Định hướng đổi mới dạy học giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường Trung học Phổ thông

Chương trình môn học Giáo dục công dân được Bộ Giáo dục và Đào

tạo thông qua ngày 26/12/2018, đã xác định môn học này ở cấp trung

học phổ thông có tên gọi là Giáo dục kinh tế và pháp luật. Môn học

này được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của

học sinh. Trong Chương trình mới, môn học có những thay đổi căn bản

và toàn diện về nội dung giáo dục, đặc biệt là nội dung giáo dục pháp

luật. Bằng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp vấn đề, bài viết

tập trung làm sáng tỏ những nội dung giáo dục pháp luật mới trong

môn học, đưa ra một số nhận xét, đánh giá về tính phù hợp và những

vấn đề đặt ra khi áp dụng Chương trình môn học mới. Từ những phân

tích này bài viết đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả

công tác giáo dục pháp luật trong dạy học Giáo dục kinh tế và pháp

luật ở trường trung học phổ thông.

Định hướng đổi mới dạy học giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường Trung học Phổ thông trang 1

Trang 1

Định hướng đổi mới dạy học giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường Trung học Phổ thông trang 2

Trang 2

Định hướng đổi mới dạy học giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường Trung học Phổ thông trang 3

Trang 3

Định hướng đổi mới dạy học giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường Trung học Phổ thông trang 4

Trang 4

Định hướng đổi mới dạy học giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường Trung học Phổ thông trang 5

Trang 5

Định hướng đổi mới dạy học giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường Trung học Phổ thông trang 6

Trang 6

Định hướng đổi mới dạy học giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường Trung học Phổ thông trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 9840
Bạn đang xem tài liệu "Định hướng đổi mới dạy học giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Định hướng đổi mới dạy học giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường Trung học Phổ thông

Định hướng đổi mới dạy học giáo dục pháp luật theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở trường Trung học Phổ thông
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 259 - 265 
 259 Email: jst@tnu.edu.vn 
INNOVATION ORIENTATION IN TEACHING LEGAL EDUCATION BY THE 
2018 GENERAL EDUCATION CURRICULUM IN HIGH SCHOOL 
Nguyen Thi Hoang Lan
1*
, Nguyen Mai Anh
2
1TNU - University of Sciences 
2TNU - University of Education 
ARTICLE INFO ABSTRACT 
Received: 23/5/2021 Curriculum for Citizenship Education, which was adopted by Ministry 
of Education and Training on December 26, 2018, was named 
Economic and Legal education in high school level. This subject is 
selected according to the student's aspirations and career orientation. In 
the new curriculum, there are fundamental and comprehensive changes 
in educational content, especially legal education content. This article 
focuses on clarifying new legal education contents in the subject, 
making some comments and assessments on the relevance of the new 
curriculum, the challenges for applying the new curriculum. From this 
analysis, the article proposes a number of measures to improve the 
effectiveness of legal education in teaching economic and legal 
education in high school. 
Revised: 09/6/2021 
Published: 09/6/2021 
KEYWORDS 
General education 
Legal education 
High school 
Economic and Legal education 
Education content 
ĐỊNH HƢỚNG ĐỔI MỚI DẠY HỌC GIÁO DỤC PHÁP LUẬT THEO CHƢƠNG 
TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
Nguyễn Thị Hoàng Lan1*, Nguyễn Mai Anh2 
1Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên 
2Trường Đại học Sư phạm - ĐH Thái Nguyên 
THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
Ngày nhận bài: 23/5/2021 Chương trình môn học Giáo dục công dân được Bộ Giáo dục và Đào 
tạo thông qua ngày 26/12/2018, đã xác định môn học này ở cấp trung 
học phổ thông có tên gọi là Giáo dục kinh tế và pháp luật. Môn học 
này được lựa chọn theo nguyện vọng và định hướng nghề nghiệp của 
học sinh. Trong Chương trình mới, môn học có những thay đổi căn bản 
và toàn diện về nội dung giáo dục, đặc biệt là nội dung giáo dục pháp 
luật. Bằng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp vấn đề, bài viết 
tập trung làm sáng tỏ những nội dung giáo dục pháp luật mới trong 
môn học, đưa ra một số nhận xét, đánh giá về tính phù hợp và những 
vấn đề đặt ra khi áp dụng Chương trình môn học mới. Từ những phân 
tích này bài viết đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả 
công tác giáo dục pháp luật trong dạy học Giáo dục kinh tế và pháp 
luật ở trường trung học phổ thông. 
Ngày hoàn thiện: 09/6/2021 
Ngày đăng: 09/6/2021 
TỪ KHÓA 
Giáo dục phổ thông 
Giáo dục pháp luật 
Trung học phổ thông 
Giáo dục kinh tế và pháp luật 
Nội dung giáo dục 
DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.4535 
*
 Corresponding author. Email: anhnm@tnue.edu.vn 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 259 - 265 
 260 Email: jst@tnu.edu.vn 
1. Giới thiệu 
Trong Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018, Bộ Giáo dục và Đào tạo 
đã chính thức thông qua Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chương trình này xác định giáo 
dục công dân là một trong những nội dung giáo dục quan trọng giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục 
ý thức và hành vi của công dân cho học sinh. Theo định hướng ngành nghề thì môn Giáo dục 
kinh tế và pháp luật là môn học bắt buộc đối với học sinh lựa chọn nghề nghiệp là Giáo dục chính 
trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật. Chính vì vậy, nội dung chủ yếu của 
môn học là học vấn phổ thông, cơ bản về kinh tế, pháp luật, thiết thực đối với định hướng nghề 
nghiệp sau trung học phổ thông của học sinh, gắn kết với nội dung giáo dục đạo đức và giá trị 
sống, kỹ năng sống, giúp học sinh có nhận thức đúng và thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách 
nhiệm công dân trong các quan hệ kinh tế và pháp luật. Như vậy, Chương trình giáo dục phổ 
thông tổng thể hiện nay đã xác định trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp ở trung học 
phổ thông đặc biệt chú trọng vào nội dung giáo dục kinh tế và pháp luật. Đây là một nội dung 
được nhiều công trình nghiên cứu bàn luận đến. 
Nhận thức được tầm quan trọng của giáo dục kinh tế trong chương trình giáo dục phổ thông 
mới, trên Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên số 07 (2020), tác giả Nguyễn 
Thị Hạnh đề xuất đổi mới nội dung giáo dục kinh tế trong Chương trình đào tạo cử nhân Giáo 
dục Chính trị ở Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên để đáp ứng chương trình giáo 
dục phổ thông mới [1], còn tác giả Trần Thị Lan lại tập trung làm sáng tỏ tính tất yếu và những 
yêu cầu đối với công tác bồi dưỡng năng lực giáo dục kinh tế cho giáo viên dạy Giáo dục công 
dân ở trường trung học phổ thông của Việt Nam nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình 
môn Giáo dục kinh tế và pháp luật sau năm 2020 [2]. Cũng với mục đích đáp ứng những yêu cầu 
của chương trình giáo dục phổ thông mới, tác giả Nguyễn Thị Hạnh phân tích những điểm thay 
đổi cơ bản trong Chương trình giáo dục phổ thông mới môn Giáo dục công dân về giáo dục kinh 
tế, từ đó làm rõ yêu cầu đổi m ... hĩa vụ lao động, quyền và nghĩa vụ bảo vệ, 
chăm sóc sức khỏe và bảo đảm an sinh xã hội, quyền và nghĩa vụ bảo vệ di sản văn hóa, bảo vệ 
môi trường và tài nguyên thiên nhiên. 
Chương trình môn học Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11 còn có 1 chuyên đề về giáo dục 
pháp luật là Một số vấn đề về luật Doanh nghiệp. 
Như vậy, nội dung giáo dục pháp luật ở bậc trung học phổ thông theo chương trình giáo dục 
phổ thông mới sẽ trải đều ở cả ba lớp 10, 11 và 12 chứ không chỉ tập trung ở lớp 12 như chương 
trình hiện hành. Bên cạnh đó, nội dung giáo dục pháp luật cũng rộng và sâu hơn vì môn học này 
dành cho học sinh định hướng theo học các ngành nghề Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, 
Kinh tế, Hành chính và Pháp luật. 
Theo Chương trình môn học Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10, ngoài những nội dung giáo 
dục pháp luật theo chương trình hiện hành như: khái niệm, bản chất, vai trò của pháp luật, thực 
hiện pháp luật, vi phạm pháp luật... môn học này còn giới thiệu cho học sinh một số nội dung mới 
như: giới thiệu về Hiến pháp, giới thiệu về hệ thống chính trị và bộ máy nhà nước Cộng hòa xã 
hội chủ nghĩa Việt Nam, tìm hiểu về Luật Hôn nhân và gia đình, pháp luật hình sự. 
Ở lớp 11, Chương trình mới có nội dung giáo dục về các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công 
dân được chia thành các nhóm: quyền bình đẳng của công dân, một số quyền dân chủ và tự do cơ 
bản của công dân. Những nội dung này đang được giảng dạy trong chương trình Giáo dục công 
dân lớp 12 hiện hành. Những nội dung mới chính là hai chuyên đề học tập là Pháp luật dân sự và 
Pháp luật lao động. 
Đến lớp 12, học sinh sẽ tiếp tục được giới thiệu về nhóm quyền và nghĩa vụ của công dân về 
kinh tế, quyền và nghĩa vụ của công dân về văn hóa - xã hội. Pháp luật quốc tế với hai nội dung 
về công pháp quốc tế và luật thương mại quốc tế là nội dung hoàn toàn mới của Chương trình 
môn học Giáo dục kinh tế và pháp luật. Hơn nữa, học sinh lớp 12 còn được tìm hiểu về pháp luật 
doanh nghiệp trong các chuyên đề học tập. 
3.3. Một số nhận xét, đánh giá về tính phù hợp và những vấn đề đặt ra khi áp dụng Chương 
trình môn học Giáo dục công dân mới 
Thứ nhất, việc đưa môn Giáo dục kinh tế và pháp luật (trước đây là môn Giáo dục công dân) 
ra khỏi hệ thống môn học bắt buộc ở bậc trung học phổ thông là hợp lý. Việc này sẽ giúp giảm 
bớt áp lực học tập đối với học sinh. Đối với các em học sinh không theo định hướng nghề nghiệp 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 259 - 265 
 263 Email: jst@tnu.edu.vn 
Giáo dục chính trị, Giáo dục công dân, Kinh tế, Hành chính và Pháp luật thì nội dung giáo dục 
pháp luật chỉ dừng lại ở các buổi học ngoại khóa hoặc được tích hợp vào các môn học khác. 
Thứ hai, nội dung giáo dục pháp luật của môn Giáo dục kinh tế và pháp luật khá rộng và sâu 
cung cấp cho học sinh những kiến thức pháp luật cụ thể, thiết thực với đời sống chứ không chỉ 
tập trung vào các kiến thức lý luận như trước kia. Cùng với yêu cầu cụ thể về phương pháp giáo 
dục trong Chương trình môn học, những nội dung giáo dục này được kỳ vọng sẽ chuyển các kiến 
thức pháp luật thành hành vi của công dân. Việc bổ sung những chuyên đề học tập như: pháp luật 
hình sự, dân sự, lao động, doanh nghiệp là thực sự cần thiết cho sự định hướng nghề nghiệp của 
các em học sinh Trung học phổ thông. 
Thứ ba, lượng kiến thức lớn và mới mẻ như trên cùng với áp lực về việc thay đổi phương 
pháp giáo dục cho phù hợp là những thách thức lớn đối với đội ngũ giáo viên phụ trách giảng dạy 
môn học này tại các trường phổ thông. Theo lộ trình đã công bố, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ áp 
dụng chương trình giáo dục phổ thông mới đối với bậc trung học phổ thông từ năm 2022 (bắt đầu 
từ lớp 10). Nghĩa là các nhà trường cần khẩn trương chuẩn bị cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên 
cho Chương trình mới. Vì vậy, việc tập huấn và bồi dưỡng cho giáo viên giảng dạy môn Giáo 
dục công dân cần phải được thực hiện thường xuyên theo lộ trình để chuẩn bị thật tốt cả về kiến 
thức và phương pháp giáo dục phù hợp với yêu cầu của môn học mới. 
3.4. Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật trong dạy 
học Giáo dục kinh tế và pháp luật ở trường trung học phổ thông 
3.4.1. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Giáo dục kinh tế và pháp luật ở 
trường trung học phổ thông 
Trong quá trình dạy học, giáo viên là một nhân tố không thể thiếu. Giáo viên giữ vai trò chủ 
đạo trong việc truyền đạt tri thức cho học sinh. Do vậy, việc xây dựng một đội ngũ giáo viên có 
chuyên môn, nghiệp vụ là việc làm quan trọng hàng đầu. Khoản 2 Điều 66, Luật Giáo dục năm 
2019 đã quy định rõ: “Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục” [7]. 
Một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất 
lượng giáo dục pháp luật cho học sinh trường trung học phổ thông nói riêng là phải nâng cao chất 
lượng đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn, vững nghiệp vụ. Giáo viên giảng dạy môn Giáo dục 
kinh tế và pháp luật cần được đào tạo chính quy, tránh tình trạng giáo viên kiêm nhiệm, dạy chéo, 
chuyển từ bộ môn khác sang Giáo dục kinh tế và pháp luật. Đồng thời, cần có kế hoạch bồi dưỡng 
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên chuyên ngành. Việc đào tạo, bồi 
dưỡng giáo viên giảng dạy bộ môn Giáo dục kinh tế và pháp luật cần chú ý những vấn đề sau: 
Thứ nhất, đổi mới phương pháp đào tạo giáo viên trong trường sư phạm 
Đào tạo giáo viên phải gắn với nhu cầu sử dụng. Do đó, việc đào tạo cần phải được lập kế hoạch 
cụ thể và có sự chỉ đạo từ các cơ quan, ban ngành chức năng. Đào tạo giáo viên gắn liền đào tạo cả 
về số lượng và chất lượng. Người được đào tạo phải nắm vũng kiến thức, phương pháp và hình 
thức tổ chức dạy học môn Giáo dục công dân. Đổi mới phương pháp đào tạo là công tác trọng tâm 
của việc nâng cao chất lượng đào tạo. Cần phải áp dụng nhiều biện pháp, trong đó có kế hoạch 
nghiên cứu công nghệ dạy học tiên tiến và đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho công tác dạy học: 
Rèn luyện nghiệp vụ, tổ chức các hoạt động nghiên cứu về công tác đào tạo giáo viên ở nước ngoài. 
Thứ hai, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng giáo viên 
Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh cần kết hợp với các cơ quan chức năng địa phương tổ chức 
những lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ, bổ sung kiến thức, cập nhật thông tin pháp luật cho 
đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên Giáo dục kinh tế và pháp luật nói riêng. Đồng thời, 
thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn, tăng cường việc trao đổi thông tin, nghiệp 
vụ giữa các giáo viên với nhau. Giáo viên làm công tác giáo dục pháp luật qua hoạt động ngoại 
khóa cho học sinh không chỉ có tri thức chuyên ngành, tri thức khoa học mà còn phải có kiến 
thức thực tế, kiến thức liên ngành. 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 259 - 265 
 264 Email: jst@tnu.edu.vn 
Thứ ba, chú trọng đến chính sách đãi ngộ với nhà giáo 
Chính sách đãi ngộ vật chất và tinh thần sẽ là động lực to lớn góp phần xây dựng đội ngũ giáo 
viên tâm huyết với nghề. Việc thực hiện chính sách đãi ngộ đối với nhà giáo, từng bước cải thiện 
đời sống và điều kiện làm việc của giáo viên, cán bộ quản lí giáo dục đang công tác ở vùng sâu, 
vùng cao, hải đảo cần được triển khai cụ thể đến từng trường. Bên cạnh đó cần xây dựng chế độ, 
chính sách khen thưởng phù hợp, kịp thời nhằm khuyến khích giáo viên gắn bó với nhiệm vụ 
nâng cao chất lượng giáo dục pháp luật cho học sinh. 
3.4.2. Đổi mới phương pháp dạy học pháp luật 
Đổi mới phương pháp giáo dục pháp luật cho học sinh cần lưu ý một số điểm sau: 
- Coi trọng thực hành, tránh lối giáo dục thiên về lý thuyết, phải xuất phát từ thực tế cuộc sống 
và vốn sống của bản thân học sinh. 
- Phải xuất phát từ mục tiêu, nội dung của môn học, gắn liền với nội dung môn học và phù 
hợp với đặc điểm tâm lí của học sinh. 
- Tăng cường sử dụng các phương tiện hiện đại (máy chiếu, băng, đĩa, hình, phương tiện nghe, 
nhìn) trong dạy học pháp luật. 
- Phương pháp dạy học phải phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong 
quá trình dạy học. Học sinh cần được hoạt động để tự chiếm lĩnh các tri thức, hình thành và phát 
triển các kĩ năng mới, hình thành thái độ tích cực với sự hướng dẫn giúp đỡ của giáo viên. Giáo 
viên cần tăng cường sử dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại coi người học là trung tâm. 
Tùy theo từng bài học mà giáo viên lựa chọn và kết hợp các phương pháp cho phù hợp: phương 
pháp thuyết trình, phương pháp tình huống, phương pháp vấn đáp, phương pháp đóng vai, 
3.4.3. Đa dạng hóa các hình thức giáo dục pháp luật 
Thứ nhất, đa dạng hóa các kênh thông tin để học sinh có thể dễ dàng tiếp cận các tri thức pháp 
luật. Nhà trường cần duy trì và thường xuyên bổ sung, cập nhật các kênh thông tin truyền thống 
như tủ sách pháp luật, sử dụng băng rôn, biển khẩu hiệu, pano, áp phích có nội dung nhắc nhở 
học sinh sống và làm việc theo pháp luật. Ngoài ra, cũng cần xây dựng website riêng hoặc bổ 
sung các mục về công tác giáo dục pháp luật trong website của trường để học sinh cập nhật thông 
tin, trao đổi, bàn luận và tìm hướng giải quyết cho những vấn đề bức xúc trong đời sống pháp 
luật, giao lưu, tôn vinh gương người tốt, việc tốt thông qua kênh thông tin báo chí, truyền hình, từ 
đó tác động mạnh mẽ tới tâm tư, tình cảm của em. 
Thứ hai, giáo dục pháp luật cho các em thông qua các hoạt động thực tiễn. Nhà trường và giáo 
viên bộ môn giáo dục quyền và nghĩa vụ lao động bằng cách đưa các em đến các cơ sở sản xuất, 
đến các vùng quê để tham gia lao động, đưa các em đến trung tâm cai nghiện khi giáo dục cho 
các em sự nguy hiểm của ma túy và phối hợp với cán bộ của trung tâm hướng dẫn các em cách 
phòng tránh ma túy, đưa các em đi thăm hỏi gia đình liệt sĩ, gia đình có công với cách mạng, gia 
đình có nạn nhân chất độc màu da cam để giáo dục các em biết yêu Tổ quốc, yêu hòa bình và 
luôn hành động vì mục tiêu đó; cho các em tham dự hoặc theo dõi các phiên tòa khi tìm hiểu về 
tố tụng hình sự và tố tụng dân sự 
Thứ ba, kết hợp giáo dục pháp luật với giáo dục đạo đức. Các nhà trường và các giáo viên nói 
chung, giáo viên môn giáo dục kinh tế và pháp luật nói riêng cần phải tìm kiếm các biện pháp cụ 
thể và phù hợp để tác động cùng lúc lên lòng tin của học sinh đối với các giá trị xã hội, những 
quy phạm đạo đức, quy phạm pháp luật, với công lý và lẽ phải từ đó giúp các em điều chỉnh hành 
vi cho phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và pháp luật. 
Thứ tư, lồng ghép việc phổ biến, giáo dục pháp luật tại các buổi sinh hoạt đầu giờ, sinh hoạt 
lớp, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt đoàn, hội, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ, tổ chức hội thảo tọa đàm 
về trách nhiệm của học sinh và cán bộ giáo viên trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Tổ chức 
các hoạt động, sinh hoạt tập thể để thu hút học sinh vào các hoạt động lành mạnh như liên hoan, 
văn nghệ, thi đấu thể thao, thi hùng biện với nội dung phòng chống tội phạm... 
TNU Journal of Science and Technology 226(08): 259 - 265 
 265 Email: jst@tnu.edu.vn 
Thứ năm, giáo dục pháp luật thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục 
ngoài giờ lên lớp là một trong những phương thức có khả năng đáp ứng cao nhiệm vụ giáo dục 
pháp luật cho học sinh phổ thông, cụ thể như: Hoạt động câu lạc bộ, tổ chức các hội thi tìm hiểu 
về pháp luật (quyền trẻ em, bảo vệ môi trường, bảo vệ di sản, an toàn giao thông) với các nội 
dung, hình thức phong phú và đa dạng. Thông qua hoạt động giáo dục ngoại khóa, ngoài giờ lên 
lớp, học sinh sẽ tiếp thu được kiến thức pháp luật một cách tự nhiên, sinh động với nhiều hình 
thức phù hợp, hấp dẫn tạo nên sân chơi lành mạnh thu hút được nhiều học sinh tham gia. 
4. Kết luận 
Đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phù hợp với nhu cầu của xã hội, chương 
trình giáo dục phổ thông mới nói chung đã có những thay đổi tích cực, Chương trình môn Giáo 
dục công dân cũng có những điểm mới căn bản. 
Giáo dục pháp luật theo định hướng phát triển năng lực người học cho học sinh các trường 
Trung học phổ thông là một tất yếu khách quan xuất phát từ yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp 
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, từ mục tiêu phát triển đào tạo thế hệ trẻ phát triển toàn diện, 
biết sống và làm việc theo chuẩn mực pháp luật, có trách nhiệm công dân và năng lực thích ứng 
với những điều kiện hoàn cảnh xã hội. Bài viết đã phân tích về những điểm khác biệt trong nội 
dung giáo dục pháp luật theo Chương trình môn học Giáo dục kinh tế và pháp luật so với nội 
dung này trong Chương trình môn Giáo dục công dân hiện hành và đưa ra một số nhận xét, đánh 
giá về tính phù hợp và những vấn đề đặt ra khi áp dụng Chương trình môn học mới; đề xuất một 
số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục pháp luật trong dạy học Giáo dục kinh tế 
và pháp luật ở trường trung học phổ thông, góp phần vào sự nghiệp đổi mới giáo dục căn bản và 
toàn diện. 
Lời cám ơn 
Nghiên cứu này được tài trợ bởi Đề tài khoa học và công nghệ cấp đại học, mã số ĐH2019-
TN04-03. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] T. H. Nguyen and T. H. L. Nguyen, "Innovation of the content of economic education in the bachelor of 
political education training training program at tnu – university of education meeting the new general 
education curriculum," (in Vietnamese), TNU Journal of Science and Technology, vol. 225, no. 07, pp. 
505-510, 2020. 
[2] T. L. Tran, "Fostering economic education capacity for citizen education teachers under the new 
general education program - requirements from reality," (in Vietnamese), TNU Journal of Science and 
Technology, vol. 225, no. 07, pp. 480-490, 2020. 
[3] T. H. Nguyen and T. T. H. Nguyen, "Innovation of teaching economics subjects in the bachel or of 
political education training program at the university of education - thai nguyen university meeting the 
requirements of the new general education curriculum," (in Vietnamese), TNU Journal of Science and 
Technology, vol. 225, no. 04, pp. 92-97, 2020. 
[4] M. A. Nguyen and T. H. L. Nguyen, "Renovation of legal education content in the bachelor’s degree 
program in political education of thai nguyen university of education to meet the requirements of the 
new general education curriculum," (in Vietnamese), TNU Journal of Science and Technology, vol. 
179, no. 03, pp. 85-89, 2018. 
[5] M. A. Nguyen and T. H. L. Nguyen, "Increase education content of civil rights for political education 
students in thai nguyen university of education meeting the new communication education program," 
(in Vietnamese), TNU Journal of Science and Technology, vol. 198, no. 05, pp. 175-180, 2019. 
[6] T. T. H. Le, "Improve the efficiency of state management on legal education for high school students in 
the current period," (in Vietnamese), Journal of education, special issue April, pp. 69-74, 2019. 
[7] National Assembly of Vietnam, Law on Education No. 43/2019/QH14, Official gazette, vol. 569, 570, 
pp. 3-53, 2019. 

File đính kèm:

  • pdfdinh_huong_doi_moi_day_hoc_giao_duc_phap_luat_theo_chuong_tr.pdf