Định hướng phát triển để Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045

Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011-2020) của Việt Nam đang

dần đi đến những năm cuối với dự kiến đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kế thừa và

phát huy tốt những thành quả nổi bật của thời kỳ trước, đó là vượt qua tình trạng nước

nghèo để chính thức trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Tuy vẫn còn ở mức thu

nhập trung bình thấp, nhưng nền kinh tế Việt Nam đang bước vào thời kỳ Chiến lược mới

(2021-2030) với những cơ hội mới và tâm thế mới để vươn tới khát vọng vượt qua bẫy thu

nhập trung bình, trở thành quốc gia thịnh vượng và có mức thu nhập trung bình cao vào

năm 2030. Bài viết bàn về một số định hướng phát triển lớn, bao gồm các yếu tố về thể chế,

về mô hình tăng trưởng, về các nguồn lực, động lực để hướng tới việc hiện thực hóa mục tiêu

khát vọng nêu trên.

Định hướng phát triển để Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trang 1

Trang 1

Định hướng phát triển để Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trang 2

Trang 2

Định hướng phát triển để Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trang 3

Trang 3

Định hướng phát triển để Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trang 4

Trang 4

Định hướng phát triển để Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trang 5

Trang 5

Định hướng phát triển để Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trang 6

Trang 6

Định hướng phát triển để Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trang 7

Trang 7

Định hướng phát triển để Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trang 8

Trang 8

Định hướng phát triển để Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 8900
Bạn đang xem tài liệu "Định hướng phát triển để Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Định hướng phát triển để Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045

Định hướng phát triển để Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045
Định hướng phát triển 3
Định hướng phát triển để Việt Nam 
trở thành quốc gia thịnh vượng đến năm 2030 
và tầm nhìn đến năm 2045
Bùi Tất Thắng(*)
Tóm tắt: Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011-2020) của Việt Nam đang 
dần đi đến những năm cuối với dự kiến đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kế thừa và 
phát huy tốt những thành quả nổi bật của thời kỳ trước, đó là vượt qua tình trạng nước 
nghèo để chính thức trở thành nước có mức thu nhập trung bình. Tuy vẫn còn ở mức thu 
nhập trung bình thấp, nhưng nền kinh tế Việt Nam đang bước vào thời kỳ Chiến lược mới 
(2021-2030) với những cơ hội mới và tâm thế mới để vươn tới khát vọng vượt qua bẫy thu 
nhập trung bình, trở thành quốc gia thịnh vượng và có mức thu nhập trung bình cao vào 
năm 2030. Bài viết bàn về một số định hướng phát triển lớn, bao gồm các yếu tố về thể chế, 
về mô hình tăng trưởng, về các nguồn lực, động lực để hướng tới việc hiện thực hóa mục tiêu 
khát vọng nêu trên.
Từ khóa: Chiến lược phát triển, Quốc gia thịnh vượng, Thể chế, Mô hình tăng trưởng, 
Nguồn lực phát triển, Động lực phát triển
Abstract: The 10-year socio-economic development strategy for the period of 2011-
2020 is gradually coming to the fi nal years with the expected achievements. That is 
the inheritance and promotion of outstanding achievements of the previous period, 
overcoming poverty to offi cially become a middle-income country. Although still at a low 
average income level, Vietnam’s economy is entering a new Strategy period (2021-2030) 
with new opportunities and new minds to reach the aspiration of overcoming the middle 
income trap to become a prosperous country and have a high average income country by 
2030. This paper discusses a number of major development directions, including factors 
of institution, growth model, resources and incentives to realize the aspirational goals 
mentioned above.
Keywords: Development strategy, Prosperous nation, Institution, Growth model, 
Development Resources, Motivation for development
Mở đầu 1
Vào thời điểm năm 2030, Việt Nam kỷ 
niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng 
(*) PGS.TS., Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế 
hoạch và Đầu tư; Email: thangbt.vids@mpi.gov.vn
sản Việt Nam; đến năm 2045, kỷ niệm lần 
thứ 100 năm ngày thành lập nước Việt Nam 
Dân chủ Cộng hòa, nay là Cộng hòa xã hội 
chủ nghĩa Việt Nam. 
Đây là hai dấu mốc vô cùng quan 
trọng trên bước đường xây dựng đất nước 
Thông tin Khoa học xã hội, số 11.20194
phồn vinh, thịnh vượng của lịch sử Việt 
Nam hiện đại.
Năm 2016, bên thềm Đại hội XII của 
Đảng Cộng sản Việt Nam, Bộ Kế hoạch và 
Đầu tư và Ngân hàng Thế giới (WB) đã phát 
hành tài liệu “Việt Nam 2035 - Hướng tới 
Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân 
chủ”. Tài liệu đã chỉ ra khát vọng chung 
của dân tộc Việt Nam về một quốc gia thịnh 
vượng, trước hết là sự thịnh vượng về kinh 
tế, là một xã hội “thuộc nhóm có thu nhập 
ở mức trung bình cao Các thể chế thị 
trường mạnh mẽ và hiện đại, đảm bảo cạnh 
tranh công bằng và tự do, đảm bảo tất cả 
các hình thức sở hữu tư nhân, thị trường 
vốn và đất đai cạnh tranh và minh bạch” 
(Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế 
giới, 2016: 47). Sự thịnh vượng về kinh tế 
(đi đôi với bền vững về môi trường) có mục 
tiêu xác định là “dân giàu, nước mạnh”, 
cũng đã được nêu trong các bản Hiến pháp 
Việt Nam năm 1992 và 2013, cũng như 
trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt 
Nam và Chính phủ Việt Nam. 
Báo cáo “Việt Nam 2035” cũng đưa ra 
những tính toán chi tiết về kịch bản tăng 
trưởng và chỉ ra rằng: nếu GDP bình quân 
đầu người tăng ở mức 6%/năm thì đến 
năm 2035 sẽ tiến tới mốc 18.000 USD 
(tính theo sức mua tương đương bằng USD 
năm 2011). Nếu đạt mức tăng trưởng trên 
7%/năm, GDP theo đầu người sẽ đạt xấp 
xỉ 22.200 USD, tương đương với mức thu 
nhập của Hàn Quốc năm 2002 hoặc của 
Malaysia năm 2013. Còn nếu đạt tốc độ 
tăng trưởng cao hơn, điều đó sẽ giúp Việt 
Nam đuổi kịp Indonesia và có thể vượt 
Philippines vào năm 2035 nếu hai nước này 
tiếp tục duy trì tăng trưởng như hiện nay 
(xem Hình 1).
Cho đến nay, Việt Nam đã trải qua gần 
35 năm thực hiện chính sách đổi mới nền 
kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường 
định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đánh 
giá chung của nhiều chuyên gia và tổ 
chức quốc tế, Việt Nam được xem là một 
trong những điển hình về phát triển thành 
công. Chỉ trong vòng một thế hệ, từ một 
 Hình 1. Các kịch bản tăng trưởng thu nhập cho Việt Nam vào năm 2035
Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế giới (2016: 15).
Định hướng phát triển 5
nước trong nhóm nghèo nhất thế giới khi 
bắt đầu đổi mới, Việt Nam đã vươn lên trở 
thành một nước có thu nhập trung bình và 
đạt được nhiều thành tựu về xã hội tương 
đương với các quốc gia có mức thu nhập 
cao hơn. Người Việt Nam xem những kết 
quả của các chính sách đổi mới nêu trên là 
“những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử” 
của mình.
Theo ước tính, giai đoạn 10 năm 2011-
2020 tăng trưởng ... a nông phẩm sạch để cung cấp thực 
phẩm an toàn cho xã hội; phát triển nền 
nông nghiệp thương phẩm đa dạng, công 
nghệ canh tác hiện đại, hình thành các vùng 
chuyên canh hàng hóa chất lượng cao. Đẩy 
mạnh phong trào xây dựng nông thôn mới. 
Thực hiện chương trình trồng rừng nhằm 
mục tiêu dài hạn là bảo vệ môi trường, 
ứng phó với biến đổi khí hậu. Hướng giải 
pháp lớn là chính sách hợp lý về tích tụ đất; 
khuyến khích phát triển kinh tế trang trại 
và doanh nghiệp nông nghiệp; mở rộng thị 
trường; đảm bảo nguồn giống tốt, thức ăn 
chăn nuôi và phân bón hữu cơ
- Đối với công nghiệp: Hai trọng tâm 
lớn là xác định nhóm ngành công nghiệp 
ưu tiên và phân bố không gian phát triển 
Thông tin Khoa học xã hội, số 11.20198
công nghiệp hợp lý, nhằm mục tiêu trực 
diện là thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, 
hiện đại hóa, đưa Việt Nam trở thành nước 
công nghiệp. Những ngành công nghiệp 
cần ưu tiên nên gồm: (i) nhóm ngành công 
nghiệp nền tảng đáp ứng nhu cầu về tư liệu 
sản xuất cơ bản của nền kinh tế như công 
nghiệp năng lượng, khai khoáng, luyện 
kim, hóa chất, phân bón, vật liệu, cơ khí; 
và (ii) nhóm ngành công nghiệp công nghệ 
cao: công nghệ thông tin và viễn thông, 
công nghiệp điện tử, công nghiệp sản xuất 
robot, ô tô, thiết bị tích hợp vận hành tự 
động, điều khiển từ xa, công nghiệp sản 
xuất phần mềm, sản phẩm số, công nghiệp 
an toàn thông tin, công nghiệp dược phẩm, 
sản xuất chế phẩm sinh học, công nghiệp 
môi trường, công nghiệp năng lượng sạch, 
năng lượng tái tạo, năng lượng thông 
minh, công nghiệp chế biến, chế tạo phục 
vụ nông nghiệp và vật liệu mới đi đôi với 
áp dụng công nghệ tiết kiệm năng lượng, 
nguyên liệu Việc bố trí không gian lãnh 
thổ cần tính tới thực tế là diện tích đất hạn 
hẹp, yêu cầu chống ô nhiễm, bảo vệ môi 
trường ngày càng cao. Hướng giải pháp 
lớn là chính sách hợp lý về chuyển dịch 
cơ cấu nội ngành công nghiệp theo hướng 
tăng các ngành công nghiệp có giá trị gia 
tăng cao và dịch chuyển lên các công đoạn 
có giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi 
giá trị của từng ngành. Ban hành các tiêu 
chuẩn công nghệ, kỹ thuật sản xuất theo 
hướng hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc 
tế. Phát triển công nghiệp hỗ trợ và hình 
thành cụm ngành công nghiệp trong một số 
ngành công nghiệp ưu tiên. Khuyến khích 
mạnh mẽ sự phát triển của doanh nghiệp tư 
nhân trong nước, tăng cường liên kết với 
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Khuyến 
khích áp dụng mạnh mẽ công nghệ hiện 
đại, nhất là những thành tựu của Cách 
mạng Công nghiệp lần thứ tư. 
- Đối với khu vực dịch vụ: Nâng cao 
toàn diện chất lượng các hoạt động của kinh 
tế dịch vụ, trọng tâm là: (i) Nâng cao quy 
mô và hiệu quả hoạt động của thị trường 
chứng khoán để trở thành kênh cung cấp 
chủ yếu nguồn vốn cho đầu tư phát triển; (ii) 
Áp dụng chuẩn mực quốc tế cho các hoạt 
động kế toán, kiểm toán, ngân hàng thương 
mại...; (iii) Cải thiện căn bản phương thức 
và chất lượng cung cấp dịch vụ công. 
3. Phát triển mạnh mẽ khoa học, công 
nghệ và đổi mới sáng tạo làm động lực chủ 
yếu của mô hình tăng trưởng kinh tế mới
Mục tiêu căn bản và lâu dài là nâng cao 
trình độ công nghệ của nền kinh tế, coi đó 
là tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của 
khoa học và công nghệ. Định hướng chính 
sách lớn bao gồm:
- Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý và 
tài chính trong hoạt động nghiên cứu khoa 
học, đổi mới sáng tạo, chuyển giao công 
nghệ phù hợp với cơ chế thị trường. Cho 
phép thực hiện cơ chế thử nghiệm chính 
sách mới, chấp nhận rủi ro cho việc triển 
khai và ứng dụng công nghệ mới, đổi mới 
sáng tạo, mô hình kinh doanh mới. Đẩy 
mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ 
trong các doanh nghiệp, cơ sở đào tạo 
gắn với nhu cầu thị trường. Khuyến khích 
doanh nghiệp đầu tư nước ngoài hình thành 
các trung tâm nghiên cứu và triển khai, đổi 
mới sáng tạo tại Việt Nam. 
- Lựa chọn và tập trung hỗ trợ triển khai 
nghiên cứu, ứng dụng phát triển công nghệ 
cho một số ngành và lĩnh vực then chốt. 
- Nâng cao tiềm lực và trình độ khoa 
học - công nghệ trong nước để có thể triển 
khai các hướng nghiên cứu khoa học và 
phát triển công nghệ mới, lĩnh vực công 
nghệ ưu tiên, nhất là công nghệ số, thông 
tin, sinh học, trí tuệ nhân tạo, cơ điện tử, 
tự động hóa, điện tử y sinh, năng lượng, 
môi trường 
Định hướng phát triển 9
- Phát triển mạnh mạng lưới các tổ 
chức dịch vụ trung gian môi giới, đánh 
giá chuyển giao công nghệ. Khuyến khích 
nhập khẩu, chuyển giao công nghệ tiên tiến 
của thế giới. Tăng cường công tác bảo hộ 
và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Áp dụng 
hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn hài hòa với 
tiêu chuẩn quốc tế.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khoa 
học, công nghệ, đa dạng hóa đối tác, lựa 
chọn đối tác chiến lược là các quốc gia có 
nền khoa học, công nghệ tiên tiến; gắn kết 
giữa hợp tác quốc tế về khoa học, công 
nghệ với hợp tác quốc tế về kinh tế. 
- Xây dựng và thực hiện chương trình 
chuyển đổi sang nền kinh tế số.
4. Phát triển mạnh mạng lưới kết cấu hạ 
tầng và hệ thống đô thị 
Phát triển hạ tầng cũng là một trong ba 
nội dung của đột phá trong Chiến lược Phát 
triển giai đoạn 2011-2020, với nội dung cụ 
thể là “xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng 
đồng bộ, với một số công trình hiện đại, tập 
trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng 
đô thị lớn”. Thực hiện đột phá này, thực 
tế cho thấy, so với 10 năm trước đây, năng 
lực hệ thống kết cấu hạ tầng nói chung và 
mạng lưới giao thông đường bộ nói riêng 
được nâng lên đáng kể. Tính chung trong 
khoảng 10 năm qua, Việt Nam đã hoàn 
thành và đưa vào khai thác, sử dụng gần 
970 km đường cao tốc, 5.760 km quốc lộ. 
Các tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hà 
Nội - Lào Cai, Thành phố Hồ Chí Minh - 
Long Thành - Dầu Giây, Đà Nẵng - Quảng 
Ngãi...; các cầu đường bộ lớn, các cảng 
hàng không và cảng biển quan trọng được 
xây mới, nâng cấp, mở rộng. Các cơ sở hạ 
tầng trong nhiều lĩnh vực như: năng lượng, 
thủy lợi, thông tin và truyền thông, giáo 
dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, y 
tế, văn hóa, thể thao, du lịch được xây 
dựng. Hạ tầng của các đô thị lớn như các 
tuyến đường chính ra vào thành phố, các 
đường vành đai đô thị, các cầu lớn được 
xây dựng với quy mô lớn.
Tuy vậy, hệ thống kết cấu hạ tầng vẫn 
chưa theo kịp nhu cầu phát triển kinh tế và 
đời sống. Tính đồng bộ, kết nối, nhất là đối 
với các loại hình giao thông chưa đồng bộ, 
tập trung chủ yếu vào giao thông đường bộ. 
Hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu, công 
nghệ thông tin chưa hoàn chỉnh và đồng 
đều ở nhiều địa phương, đặc biệt là vùng 
núi cao. Hạ tầng đô thị không theo kịp sự 
gia tăng dân số và tốc độ đô thị hóa, một số 
công trình chất lượng kém và không tuân 
thủ nghiêm theo quy hoạch. 
Vì vậy, bên cạnh việc đẩy mạnh tiếp 
tục thực hiện các nội dung đã được xác 
định của đột phá phát triển kết cấu hạ tầng 
“tập trung vào hệ thống giao thông và hạ 
tầng đô thị lớn”, các hướng tập trung ưu 
tiên của thời kỳ tới nên bao gồm:
- Hoàn thành dứt điểm các công trình 
đang xây dựng như đường bộ cao tốc Bắc 
- Nam phía Đông, đẩy nhanh tiến độ xây 
dựng các tuyến đường sắt đô thị tại Thủ đô 
Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (trước 
năm 2025).
- Khởi công xây dựng và đưa vào sử 
dụng hai công trình lớn: Cảng Hàng không 
quốc tế Long Thành và giai đoạn 1 tuyến 
đường sắt cao tốc Bắc - Nam. 
- Xây dựng hạ tầng số và hệ thống cơ 
sở dữ liệu quốc gia.
Phát triển mạnh hệ thống đô thị theo 
hướng hoàn thiện và nâng cấp chất lượng 
các đô thị, tăng cường tính liên kết và 
lan tỏa của đô thị, làm cho các đô thị trở 
thành động lực mạnh để phát triển kinh tế 
- xã hội của các vùng. Hướng giải pháp 
lớn là tập trung vào các chính sách quản 
lý quy hoạch; đất đô thị, bất động sản; tạo 
việc làm; đảm bảo không gian đô thị xanh, 
sạch, kiến trúc đẹp; cân đối giữa hạ tầng 
Thông tin Khoa học xã hội, số 11.201910
giao thông, cung cấp nước, điện, y tế, giáo 
dục với quy mô dân số.
5. Phát triển con người và văn hóa, xã hội
Một đột phá chiến lược khác của giai 
đoạn Chiến lược Phát triển 2011-2020 là: 
“Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là 
nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung 
vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền 
giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát 
triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng 
dụng khoa học, công nghệ”. Hai lĩnh vực 
“giáo dục - đào tạo” và “khoa học và công 
nghệ” được xem là “quốc sách hàng đầu”. 
Một quốc gia thịnh vượng không thể không 
nói tới phát triển con người vừa với tư cách 
là người tham gia phát triển kinh tế, vừa với 
tư cách là người được sẻ chia, thụ hưởng 
kết quả của phát triển.
Trên thực tế, 10 năm qua Việt Nam đã 
ghi nhận nhiều kết quả về phát triển con 
người và văn hóa, xã hội. Với quan điểm 
phát triển bao trùm, không để ai bị tụt lại 
phía sau, Việt Nam được thế giới đánh 
giá cao về công tác xóa đói giảm nghèo, 
y tế, giáo dục. Đến nay, nhiều mục tiêu 
phát triển bền vững đến năm 2030 mà Việt 
Nam cam kết đã thực hiện vượt kế hoạch. 
Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt 
Nam liên tục được cải thiện, thuộc nhóm 
các nước có mức phát triển con người trung 
bình cao của thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn 
tồn tại những mặt hạn chế cần khắc phục 
để tạo thêm động lực phát triển xã hội và 
kinh tế như kết quả giảm nghèo đa chiều 
chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo còn cao, 
khoảng cách phát triển giữa các vùng còn 
lớn, bất bình đẳng thu nhập dân cư có xu 
hướng gia tăng, tệ nạn xã hội nhiều nơi 
diễn biến phức tạp Có thể nói, những nội 
dung về phát triển con người và văn hóa, 
xã hội luôn được xem là biểu hiện trên bề 
mặt xã hội của sự thịnh vượng quốc gia, và 
trên thực tế, sự hài lòng và cảm giác hạnh 
phúc của con người mới là giá trị đích thực 
của sự thịnh vượng. Vì thế, định hướng giải 
pháp của lĩnh vực này nên bao gồm các nội 
dung chủ yếu sau:
- Thực hiện nhất quán tư tưởng về tăng 
trưởng bao trùm (inclusive growth), phấn 
đấu sớm hoàn thành các Mục tiêu toàn 
cầu về phát triển bền vững (SDGs) theo 
Chương trình nghị sự phát triển bền vững 
2030 của Liên Hợp Quốc.
- Xây dựng con người Việt Nam có sức 
khỏe, có ý thức trách nhiệm công dân cao, 
có trình độ chuyên môn tốt, có năng lực 
hội nhập và có lối sống đẹp - chân thành, 
tín nghĩa.
- Cải cách tổng thể, hệ thống, đồng 
bộ chính sách tiền lương theo hướng tuân 
thủ nguyên tắc phân phối theo lao động và 
quy luật khách quan của kinh tế thị trường, 
lấy tăng năng suất lao động là cơ sở để 
tăng lương.
- Áp dụng chế độ chức nghiệp thực tài 
trong đội ngũ cán bộ, công chức. Đổi mới 
chế độ tuyển dụng, sử dụng, trọng dụng 
nhân tài khoa học - công nghệ và đổi mới 
sáng tạo. 
- Có kế hoạch chi tiết, cụ thể thực 
hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW (ngày 
04/11/2013) của Hội nghị Trung ương 8 
khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo 
dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị 
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội 
nhập quốc tế.
- Xây dựng chiến lược việc làm thỏa 
đáng (decent work) cho người lao động 
Việt Nam; Xây dựng chiến lược phát triển 
trẻ em Việt Nam.
6. Bảo vệ tốt môi trường, sử dụng hiệu quả 
tài nguyên và ứng phó với biến đổi khí hậu
Sự thịnh vượng bền vững về kinh tế 
được tạo ra không phải dựa trên “vay” tài 
sản (tài nguyên) của các thế hệ tương lai, 
Định hướng phát triển 11
mà là “có thể đáp ứng được những nhu 
cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại 
đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của 
các thế hệ tương lai...” (Ủy ban Môi trường 
và Phát triển Thế giới - WCED, 1987). 
Thực tế kinh nghiệm phát triển kinh tế 
nhanh của một số quốc gia thuộc NICs, đặc 
biệt là thực tiễn thực hiện Chiến lược Phát 
triển giai đoạn 2011-2020 tại Việt Nam cho 
thấy, con người ngày càng nhận ra rằng, việc 
sử dụng hiệu quả tài nguyên, bảo vệ môi 
trường tự nhiên và đa dạng sinh học có ý 
nghĩa hết sức to lớn đối với cuộc sống của 
con người và mức độ bền vững về kinh tế. 
Do vậy, hướng giải pháp lớn ở đây nên bao 
gồm: (i) Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục ý 
thức bảo vệ môi trường với triết lý con người 
là một bộ phận hữu cơ của chính môi trường 
tự nhiên mình đang sống; (ii) Khuyến khích 
những dự án sử dụng công nghệ sạch, thân 
thiện với môi trường; (iii) Có chính sách quy 
định về lối sống và tiêu dùng xanh trong toàn 
xã hội; (iv) Thực thi nghiêm túc đánh giá tác 
động môi trường của từng dự án; (v) Thực 
hiện nguyên tắc đối tượng gây ô nhiễm môi 
trường phải trả chi phí để xử lý, khắc phục 
hậu quả, cải tạo và phục hồi môi trường; đối 
tượng được hưởng lợi từ tài nguyên, môi 
trường phải có nghĩa vụ đóng góp để đầu tư 
trở lại cho bảo vệ môi trường.
Kết luận
Sự thịnh vượng của một quốc gia, 
trước hết là thịnh vượng về kinh tế, không 
chỉ là khát vọng của bất cứ quốc gia nào. 
Việc hiện thực hóa mục tiêu này cần dựa 
trên những nền tảng vững chắc về một 
trình độ phát triển kinh tế nhất định đã đạt 
được và quan trọng hơn là một tầm nhìn xa 
rộng, một định hướng đúng đắn với sự đồng 
thuận và sức mạnh chung của toàn xã hội. 
Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, nhiệm 
vụ mang tính chiến lược của thời gian tới là 
phải vượt qua bẫy thu nhập trung bình với 
các định hướng lớn, gồm: (1) Nâng cao chất 
lượng thể chế kinh tế thị trường định hướng 
xã hội chủ nghĩa, hoàn tất quá trình chuyển 
đổi, giải quyết tốt hơn quan hệ giữa Nhà 
nước, thị trường và xã hội; (2) Đẩy mạnh 
hơn nữa quá trình cơ cấu lại nền kinh tế một 
cách thực chất để nhanh chóng định hình 
mô hình tăng trưởng kinh tế mới, chủ yếu 
dựa trên tăng năng suất lao động xã hội; (3) 
Phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ và 
đổi mới sáng tạo, nhất là thành tựu của Cách 
mạng Công nghiệp lần thứ tư, coi đó là động 
lực chủ yếu của mô hình tăng trưởng kinh tế 
mới; (4) Phát triển mạnh mạng lưới kết cấu 
hạ tầng và hệ thống đô thị, lấy sự phát triển 
đô thị làm động lực thúc đẩy, lôi kéo sự phát 
triển của mỗi vùng; (5) Phát triển con người 
và giá trị văn hóa Việt Nam, phát xã hội 
bền vững; và (6) Bảo vệ tốt môi trường, sử 
dụng hiệu quả tài nguyên và chủ động ứng 
phó với biến đổi khí hậu trong bối cảnh ảnh 
hưởng của chúng đến đời sống kinh tế và xã 
hội ngày phức tạp 
Tài liệu tham khảo 
1. Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Kinh 
tế Trung ương (2014), Bẫy thu nhập 
trung bình - Bài học cho Việt Nam, Nxb. 
Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Thế 
giới (2016), Việt Nam 2035 - Hướng tới 
Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và 
Dân chủ, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn 
kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 
XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
4. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn 
kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 
XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Tổng cục Thống kê (2018), Báo cáo 
Tình hình kinh tế - xã hội năm 2018.
6. Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới 
- WCED (1987), Báo cáo Brundtland.

File đính kèm:

  • pdfdinh_huong_phat_trien_de_viet_nam_tro_thanh_quoc_gia_thinh_v.pdf