Đừng chỉ “nhìn” bằng mắt
Hằng ngày, chúng ta nhìn rất nhiều sự vật, hiện tượng, nhưng không mấy khi
chúng ta nắm bắt sâu sắc. Đó là vì chúng ta có thói quen “nhìn nhưng không thấy”.
Để hấp thu toàn bộ một sự vật, chúng ta cần quan sát bằng tất cả các giác quan hỗ
trợ cho việc khám phá sự vật một cách khách quan. Quan sát cần có sự tập trung,
chủ định, có mục tiêu, có phương pháp, và quan trọng nhất là luôn tiếp cận sự vật
như thể lần đầu trông thấy nó.
Đố vui: Quan sát thật kỹ và tìm ra qui luật của những biểu tượng này. Sau đó bạn
hãy cho biết biểu tượng tiếp theo trong chuỗi là gì.
Đáp án: Các biểu tượng này được hình thành từ việc ghép một cặp đôi số với nhau
1&1, 2&2, 3&3 Vì vậy biểu tượng tiếp theo trong chuỗi là hai số 8 ghép với
nhau.
Hằng ngày, chúng ta nhìn rất nhiều sự vật, hiện tượng, nhưng không mấy khi
chúng ta nắm bắt sâu sắc. Đó là vì chúng ta có thói quen “nhìn nhưng không thấy”.
Để hấp thu toàn bộ một sự vật, chúng ta cần quan sát bằng tất cả các giác quan hỗtrợ cho việc khám phá sự vật một cách khách quan. Quan sát cần có sự tập trung,
chủ định, có mục tiêu, có phương pháp, và quan trọng nhất là luôn tiếp cận sự vật
như thể lần đầu trông thấy nó. Thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác; cả khả năng
tưởng tượng, trí nhớ, lập luận, phân tích, tổng hợp đều tham gia vào quá trình
quan sát. Thực ra, chỉ cần chúng ta tập trung và mong muốn tìm hiểu cặn kẽ sự vật
là đủ.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đừng chỉ “nhìn” bằng mắt
Đừng chỉ “nhìn” bằng mắt Hằng ngày, chúng ta nhìn rất nhiều sự vật, hiện tượng, nhưng không mấy khi chúng ta nắm bắt sâu sắc. Đó là vì chúng ta có thói quen “nhìn nhưng không thấy”. Để hấp thu toàn bộ một sự vật, chúng ta cần quan sát bằng tất cả các giác quan hỗ trợ cho việc khám phá sự vật một cách khách quan. Quan sát cần có sự tập trung, chủ định, có mục tiêu, có phương pháp, và quan trọng nhất là luôn tiếp cận sự vật như thể lần đầu trông thấy nó. Đố vui: Quan sát thật kỹ và tìm ra qui luật của những biểu tượng này. Sau đó bạn hãy cho biết biểu tượng tiếp theo trong chuỗi là gì. Đáp án: Các biểu tượng này được hình thành từ việc ghép một cặp đôi số với nhau 1&1, 2&2, 3&3 Vì vậy biểu tượng tiếp theo trong chuỗi là hai số 8 ghép với nhau. Hằng ngày, chúng ta nhìn rất nhiều sự vật, hiện tượng, nhưng không mấy khi chúng ta nắm bắt sâu sắc. Đó là vì chúng ta có thói quen “nhìn nhưng không thấy”. Để hấp thu toàn bộ một sự vật, chúng ta cần quan sát bằng tất cả các giác quan hỗ trợ cho việc khám phá sự vật một cách khách quan. Quan sát cần có sự tập trung, chủ định, có mục tiêu, có phương pháp, và quan trọng nhất là luôn tiếp cận sự vật như thể lần đầu trông thấy nó. Thính giác, khứu giác, xúc giác, vị giác; cả khả năng tưởng tượng, trí nhớ, lập luận, phân tích, tổng hợpđều tham gia vào quá trình quan sát. Thực ra, chỉ cần chúng ta tập trung và mong muốn tìm hiểu cặn kẽ sự vật là đủ. Bạn nghĩ bạn đã biết hết về một bông hoa cúc vàng? Thử nhìn chúng bằng con mắt của một trẻ thơ, bạn sẽ khám phá nhiều điều thú vị. Đừng để những kinh nghiệm cũ vô tình trở thành rào cản che khuất tầm nhìn của bạn. Chỉ tập trung vào một bông hoa ấy thôi, đã có vô vàn điều để bạn quan sát. Từng đường gân trên cánh hoa, hình dạng cánh hoa, độ dày của từng cánh hoa, cấu trúc sắp xếp của những cánh hoa, nhụy hoa, đài hoa ôm lấy cánh hoa thế nào, lá của nó ra sao, sự hòa hợp giữa thân – lá - hoa, nó vừa chớm nở hay đã khoe hết cái độ xuân sắc, giọt sương đọng trên từng cánh hoa ấy long lanh thế nào, hít một hơi dài để ngửi lấy mùi hương của nó, thử sờ vào bông hoa ấy để thêm những cảm nhận Thử một lần nhìn thật kỹ như vậy, bạn sẽ khám phá nhiều điều thú vị từ một bông cúc tưởng chừng chẳng có gì mới lạ. Sau khi quan sát, bạn hãy nhắm mắt lại để hình dung, nhớ lại những gì mình đã quan sát và vẽ lại trong trí của mình thật chi tiết về bông hoa ấy. Rồi hãy mở mắt ra để tiếp tục quan sát. Nhìn nó ở những góc độ khác, hay một hướng khác. Thay vì cắm nó vào một chiếc bình sứ, thử cho nó vào một cái ly thủy tinh, hoặc ngắt nó ra khỏi cuống và thả nổi nó trong một cái chén đựng nướcLúc này, bạn sẽ cảm thấy thích thú với những điều mới mẻ mà bạn vừa thu được. Thật ra, những điều kỳ diệu ấy vẫn ẩn chứa trong bông hoa cúc vàng từ ngàn đời nay, chỉ vì chưa gặp người “có duyên” để cảm thụ. Để sáng tạo trong công việc và trong chính đời sống, bạn cần khả năng luôn tìm thấy điều mới mẻ ở những sự vật và sự việc tưởng chừng “cũ rích”. Khả năng quan sát sâu sẽ giúp bạn phát triển được những ý tưởng mới, phong phú hóa những hiểu biết của mình. Khi còn bé, chúng ta học bằng cách sử dụng tất cả các giác quan để quan sát và nhận biết sự vật. Nhưng khi đến trường, chúng ta tập trung vào ngôn từ như là cách học duy nhất: lời thầy giảng, kiến thức in trong sách vở, thi kiểm tra qua bài viết, làm nghiên cứu tại thư viện. Để khôi phục lại khả năng quan sát mạnh mẽ của mình, các bạn có thể tập từ những sự vật bình thường trong đời sống hàng ngày. Bạn có thể cầm một tờ tạp chí trên tay làm ví dụ. Đừng chỉ đọc chữ, mà hãy xem cả hình ảnh, cách bố cục, kiểu chữ; sau đó dùng khứu giác để ngửi mùi của những trang giấy mới, dùng tay chạm vào trang báo để cảm giác độ mịn của giấy, độ láng của trang bìa, chú ý để lắng nghe tiếng sột soạt của trang báo, nhắm mắt lại để hình dung những gì bạn vừa cảm nhận. Hãy quan sát như một đứa trẻ lần đầu tiên trong đời được cầm trên tay tờ báo. Bạn sẽ nhận ra được nhiều điều thú vị! Khi đã khôi phục lại khả năng quan sát sâu, bạn đã rèn luyện được một năng lực vô cùng quan trọng để có thể trở thành một nhà kinh doanh thành công: nhạy bén và sâu sắc trong việc tìm kiếm ý tưởng và giải quyết vấn đề.
File đính kèm:
- dung_chi_nhin_bang_mat.pdf