Định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu: Một ví dụ đơn giản

Bài giảng này sử dụng một tình huống giả định đơn giản để minh họa các phương pháp định giá doanh

nghiệp dựa vào ngân lưu.

Công ty Hóa chất Chemco hiện có lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT0) bằng 100 tỷ đồng. Trong 5 năm

tiếp theo, doanh nghiệp có thể duy trì tốc độ tăng trưởng (gh) ở mức 10%/năm với suất sinh lợi trên vốn

(ROCh) bằng 12%.

Từ năm thứ 6 trở đi, Chemco bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định với tốc độ (gs) 5%/năm và suất sinh

lợi trên vốn (ROCs) bằng 10%.

Chemco duy trì một cơ cấu vốn với tỷ lệ nợ vay trên tổng giá trị doanh nghiệp hàng năm không đổi ở mức

20%. Lãi suất vay nợ là 7%/năm. Với cơ cấu vốn này, hệ số beta vốn chủ sở hữu của GP2 bằng 0,8.

Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (tC) bằng 25%. Lãi suất phi rủi ro (rf) bằng 5% và mức bù rủi ro thị

trường (E(rM) – rf) bằng 10%. Minh họa 1 trình bày việc thiết lập các thông số trên bảng tính Excel.

Định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu: Một ví dụ đơn giản trang 1

Trang 1

Định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu: Một ví dụ đơn giản trang 2

Trang 2

Định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu: Một ví dụ đơn giản trang 3

Trang 3

Định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu: Một ví dụ đơn giản trang 4

Trang 4

Định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu: Một ví dụ đơn giản trang 5

Trang 5

Định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu: Một ví dụ đơn giản trang 6

Trang 6

Định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu: Một ví dụ đơn giản trang 7

Trang 7

Định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu: Một ví dụ đơn giản trang 8

Trang 8

Định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu: Một ví dụ đơn giản trang 9

Trang 9

Định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu: Một ví dụ đơn giản trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 12 trang baonam 16960
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu: Một ví dụ đơn giản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu: Một ví dụ đơn giản

Định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu: Một ví dụ đơn giản
 CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY KINH TẾ FULBRIGHT NV12-32-77.0 
Bài giảng này do Nguyễn Xuân Thành, giảng viên Chính sách công, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright biên soạn. Các bài 
giảng của Chương trình Giảng dạy Fulbright được sử dụng làm tài liệu giảng dạy trên lớp học, chứ không phải là để ủng hộ, phê 
bình hay dùng làm nguồn số liệu cho một tình huống chính sách cụ thể. 
Bản quyền © 2012 Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. 
 04/12/2012 
N G U Y Ễ N X U Â N T H À N H 
ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP DỰA VÀO NGÂN LƯU: 
MỘT VÍ DỤ ĐƠN GIẢN 
Bài giảng này sử dụng một tình huống giả định đơn giản để minh họa các phương pháp định giá doanh 
nghiệp dựa vào ngân lưu. 
Công ty Hóa chất Chemco hiện có lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT0) bằng 100 tỷ đồng. Trong 5 năm 
tiếp theo, doanh nghiệp có thể duy trì tốc độ tăng trưởng (gh) ở mức 10%/năm với suất sinh lợi trên vốn 
(ROCh) bằng 12%. 
Từ năm thứ 6 trở đi, Chemco bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định với tốc độ (gs) 5%/năm và suất sinh 
lợi trên vốn (ROCs) bằng 10%. 
Chemco duy trì một cơ cấu vốn với tỷ lệ nợ vay trên tổng giá trị doanh nghiệp hàng năm không đổi ở mức 
20%. Lãi suất vay nợ là 7%/năm. Với cơ cấu vốn này, hệ số beta vốn chủ sở hữu của GP2 bằng 0,8. 
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (tC) bằng 25%. Lãi suất phi rủi ro (rf) bằng 5% và mức bù rủi ro thị 
trường (E(rM) – rf) bằng 10%. Minh họa 1 trình bày việc thiết lập các thông số trên bảng tính Excel. 
1. Ngân lưu tự do doanh nghiệp (Free Cash Flow to Firm - FCFF) 
Ngân lưu tự do doanh nghiệp đo lường dòng tiền sau thuế tạo ra từ hoạt động của doanh nghiệp chỉ để 
phân phối cho chủ sở hữu và chủ nợ. Vậy, các dòng tiền thuộc về chủ sở hữu hoặc chủ nợ phải được tính 
vào FCFF và dòng tiền không thuộc một trong hai nhóm đối tượng này đều phải được loại bỏ khỏi FCFF. 
Trên quan điểm không phân biệt nguồn gốc huy động là nợ hay vốn chủ sở hữu, chi phí vốn tương ứng 
với ngân lưu tự do doanh nghiệp phải là bình quân trọng số của chi phí vốn chủ sở hữu và chi phí nợ 
vay. Nói một cách khác, doanh nghiệp được định giá bằng cách chiết khấu FCFF theo WACC. 
Theo mô hình định giá tài sản vốn (CAPM), chi phí vốn chủ sở hữu của Chemco được tính theo công 
thức: 
rE = rf +  × (E(rM) – rf) = 5% + 0,8 × 10% = 13% 
Định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu: Một ví dụ đơn giản NV12-32-77.0 
Trang 2/12 
Vì không gặp khó khăn tài chính nên lãi suất vay ngân hàng chính là chi phí nợ vay của doanh nghiệp: rD 
= 7%. 
WACC được tính sau thuế để bao hàm lợi ích của lá chắn thuế khi vay nợ. Tức là, do chi phí lãi vay được 
khấu trừ thuế nên mặc dù doanh nghiệp chịu lãi suất rD, nhưng về mặt hiệu dụng thì chỉ phải trả (1 – 
tC)rD với khoản tCrD là khoản thuế thu nhập doanh nghiệp được giảm do vay nợ. 
Với cơ cấu vốn không đổi, chi phí vốn bình quân trọng số sau thuế (Weighted Average Cost of Capital – 
WACC) của Chemco bằng: 
WACC = 1E DE C D
E D E D
V V
r t r
V V V V
= 80% × 13% + 20% × (1 – 25%) × 7% = 11,45% 
Theo nguyên tắc chiết khấu ngân lưu, giá trị doanh nghiệp được tính theo công thức tổng quát: 
V = 31 2
2 3
1
....
1 (1 ) (1 ) (1 )
i
i
i
FCFF FCFFFCFF FCFF
WACC WACC WACC WACC
 
Điểm đặc biệt cần được lưu ý là WACC đã tính tới lợi ích lá chắn thuế của nợ vay nên FCFF không tính 
đến lợi ích này nữa. Vì vậy, FCFF được thiết lập cho trường hợp doanh nghiệp không vay nợ và do vậy 
không có chi phí lãi vay để khấu trừ thuế. Toàn bộ lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) là lợi nhuận 
chịu thuế. Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp (nếu không vay nợ) bằng EBIT(1 – tC). 
Khấu hao (DEPR) là khoản chi phí kế toán được khấu trừ để tính EBIT, nhưng không phải là một hạng 
mục ngân lưu. Vì vậy để thiết lập ngân lưu, ta cộng trở lại khấu hao vào lợi nhuận sau thuế của doanh 
nghiệp. 
Hàng năm, doanh nghiệp phải thực hiện đầu tư tài sản cố định (TSCĐ) và đây là khoản ngân lưu ra và 
phải được khấu trừ khi tính ngân lưu tư do. Lưu ý rằng chi phí đầu tư TSCĐ (CAPEX) là chi phí ròng sau 
khi đã cộng dòng tiền nếu có từ hoạt động thanh lý tài sản. 
EBIT được tính toán dựa vào doanh thu và chi phí kế toán. Doanh thu bao gồm cả các khoản bán chịu 
(phải thu) nên không nhất thiết là ngân lưu. Tương tự, chi phí bao gồm các khoản mua chịu (phải trả) nên 
cũng không nhất thiết là ngân lưu. Do vậy, tính toán ngân lưu cần điều chỉnh cho thay đổi vốn lưu động. 
Cụ thể, gia tăng vốn lưu động ( WC) là ngân lưu ra và phải được trừ đi khi tính ngân lưu tự do. 
Ngân lưu tự do doanh nghiệp được tính theo công thức tổng quát sau: 
FCFF = EBIT(1 – tC) + DEPR – CAPEX – WC 
Ta có thể viết lại công thức trên dưới dạng: 
FCFF = EBIT(1 – tC) – [(CAPEX – DEPR) + WC] 
Nếu coi (CAPEX – DEPR) là đầu tư vào TSCĐ ròng và WC là đầu tư vào tài sản lưu động ròng thì tổng 
của hai khoản này là mức tái đầu tư (REINV) của doanh nghiệp. 
FCFF = EBIT(1 – tC) – REINV 
Định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu: Một ví dụ đơn giản NV12-32-77.0 
Trang 3/12 
Căn cứ vào báo cáo tài chính ta có t ... g: 7,5/12% = 62,5 tỷ đồng. Trong 
khoản lợi nhuận sau thuế 75 tỷ đồng, Chemco dành 62,6 tỷ đồng để tái đầu tư. Tỷ lệ tái đầu tư bằng: 
62,5/75 = 83,33%. 
Một cách tổng quát, tỷ lệ tái đầu tư, suất sinh lợi trên vốn và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận hàng năm của 
doanh nghiệp có mối quan hệ theo công thức sau: 
h = gh/ROCh = 10%/12% = 83,33% 
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế của Chemco vào năm 1: 
EBIT1 = EBIT0 × (1 + gh) = 100 × (1 + 10%) = 110 (tỷ đồng) 
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp nếu không vay nợ vào năm 1: 
EBIT1(1 – tC) = 110 × (1 – 25%) = 82,5 (tỷ đồng) 
Mức tái đầu tư của doanh nghiệp vào năm 1: 
REINV1 = EBIT1(1 – tC) × h = 82,5 × 83,33% = 68,75 (tỷ đồng) 
Ngân lưu tự do doanh nghiệp vào năm 1: 
FCFF1 = EBIT1(1 – tC)(1 – h) = 82,5 × (1 – 83,33%) = 13,75 (tỷ đồng) 
Một cách tổng quát, FCFF trong 5 năm đầu tiên (i = 1,2,..,5) được tính bằng công thức: 
FCFFi = EBIT0(1 + gh)i(1 – tC)(1 – h) 
Định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu: Một ví dụ đơn giản NV12-32-77.0 
Trang 4/12 
Bảng 1: Ngân lưu tự do doanh nghiệp Chemco trong 5 năm đầu tiên 
Đơn vị: tỷ đồng 
1 2 3 4 5 
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế, EBIT 110,00 121,00 133,10 146,41 161,05 
 - Thuế TNDN 27,50 30,25 33,28 36,60 40,26 
EBIT(1 – tC) 82,50 90,75 99,83 109,81 120,79 
 - Tái đầu tư 68,75 75,63 83,19 91,51 100,66 
Ngân lưu tự do doanh nghiệp, FCFF 13,75 15,13 16,64 18,30 20,13 
Doanh nghiệp thường được coi là sẽ tồn tại mãi mãi (ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ khi ta biết 
trước doanh nghiệp sẽ chấm dứt hoạt động vào một thời điểm nhất định và thanh lý tài sản). Tuy nhiên, 
việc ước lượng ngân lưu cho từng năm mãi mãi về sau là điều không thể. Trong mô hình định, ta phải 
xác định một thời điểm mà sau đó ta sẽ không ước tính ngân lưu một cách cụ thể nữa. Thay vào đó, ta coi 
doanh nghiệp có một giá trị kết thúc (terminal value – TV) bằng tổng ngân lưu tự do từ thời điểm đó đến 
mãi mãi về sau chiết khấu về năm kết thúc. 
Cách làm trên cũng phù hợp với một thực tế là mọi doanh nghiệp, nếu không đang tăng trưởng ổn định, 
thì sau một giai đoạn tăng trưởng bất thường cũng sẽ bước vào ổn định. Quy mô ngày một lớn của doanh 
nghiệp, vị thế độc quyền bị xói mòn, sự chín muồi hay già cỗi của công nghệ và sản phẩm, mức độ phát 
triển của thị trường là những yếu tố quyết định việc doanh nghiệp sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn 
định. 
Trong giai đoạn tăng trưởng ổn định, ta thường giả định doanh nghiệp có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận 
không đổi mãi mãi về sau. Gọi n là năm cuối cùng trước khi bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định, giá 
trị kết thúc chính là giá trị hiện tại quy về năm n của chuỗi ngân lưu tăng đều mãi mãi từ năm n +1 trở đi 
với tốc độ tăng gs. 
TV = 
s
nsnsnn
gWACC
FCFF
WACC
gFCFF
WACC
gFCFF
WACC
FCFF
 1
3
2
3
2
21 ...
)1(
)1(
)1(
)1(
1
Đối với Chemco, sau 5 năm tăng trưởng nhanh, doanh nghiệp sẽ bước vào giai đoạn tăng trưởng ổn định 
từ năm thứ 6 trở đi. Lợi nhuận trước lãi vay và thuế của GDPCo bằng: 
EBIT6 = EBIT5 × (1 + gs) = 161,05 × (1 + 5%) = 169,10 (tỷ đồng) 
Lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp nếu không vay nợ vào năm 6: 
EBIT6(1 – tC) = 169,10 × (1 – 25%) = 126,83 (tỷ đồng) 
Tỷ lệ tái đầu tư của doanh nghiệp trong giai đoạn tăng trưởng ổn định: 
s = gs/ROCs = 5%/10% = 50% 
Mức tái đầu tư của doanh nghiệp vào năm 6: 
REINV6 = EBIT6(1 – tC) × s = 126,83 × 50% = 63,41 (tỷ đồng) 
Định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu: Một ví dụ đơn giản NV12-32-77.0 
Trang 5/12 
Ngân lưu tự do doanh nghiệp vào năm 6: 
FCFF6 = EBIT6(1 – tC)(1 – s) = 126,83 × (1 – 50%) = 63,41 (tỷ đồng) 
Lưu ý rằng ngân lưu tự do vào năm bắt đầu tăng trưởng ổn định phải tính như trên chứ không phải bằng 
ngân lưu tự do của năm trước đó nhân với 1 cộng tốc độ tăng trưởng ổn định. Lý do là mặc dù lợi nhuận 
bắt đầu tăng trưởng với tốc độ ổn định, nhưng tỷ lệ tái đầu tư cũng đã thay đổi nên ngân lưu tự do sẽ 
tăng trưởng với tốc độ khác. 
Giá trị kết thúc của Chemco: 
TV = 
%5%45,11
41,636
 sgWACC
FCFF
= 983,16 (tỷ đồng) 
Giá trị hiện tại của giá trị kết thúc: 
PV(TV) = 77,571
%)45,111(
16,983
)1( 55
 WACC
TV
 (tỷ đồng) 
Giá trị doanh nghiệp bằng tổng các giá trị hiện tại của FCFF trong những năm tăng trưởng nhanh rồi 
cộng với PV(TV): 
V = )(
)1()1()1()1(1 5
5
4
4
3
3
2
21 TVPV
WACC
FCFF
WACC
FCFF
WACC
FCFF
WACC
FCFF
WACC
FCFF
= 77,571
%)45,111(
13,20
%)45,111(
30,18
%)45,111(
64,16
%)45,111(
13,15
%45,111
75,13
5432
= 12,34 + 12,18 + 12,02 + 11,86 + 11,71 + 571,77 
= 631,88 (tỷ đồng) 
Giá trị doanh nghiệp 631,88 tỷ đồng là giá trị tính tại thời điểm cuối năm 0. Với tỷ lệ nợ vay 20%, Chemco 
phải vay 126,38 tỷ đồng. Giá trị vốn chủ sở hữu, VE = 505,50 tỷ đồng. Minh họa 2 trình bày bảng tính 
Excel định giá doanh nghiệp theo phương pháp FCFF. 
2. Lịch nợ vay (Debt Schedule) 
Phương pháp định giá doanh nghiệp theo FCFF không đòi hỏi chúng ta phải xác định nợ vay và chi phí 
lãi vay tương ứng hàng năm vì giả định việc ước lượng ngân lưu của doanh nghiệp trong trường hợp 
không vay nợ. Chính vì vậy, đây là phương pháp định giá phổ biến nhất. Ngược lại, để áp dụng những 
phương pháp định giá sau đây, chúng ta sẽ phải thiết lập lịch nợ vay cụ thể của doanh nghiệp qua các 
năm. 
Theo thời gian, giá trị doanh nghiệp thay đổi. Với tỷ lệ nợ vay không đổi thì giá trị nợ cũng thay đổi theo 
thời gian. Để biết được nợ vay mỗi năm, ta phải xác định giá trị doanh nghiệp mỗi năm. Theo nguyên lý 
giá trị thời gian của dòng tiền, giá trị doanh nghiệp vào cuối mỗi năm bằng tổng giá trị của ngân lưu ròng 
mà doanh nghiệp tạo ra từ năm kế tiếp trở đi chiết khấu về cuối năm đang xem xét. 
Giá trị doanh nghiệp vào cuối năm 1: 
Định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu: Một ví dụ đơn giản NV12-32-77.0 
Trang 6/12 
V1 = 
44
5
3
4
2
32
)1()1()1()1(1 WACC
TV
WACC
FCFF
WACC
FCFF
WACC
FCFF
WACC
FCFF
= 
4432 %)45,111(
16,983
%)45,111(
13,20
%)45,111(
30,18
%)45,111(
64,16
%45,111
13,15
= 690,48 (tỷ đồng) 
Giá trị doanh nghiệp vào cuối năm 2: 
V2 = 
33
5
2
43
)1()1()1(1 WACC
TV
WACC
FCFF
WACC
FCFF
WACC
FCFF
= 
332 %)45,111(
16,983
%)45,111(
13,20
%)45,111(
30,18
%45,111
64,16
= 754,41 (tỷ đồng) 
Giá trị doanh nghiệp vào cuối năm 3: 
V3 = 
22
54
)1()1(1 WACC
TV
WACC
FCFF
WACC
FCFF
= 
22 %)45,111(
16,983
%)45,111(
13,20
%45,111
30,18
= 824,15 (tỷ đồng) 
Giá trị doanh nghiệp vào cuối năm 4: 
V4 = 
WACC
TV
 1
= 
%45,111
16,983
= 900,22 (tỷ đồng) 
Giá trị doanh nghiệp vào cuối năm 5 bằng tổng giá trị hiện tại của ngân lưu năm 6 trở đi. Đó chính là giá 
trị kết thúc quy về năm 5. 
V5 = TV = 983,16 (tỷ đồng) 
Giá trị doanh nghiệp vào cuối năm 6 bằng tổng giá trị hiện của ngân lưu năm 7 trở đi. Vì đây cũng là 
ngân lưu tăng đều mãi mãi, nên giá trị doanh nghiệp vào cuối năm 6 bằng: 
V6 = 
%5%45,11
%)51(41,63)1(67
 s
s
s gWACC
gFCFF
gWACC
FCFF
= 1032,32 (tỷ đồng) 
Bây giờ ta có thể xác định được nợ vay mỗi năm bằng 20% giá trị doanh nghiệp vào năm đó. Bảng 2 trình 
bày các giá trị này và Bảng 3 trình bày lịch nợ vay. 
Bảng 2: Giá trị doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu và nợ vay 
Đơn vị: tỷ đồng 
1 2 3 4 5 6 
Giá trị doanh nghiệp 690,48 754,41 824,15 900,22 983,16 1,032,32 
Giá trị vốn chủ sở hữu 552,38 603,53 659,32 720,17 786,53 825,85 
Giá trị nợ 138,10 150,88 164,83 180,04 196,63 206,46 
Định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu: Một ví dụ đơn giản NV12-32-77.0 
Trang 7/12 
Bảng 3: Lịch nợ vay 
Đơn vị: tỷ đồng 
1 2 3 4 5 6 
Dư nợ đầu kỳ 126,38 138,10 150,88 164,83 180,04 196,63 
Vay nợ mới/trả nợ cũ 11,72 12,79 13,95 15,21 16,59 9,83 
Trả lãi vay 8,85 9,67 10,56 11,54 12,60 13,76 
Dư nợ cuối kỳ 138,10 150,88 164,83 180,04 196,63 206,46 
3. Ngân lưu vốn doanh nghiệp (Capital Cash Flow – CCF) 
Giá trị doanh nghiệp cũng có thể được tính bằng cách xác định ngân lưu ròng của doanh nghiệp theo 
đúng như thực tế khi có vay nợ. Ngân lưu ròng doanh nghiệp này còn được gọi là ngân lưu vốn và cũng 
chỉ thuộc về chủ nợ và chủ đầu tư, nhưng có tính đến lợi ích của vay nợ là chi phí lãi vay được khấu trừ 
khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Để tính được CCF hàng năm, ta phải tính được giá trị nợ vay hàng 
năm để từ đó tính được chi phí lãi vay. Tức là, phương pháp ngân lưu vốn đòi hỏi ta phải lập lịch trả nợ 
như trong Bảng 3. 
Lợi nhuận trước thuế (EBT) bằng lợi nhuận trước lãi vay và thuế (EBIT) trừ đi chi phí lãi vay: 
EBT = EBIT – rDD 
Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp, tương ứng với một khoản ngân lưu ra, bằng: 
EBT × tC = (EBIT – rDD) × tC 
Ngân lưu vốn doanh nghiệp là dòng tiền thực tế chỉ thuộc về chủ sở hữu và chủ nợ. Vì vậy, ta phải trừ 
thuế TNDN và tái đầu tư (là hai hạng mục ngân lưu ra) khỏi EBIT. Theo nguyên tắc này, CCF có thể được 
biểu diễn theo hai cách. 
Theo cách thứ nhất, ngân lưu vốn bằng: 
CCF = EBIT – Thuế TNDN – Tái đầu tư 
CCF = EBT + Chi phí lãi vay – Thuế TNDN – Tái đầu tư 
CCF = NI + Chi phí lãi vay – Tái đầu tư 
Theo cách thứ hai, ngân lưu vốn bằng: 
CCF = EBIT – (EBIT – rDD) × tC – Tái đầu tư 
CCF = EBIT(1 – tC)(1 – ) + rDDtC 
Theo cách biểu diễn thứ hai, rDDtC chính là lá chắn thuế của nợ vay. CCF bằng FCFF cộng với là chắn thuế 
của nợ vay. Đó là vì FCFF là ngân lưu ròng doanh nghiệp giả định cho trường hợp doanh nghiệp không 
vay nợ, còn CCF là ngân lưu ròng doanh nghiệp thực tế có vay nợ và bao hàm lợi ích của lá chắn thuế. Vì 
CCF đã bao hàm lợi ích của lá chắn thuế nên suất chiết khấu áp dụng cho CCF không phải điều chỉnh cho 
lợi ích này nữa. Nói một cách khác, suất chiết khấu áp dụng cho CCF là WACC trước thuế. 
Định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu: Một ví dụ đơn giản NV12-32-77.0 
Trang 8/12 
CCAW ˆ = E DE D
E D E D
V V
r r
V V V V
= 80% × 13% + 20% × 7% = 11,8% 
Bảng 4 trình bày kết quả tính toán ngân lưu vốn doanh nghiệp của Chemco. 
Bảng 4: Ngân lưu vốn doanh nghiệp 
Đơn vị: tỷ đồng 
1 2 3 4 5 6 
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế, EBIT 110,00 121,00 133,10 146,41 161,05 169,10 
 - Chi phí lãi vay 8,85 9,67 10,56 11,54 12,60 13,76 
Lợi nhuận trước thuế, EBT 101,15 111,33 122,54 134,87 148,45 155,34 
 - Thuế TNDN 25,29 27,83 30,63 33,72 37,11 38,83 
 - Tái đầu tư 68,75 75,63 83,19 91,51 100,66 63,41 
+ Chi phí lãi vay 8,85 9,67 10,56 11,54 12,60 13,76 
Ngân lưu vốn doanh nghiệp, CCF 15,96 17,54 19,28 21,19 23,28 66,85 
Giá trị kết thúc của Chemco: 
TV = 
%5%8,11
85,66
ˆ
6
 sgCCAW
CCF
= 983,16 (tỷ đồng) 
Giá trị hiện tại của giá trị kết thúc: 
PV(TV) = 88,562
%)8,111(
16,983
)ˆ1(
55
 CCAW
TV
 (tỷ đồng) 
Giá trị doanh nghiệp bằng tổng các giá trị hiện tại của CCF trong những năm tăng trưởng nhanh rồi cộng 
với PV(TV): 
V = )(
)ˆ1()ˆ1()ˆ1()ˆ1(ˆ1 5
5
4
4
3
3
2
21 TVPV
CCAW
CCF
CCAW
CCF
CCAW
CCF
CCAW
CCF
CCAW
CCF
= 88,562
%)8,111(
28,23
%)8,111(
19,21
%)8,111(
28,19
%)8,111(
54,17
%8,111
96,15
5432
= 14,28 + 14,03 + 13,80 + 13,56 + 13,33 + 562,88 
= 631,88 (tỷ đồng) 
Vậy, phương pháp chiết khấu ngân lưu vốn doanh nghiệp theo WACC trước thuế cũng cho kết quả giá trị 
doanh nghiệp bằng đúng như phương pháp chiết khấu ngân lưu tự do doanh nghiệp theo WACC sau 
thuế. Tuy nhiên, để áp dụng phương pháp ngân lưu vốn, ta phải thiết lập lịch nợ vay, mà điều này chỉ 
làm được khi biết dư nợ hàng năm. Minh họa 3 trình bày bảng tính Excel định giá doanh nghiệp theo 
phương pháp CCF. 
Định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu: Một ví dụ đơn giản NV12-32-77.0 
Trang 9/12 
4. Ngân lưu tự do chủ đầu tư (Free Cash Flow to Equity – FCFE) 
Phương pháp chiết khấu ngân lưu thứ ba là dựa vào ngân lưu tự do mà chủ đầu tư được hưởng. Ta biết 
rằng ngân lưu vốn doanh nghiệp tính được ở phần trên thuộc về cả chủ nợ lẫn chủ đầu tư. Vì vậy, ngân 
lưu tự do chủ đầu tư được tính bằng cách bóc tách ngân lưu nợ vay mà chủ nợ được hưởng (trả lãi vay 
và trả nợ gốc ròng) ra khỏi ngân lưu vốn doanh nghiệp. Chiết khấu FCFE bằng chi phí vốn chủ sở hữu, rE 
cho ta giá trị vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, VE. 
Lợi nhuận ròng (NI) của doanh nghiệp bằng lợi nhuận sau thuế (EBT) trừ đi thuế TNDN: 
NI = EBT(1 – tC) = (EBIT – rDD)(1 – tC) 
Ngân lưu tự do vốn chủ sở hữu bằng: 
FCFE = NI – Tái đầu tư + Vay nợ mới – Trả nợ cũ 
FCFE = (EBIT – rDD)(1 – tC) – EBIT(1 – tC) + Vay nợ mới – Trả nợ cũ 
FCFE = EBIT(1 – tC)(1 – ) + rDDtC – (rDD – Vay nợ mới + Trả nợ cũ) 
Lưu ý rằng FCFE bằng ngân lưu vốn doanh nghiệp đo bằng EBIT(1 – tC)(1 – ) + rDDtC trừ đi ngân lưu nợ 
vay đo bằng (Lãi vay – Vay nợ mới + Trả nợ cũ). 
Bảng 5: Ngân lưu tự do vốn chủ sở hữu 
Đơn vị: tỷ đồng 
1 2 3 4 5 6 
Lợi nhuận trước lãi vay và thuế, EBIT 110,00 121,00 133,10 146,41 161,05 169,10 
 - Chi phí lãi vay 8,85 9,67 10,56 11,54 12,60 13,76 
Lợi nhuận trước thuế, EBT 101,15 111,33 122,54 134,87 148,45 155,34 
 - Thuế TNDN 25,29 27,83 30,63 33,72 37,11 38,83 
Lợi nhuận ròng 75,87 83,50 91,90 101,15 111,34 116,50 
 - Tái đầu tư 68,75 75,63 83,19 91,51 100,66 63,41 
 + Vay nợ mới 11,72 12,79 13,95 15,21 16,59 9,83 
Ngân lưu tự do vốn chủ sở hữu, FCFE 18,84 20,66 22,66 24,86 27,27 62,92 
Giá trị kết thúc của FCFE: 
TVE = 
%5%13
92,626
 sE gr
FCFE
= 786,53 (tỷ đồng) 
Giá trị hiện tại của giá trị kết thúc: 
PV(TVE) = 90,426
%)131(
53,786
)1( 55
 E
E
r
TV
 (tỷ đồng) 
Định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu: Một ví dụ đơn giản NV12-32-77.0 
Trang 10/12 
Giá trị vốn chủ sở hữu bằng tổng các giá trị hiện tại của FCFE trong những năm tăng trưởng nhanh rồi 
cộng với PV(TVE): 
VE = )(
)1()1()1()1(1 5
5
4
4
3
3
2
21
E
EEEEE
TVPV
r
FCFE
r
FCFE
r
FCFE
r
FCFE
r
FCFE
= 90,426
%)131(
27,27
%)131(
86,24
%)131(
66,22
%)131(
66,20
%131
84,18
5432
= 16,67 + 16,18 + 15,71 + 15,25 + 14,80 + 426,90 
= 505,50 (tỷ đồng) 
Phương pháp chiết khấu ngân lưu tự do chủ đầu tư cũng cho kết quả giá trị vốn chủ sở hữu bằng đúng 
như phương chiết khấu ngân lưu tự do doanh nghiệp và ngân lưu vốn doanh nghiệp. Kết quả này có 
được là do cơ cấu vốn của doanh nghiệp được giữ nguyên không đổi trong tất cả các năm và cơ cấu vốn 
được tính dựa vào giá trị đích thực của nợ vay và vốn chủ sở hữu. Trên thực tế, doanh nghiệp có cơ cấu 
vốn thay đổi theo thời gian. Hơn thế nữa, ta không bao giờ biết trước được giá trị đích thực của nợ vay 
hay vốn chủ sở hữu, mà chỉ biết được giá trị sổ sách và có thể là giá trị thị trường. Do vậy, trong đinh giá 
doanh nghiệp trên thực tế, ba phương pháp chiết khấu ngân lưu thường cho kết quả khác nhau. Minh 
họa 4 trình bày bảng tính Excel định giá doanh nghiệp theo phương pháp FCFE. 
Định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu: Một ví dụ đơn giản NV12-32-77.0 
Trang 11/12 
Minh họa 1: Thông số trên bảng tính Excel 
Minh họa 2: Chiết khấu ngân lưu tự do doanh nghiệp bằng WACC sau thuế 
Định giá doanh nghiệp dựa vào ngân lưu: Một ví dụ đơn giản NV12-32-77.0 
Trang 12/12 
Minh họa 3: Chiết khấu ngân lưu vốn doanh nghiệp bằng WACC trước thuế 
Minh họa 4: Chiết khấu ngân lưu tự do chủ đầu tư bằng chi phí vốn chủ sở hữu 

File đính kèm:

  • pdfdinh_gia_doanh_nghiep_dua_vao_ngan_luu_mot_vi_du_don_gian.pdf