Đừng biến kịch bản thành cuốn truyện

Kịch bản sáng tác và viết tiểu thuyết là 2 dạng khác nhau, phải biết rằng viết

kịch bản mục đích là dùng chữ nghĩa văn tự để biểu đạt hình ảnh liên tiếp,

người viết cần cho khan giả thấy được văn tự nhưng lại liên tưởng đến hình

ảnh. Gỉa sử trong tiểu thuyết có đoạn viết:

+ Ngày hôm nay là ngày thông báo kết quả học tập, tất cả mọi học sinh đều

rất hồi hộp, Thầy giáo của Minh chậm rãi phát phiếu điểm cho từng học sinh,

Minh ngoài hồi hộp còn rất lo lắng. Minh sợ kết quả không tốt sẽ không biết

ăn nói làm sao với cha mẹ mình.

Đây là một đoạn trong tiểu thuyết, nghĩ thử xem, nếu trong kịch bản có đoạn

này vậy làm sao để diễn viên biểu đạt nội tâm

Đừng biến kịch bản thành cuốn truyện trang 1

Trang 1

Đừng biến kịch bản thành cuốn truyện trang 2

Trang 2

Đừng biến kịch bản thành cuốn truyện trang 3

Trang 3

Đừng biến kịch bản thành cuốn truyện trang 4

Trang 4

Đừng biến kịch bản thành cuốn truyện trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 5720
Bạn đang xem tài liệu "Đừng biến kịch bản thành cuốn truyện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đừng biến kịch bản thành cuốn truyện

Đừng biến kịch bản thành cuốn truyện
Đừng biến kịch bản thành cuốn truyện 
Kịch bản sáng tác và viết tiểu thuyết là 2 dạng khác nhau, phải biết rằng viết 
kịch bản mục đích là dùng chữ nghĩa văn tự để biểu đạt hình ảnh liên tiếp, 
người viết cần cho khan giả thấy được văn tự nhưng lại liên tưởng đến hình 
ảnh. Gỉa sử trong tiểu thuyết có đoạn viết: 
+ Ngày hôm nay là ngày thông báo kết quả học tập, tất cả mọi học sinh đều 
rất hồi hộp, Thầy giáo của Minh chậm rãi phát phiếu điểm cho từng học sinh, 
Minh ngoài hồi hộp còn rất lo lắng. Minh sợ kết quả không tốt sẽ không biết 
ăn nói làm sao với cha mẹ mình. 
Đây là một đoạn trong tiểu thuyết, nghĩ thử xem, nếu trong kịch bản có đoạn 
này vậy làm sao để diễn viên biểu đạt nội tâm. 
Chúng ta thử biến nó thành kịch bản thế này. 
Tại phòng học, mọi học sinh đều ngồi ngay ngắn, ánh mắt đều chăm chú nhìn 
thấy giáo. Thầy giáo cầm trên tay là một tập giấy trắng, ông chậm rãi đi lại 
phát cho từng học sinh. Cuối lớp, hay tay Minh nắm chặt, mồ hôi từ trên trán 
chảy xuống vạt áo, vẻ mặt hoang mang. Minh nhìn ra ngoài, hình ảnh bố mẹ 
lại hiện ra, bố mẹ cười nhìn Minh mặc đồng phục. Bố Minh cười nói: Con 
làm bài tốt chứ. Minh : Dạvângtốt bố ạ 
Bỗng nhiên tiếng thầy giáo vang lên: Trần văn Minh 
Thầy cầm tập giấy tiến lại gần chỗ Minh. 
Đây là đoạn kịch bản, nhìn xem có thể hình dung ra hình ảnh được không? 
Tạm thời chưa nói đến phân cảnh, các bạn có thể thấy sự khác nhau giữa tiểu 
thuyết và kịch bản rồi chứ? 
- Trong kịch bản dùng quá nhiều đối thoại 
Kịch bản không thích hợp phải dùng quá nhiều đối thoại, nếu không sẽ dẫn 
đến cứng nhắc và gượng ép, thiếu đi động tác kèm theo khiến cho kịch bản 
trở lên vô vị. Phải biết rằng bạn viết chính là biểu đạt hình ảnh mà không phải 
là dùng ngôn ngữ bác học. Một kịch bản tốt đối thoại ít, hình ảnh nhiều, dẫn 
đến biểu đạt được nhiều hơn. 
Ví dụ viết về một người nghe điện thoại, đừng cho nhân vật ngồi ở bàn điện 
thoại bất động. Nếu nội dung kịch bản cần thiết, cần cho nhân vật đứng lên, 
cầm điện thoại đi vài bước, tránh cho hình ảnh khô khan, đơn điệu 
- Kịch bản có quá nhiều chi tiết 
Rất nhiều người cho rằng một kịch bản hay cần nhiều chi tiết, không phải thế, 
tại mỗi chi tiết có nhiều vai diễn khác nhau, điều này dẫn đến một kịch bản 
trở thành phức tạp hóa, khán giả làm sao nhớ được nhiều như vậy nhân vật lại 
không thể nào hiểu được tác giả muốn biểu đạt chủ đề thế nào. 
Kỳ thực, viết kịch bản cần đơn giản hóa nhiều chi tiết. Mọi người nghĩ thử 
xem có phải một bộ phim tốt luôn có nội dung đơn giản hay không? 
Nhân vật và tình huống 
Những câu câu hỏi cần thiết bạn nên hỏi bản thân khi bắt đầu xây dựng một 
câu chuyện là: 
Ai là nhân vật chính? 
Đâu là tình huống của các nhân vật chính? 
Khán giả sẽ nhận ra tình huống đó như thế nào? 
Điểm mấu chốt của câu chuyện có rõ ràng không? 
Bạn có nhìn nhận câu chuyện theo một hướng chính xác nhất không? 
Khán giả phải được nhìn nhận rõ ràng về nhân vật mà bộ phim hướng tới và 
họ sẽ không thể thấy rõ ràng được một khi bạn cũng không. Nhân vật chính 
của bạn phải là người nằm trong tình huống đó, nếu trong phim của bạn 
không có một nhân vật, bạn sẽ không thể làm được phim, hoặc ít nhất không 
phải bộ phim tường thuật. 
Điều dẫn nhân vật chính của bạn tới câu chuyện nhất thiết phải là một trong 
những thứ sau: 
-Một mong muốn 
-Một nhu cầu 
-Một bổn phận 
Và tất cả các trường hợp này đều phải rõ ràng với khán giả,thậm chí kể cả khi 
nó không rõ ràng với nhân vật. Tuy nhiên, một điều bắt buộc phải có trong 
câu chuyện- và cũng hiển nhiên với khán giả- là điều làm cho nhân vật khó 
có thể theo đuổi mong muốn, nhu cầu và bổn phận của họ. Thực tế, những 
điều khó khăn này sẽ dẫn đến tình huống, và, như chúng ta nói ở trên, không 
có tình huống thì không có phim. 

File đính kèm:

  • pdfdung_bien_kich_ban_thanh_cuon_truyen.pdf