Điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong các cơ sở giáo dục thường xuyên: Thực trạng và biện pháp

Trong những năm trước đây, đồng thời với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) thì giáo dục

thường xuyên (GDTX) cũng tiến hành đổi mới chương trình GDTX. Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang thực hiện Chương

trình GDPT 2018, theo lộ trình đến năm học 2022-2023 sẽ thực hiện chương trình lớp 10. Theo định hướng của Bộ

GD-ĐT, Chương trình GDPT 2018 sẽ được thực hiện trong các trường THPT và trong các cơ sở GDTX nhưng không

xây dựng chương trình riêng cho GDTX mà chỉ xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình.

Dựa trên kết quả nghiên cứu, hồi cứu các tài liệu, khảo sát bằng hình thức online xin ý kiến của 121 cán bộ quản

lí (CBQL), giáo viên (GV) trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở GDTX (từ 01/10/2020 đến 25/10/2020) về thực trạng

các điều kiện đảm bảo chương trình, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện Chương

trình GDPT 2018 trong các cơ sở GDTX có chất lượng và hiệu quả để thu hút đối tượng học sinh sau THCS tham

gia học ở trung tâm GDTX, góp phần thực hiện phân luồng học sinh sau THCS.

Điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong các cơ sở giáo dục thường xuyên: Thực trạng và biện pháp trang 1

Trang 1

Điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong các cơ sở giáo dục thường xuyên: Thực trạng và biện pháp trang 2

Trang 2

Điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong các cơ sở giáo dục thường xuyên: Thực trạng và biện pháp trang 3

Trang 3

Điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong các cơ sở giáo dục thường xuyên: Thực trạng và biện pháp trang 4

Trang 4

Điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong các cơ sở giáo dục thường xuyên: Thực trạng và biện pháp trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 03/01/2022 9880
Bạn đang xem tài liệu "Điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong các cơ sở giáo dục thường xuyên: Thực trạng và biện pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong các cơ sở giáo dục thường xuyên: Thực trạng và biện pháp

Điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong các cơ sở giáo dục thường xuyên: Thực trạng và biện pháp
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 491 (Kì 1 - 12/2020), tr 28-32 ISSN: 2354-0753 
28 
ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH 
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 TRONG CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC THƯỜNG XUYÊN: 
THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP 
Nguyễn Minh Tuấn+, 
Mai Thị Phương, 
Nguyễn Duy Long 
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam 
+Tác giả liên hệ ● Email: minhtuan@vnies.edu.vn 
Article History 
Received: 30/10/2020 
Accepted: 25/11/2020 
Published: 05/12/2020 
Keywords 
guaranteed conditions, 
general education program, 
continuing education, 
vocational education. 
ABSTRACT 
According to the roadmap for educational renewal, the 2018 General 
Education Curriculum will be applied in high schools and continuing 
education institutions by 2022. However, the current conditions of continuing 
education institutions still have many limitations, difficulties and 
shortcomings, so it is necessary to provide appropriate solutions to ensure the 
quality and effectiveness of implementing the 2018 general education 
curriculum in continuing education institutions. The study is to assess the 
current situation of a number of assurance conditions for the implementation 
of the 2018 General Education curriculum in continuing education 
institutions that the contingent of administrators, teachers, teaching and 
learning materials, facilities and equipment still have many limitations and 
shortcomings. Accordingly, the research team has proposed a number of 
solutions for the above current situation. Solutions implemented in a 
synchronous way is to ensure the quality and effectiveness of the general 
education curriculum in continuing education institutions as well as good 
support for student classification after secondary school. 
1. Mở đầu 
Trong những năm trước đây, đồng thời với việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) thì giáo dục 
thường xuyên (GDTX) cũng tiến hành đổi mới chương trình GDTX. Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang thực hiện Chương 
trình GDPT 2018, theo lộ trình đến năm học 2022-2023 sẽ thực hiện chương trình lớp 10. Theo định hướng của Bộ 
GD-ĐT, Chương trình GDPT 2018 sẽ được thực hiện trong các trường THPT và trong các cơ sở GDTX nhưng không 
xây dựng chương trình riêng cho GDTX mà chỉ xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình. 
Dựa trên kết quả nghiên cứu, hồi cứu các tài liệu, khảo sát bằng hình thức online xin ý kiến của 121 cán bộ quản 
lí (CBQL), giáo viên (GV) trực tiếp giảng dạy tại các cơ sở GDTX (từ 01/10/2020 đến 25/10/2020) về thực trạng 
các điều kiện đảm bảo chương trình, nhóm nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện Chương 
trình GDPT 2018 trong các cơ sở GDTX có chất lượng và hiệu quả để thu hút đối tượng học sinh sau THCS tham 
gia học ở trung tâm GDTX, góp phần thực hiện phân luồng học sinh sau THCS. 
2. Kết quả nghiên cứu 
2.1. Điều kiện đảm bảo thực hiện chương trình 
Theo chương trình GDPT, điều kiện cần thiết, đảm bảo để thực hiện chương trình bao gồm: 
- Tổ chức và quản lí cơ sở GDTX: bao gồm một số nội dung cơ bản như được giao quyền tự chủ theo quy định 
của pháp luật; thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà 
nước, sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và cơ quan quản lí giáo dục các cấp; cơ cấu tổ 
chức bộ máy và quản lí hoạt động giáo dục của trung tâm theo quy định của quy chế tổ chức, hoạt động của trung 
tâm GDTX. 
- CBQL, GV, nhân viên: được đánh giá theo chu kì, đáp ứng yêu cầu giảng dạy; được bồi dưỡng, tập huấn về lí 
luận chính trị, quản lí giáo dục và chương trình GDPT theo quy định; số lượng và cơ cấu GV bảo đảm để dạy các 
môn học và hoạt động giáo dục của chương trình GDPT; có trình độ được đào tạo đạt chuẩn hoặc trên chuẩn; GV 
được đảm bảo các quyền theo quy định của cơ sở GDTX và của pháp luật; GV được bồi dưỡng, tập huấn về dạy học 
theo chương trình GDPT; nhân viên có trình độ chuyên môn đảm bảo quy định, được bồi dưỡng về nội dung chương 
trình GDPT có liên quan đến nhiệm vụ của mỗi vị trí trong cơ sở GDTX. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 491 (Kì 1 - 12/2020), tr 28-32 ISSN: 2354-0753 
29 
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: địa điểm, diện tích, quy mô; khối phòng học tập; khối phòng hỗ trợ học tập; 
thư viện; khối phòng hành chính quản trị; khu sân chơi, thể dục thể thao; khối phụ trợ; khối phục vụ sinh hoạt; hạ 
tầng kĩ thuật và thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm theo quy định của Bộ GD-ĐT. 
- Xã hội hoá giáo dục: cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thành 
công chương trình GDPT; bảo đảm điều kiện thực hiện chương trình; thực hiện nghiêm túc các chính sách của Đảng, 
Nhà nước đối với GV và cán bộ quản lí giáo dục. Các cơ sở GDTX cần tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền và 
phối hợp với các cá nhân, tổ chức ở địa phương để huy  ... xin ý kiến đánh giá của CBQL, GV cho thấy phòng học lí thuyết về cơ bản đáp ứng được nhu 
cầu sử dụng của các trung tâm. Đối với phòng học thực hành, có 33,6% ý kiến đánh giá là chưa có hoặc chưa đáp 
ứng được, thư viện có 38,0% ý kiến đánh giá chưa có hoặc chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của GV và học viên 
(HV). Đặc biệt, khi đánh giá về phòng học ngoại ngữ, có tới 62,0% ý kiến đánh giá chưa có/chưa đáp ứng được yêu 
cầu giảng dạy và học tập (xem bảng 1). 
Bảng 2. Ý kiến đánh giá của CBQL, GV về thiết bị dạy học của các cơ sở GDTX (tỉ lệ %) 
Nội dung đánh giá 
Đáp ứng 
tốt nhu 
cầu dạy 
và học 
Cơ bản đáp 
ứng được 
nhu cầu dạy 
và học 
Đáp ứng 
được một 
phần nhu cầu 
dạy và học 
Chưa có/chưa 
đáp ứng được 
nhu cầu dạy và 
học 
Thiết bị thực hành, thí nghiệm môn Vật lí 3,3 24,8 47,1 24,8 
Thiết bị thực hành, thí nghiệm môn Hóa học 4,9 22,3 43,0 29,8 
Thiết bị thực hành, thí nghiệm môn Sinh học 3,3 18,2 46,3 32,2 
Thiết bị, sơ đồ, tranh ảnh phục vụ giảng dạy 
môn Lịch sử 
1,7 30,6 47,9 19,8 
Thiết bị, sơ đồ, tranh ảnh phục vụ giảng dạy 
môn Địa lí 
1,7 28,1 53,7 16,5 
Trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ 
giảng dạy 
24,0 24,8 39,7 11,6 
Kết nối mạng Internet phục vụ giảng dạy và 
học tập của HV 
26,4 28,9 31,4 13,2 
Phần mềm dạy học các môn học 9,1 16,5 26,4 47,9 
Sân chơi, bãi tập phục vụ các hoạt động giáo 
dục 
9,1 21,5 47,9 21,5 
(Nguồn: Số liệu khảo sát tháng 10/2020 của nhóm nghiên cứu) 
Như vậy, thiết bị dạy học hiện nay ở các cơ sở GDTX còn thiếu, chỉ đáp ứng một phần nhu cầu dạy học, đặc biệt cho 
các môn cần nhiều thí nghiệm, thực hành như Sinh học, Hóa học và Vật lí, chưa được trang bị đồng bộ (xem bảng 2). 
2.3. Một số biện pháp góp phần đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong các cơ sở giáo 
dục thường xuyên 
2.3.1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên về vai trò và tầm quan trọng trong việc đảm bảo 
chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong các cơ sở giáo dục thường xuyên 
CBQL, GV GDTX các cấp cần đẩy mạnh tham mưu, tuyên truyền về vai trò và tầm quan trọng của thực hiện 
Chương trình GDTP 2018 đối với hỗ trợ phân luồng học sinh sau THCS, giảm áp lực đối với các trường THPT chính 
quy. Mặt khác, việc thực hiện chương trình GDPT trong cơ sở GDTX kết hợp với học nghề sẽ giúp cho HV sau khi 
tốt nghiệp có được bằng tốt nghiệp THPT và bằng nghề, giúp HV không có điều kiện học tiếp lên cao đẳng, đại học 
có thể tham gia thị trường lao động. 
Để thực hiện được biện pháp này, CBQL GDTX các cấp cần đẩy mạnh công tác tham mưu với cơ quan quản lí 
giáo dục cấp tỉnh, huyện, đặc biệt là với UBND huyện để được hỗ trợ, đầu tư điều kiện cơ sở vật chất; đẩy mạnh 
công tác tư vấn hướng nghiệp trong các trường THCS, giúp học sinh có thể lựa chọn thi lên THPT chính quy hoặc 
lựa chọn học THPT ở cơ sở GDTX và học nghề phù hợp với năng lực, sở trường của mình; đẩy mạnh công tác tuyên 
truyền qua các kênh thông tin báo, đài, các hoạt động tư vấn hướng nghiệp, phối hợp với các doanh nghiệp ở địa 
phương tổ chức cho HS tham quan tìm hiểu nghề tại các doanh nghiệp. 
2.3.2. Tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình, tài liệu hướng dẫn dạy cho cán bộ quản lí, giáo viên 
Đối tượng HV tham gia học tập tại các cơ sở GDTX hiện nay chủ yếu là các em không thi được vào trường THPT 
chính quy và một số ít không có điều kiện học tập ở các trường chính quy, vừa học vừa làm, Đa số HV đầu vào 
có trình độ thấp hơn so với HS trường THPT chính quy, vì vậy trong giảng dạy, GV ở các cơ sở GDTX cần phải có 
những điều chỉnh về nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học. Để đảm bảo chất lượng thực hiện Chương 
trình GDPT 2018, Bộ GD-ĐT cần tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện chương trình GDPT trong các cơ 
sở GDTX cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm học tập của HV GDTX. 
Mặt khác, đối với mỗi môn học cần đảm bảo yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực theo quy định của Chương 
trình. Chính vì thế, với đối tượng HV GDTX có trình độ, điều kiện học tập đặc thù và có thể vừa học văn hóa vừa 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 491 (Kì 1 - 12/2020), tr 28-32 ISSN: 2354-0753 
31 
học nghề nên cần biên soạn tài liệu hướng dẫn dạy học để GV thực hiện phù hợp với đối tượng người học và điều 
kiện học tập trong các cơ sở GDTX. 
Kinh nghiệm thực hiện chương trình GDTX cấp THPT trong những năm vừa qua cho thấy, GV cần có tài liệu 
hướng dẫn dạy học các môn học để đảm bảo bám sát yêu cầu về phẩm chất và năng lực của chương trình. Tài liệu 
hướng dẫn thực hiện chương trình và hướng dẫn dạy học các môn học cần có những hướng dẫn điều chỉnh nội dung, 
lựa chọn nội dung cho phù hợp với đặc điểm đối tượng HV. Kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy, có tới 74,4% 
ý kiến CBQL, GV cho rằng Bộ GD-ĐT cần tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT 
2018 trong các cơ sở GDTX. 
2.3.3. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lí, giáo viên về thực hiện Chương trình giáo dục giáo dục phổ thông 2018 
trong các cơ sở giáo dục thường xuyên 
Cơ quan quản lí giáo dục các cấp như Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, các cơ sở GDTX cần tổ chức biên soạn chương 
trình, tài liệu tập huấn, tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho CBQL, GV về Chương trình GDTP 2018, hướng dẫn 
thực hiện chương trình, hướng dẫn dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực 
người học, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, sử dụng phần mềm dạy học bộ môn, thí nghiệm mô phỏng 
để khắc phục tình trạng thiếu thiết bị thí nghiệm hiện nay hoặc các thí nghiệm lạc hậu, cũ không đảm bảo để sử dụng. 
Để thực hiện chương trình có hiệu quả, cần tổ chức tập huấn riêng cho CBQL, GV GDTX. Sau khi thực hiện Thông 
tư 39, một số CBQL trước đây do công tác ở các trung tâm dạy nghề chưa có điều kiện tham dự các khóa tập huấn về 
chương trình GDTX cấp THPT nên có nhu cầu được bồi dưỡng. Kết quả khảo sát cho thấy, có đến 86,0% ý kiến đề 
nghị trong thời gian tới cần tập huấn về hướng dẫn thực hiện Chương trình GDPT 2018 trong các cơ sở GDTX. 
Hình thức tổ chức tập huấn cần đa dạng, phong phú, tạo điều kiện để CBQL, GV có thể tham gia đầy đủ. Bên 
cạnh tổ chức bồi dưỡng thường xuyên theo hình thức truyền thống, Sở GD-ĐT các tỉnh cần thực hiện tổ chức tập 
huấn lại các nội dung tập huấn do Bộ GD-ĐT tổ chức. Chú trọng đến tự học, tự bồi dưỡng phát triển chuyên môn 
cho GV thông qua việc xây dựng các hệ thống E-learning để CBQL, GV tự học, tự bồi dưỡng. Do đặc thù của 
GDTX, mỗi môn học ở cơ sở GDTX chỉ có 1-2 GV chính, vì vậy các Sở GD-ĐT cần tăng cường hướng dẫn các cơ 
sở tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm để CBQL, GV có điều kiện sinh hoạt, chia sẻ chuyên môn. Nội dung sinh 
hoạt chuyên môn cần tập trung vào thực hiện Chương trình GDPT 2018 sao cho phù hợp với điều kiện HV GDTX, 
đặc biệt là đối với đối tượng vừa học văn hóa, vừa học nghề. 
2.3.4. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, thực hành, thí nghiệm 
Chương trình GDPT 2018 được xây dựng theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học nên có 
những yêu cầu cao hơn về điều kiện trang thiết bị, cơ sở vật chất, đặc biệt là thiết bị thực hành, thí nghiệm. Thực 
trạng điều kiện của các cơ sở GDTX hiện nay vẫn còn thiếu thốn, những nơi có trang thiết bị, thí nghiệm thì đã được 
trang bị từ khoảng 10 năm về trước nên một số đã hỏng, không còn sử dụng được. Để thực hiện chương trình có chất 
lượng, hiệu quả, CBQL các cơ sở GDTX cần tham mưu với UBND huyện đầu tư mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật 
chất, thí nghiệm để GV, HV có điều kiện thực hành thí nghiệm đối với các bộ môn khoa học tự nhiên, mua sắm tranh 
ảnh, bản đồ, mô hình dạy học đối với các bộ môn Khoa học xã hội. 
Cơ sở GDTX cần trang bị các thiết bị công nghệ thông tin như máy chiếu, bảng tương tác, màn hình lớn và kết 
nối mạng Internet để GV, HV khai thác, sử dụng phần mềm mã nguồn mở, học liệu mở, thí nghiệm ảo thay thế các 
dụng cụ thí nghiệm không có để dạy và học. Bên cạnh việc tham mưu, xin đầu tư mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật 
chất từ nguồn ngân sách của Nhà nước, ban giám đốc cơ sở GDTX cần xây dựng kế hoạch xã hội hóa, huy động 
nguồn lực trong cộng đồng, tổ chức, doanh nghiệp để đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở GDTX. 
Kết quả khảo sát cho thấy, có tới 43,8% ý kiến CBQL, GV cho rằng cần thiết đầu tư, mua sắm trang thiết bị công 
nghệ thông tin; 51,2% ý kiến đề nghị kết nối Internet để GV, HV phục vụ dạy và học; thiết bị thực hành thí nghiệm 
Vật lí và Hóa học là 37,2% ý kiến; thiết bị cho môn Sinh học là 26,4%; bản đồ, tranh ảnh phục vụ dạy học Lịch sử 
và Địa lí là 35,5%. 
2.3.5. Phát triển các loại tài liệu học tập cho học viên dưới nhiều hình thức khác nhau 
Trong giai đoạn đổi mới chương trình, sách giáo khoa trước đây, đối với GDTX chỉ xây dựng chương trình và 
tài liệu hướng dẫn dạy học riêng cho CBQL, GV, còn đối với HV GDTX vẫn học chung sách giáo khoa với học sinh 
phổ thông. Quá trình dạy và học cho thấy, HV dùng chung sách với học sinh phổ thông đã bộc lộ một số khó khăn 
và hạn chế nhất định như những nội dung giảm tải, điều chỉnh trong chương trình GDTX không được thể hiện trong 
sách giáo khoa nên GV, HV có gặp khó khăn nhất định trong quá trình dạy và học. Trong thời gian tới, thực hiện 
một chương trình nhiều bộ sách giáo khoa, GV, HV GDTX có cơ hội lựa chọn được bộ sách phù hợp hơn. Tuy 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 491 (Kì 1 - 12/2020), tr 28-32 ISSN: 2354-0753 
32 
nhiên, đối tượng HV GDTX đặc thù, số lượng ít, khi thực hiện Chương trình GDPT 2018 có những điều chỉnh thì 
các nhà xuất bản sẽ không tổ chức biên soạn sách riêng cho đối tượng này. Chính vì vậy, Bộ GD-ĐT cần có chính 
sách ưu tiên, tổ chức biên soạn một bộ sách cho đối tượng HV GDTX. 
Mặt khác, trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, GDTX cũng cần có những đổi mới về nội dung và 
hình thức tổ chức dạy học mà một trong những định hướng quan trọng là xây dựng học liệu điện tử, E-learning hỗ 
trợ dạy và học. Bên cạnh đó, cần xây dựng nguồn học liệu mở để HV có thể học tập thường xuyên, học tập suốt đời. 
Để thực hiện được giải pháp này cần sự tham gia của Bộ GD-ĐT trong tổ chức hoặc phối hợp với các nhà xuất bản 
biên soạn tài liệu dạy và tài liệu học; các trường đại học phối hợp với trung tâm GDTX tỉnh, trung tâm GDNN - 
GDTX huyện xây dựng hệ thống E-learning hỗ trợ dạy và học trực tuyến, xây dựng học liệu mở để HV tự học, 
2.3.6. Phối hợp chỉ đạo, quản lí thực hiện chương trình 
HV GDTX vừa học văn hóa, vừa học nghề nên cần thiết phối hợp trong quản lí thực hiện chương trình để làm 
sao có hiệu quả nhất, tránh tình trạng quá tải cho HV. HV học nghề có thể có những nội dung trùng lặp với học văn 
hóa nên Bộ GD-ĐT và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần phối hợp rà soát, giảm tải những nội dung trùng 
lặp (nội dung trùng lặp có thể chỉ học bên văn hóa hoặc học bên nghề). Ngoài ra, hai Bộ cần phối hợp trong việc tổ 
chức thực hiện chương trình, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho HV học tập. Để phối hợp trong quản lí, chỉ đạo được 
tốt, trước mắt Bộ GD-ĐT và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cần phối hợp, thống nhất ban hành quy chế tổ 
chức hoạt động của các trung tâm GDNN - GDTX. Trên cơ sở quy chế chung, mỗi trung tâm cần xây dựng quy chế 
tổ chức và hoạt động trình UBND huyện phê duyệt, đẩy mạnh công tác tham mưu để UBND huyện đầu tư ngân sách 
mua sắm cơ sở vật chất, thiết bị thí nghiệm, thực hành đảm bảo đủ điều kiện để thực hiện Chương trình. 
3. Kết luận 
Thực hiện Chương trình GDPT 2018 trong các cơ sở GDTX trong thời gian tới sẽ gặp nhiều khó khăn do các điều 
kiện cần thiết, đảm bảo thực hiện chương trình chưa được đầy đủ. Đến thời điểm hiện nay, Bộ GD-ĐT vẫn chưa tổ chức 
xây dựng hướng dẫn thực hiện chương trình cho đối tượng HV theo học ở các cơ sở GDTX. CBQL, GV chưa được tập 
huấn, bồi dưỡng về Chương trình GDPT 2018 và phát triển chương trình cho phù hợp với đối tượng người học. Chính 
vì thế, trong thời gian tới, để chuẩn bị tốt cho thực hiện Chương trình GDPT 2018 trong các cơ sở GDTX cần thực hiện 
đồng thời các giải pháp nêu trên. Trước mắt, Bộ GD-ĐT cần tổ chức xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện chương 
trình cho HV GDTX, tổ chức tập huấn, bồi dưỡng về chương trình và nâng cao năng lực cho đội ngũ CBQL, GV. 
CBQL GDTX cần đẩy mạnh công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo để được đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang 
thiết bị thực hành, thí nghiệm đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình, nhu cầu dạy học của GV và học tập của HV. 
Tài liệu tham khảo 
Bộ GD-ĐT (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng thể (Ban hành kèm theo Thông tư số 
32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT). 
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ GD-ĐT, Bộ Nội vụ (2015). Thông tư liên tịch số 39/2015/TTLT-
BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015 về Hướng dẫn sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm giáo dục 
thường xuyên, Trung tâm kĩ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm Giáo dục nghề 
nghiệp - Giáo dục thường xuyên cấp huyện. 
Đồng Văn Bình (2016). Đổi mới hoạt động của trung tâm giáo dục thường xuyên, hướng nghiệp và dạy nghề đáp 
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Tạp chí Giáo dục, số 393, tr 1-4; 11. 
Ministry of Education Thailand (2008). Basic Education Core Curriculum B.E. 2551 (A.D. 2008). Bureau of 
Academic Affairs and Educational Standards, Office of the Basic Education Commission. 
Office of the Education Council Ministry of Education Kingdom of Thailand (2017). Education in Thailand. 
Office of the Non-Formal and Informal Education (ONIE) (2008). Promotion of Non-Formal and Informal 
Education Act, B.E. 2551. Bangkok: Ministry of Education. 
Office of the Non-Formal Education Commission (ONEC) (2006). The Guideline Framework for the Development of 
the Community Learning Centre towards the Focal Point of Lifelong Learning. Bangkok: Ministry of Education. 
Quốc hội (2019). Luật Giáo dục. Luật số 43/2019/QH14, ngày 14/6/2019. 
Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2018). Báo cáo rà soát đánh giá việc thực hiện Thông tư liên tịch số 
39/2015/TTLT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV. 
Vụ Giáo dục Thường xuyên, Bộ GD-ĐT (2020). Báo cáo tổng kết năm học 2019-2020, triển khai nhiệm vụ năm học 
2020-2021 đối với giáo dục thường xuyên.

File đính kèm:

  • pdfdieu_kien_dam_bao_thuc_hien_chuong_trinh_giao_duc_pho_thong.pdf