Dư thừa sức lao động ở nông thôn trong thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế: Nghiên cứu điểm ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

Vấn đề lao động việc làm ảnh hưởng lớn đến kinh tế và vấn đề an sinh xã hội của các

quốc gia, đặc biệt là lao động ở khu vực nông thôn nơi nhận được sự quan tâm của các cơ

quan chức năng. Khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến việc làm của các lao động khu

vực này, một lượng lao động dư thừa từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng năm 2008 tới năm

2015 với hơn 20% lao động thất nghiệp. Tình trạng mất cân đối lao động trong các ngành

nghề, không đúng chuyên môn đào tạo, tính bền vững nghề nghiệp thấp, điều này làm tổn hại

sức sản xuất cho xã hội.

Thời kỳ hậu khủng hoảng đang có những chuyến biến tích cực của nền kinh tế, cầu lao

động đang có xu hướng tăng trong các ngành. Tuy nhiên việc sử dụng lao động đang gặp

nhiều khó khăn do trình độ, nhận thức và hiểu biết của lao động, khả năng đáp ứng nhu cầu

của lao động và của nhà tuyển dụng cũng như các chính sách của nhà nước về đào tạo và giải

quyết việc làm cho lao động nông thôn, dẫn đến tình trạng lao động vẫn còn dư thừa ở nhiều

hộ gia đình và tạo ra sự lãng phí sức lao động của xã hội.

Kinh Môn, Hải Dương là huyện đứng thứ 2 sau thành phố Hải Dương về số lượng

doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh. Một lượng lớn lao động nông thôn đang làm việc

trong các doanh nghiệp và đơn vị kinh tế khác chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng

kinh tế. Thực trạng dư thừa sức lao động thời kỳ hậu khủng hoảng đang diễn ra ở nhiều hộ gia

đình nông thôn.

Bài viết đã đưa ra kết quả nghiên cứu sử dụng sức lao động trên từng hộ gia đình nông

thôn trong thời kỳ hậu khủng hoảng ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Cơ sở để đưa ra các

giải pháp thích hợp nhằm tránh lãng phí sức lao động và nâng cao việc sử dụng lao động nông

thôn hiện nay trên địa bàn huyện được hiệu quả.

Dư thừa sức lao động ở nông thôn trong thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế: Nghiên cứu điểm ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương trang 1

Trang 1

Dư thừa sức lao động ở nông thôn trong thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế: Nghiên cứu điểm ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương trang 2

Trang 2

Dư thừa sức lao động ở nông thôn trong thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế: Nghiên cứu điểm ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương trang 3

Trang 3

Dư thừa sức lao động ở nông thôn trong thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế: Nghiên cứu điểm ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương trang 4

Trang 4

Dư thừa sức lao động ở nông thôn trong thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế: Nghiên cứu điểm ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương trang 5

Trang 5

Dư thừa sức lao động ở nông thôn trong thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế: Nghiên cứu điểm ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương trang 6

Trang 6

Dư thừa sức lao động ở nông thôn trong thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế: Nghiên cứu điểm ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương trang 7

Trang 7

Dư thừa sức lao động ở nông thôn trong thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế: Nghiên cứu điểm ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương trang 8

Trang 8

Dư thừa sức lao động ở nông thôn trong thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế: Nghiên cứu điểm ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 9320
Bạn đang xem tài liệu "Dư thừa sức lao động ở nông thôn trong thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế: Nghiên cứu điểm ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dư thừa sức lao động ở nông thôn trong thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế: Nghiên cứu điểm ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương

Dư thừa sức lao động ở nông thôn trong thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế: Nghiên cứu điểm ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 454 
DƢ THỪA SỨC LAO ĐỘNG Ở NÔNG THÔN TRONG THỜI KỲ HẬU 
KHỦNG HOẢNG KINH TẾ: NGHIÊN CỨU ĐIỂM Ở HUYỆN KINH MÔN, TỈNH 
HẢI DƢƠNG 
ThS. Phạm Thị Lam – ThS. Nguyễn Gia Thọ 
Khoa Kinh tế T i nguyên v Môi trƣờng, 
Trƣờng Đại học T i nguyên v Môi trƣờng Hà Nội 
TÓM TẮT 
Sử dụng sức lao động là vấn đề quan tâm của các ngành nghề và các địa phương qua từng 
giai đoạn phát triển. Nghiên cứu chỉ ra tình trạng dư thừa sức lao động nông thôn huyện Kinh 
Môn, tỉnh Hải Dương thời kỳ hậu khủng hoảng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy hiện nay 
người lao động ở khu vực nông thôn chỉ sử dụng trung bình 65% sức lao động. Khả năng làm 
thêm của người lao động là trên 87% và sẵn sàng làm thêm là 80%. Nghiên cứu điểm 4 gia đình 
cho thấy mỗi năm giá trị có thể đóng góp thêm là 55 triệu đồng. Sự ảnh hưởng của khủng hoảng 
kinh tế đến sử dụng lao động là rất lớn. Thời kỳ hậu khủng hoảng đã để lại một lượng lớn sức lao 
động chưa được sử dụng và làm thiệt hại cho nền kinh tế và xã hội. 
Từ khóa: Sức lao động, dư thừa sức lao động, lao động nông thôn, khủng hoảng kinh tế. 
1. MỞ ĐẦU 
Vấn đề lao động việc làm ảnh hưởng lớn đến kinh tế và vấn đề an sinh xã hội của các 
quốc gia, đặc biệt là lao động ở khu vực nông thôn nơi nhận được sự quan tâm của các cơ 
quan chức năng. Khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến việc làm của các lao động khu 
vực này, một lượng lao động dư thừa từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng năm 2008 tới năm 
2015 với hơn 20% lao động thất nghiệp. Tình trạng mất cân đối lao động trong các ngành 
nghề, không đúng chuyên môn đào tạo, tính bền vững nghề nghiệp thấp, điều này làm tổn hại 
sức sản xuất cho xã hội. 
Thời kỳ hậu khủng hoảng đang có những chuyến biến tích cực của nền kinh tế, cầu lao 
động đang có xu hướng tăng trong các ngành. Tuy nhiên việc sử dụng lao động đang gặp 
nhiều khó khăn do trình độ, nhận thức và hiểu biết của lao động, khả năng đáp ứng nhu cầu 
của lao động và của nhà tuyển dụng cũng như các chính sách của nhà nước về đào tạo và giải 
quyết việc làm cho lao động nông thôn, dẫn đến tình trạng lao động vẫn còn dư thừa ở nhiều 
hộ gia đình và tạo ra sự lãng phí sức lao động của xã hội. 
Kinh Môn, Hải Dương là huyện đứng thứ 2 sau thành phố Hải Dương về số lượng 
doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh. Một lượng lớn lao động nông thôn đang làm việc 
trong các doanh nghiệp và đơn vị kinh tế khác chịu ảnh hưởng trực tiếp của cuộc khủng hoảng 
kinh tế. Thực trạng dư thừa sức lao động thời kỳ hậu khủng hoảng đang diễn ra ở nhiều hộ gia 
đình nông thôn. 
Bài viết đã đưa ra kết quả nghiên cứu sử dụng sức lao động trên từng hộ gia đình nông 
thôn trong thời kỳ hậu khủng hoảng ở huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. Cơ sở để đưa ra các 
giải pháp thích hợp nhằm tránh lãng phí sức lao động và nâng cao việc sử dụng lao động nông 
thôn hiện nay trên địa bàn huyện được hiệu quả. 
2. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1 Nội dung nghiên cứu 
- Nghiên cứu thực trạng sử dụng sức lao động nông thôn theo các tiêu thức như ngành 
nghề, độ tuổi, trình độtrong những năm hậu khủng hoảng trên địa bàn huyện. 
- Thực trạng thừa thiếu sức lao động nông thôn trong các ngành nghề và các độ tuổi, 
ứng xử của lao động trong thời kỳ hậu khủng hoảng. 
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sử dụng sức lao động nông thôn trong thời kỳ hậu khủng 
hoảng như trình độ lao động, chính sách đào tạo và giải quyết việc làm, nhận thức của lao 
độngQua đó đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm nâng cao việc sử dụng sức lao động 
nông thôn trên địa bàn huyện Kinh Môn hiện nay. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
455 
2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu 
- Phương pháp thu thập số liệu: Để thực hiện nghiên cứu tác giả đã thu thập số liệu 
thứ cấp thông qua các báo cáo của huyện và các xã. Đồng thời thu thập số liệu sơ cấp trên địa 
bàn 4 xã nông thôn khác nhau của huyện Kinh Môn bao gồm: Xã Tân Dân, xã Hiến Thành, 
Xã An Phụ và xã Hiệp Sơn. Với tổng số mẫu đại diện là 120 mẫu, đại diện cho các vùng nông 
thôn với mức độ phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ khác nhau. 
- Phương pháp thống kê mô tả: Sử dụng phương pháp này nhằm mục đích phân tích 
các giá trị trung bình và giá trị thông kê qua thời gian và không gian liên quan đến sử dụng 
sức lao động và dư thừa sức lao động ở nông thôn huyện Kinh Môn, nhằm so sánh mức độ 
các hiện tượng với nhau. 
- Phương pháp so sánh: Nhằm so sánh thực trạng sử dụng sức lao động và dư thừa sức 
lao động theo thời gian, không gian, theo độ tuổi và ngành nghề khác nhau 
 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
 3.1 Thực trạng sử dụng lao động nông thôn huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dƣơng 
trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế 
Theo báo cáo thông kế năm 2016 của Chi cục thống kê huyện Kinh Môn về thực 
trạng tỷ lệ lao động làm việc trong các lĩnh vực ở huyện Kinh Môn, trong đó tỷ lệ làm việc 
trong ngành Nông – Lâm – Thủy sản vẫn chiếm một tỷ lệ cao nhất trong vòng 8 năm từ năm 
2008 đến 2016, tuy nhiên tỷ lệ này đang giảm dần cụ thể: năm 2008 tỷ lệ lao ... c lao động theo độ tuổi 
Độ tuổi 
Thời gian 
sử dụng (giờ) 
Năng lực 
sử dụng (%) 
Có khả năng 
làm thêm (%) 
Sẳn sàng 
làm thêm (%) 
15 - 35 7 - 8 40 - 60 98.45 95.23 
35 - 45 6 - 8 60 - 70 89.23 84.12 
45 - 60 5 - 7 80 - 90 32.32 20.65 
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra, 2016) 
Xét theo độ tuổi hiện nay thời gian sử dụng vào lao động thì lứa tuổi trẻ vẫn làm việc 
nhiều hơn ở nông thôn. Đây là nhóm lao động có sức khỏe và làm việc nhiều trong các khu 
công nghiệp. Và thời gian sử dụng vào lao động này giảm dần theo nhóm tuổi tăng dần. Ít sử 
dụng thời gian nhất là nhóm từ 45 đến 60 tuổi. Ngược lại với điều này thì năng lực sử dụng 
trong lao động của nhóm trẻ tuổi từ 15 đến 35 là thấp nhất chỉ có 40% đến 60%. Và năng lực 
sử dụng của nhóm tuổi từ 45 đến 60 tuổi là cao nhất với 80% đến 90%. 
Xét về khả năng làm thêm chỉ có những người nằm trong nhóm tuổi trẻ có sức khỏe, 
chuyên môn và nhu cầu cuộc sống cao hơn thì như cầu và khả năng làm thêm cao hơn với hơn 
98% trong đó hơn 95% sẵn sàng làm thêm, tỷ lệ này cao với nhóm từ 35 đến 45 tuổi. Còn 
nhóm tuổi từ 45 đến 60 chỉ có hơn 32% lao động và chỉ có gần 21% lao động là sẵn sàng làm 
thêm. 
Nguồn cung lao động cho thị trường theo từng ngành nghề và độ tuổi là không giống 
nhau. Trình độ chuyên môn khác nhau. Một đặc điểm nữa là nữ giới có nhu cầu làm thêm cao 
hơn nam giới mặc dù nữ giới bận nhiều công việc gia đình hơn. Đây là thực trạng cung lao 
động cũng như nguồn cung đang dư thừa hiện nay của lao động nông thôn huyện Kinh Môn. 
Để chứng minh về thực trạng thừa lao động và khả năng có thể tiếp tục cung ứng lao 
động cho thị trường được nghiên cứu điểm trên các hộ gia đình ở 4 xã khác nhau để thấy được 
thực trạng cung lao động có thể cung ứng ra thị trường. 
Đặc điểm của 4 gia đình ở 4 xã khác nhau chúng ta có thể thấy được lứa tuổi lao động, 
ngành nghề mà từng lứa tuổi tham gia. Hầu hết 100% lao động ở 4 gia đình có độ tuổi từ 15 – 
35 làm việc tại các khu công nghiệp với ngành nghề công nhân và 1 lao động là văn phòng. 
Lao động trong nông nghiệp nằm trong độ tuổi từ 45 – 60 tuổi hoặc lớn hơn độ tuổi lao động. 
Điều này một phần vì sự hạn chế của lao động trong các khu công nghiệp về độ tuổi và bằng 
cấp. Chính những đặc điểm của mỗi gia đình tạo nên sự khác biệt về giờ làm việc và thu 
nhập hiện tại cũng như khả năng thu nhập thêm trong mỗi hộ gia đình ở bảng 4. 
Bảng 4: Phân tích thực trạng giờ làm việc trong 4 gia đình khác nhau 
Một số chỉ tiêu ĐVT 
Gia 
đình 
1 
Gia 
đình 2 
Gia 
đình 
3 
Gia 
đình 4 
Tổng 
Số nhân khẩu NK 4 4 4 6 18 
Số lao động LĐ 3 2 4 4 13 
Số giờ làm việc trong ngày Giờ 18 20 30 22 90 
Số ngày làm việc trong tháng Ngày 52 52 92 76 272 
Thu nhập GĐ/tháng Tr.đ/tháng 12 9 11.5 13.5 46 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
459 
Tổng thu nhập/năm Tr.đ/năm 134 103 122 128 487 
Số giờ làm thêm của gia đình Giờ 608 300 1950 150 3008 
Số giá trị có thể làm thêm * Tr.đ/năm 12.92 5.7 33.03 2.91 54.56 
(Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2016) 
(* Tính theo giá thu nhập hiện tại của từng lao động) 
Thời gian làm việc trong 4 gia đình khác nhau có tổng 18 nhân khẩu có 13 lao động 
(được xét cả những người ngoài độ tuổi lao động nhưng có khả năng lao động). Tổng số giờ 
làm việc của cả 4 gia đình trong một ngày là 90 giờ. Trung bình mỗi lao động 1 ngày mỗi lao 
động làm việc gần 7 giờ. Số ngày làm việc trong tháng là 272 ngày, trung bình mỗi người làm 
việc gần 21 ngày còn 9 ngày nghỉ không. 
Xét đến thu nhập của từng hộ gia đình, tùy thuộc vào từng gia đình, số lượng nhân 
khẩu và số lượng lao động mà tổng thu nhập của từng hộ khác nhau. Hộ gia đình thứ nhất mỗi 
tháng thu nhập 12 triệu, trung bình mỗi lao động có 4 triệu đồng một tháng và trung bình mỗi 
nhân khẩu có 3 triệu/tháng. Đối với gia đình thứ 2 thu nhập 9 triệu đồng/tháng. Trung bình 
mỗi lao động thu nhập 4,5 tr/tháng, nhưng chỉ có khoảng 3,25 triệu/tháng đối với mỗi nhân 
khẩu. Đối với gia đình thứ 4 có 4 lao động và 4 nhân khẩu thì có thu nhập 11,5 triệu. Tuy 
nhiên sức lao động của 2 nhân khẩu chỉ lao động tối đa được 50%. Vậy đối gai đình này chỉ 
tính là 3 lao động và trung bình mỗi lao động có thu nhập và gần 4 triệu đồng và mỗi nhân 
khẩu gần 3 tr/tháng. Tổng thu nhập 1 tháng của 4 hộ gia đình là 46 triệu vậy trung bình mỗi 
lao động thu nhập là hơn 3,5 tr/tháng và 2,5 tr/tháng trung bình cho mỗi nhân khẩu. 
Số giờ làm thêm của các gia đình được hỏi trực tiếp qua lao động, mức làm thêm phụ 
thuộc vào thời gian làm hiện tại, khả năng làm việc và độ tuổi của từng hộ gia đình. Theo đó 
tổn số giờ làm thêm của mỗi gia đình là 3008, trung bình mỗi lao động có thể làm thêm được 
hơn 231 giờ mỗi năm. Tính như tính theo thu nhập của mỗi lao động hiện hành. Vậy mỗi lao 
động có thể tạo ra hơn 4 triệu đồng/ năm. Trung bình mỗi gia đình có thể tạo thêm được 12 
triệu/năm. Một địa phương có thể tạo ra được thêm 1,2 tỷ mỗi năm nếu có khoảng 1000 hộ 
gia đình. Đây là nguồn cung rất lớn cho xã hội mà hiện nay sức lao động này chưa sử dụng 
đến và còn lãng phí. Vậy nếu làm hết công suất lao động hiện nay cứ 9 lao động thừa một lao 
động, cứ 900 lao động hiện nay thừa 100 lao động. 
Kết luận: Vậy hiện nay 4 gia đình trên địa bàn 4 xã có thể làm thêm 3008 giờ và giá trị 
tăng thêm cho xã hội của 4 hộ gia đình ở 4 xã là 54,56 triệu đồng/năm. Lao động tự do, lao 
động nông nghiệp hay kinh doanh cá thể nhỏ và lao động ở lứa tuổi 15 – 35 là những lao động 
đạng dư thừa một lượng lớn sức lao động có thể sử dụng đóng góp cho xã hội. Khủng hoảng 
kinh tế đã ảnh hưởng lớn đến sử dụng sức lao động trong giai đoạn hiện nay. 
3.3 Ảnh hƣởng của khủng hoảng đến dƣ thừa sức lao động 
Nghiên cứu chỉ ra rằng có một sự tương quan lớn giữa khủng hoảng kinh tế và việc 
làm của người lao động. Theo kết quả điều tra tỷ lệ lao động bị ảnh hưởng ở tất cả các ngành 
chiếm một tỷ lệ lớn đặc biệt là ngành công nghiệp và xây dựng với gần 36% thất nghiệp và 
hơn 78% lao động bị ảnh hưởng. Lao động nông nghiệp ảnh hưởng chiếm một tỷ lệ cao với 
25,89%. 
Bảng 5: Sự ảnh hƣởng của khủng hoảng kinh tế đến lao động trong các ngành 
Chỉ tiêu ĐVT Số lƣợng 
1. Số doanh nghiệp và và nhỏ phá sản và bị ảnh hƣởng DN 17/20 
- Công nhân bị mất việc % LĐ 18,18 
- Công nhân bị ảnh hưởng % LĐ 45,67 
2. Cơ sở DV, buôn bán nhỏ đóng cửa và bị ảnh hƣởng Cơ sở 47/60 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 460 
- Lao động dịch vụ thất nghiệp % LĐ 9,09 
- Lao động dịch vụ bị ảnh hưởng % LĐ 35,78 
3. Lao động nông nghiệp bị ảnh hƣởng % LĐ 25,89 
4. Lao động CN & XD 
- Lao động CN & XD thất nghiệp % LĐ 31,82 
- Lao động CN & XD bị ảnh hưởng % LĐ 78,35 
5. Lao động tự do 
- Lao động tự do thất nghiệp % LĐ 40,91 
- Lao động tự do bị ảnh hưởng % LĐ 56,43 
(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra, 2016) 
 Đối tượng có công việc thiếu bền vững nhất và bị ảnh hưởng nhiều là lao động 
tự do với gần 41% thất nghiệp tạm thời và hơn 56% bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó thì lao động 
nông thôn làm việc trong các doanh nghiệp và các cơ sở dịch vụ, buôn bán nhỏ cũng bị ảnh 
hưởng mạnh do khủng hoảng kinh tế. Chính sự ảnh hưởng này dẫn đến sự dư thừa một lượng 
lớn sức lao động và gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế và cho xã hội. 
3.4 Giải pháp nâng cao sử dụng sức lao động nông thôn trên địa bàn huyện Kinh 
Môn, tỉnh Hải Dƣơng thời kỳ hậu khủng hoảng 
Để sử dụng lao động có hiệu quả, tránh tình trạng dư thừa sức lao động trên thị trường 
nông thôn gây thiệt hại cho xã hội cần có một hệ thống chính sách và giải pháp nâng cao hiệu 
quả sử dụng sức lao động trên địa bàn: 
- Nâng c o trình đ dân trí tạo điều kiện tiền đề về trình đ học vấn để nâng cao 
chất lượng l o đ ng nông thôn 
Triển khai cải cách, đổi mới chương trình và phương pháp giáo dục, thực hiện giáo 
dục toàn diện trong các cấp học từ mầm non đến hết trung học phổ thông theo Chương trình 
chung của Quốc gia và phù hợp với đặc điểm của Huyện. Chú trọng bồi dưỡng nhân tài, đảm 
bảo đủ lao động nông thôn có trình độ khoa học kỹ thuật cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh 
tế xã hội của huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương. 
- Nâng cao nghiệp vụ trình đ chuyên môn - kỹ thuật và kỹ năng làm việc của lao 
đ ng n ng th n th ng qu đào tạo nghề 
+ Xây dựng và triển khai dự án (hay chương trình) về đào tạo nghề cho những người 
thuộc diện thu hồi đất để phát triển công nghiệp và đô thị 
+ Tiếp tục đào tạo nghề theo các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư 
+ Hỗ trợ đào tạo nghề theo chiến lược xuất khẩu, kể cả hỗ trợ đào tạo nghề để tham 
gia xuất khẩu lao động 
+ Liên kết nhà nông, doanh nghiệp và nhà trường để đào tạo nghề 
- Nâng cao thể lực và tầm vóc l o đ ng nông thôn 
Chú ý làm tốt công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao thể lực toàn dân. 
Tích cực thực hiện có hiệu quả Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai 
đoạn 2011 – 2030 của Thủ tướng Chính phủ 
- Phát triển các nhóm l o đ ng nông thôn trọng điểm 
Đối với lao động nông thôn khu vực sự nghiệp: tiếp tục phát huy chính sách thu hút 
lao động nông thôn trình độ cao phục vụ cho các đơn vị sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học 
công nghệ. Khai thác hiệu quả các đề án đào tạo lao động nông thôn trình độ cao của tỉnh. 
Đối với lao động nông thôn khu vực sản xuất, kinh doanh: Tổ chức các lớp tập huấn, 
đâò tạo, bổ sung kiến thức về tổ chức và quản lý sản xuất, quản trị cho doanh nghiệp, tiếp cận 
thị trường, pháp luật kinh doanh... cho các doanh nhân, cán bộ quản lý. Khuyến khích các tổ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
461 
chức đào tạo kỹ năng quản trị kinh doanh được thành lập và hoạt động. Phát triển và đào tạo 
đội ngũ doanh nghiệp địa phương, chú trọng các doanh nghiệp nhỏ và vừa 
Đối với lao động nông thôn cho các khu kinh tế, khu công nghiệp: Đào tạo công nhân 
kỹ thuật phục vụ phát triển các khu công nghiệp và các ngành trọng điểm: cơ khí, điện tử, 
may, da giầy, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, thực phẩm và thương mại, du 
lịch. Hỗ trợ kinh phí cho những doanh nghiệp thực hiện đào tạo nghề hoặc thành lập cơ sở 
đào tạo nghề để cung cấp lao động nông thôn cho chính doanh nghiệp. 
- Đảm bảo thông tin việc làm thường xuyên cho người l o đ ng, có chính sách hợp 
lý về tuyển dụng, sử dụng đãi ng và đào thải l o đ ng 
Trước hết chính sách tuyển dụng phải xác định được người phù hợp với công việc, lấy 
hiệu quả công việc làm thước đo, sử dụng đúng người vào đúng công việc và chuyên môn làm 
cho lao động phát huy được năng lực, thỏa mãn nhu cầu nghề nghiệp và quan trọng hơn tạo ra 
nhu cầu phải hoàn thiện phát triển. Đãi ngộ về lương bổng vật chất, điều kiện làm việc và cơ 
hội thăng tiến làm cho lao động gắn bó với công việc và phát huy tốt nhất khả năng của họ. 
Còn những lao động không đáp ứng được yếu cầu công việc, không hoàn thành phải bị 
đào thải, tạo điều kiện cho các ứng viên khác phát huy được khả năng của họ. Đây cũng là 
quá trình tất yếu. 
4. KẾT LUẬN 
Lao động nông thôn là một vấn đề đáng quan tâm của tất cả các cấp chính quyền ở 
từng địa phương. Trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế tình trạng dư thừa lao động ở địa 
phương này nhưng thiếu lao động ở địa phương khác vẫn xảy ra thường xuyên. Thực trạng 
thừa thiếu lao động có rất nhiều nguyên nhân, như trình độ của lao động không đáp ứng nhu 
cầu nên dẫn đến thiếu lao động đối với các cơ sở sử dụng lao động, nhưng thừa lao động đối 
với các địa phương. Vì vậy, việc nghiên cứu lao động là một việc làm cần thiết. 
Dân số huyện Kinh Môn chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn với hơn 80%. Nghiên 
cứu ở các vùng điều tra chỉ ra rằng dân số đang sống và làm việc trên địa bàn ngoài độ tuổi 
lao động ở nông thôn chiếm một tỷ lệ lớn. Khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến 
người lao động với mức độ khác nhau như thất nghiệp, ít việc làm, thu nhập giảmNăng lực 
sử dụng sức lao động ở các ngành nghề và lứa tuổi thời kỳ hậu khủng hoảng vùng nông thôn 
huyện Kinh Môn chỉ đạt 40% đến 90% sức lao động tùy thuộc vào đặc điểm về ngành nghề 
và độ tuổi. Khả năng làm thêm và sẵn sàng làm thêm luôn ở tỷ lệ cao với mức trung bình lần 
lượt là trên 87% và 80% lao động. Giá trị đóng góp thêm của mỗi gia đình từ sức lao động dư 
thừa là gần 55 triệu/năm cho 4 gia đình nghiên cứu. Cho thấy rằng dư thừa lao động hậu 
khủng hoảng còn rất lớn. Vì vậy cần thực hiện một số giải pháp đã đưa ra để sử dụng sức lao 
động dư thừa một cách hiệu quả, tránh thất thoát cho xã hội và đưa lại thu nhập cho người lao 
động. 
Để sử dụng lao động có hiệu quả, tránh tình trạng dư thừa sức lao động trên thị trường 
nông thôn gây thiệt hại cho xã hội cần có một hệ thống chính sách và giải pháp nâng cao hiệu 
quả sử dụng sức lao động trên địa bàn: 
- Nâng cao trình độ dân trí tạo điều kiện tiền đề về trình độ học vấn để nâng cao chất 
lượng lao động nông thôn 
- Nâng cao nghiệp vụ, trình độ chuyên môn - kỹ thuật và kỹ năng làm việc của lao 
động nông thôn thông qua đào tạo nghề 
- Nâng cao thể lực và tầm vóc lao động nông thôn 
- Phát triển các nhóm lao động nông thôn trọng điểm 
- Đảm bảo thông tin việc làm thường xuyên cho người lao động, có chính sách hợp lý 
về tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ và đào thải lao động 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 462 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hoàng Tú Anh (2012), Giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn 
huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, Luận văn Thạc sĩ kinh tế. Trường Đại học Đà Nẵng. 
 2. Trần Thị Hồng Bích (2014), Giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông 
nghiệp ở huyện Từ Liêm, thành phố Hà NộI, Luận văn Thạc sĩ kinh tế - Trường Đại học Kinh 
tế - ĐH Quốc Gia Hà Nội. 
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, VCCI, ILO( 2007), Diễn đàn việc làm Việt 
Nam: Việc làm bền vững, tăng trưởng và hội nhập, Hà Nội. 
4. Trần Thị Minh Ngọc (2010), Việc làm của nông dân trong quá trình công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng đến 2010, NXB Chính trị Quốc gia. 
5. Chu Tiến Quang (2001), Việc làm ở nông thôn - Thực trạng và giải pháp, Nhà xuất 
bản Nông nghiệp 
6. UBND tỉnh Hải Dương (2011, 2012, 2013, 2014,2015,2016), Niên giám thống kê 
tỉnh Hải Dương từ năm 2011 - 2016. 
The redundency of labor power in rural areas during post-economic drisis: A case 
study in Kinh Mon disstrict, Hai Duong province 
Abtract: The use of labor is a concern problem of all sectors and the locals through 
each stage of development. Research shows that labor power surplus in Kinhmon district, 
Haiduong province after period of the economic crisis. Research results showed that workers 
in rural areas only 65% average utilization of labor power. The ability to do more of the 
employees is 87% and is willing to do extra 80%. Research on 4 households showed the value 
each year can contribute an additional 55 million. The impact of the economic crisis to 
employers is huge. The period after the crisis has left a large amount of labor power is not 
used and damage to the economy and society. 
Keywords: labor power, labor power surplus, rural labor, economic crisis. 

File đính kèm:

  • pdfdu_thua_suc_lao_dong_o_nong_thon_trong_thoi_ky_hau_khung_hoa.pdf