Đổi mới phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam

Quốc gia nào phát triển kinh tế thành

công cũng cần có chiến lược phát triển

doanh nghiệp đúng đắn và quyết liệt. Doanh

nghiệp tạo ra tiền đề để giải quyết việc làm

cho người lao động, tăng thu nhập cho người

lao động và qua đó nuôi sống được nhiều

người dân hơn, đóng góp quan trọng vào

việc gia tăng quy mô và hiệu quả phát triển

kinh tế, giải quyết tốt hơn đời sống văn hóa,

xã hội của người dân. Ở Việt Nam, trong

những năm vừa qua việc phát triển doanh

nghiệp tuy đã có thành tựu đáng kể nhưng

bộc lộ nhiều hạn chế, cũng vì thế (tất nhiên

là còn do nhiều nguyên nhân khác nữa) nó

là một trong những nguyên nhân cơ bản làm

cho nền kinh tế phát triển chưa có hiệu quả

cao, thiếu sự bền vững một cách cần thiết.

Trước tình hình như thế, tác giả bài viết

mong muốn lý giải rõ hơn những vấn đề có

tính quyết định đến phát triển doanh nghiệp

ở Việt Nam. Qua đó góp phần làm cho nền

kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ hơn và

hiệu quả hơn. Từ đó, bài viết mong muốn

làm tài liệu tham khảo để các tỉnh suy ngẫm

về đường hướng phát triển doanh nghiệp

của địa phương mình.

Đổi mới phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam trang 1

Trang 1

Đổi mới phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam trang 2

Trang 2

Đổi mới phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam trang 3

Trang 3

Đổi mới phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam trang 4

Trang 4

Đổi mới phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam trang 5

Trang 5

Đổi mới phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam trang 6

Trang 6

Đổi mới phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam trang 7

Trang 7

Đổi mới phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam trang 8

Trang 8

pdf 8 trang baonam 8880
Bạn đang xem tài liệu "Đổi mới phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đổi mới phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam

Đổi mới phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam
3TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 23, Số 2 (2021): 3-10
*Email: ngothuyquynhapd@gmail.com
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
Tập 23, Số 2 (2021): 3-10
JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY 
HUNG VUONG UNIVERSITY
Vol. 23, No. 2 (2021): 3-10
Email: tapchikhoahoc@hvu.edu.vn Website: www.hvu.edu.vn
ĐỔI MỚI PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Ngô Thúy Quỳnh1*
1Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội
Ngày nhận bài: 10/01/2021; Ngày chỉnh sửa: 28/01/2021; Ngày duyệt đăng: 29/01/2021
Tóm tắt
Phát triển doanh nghiệp là vấn đề sống còn đối với Việt Nam. Tuy những năm vừa qua đạt được những thành tựu đáng khích lệ nhưng việc phát triển doanh nghiệp đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập nên hiệu quả phát 
triển kinh tế của Việt Nam chưa cao, thậm chí còn có thể nói là đang ở mức thấp. Bài viết lý giải những vấn đề 
chủ yếu về thực trạng phát triển doanh nghiệp và định hướng đổi mới phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam trong 
những năm tới. Đồng thời, kiến nghị những giải pháp cơ bản để đổi mới thành công việc phát triển doanh nghiệp 
đến năm 2025. Đó có thể coi là bài học bổ ích cho các địa phương tham khảo.
Từ khóa: Doanh nghiệp, kinh tế, hiệu quả, bền vững.
1. Đặt vấn đề
Quốc gia nào phát triển kinh tế thành 
công cũng cần có chiến lược phát triển 
doanh nghiệp đúng đắn và quyết liệt. Doanh 
nghiệp tạo ra tiền đề để giải quyết việc làm 
cho người lao động, tăng thu nhập cho người 
lao động và qua đó nuôi sống được nhiều 
người dân hơn, đóng góp quan trọng vào 
việc gia tăng quy mô và hiệu quả phát triển 
kinh tế, giải quyết tốt hơn đời sống văn hóa, 
xã hội của người dân. Ở Việt Nam, trong 
những năm vừa qua việc phát triển doanh 
nghiệp tuy đã có thành tựu đáng kể nhưng 
bộc lộ nhiều hạn chế, cũng vì thế (tất nhiên 
là còn do nhiều nguyên nhân khác nữa) nó 
là một trong những nguyên nhân cơ bản làm 
cho nền kinh tế phát triển chưa có hiệu quả 
cao, thiếu sự bền vững một cách cần thiết. 
Trước tình hình như thế, tác giả bài viết 
mong muốn lý giải rõ hơn những vấn đề có 
tính quyết định đến phát triển doanh nghiệp 
ở Việt Nam. Qua đó góp phần làm cho nền 
kinh tế nước ta phát triển mạnh mẽ hơn và 
hiệu quả hơn. Từ đó, bài viết mong muốn 
làm tài liệu tham khảo để các tỉnh suy ngẫm 
về đường hướng phát triển doanh nghiệp 
của địa phương mình.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Doanh nghiệp và vai trò của doanh nghiệp
a) Khái niệm về doanh nghiệp và trách 
nhiệm của Nhà nước đối với phát triển 
doanh nghiệp
Trong bài viết này, tác giả không chỉ xem 
xét doanh nghiệp như đã được quy định tại 
4TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ngô Thúy Quỳnh
Luật Doanh nghiệp 2015: “Doanh nghiệp 
là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ 
sở giao dịch, được thành lập hoặc đăng ký 
thành lập theo quy định của pháp luật nhằm 
mục đích kinh doanh” mà còn muốn nói đến 
các thực thể kinh tế có chức năng sản xuất 
kinh doanh và được coi là một pháp nhân 
thực sự như hợp tác xã (cả ở lĩnh vực phi 
nông nghiệp và nông, lâm nghiệp, thủy sản 
mà đã được quy định tại Luật Hợp tác xã - 
Luật số 23/2012/QH13, ngày 20/11/2012). 
Nói cụ thể hơn, doanh nghiệp là một tổ chức 
có tư cách pháp nhân, có quyền và nghĩa 
vụ theo luật định hoặc theo Luật Hợp tác 
xã. Doanh nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam 
bao gồm: Doanh nghiệp nhà nước, doanh 
ghiệp tư nhân trong nước, doanh nghiệp tư 
nhân nước ngoài và các loại hình hoạt động 
kinh tế có tư cách pháp nhân khác. Các loại 
doanh nghiệp này quan hệ mật thiết với 
nhau, cùng nhau phát triển theo định hướng 
phát triển chung của Nhà nước. Phát triển 
doanh nghiệp không phải là hiện tượng tự 
thân. Nhà nước có vai trò quyết định đối 
với đường hướng phát triển doanh nghiệp. 
Trong Luật Doanh nghiệp và Luật Hợp tác 
xã quy định rõ vai trò, trách nhiệm của Nhà 
nước. Theo đó, Nhà nước “công nhận sự tồn 
tại lâu dài và phát triển của các loại hình 
doanh nghiệp, hợp tác xã; bảo đảm bình 
đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp, 
hợp tác xã không phân biệt hình thức sở hữu 
và thành phần kinh tế; công nhận tính sinh 
lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh. Nhà 
nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài 
sản, vốn đầu tư, thu nhập, quyền và lợi ích 
hợp pháp khác của doanh nghiệp, hợp tác 
xã và chủ sở hữu”. Phát triển doanh nghiệp 
bền vững được hiểu là việc phát triển doanh 
nghiệp trong trạng thái gia tăng tương đối 
ổn định trong thời gian dài và có hiệu quả 
theo hướng tiến bộ.
b) Vai trò của doanh nghiệp
Nói một cách tóm tắt, doanh nghiệp có 
vai trò quan trọng chủ yếu như sau: i) Tạo ra 
việc làm cho người lao động, trực tiếp tạo ra 
năng lực kinh tế của quốc gia, tham gia các 
chuỗi giá trị và các chuỗi cung ứng toàn cầu; 
ii) Tạo ra giá trị kinh tế, góp phần gia tăng 
quy mô và chất lượng của nền kinh tế; 
iii) Đóng góp vào nguồn thu ngân sách nhà 
nước và iv) Tham gia các cuộc chơi lớn về 
kinh tế với doanh nghiệp của các quốc gia 
khác trên thế giới.
2.2. Tình hình phát triển doanh nghiệp ở 
Việt Nam ... h quân đầu người USD 831 1.767 2.738
Nguồn: [3] 
Việt Nam đứng thứ 3 về dân số nhưng nền 
kinh tế (GDP tính theo giá hiện hành) chỉ đứng 
thứ 6 ở khu vực ở Đông Nam Á. Điều cần nhấn 
mạnh là GDP/người và năng suất lao động của 
Việt Nam đang thấp hơn so với nhiều nước 
trong khu vực. Năm 2018, GDP/người tính 
theo giá hiện hành USD của Việt Nam chỉ bằng 
6,5% của Nhật Bản, khoảng 4% của Singapore, 
35,3% của Thái Lan, 22,5% của Malaysia và 
65,9% của Indonesia. Năng suất lao động của 
Việt Nam cũng thua kém với mức tương tự như 
thế. Chính điều đó cho biết doanh nghiệp nước 
ta gặp khó khăn trong cạnh tranh quốc tế theo 
như kết quả tại bảng 2.
Bảng 2. Một số chỉ tiêu kinh tế của một số quốc gia, năm 2018
Đơn vị Nhật Bản Hàn Quốc Pháp Đức Mỹ Việt Nam
Dân số Tr. ng 126,2 51,8 64,8 83,1 329,2 96,5
GDP, giá hiện hành Tỷ USD 4971,3 1619 2777 3947 20544 245,2
Tỷ trọng các ngành % 100 100 100 100 100 100
- Nông nghiệp % 1,2 2,0 1,5 0,6 1,0 14,7
- Công nghiệp-XD % 29,1 35,9 16,9 27,5 18,2 34,2
- Dịch vụ % 69,1 53,6 70,3 61,8 74,4 41,1
- Phần khác* % 0,7 9,6 10,9 9,9 3,1 10
GDP/người, giá hiện hành USD 39290 31363 41464 47603 62795 2570
Xuất khẩu Tỷ USD 917 712,7 797 1737 2510 261,8
Xuất khẩu trên GDP % 18,4 44,0 28,8 44,0 12,2 101,7
Nhập khẩu Tỷ USD 904 631,5 826 1459 3148 257,6
Xuất khẩu b/q người USD 7266 13758 12299 20902 7625 2713
Nguồn: [3]. 
Ghi chú: XD: xây dựng; Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm
6TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ngô Thúy Quỳnh
2.2.2. Thực trạng phát triển doanh nghiệp 
ở Việt Nam
Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của 
Việt Nam như đề cập ở trên có nhiều nguyên 
nhân nhưng có nguyên nhân rất quan trọng 
và trực tiếp là do phát triển doanh nghiệp. 
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 
2020 nền kinh tế tăng khoảng 2,9%. Bên 
cạnh đó, có khoảng 5 triệu hộ kinh doanh phi 
nông nghiệp và trong số này có hàng trăm 
công ty kinh doanh trong khu vực sản xuất 
nông lâm thủy sản. Phần lớn doanh nghiệp 
hiện chủ yếu chỉ có việc làm có thu nhập thấp 
nên khả năng đóng góp vào thuế thu nhập, 
thuế doanh thu... cho Nhà nước đang còn có 
hạn. Đây là yếu tố chưa thể tạo ra nguồn thu 
ngân sách nhà nước (NSNN) lớn cho Việt 
Nam. Từ năm 2010 đến 2019, cơ cấu kinh tế 
Việt Nam có sự thay đổi tương đối rõ và theo 
chiều hướng tiến bộ nhưng cũng bộc lộ không 
ít vấn đề chưa hợp lý. Tỷ trọng của kinh tế 
nhà nước giảm liên tục (từ 29,3% của năm 
2010 giảm xuống 28% năm 2015 và 26,2% 
vào năm 2019). Trong khi đó, kinh tế tư nhân 
trong nước và kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp 
nước ngoài tăng nhanh (từ 70,7% năm 2010 
tăng lên 72% năm 2015 và 73,8% vào năm 
2019). Sự thay đổi cơ cấu kinh tế tuy có xu 
hướng tiến bộ nhưng trong nền kinh tế Việt 
Nam công việc có thu nhập cao chưa nhiều 
nên nguồn thu ngân sách nhà nước khó có 
khả năng lớn. Cơ cấu kinh tế tuy có thay đổi 
nhưng sự thay đổi về chất rất hạn chế nên 
hiệu quả phát triển cũng ở mức chưa cao.
Bảng 3. Một số chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế của Việt Nam
Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2015 2019 2021
1. GDP, giá 2010 1.000 Tỷ đ 2.157,8 2.875,8 3.738,5 4.075
Trong đó theo ngành
- Nông nghiệp 1.000 Tỷ đ 396,6 462,5 510,6 326
% so tổng GDP giá 2010 % 18,4 16,1 14,3 8,0
- Công nghiệp 1.000 Tỷ đ 693,4 982,4 1.353,4 1.670
% so tổng GDP giá 2010 % 32,1 34,2 36,2 41
*Công nghiệp chế biến, chế tạo 1.000 Tỷ đ 279,4 442,6 712,4 1222
% so tổng GDP giá 2010 % 12,9 15,4 19,1 30
- Xây dựng 1.000 Tỷ đ 132,6 171,9 244,9 305
% so tổng số % 6,1 6,0 6,6 7,5
- Dịch vụ 1.000 Tỷ đ 797,2 1.101,2 1.453,7 1.670
% so tổng GDP giá 2010 % 36,9 38,3 38,9 41
- Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 1.000 Tỷ đ 270,7 329,7 421,2 448
% so tổng GDP giá 2010 % 12,5 11,5 11,3 11,0
Nguồn: [3]
Ở Việt Nam, có khoảng 97% doanh nghiệp 
thuộc loại nhỏ và vừa. Năm 2019, ở Việt Nam 
có 1.000 doanh nghiệp tiêu biểu nộp NSNN 
nhiều nhất và đóng góp tới 60,3% tổng thu 
ngân sách nhà nước [6]. Trong tổng thu 
NSNN của 1.000 doanh nghiệp nộp NSNN 
nhiều nhất (lấy bằng 100%) thì doanh nghiệp 
ở Thành phố Hồ Chí Minh đóng góp 34,1%; 
ở Thành phố Hà Nội đóng góp 34,7%; ở Bình 
Dương đóng góp 3,9%; ở Đồng Nai đóng góp 
7TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 23, Số 2 (2021): 3-10
4,9%. Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công 
nghiệp chế biến, chế tạo đóng góp 33,3%; 
các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực tài chính, 
ngân hàng và bảo hiểm đóng góp 18,7%; các 
doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đóng 
góp khoảng 10,7% tổng thu NSNN. Nhìn vào 
những con số này có thể rút ra nhận định quan 
trọng rằng, doanh nghiệp ở hai thành phố Hà 
Nội và Hồ Chí Minh đóng góp vào NSNN 
nhiều nhất (chiếm khoảng 69% tổng thu 
NSNN quốc gia). Đồng thời, doanh nghiệp 
thuộc lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo; 
tài chính ngân hàng và kinh doanh bất động 
sản đóng góp nhiều nhất cho NSNN (đóng 
góp tới khoảng 61% tổng thu NSNN của Việt 
Nam). Vì thế trong những năm sắp tới cần chú 
ý đúng mức đến việc phát triển doanh nghiệp 
ở hai thành phố lớn và ở các lĩnh vực vừa nói 
đến. Có như thế mới có thêm nguồn thu ngân 
sách cho Nhà nước.
Bảng 4. Một số chỉ tiêu về hiệu quả phát triển doanh nghiệp của Việt Nam
Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2019
1. TSCĐ/lao động Tr.đ 286,5 369,6
2. Vốn sản xuất kinh doanh 103Tỷ đ 22.442 43.928
3. Giá trị tài sản và đầu tư tài chính dài hạn 103Tỷ đ 10.467 14.237
4. Doanh thu thuần SXKD 103Tỷ đ 14.949 27.017
5. Thu nhập/lao động DN 103Tỷ đ 1036,1 1697,7
6. Lợi nhuận trước thuế của DN 103Tỷ đ 552,7 913,5
7. Tỷ suất lợi nhuận DN % 3,63 3,79
Riêng DN chế biến, chế tạo % 4,83 4,52
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế % 3,7 4,2
8. Số DN chế biến chế tạo DN 67.490 111.120
% so tổng số DN % 15,2 14,6
9. Tỷ lệ doanh nghiệp làm ăn có lãi % 46,5 45,8
10. Tỷ lệ doanh nghiệp làm ăn thua lỗ % 39,9 43,9
Nguồn: [3]; Ghi chú: SXKD: Sản xuất kinh doanh; DN: Doanh nghiệp
Năm 2019, nếu ở Thái Lan cứ khoảng 33 
người có 1 doanh nghiệp thì ở Việt Nam có 
tới 133 người mới có 1 doanh nghiệp. Tuy 
chưa có số liệu để so sánh sâu nhưng giả sử 
quy mô và trình độ doanh nghiệp như nhau 
thì như thế nền kinh tế Việt Nam khó có thể 
phát triển nhanh với số lượng doanh nghiệp 
ít như vậy. Để chứng minh cho ý này, theo 
Tổng cục Thống kê Việt Nam thì vào năm 
2019 GDP/người của Việt Nam còn thấp 
do rất nhiều nguyên nhân nhưng trong đó 
nguyên nhân quan trọng phải kể đến là phần 
nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ có việc 
làm có thu nhập thấp. Điều đáng quan tâm là 
sự phát triển doanh nghiệp còn chưa đều giữa 
các vùng miền. Hai vùng Đồng bằng sông 
Hồng và miền Đông Nam Bộ có số doanh 
nghiệp phát triển nhiều hơn các vùng miền 
còn lại. Tuy đó là điều tất yếu nhưng sắp tới 
để tránh tình trạng quá tải cho hai vùng này 
thì cần phát triển mạnh doanh nghiệp ở các 
vùng khác nữa.
8TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ngô Thúy Quỳnh
Bảng 5. Một số chỉ tiêu về phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam
Chỉ tiêu Đơn vị 2015 2019 2021
1. Số doanh nghiệp đang hoạt động DN 442.485 758.610 765.100
- Vùng Trung du miền núi DN 17.003 31.812 32.899
% so tổng số cả nước 3,8 4,2 4,3
- Vùng Đồng bằng sông Hồng DN 143.229 238.386 239.476
% so tổng số cả nước 32,4 31,4 31,3
- Vùng BTB và DHMT DN 56.010 100.725 103.288
% so tổng số cả nước 12,7 13,3 13,5
- Vùng Tây Nguyên DN 10.855 19.777 19.778
% so tổng số cả nước 2,5 2,6 2,6
- Vùng Đông Nam Bộ DN 182.686 312.821 313.691
% so tổng số cả nước 41,3 41,2 41,0
- Vùng ĐBSCL DN 32.588 55.089 55.852
% so tổng số cả nước 7,4 7,3 7,3
2. Tỷ lệ doanh nghiệp làm ăn có lãi % 46,5 45,8 43,0
3. Tỷ lệ doanh nghiệp làm ăn thua lỗ % 39,9 43,9 43,8
Nguồn: [3]; Ghi chú: SXKD: Sản xuất kinh doanh; DN: Doanh nghiệp; BTB và DHMT: Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền 
Trung; ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, thì 
trong giai đoạn 2011-2019, các doanh nghiệp 
có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp khoảng 
15-18% tổng GDP quốc gia Việt Nam và đóng 
góp khoảng 38% vào tăng trưởng kinh tế (cụ 
thể là trong giai đoạn 2011-2019, tốc độ tăng 
GDP của cả nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng 
5,9% thì trong đó các doanh nghiệp FDI đóng 
góp điểm 2,3%). Trong khi các doanh nghiệp 
FDI đóng góp khoảng 23% vốn đầu tư xã hội 
thì đóng góp cho tăng trưởng của nền kinh tế 
quốc dân Việt Nam như thế là điều đáng suy 
ngẫm. Trong 10 năm, các doanh nghiệp có 
vốn đầu tư nước ngoài chỉ gia tăng tỷ lệ trong 
gia tăng tổng quy mô của nền kinh tế Việt 
Nam được khoảng 1,2 điểm phần trăm (bình 
quân khoảng 0,12%/năm). Mức độ đóng góp 
vào tổng thu ngân sách nhà nước cho Việt 
Nam giảm suốt trong giai đoạn 2011-2019 
(từ mức khoảng 31% năm 2010 xuống còn 
khoảng 13,6% vào năm 2019). Đây là hiện 
tượng chưa thật tương xứng tuy các doanh 
nghiệp FDI ngày càng đóng góp quan trọng 
vào xuất khẩu và công cuộc mở cửa kinh 
tế của Việt Nam. Nếu năm 2010 các doanh 
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng góp 
khoảng 55% giá trị xuất khẩu của Việt Nam 
thì đến năm 2019 họ đóng góp tới khoảng 
70% [3]. Đó là điều đáng ghi nhận. Song 
doanh nghiệp FDI gây tổn hại cho Việt Nam 
thông qua chuyển giá bao nhiêu thì chưa có 
số liệu thống kê và chưa được cơ quan Nhà 
nước hữu trách tính toán cụ thể.
Các doanh nghiệp Việt Nam đang sử 
dụng công nghệ chưa thuộc loại cao. Ông 
Vũ Tiến Lộc Chủ tịch Phòng Thương mại 
và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho rằng, 
trình độ công nghệ của các doanh nghiệp 
ở Việt Nam vẫn bị đánh giá là lạc hậu. 
Kết quả khảo sát của VCCI năm 2016 tại 
10 ngành, trong đó có 7 ngành thuộc lĩnh 
vực công nghiệp chế biến, chế tạo cho thấy, 
công nghệ của các doanh nghiệp của nước 
ta đến chủ yếu từ các nước đang phát triển 
(chiếm khoảng 65%), trong đó có tới 26,6% 
công nghệ đến từ Trung Quốc. Trong khi 
đó, tỷ lệ các công nghệ có xuất xứ từ Mỹ, 
Hàn Quốc, Nhật Bản và các nước thuộc 
Liên minh Châu Âu chỉ chiếm khoảng 32% 
(song trong đó có trên 18% thuộc công nghệ 
ra đời trước năm 2005) [6].
9TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Tập 23, Số 2 (2021): 3-10
Bảng 6. Xuất xứ công nghệ được sử dụng tại các doanh nghiệp 
ở Việt Nam đến năm 2019
Số TT Loại công nghệ Tỷ lệ doanh nghiệp,%
1. Của các nước đang phát triển thuộc công nghệ cũ trước 2005 8,8
Của các nước đang phát triển thuộc công nghệ mới sau 2005 29,8
2. Của Trung Quốc thuộc loại công nghệ trước 2005 4,5
Của Trung Quốc thuộc loại công nghệ sau 2005 22,1
3 Của các nước phát triển hàng đầu như Mỹ, Nhật bản, EU trước 2005 18,1
Của các nước phát triển hàng đầu như Mỹ, Nhật bản, EU sau 2005 13,8
4 Đến từ nơi khác 2,9
Nguồn: [6]
3. Kết luận và kiến nghị giải pháp
3.1. Kết luận
 Doanh nghiệp ở Việt Nam phát triển đang 
ở mức khiêm tốn, số lượng doanh nghiệp đã 
chưa nhiều, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và vừa 
lại chiếm tới phần lớn, do đó năng lực kinh 
tế của doanh nghiệp Việt Nam đang rất hạn 
chế. Hiệu quả phát triển doanh nghiệp chưa 
cao như kỳ vọng. Để Việt Nam có sự phát 
triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững thì 
nhất thiết phải đổi mới chủ trương, đường lối 
phát triển doanh nghiệp. Cụ thể là:
- Gia tăng doanh nghiệp lớn, nhất là doanh 
nghiệp của người Việt Nam và doanh nghiệp 
lớn của các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia, 
đa quốc gia. 
- Nhanh chóng nâng cao trình độ công 
nghệ của doanh nghiệp, tạo điều kiện doanh 
nghiệp có việc làm thu nhập cao, tham gia 
nhiều vào các chuỗi cung ứng, các chuỗi giá 
trị, các mạng phân phối toàn cầu. 
- Nhà nước cần hỗ trợ để các doanh 
nghiệp Việt Nam đủ sức tham gia các chuỗi 
giá trị, các chuỗi cung ứng toàn cầu. Đồng 
thời, tạo khung khổ pháp lý có lợi cho phát 
triển doanh nghiệp.
3.2. Kiến nghị giải pháp
- Nhà nước trung ương cũng như chính 
quyền các địa phương cấp tỉnh cần xây dựng 
chiến lược phát triển doanh nghiệp cho thời 
kỳ trung và dài hạn. Trước hết phải xác định 
rõ lĩnh vực mũi nhọn, danh mục sản phẩm 
chủ lực với việc làm có thu nhập cao mà Việt 
Nam sẽ phát triển đến năm 2025 và đến năm 
2045. Nhà nước cùng đội ngũ doanh nghiệp 
tìm ra những việc làm có thu nhập cao là 
công việc vô cùng quan trọng và cấp bách.
- Tăng nhanh số lượng, chất lượng doanh 
nghiệp. Đến năm 2025 cứ khoảng 45 người 
có 1 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp 
lớn chiếm khoảng 10-15%, sau đó đạt tỷ lệ 
khoảng 20-25% vào năm 2045. Nhà nước 
ban hành và tổ chức thực hiện luật pháp, 
chính sách có lợi cho doanh nghiệp làm 
ăn chân chính. Nhanh chóng thu hút nhiều 
doanh nghiệp có ý nghĩa chiến lược đến từ 
các quốc gia phát triển hàng đầu trên thế giới 
để có thể thu hút công nghệ hiện đại, nguồn 
tài chính lớn và mở rộng thị trường trên phạm 
vi toàn cầu.
- Nhanh chóng hoàn thiện khung khổ luật 
pháp, chính sách của Nhà nước về doanh 
nghiệp và về các lĩnh vực liên quan đến phát 
triển doanh nghiệp. Nâng cao năng lực quản 
lý và điều hành kinh tế nói chung và điều 
10
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Ngô Thúy Quỳnh
hành phát triển doanh nghiệp nói riêng. Tạo 
mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp ra 
đời và làm ăn có hiệu quả trên cơ sở chuyển 
đổi số và phát triển kinh tế số thành công; 
tận dụng các lợi ích từ dữ liệu lớn, internet 
kết nối vạn vật và các nền tảng công nghệ 
xuyên quốc gia. Có biện pháp hữu hiệu giảm 
thiểu thiệt hại do tình trạng chuyển giá đối 
với doanh nghiệp FDI và khai khống, sai 
lệch giả dưới chiêu bài lỗ giả để trốn thuế, 
không nộp thuế vào ngân sách nhà nước của 
doanh nghiệp trong nước.
Tài liệu tham khảo
[1] Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019). Sách trắng doanh 
nghiệp 2019. Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.
[2] Quốc hội (2020). Luật Doanh nghiệp số 
59/2020/QH14 ngày 17/6/2020.
[3] Tổng cục Thống kê (2015-2019). Niên giám 
thống kê.
[4] Ngô Doãn Vịnh (2010). Phát triển: Điều kỳ 
diệu và bí ẩn. Nhà xuất bản Chính trị Quốc 
gia, Hà Nội. 
[5] Ngô Doãn Vịnh & Lê Thị Thanh Thủy (2020). 
Nâng cao năng suất lao động của Việt nam: 
Nhận diện những vấn đề gốc rễ để hành động 
đúng. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Trường 
Đại học Hùng Vương, 1(18), 3-11.
[6] Viettimes (2018). Trình độ công nghệ doanh 
nghiệp Việt lạc hậu, gần 60% vẫn sử dụng 
giải pháp tuổi đời trên 6 năm. Truy cập ngày: 
02/01/2021, từ <https://viettimes.vn/chu-tich-
vcci-trinh-do-cong-nghe-doanh-nghiep-viet-
lac-hau>.
INNOVATION FOR ENTERPRISE DEVELOPMENT IN VIETNAM
Ngo Thuy Quynh1
1National Academy of Public Administration, Hanoi
Abstract
Enterprise (Business) development is vital to Vietnam. Despite encouraging achievements in the past few years, business development is revealing many limitations and shortcomings, so Vietnam’s economic 
development efficiency is not high, it can even be said to be in low. The article explains key issues about the 
current situation of business development and the innovation orientation of business development in Vietnam 
in the coming years. At the same time, basic solutions are proposed to successfully innovate for business 
development by 2025. That can be considered as a useful lesson for localities to refer.
Keywords: Enterprise, economy, efficiency, sustainability.

File đính kèm:

  • pdfdoi_moi_phat_trien_doanh_nghiep_o_viet_nam.pdf