quan quản lý hành 
chính giáo dục sẽ dần từ bỏ quyền quản lý giáo dục, giao chúng xuống cho các nhà 
trường, một bộ phận quyền lực này sẽ giao cho xã hội, cổ vũ xã hội tham gia mở 
trường và giám sát việc dạy học. Một bộ phận quyền lực sẽ được giao cho trường học, 
cho phép và cổ vũ các trường tự mở trường chiêu sinh. Đối với nhà trường việc có 
được quyền lực không phải là kết quả hay mục đích chính của của cải cách cơ chế 
quản lý trường học hiện đại mà chỉ là một xuất phát điểm cho thực hiện quyền tự chủ 
của trường học. Quan trọng hơn là, cần có sự đảm bảo về quyền lực và cơ chế để cân 
bằng lại với nó nhằm bảo đảm cho việc sử dụng có hiệu quả quyền lực của nhà trường, 
thúc đẩy sự phát triển của nhà trường. 
Xét một cách tổng thể, cần thông qua tìm tòi cơ chế quản lý nhà trường hiện đại 
để hình thành nên cơ chế vận hành, trong đó chính phủ điều tiết, kiểm soát vĩ mô, nhà 
trường tự quản lý và có sự tham gia hiệu quả của xã hội. Vừa cần mở rộng mức độ 
tham gia vào việc mở trường dạy học của xã hội, lại cần tăng cường sự giám sát, tham 
dự của xã hội đối với nhà trường, các thông tin liên quan tới nhà trường như tài sản, tài 
chính, các khoản phí thu,. đều cần được công khai cho toàn xã hội biết. 
Xây dựng cơ chế quản lý nhà trường hiện đại chịu sự ràng buộc của xu hướng 
chính sách giáo dục công. Sau khi một chính sách giáo dục công nào đó được định 
hình một cách cơ bản, phương hướng vận hành và mô hình điều hành của nhà trường 
về cơ bản cũng sẽ trở nên rõ ràng hơn, có thể không cần thiết phải tiếp tục tìm kiếm 
các chi tiết nhỏ hơn nữa quy định về cơ chế vận hành. 
Xây dựng cơ chế quản lý giáo dục hiện đại chính là để cho nhà trường trở thành 
một thực thể pháp nhân tự chủ kinh doanh, tự chịu trách nhiệm lãi lỗ, tự phát triển và 
tự ràng buộc mình; thực hiện chế độ cổ phần hóa đi theo mô hình vận hành của công 
ty chính là phương hướng chiến lược quan trọng trong xây dựng cơ chế quản lý giáo 
dục hiện đại. Quan điểm và cách làm này xét về thực chất chính là một cách trực tiếp 
hay gián tiếp đem bê nguyên si mô hình quản lý doanh nghiệp hiện đại vào lĩnh vực 
giáo dục. Nếu làm như vậy, toàn xã hội sẽ không còn tồn tại “cơ quan thứ ba” hoạt 
động theo nguyên tắc phi lợi nhuận, toàn xã hội sẽ dần “thị trường hóa toàn bộ”. 
Nguyên Tổng thống Pháp Lionel Jospin có câu: Cần thực hiện kinh tế thị trường, 
nhưng không được thị trường hóa xã hội (Vương Bân Thái. 2014). 
- Hai là, cải cách cơ chế lãnh đạo trong các nhà trường 
Cơ chế lãnh đạo trong các nhà trường chỉ các quy phạm, cơ chế về lập các cơ sở 
nội bộ, phân chia quyền hạn, bổ nhiệm hay cãi miễn nhân sự, tổ chức quản lý,. Đây 
chính là khâu hạt nhân trong sự phát triển, vận hành của nhà trường. Người ta gọi các 
nội dung này là cơ chế lãnh đạo trong các nhà trường, nhưng thực chất có rất nhiều nội 
dung, trong đó lại không chỉ đóng khung trong phạm vi nội bộ nhà trường, ví dụ việc 
bổ nhiệm đã không còn là vấn đề nội bộ của trường. 
Cơ chế quản lý trong nhà trường là cơ chế cơ bản của trường học. Nó mang ý 
nghĩa căn bản so với tác dụng cá nhân, trách nhiệm cá nhân, tư tưởng chủ quan và tác 
phong cá nhân của lãnh đạo nhà trường. Có thể nói rằng, nó là “trung khu thần kinh” 
trong quản lý nhà trường. Cơ chế lãnh đạo trực tiếp chi phối tới công tác quản lý, ảnh 
 261 
hưởng tới toàn cục của nhà trường. Những quy định pháp luật hiện hành mới chỉ tiến 
hành quy định về mặt nguyên tắc đối với một số mặt cơ bản nhất, chủ yếu nhất trong 
cơ chế lãnh đạo trong nhà trường, vẫn còn rất nhiều mối quan hệ về quyền lợi và nghĩa 
vụ còn chờ được quy phạm, thậm chí điều chỉnh, còn có rất nhiều mâu thuẫn còn chờ 
sự sáng tạo về mặt cơ chế để giải quyết. Tại rất nhiều trường đại học, cao đẳng tồn tại 
phổ biến vấn đề mối quan hệ giữa quyền lực hành chính với quyền lực học thuật. Tại 
các trường dân lập tồn tại phổ biến vấn đề phân chia quyền hạn, chức trách giữa hội 
đồng quản trị với hiệu trường. Tại một số trường dân lập, mối quan hệ này thậm chí 
còn còn trở thành mối quan hệ giữa “nhà doanh nghiệp” với “người hoạt động sự 
nghiệp”, quan hệ giữa phụ huynh với hiệu trường. Cần thông qua giải quyết dần từng 
vấn đề và mâu thuẫn này, đẩy mạnh, hoàn thiện thêm một bước nữa cơ chế lãnh đạo 
trong các nhà trường. 
Phương hướng cải cách cơ chế lãnh đạo trong các nhà trường là thúc đẩy dân 
chủ hóa, pháp chế hóa trong vận hành, quản lý nhà trường, xây dựng cơ cấu bộ máy 
quản lý “tinh giản, hiệu quả cao” dần hình thành nên cơ chế “tự quản lý, tự phát triển, 
tự ràng buộc, do xã hội giám sát”. Cần hoàn thiện cơ chế pháp nhân cho nhà trường, 
căn cứ theo pháp luật để quy phạm các mối quan hệ bên trong nội bộ nhà trường, tăng 
cường xây dựng cơ chế, nội quy, xây dựng pháp chế hóa vận hành quản lý trong nhà 
trường. Cần căn cứ phương hướng cải cách quản lý công hiện đại để xây dựng và hoàn 
thiện cơ chế tổ chức quản lý và cơ chế giám sát dân chủ đối với trường học. 
- Ba là, cải cách chế độ nhân sự trong trường học 
Cốt lõi trong công tác quản lý nằm ở việc dùng người. Con người là chủ thể của 
sự nghiệp, của sự phát triển. Cái sai lầm sâu xa của nền kinh tế kế hoạch hóa là nằm ở 
chỗ nó đã dùng chủ nghĩa bình quân tuyệt đối để đè nén tính tích cực, chủ động, sáng 
tạo của mọi người. Xét một cách căn bản, cải cách hành chính là phát huy tính tích 
cực, chủ động và khả năng sáng tạo của con người. Một khi tính tích cực, chủ động, 
sáng tạo của mọi người được phát huy, sự phát triển của nhà trường có được nguồn 
động lực quan trọng nhất. 
Cải cách cơ chế nhân sự là vô cùng quan trọng, nhưng cũng là vấn đề vô cùng 
khó khăn. Nó liên quan tới hàng loạt các mặt khác như giải quyết công ăn việc làm, 
thu nhập, an sinh xã hội, . 
Cải cách cơ chế nhân sự bên trong nhà trường cần tập trung vào xây dựng cơ 
chế dùng người có sự điều chỉnh lên xuống linh hoạt, có vào có ra, động viên khích lệ 
một cách có hiệu quả, giám sát chặt chẽ, thông qua cạnh tranh để lựa chọn người ưu 
tú, có đủ sức sống và hình thành nên cơ chế phân phối coi trọng thành tích thực tế, coi 
trọng cống hiến. Cần triển khai toàn diện cơ chế thuê, tuyển lãnh đạo. Đơn vị và công 
nhân viên chức ngành giáo dục cần căn cứ theo các quy định, pháp luật có liên quan 
của Nhà nước, xác định rõ chức trách, nghĩa vụ và quyền hạn của cả hai bên, có như 
vậy mới có thể vừa đảm bảo quyền chọn việc cho công nhân viên chức. Cần căn cứ 
các nguyên tắc “ưu tiên hiệu quả hoạt động, chú ý công bằng”, dần thực hiện cơ chế 
phân phối, xác định lương dựa vào vị trí công tác, xác định lương theo nhiệm vụ, xác 
định mức lương theo thành tích công tác thực tế; dần hình thành nên cầu nối trực tiếp 
giữa thu nhập của công nhân viên chức giáo dục với chức trách, thành tích công tác, 
cống hiến thực tế cùng với hiệu quả kinh tế - xã hội do những thành quả lao động của 
người giám viên mang lại; dần dần hình thành cơ chế phân phối mang tính khích lệ 
nghiêng về ưu tiên nhiều hơn cho những cá nhân ưu tú, vị trí công tác quan trọng. 
 262 
2.3.2. Nhóm giải pháp cụ thể 
- Thứ nhất, các trường đại học cần được giao quyền tự chủ thông qua việc sớm 
ban hành các văn bản pháp quy quy định một cách cụ thể về quyền tự chủ đại học, phù 
hợp với đặc điểm tổ chức cũng như chức năng, nhiệm vụ của các trường đại học. Các 
văn bản pháp quy được ban hành cần có sự thống nhất cao nhằm đảm bảo trọn vẹn 
quyền tự chủ cho các trường đại học. 
- Thứ hai, các trường đại học sau khi đạt được quyền tự chủ cần thực hiện tái 
cấu trúc nhằm hoàn thiện cơ cấu tổ chức, phân bổ lại nguồn lực nhằm phát huy được 
thế mạnh của mình. Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu 
trách nhiệm cho các đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc phù hợp với năng lực, điều 
kiện và hiệu quả hoạt động của từng đơn vị. 
- Thứ ba, đẩy mạnh liên thông, liên kết giữa các đơn vị, kết hợp chặt chẽ giữa 
đào tạo và nghiên cứu khoa học, phát huy lợi thế chuyên môn hóa, đội ngũ giảng viên, 
cơ sở vật chất trong khuôn khổ quản lý và điều phối của đại học. 
- Thứ tư, đẩy mạnh hợp tác liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển 
giao công nghệ trong nước và quốc tế; nâng cao chất lượng đào tạo cũng như cơ sở vật 
chất nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn lực chất lượng cao. 
 - Thứ năm, nâng cao khả năng tự chủ tài chính thông qua tăng nguồn thu 
ngoài ngân sách và kiểm soát chi hiệu quả (Đỗ Thị Tuyết Mai, Đoàn Thị Lâm. 2018). 
3. Kết luận 
Việc đổi mới quản lý giáo dục nói chung và đẩy mạnh cơ chế tự chủ nói riêng ở 
nước ta hiện nay là rất quan trọng và cần thiết. Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 hứa 
hẹn những bước đột phá mới trong hoạt động đào tạo, thay đổi mục tiêu đào tạo, mô 
hình đào tạo truyền thống bằng cách chuyển tải và đào tạo kiến thức hoàn toàn mới về 
nội dung lẫn phương thức, đặc biệt tác động lớn đến việc quản trị trường đại học. 
Những cơ hội và thách thức của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, các cơ sở giáo dục 
đại học muốn đáp ứng được nhu cầu nhân lực có chất lượng cao và đa dạng ngành 
nghề, lĩnh vực của nền kinh tế 4.0 cần phải đổi mới mạnh mẽ từ hoạt động đào tạo đến 
quản trị nhà trường để tạo ra nguồn lao động có năng lực làm việc trong môi trường 
sáng tạo và cạnh tranh. 
Tự chủ đại học là một xu thế tất yếu trong sự phát triển của các trường đại học 
công lập. Trước những khó khăn, bất cập trong quá trình thực hiện thí điểm tự chủ đại 
học, các trường đại học cần được sớm trao quyền tự chủ một cách toàn diện bằng 
những văn bản pháp quy có tính thống nhất cao. 
Đồng thời, bản thân các đại học cần có cuộc cải cách nội bộ về cơ cấu tổ chức, 
phân bổ nguồn lực cũng như đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học 
nhằm phát huy tối ưu các tiềm năng trong thời kỳ mới - thời kỳ tự chủ đại học./. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2013. Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản và 
toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa 
trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc 
tế, ngày 4/11/2013, https://m.thuvienphapluat.vn/văn-ban/thuong-mai/Nghi-quyet-
 263 
29-TW-năm 2013-doi-moi-can-ban-toan-dien-giao-duc-dao-tao-hoi-nhap-quoc-te-
212441.aspx. 
2. Đỗ Thị Tuyết Mai, Đoàn Thị Lâm. 2018. Đổi mới quản lý giáo dục từ you cầu mô 
bình tự chủ và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Tạp chí Tài chính online, 
tư-yeu-cau-mo-hinh-tu-chu-va-cuoc-cach-mang-cong-nghiep-4.0-4219, ngày 
11/9/2018. 
3. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế. 2018. Chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ 
quản lý giáo dục trong bối cảnh hiện nay: Xu hướng Việt Nam và thế giới, Nxb. 
Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, tr.421. 
4. Quốc hội. 2012. Luật Giáo dục đại học 2012. Luật số 08/2012/QH13 ngày 
18/6/2012, Khoản 1, Điều 32: Quyền tự chủ của cơ sở giáo dục đào tạo, 
https://m.thuvienphapluat.vn/van-ban/giao-duc/Luat-Giao-duc-dai-hoc-2012-
142762.aspx. 
5. Vương Bân Thái. 2014. Hiện đại hóa giáo dục, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 
tr.414-415. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_dam_bao_cho_tu_chu_dai_hoc_truoc_xu_the_cach_mang.pdf