Đẹp và buồn trong quan niệm thẩm mỹ của Yasunari Kawabata
Bài viết nhằm tìm hiểu quan niệm thẩm mỹ của Yasunari Kawabata -
Đẹp và Buồn - dựa trên việc tìm hiểu về tác phẩm, nhất là những tiểu thuyết
nổi tiếng của ông, đặt trong mạch nguồn văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo .của
đất nước Phù Tang, cũng như tham khảo các yếu tố đời tư và bối cảnh thời
đại mà ông sống. Những nguyên lý mỹ học có ý nghĩa nền tảng cho sự phân
tích ấy.
Yasunari Kawabata (1899- 1972) là cây đại thụ của nền văn học hiện
đại Nhật Bản. Năm 1968 ông được vinh danh trên văn đàn thế giới với giải
Nobel văn học của viện Hàn lâm khoa học Thuỵ Điển. Bốn năm sau sự kiện
đáng nhớ ấy, ngày 16 tháng 4 năm 1972, tại Kamakura, ông đã vĩnh viễn ra
đi, để lại bao tiếc nuối trong lòng người đọc. Sự sống đã khép lại với một
con người mang “định mệnh” cô đơn, nhưng có lẽ những trang văn đẹp của
Kawabata sẽ vẫn còn làm cho hậu thế phải thao thức và ám ảnh khôn
nguôi.
Kawabata được mệnh danh là “ người lữ khách ưu sầu đi tìm cái
đẹp”. Trong bài diễn từ đọc tại lễ trao giải Nobel, ông tự hào nhận mình
“sinh ra từ vẻ đẹp Nhật Bản”(1). Những sáng tác của ông lấp lánh một tình
yêu tha thiết với cái đẹp thấm đẫm màu sắc dân tộc, nằm trong nguồn mạch
văn hoá chỉ có ở xứ sở Phù Tang. Con người ấy đã miệt mài trên lộ trình tìm
về cái đẹp của bản sắc quê hương và ra sức gìn giữ nó trước sự xâm thực của
làn sóng văn hoá và lối sống phương Tây. Am hiểu một cách tinh tế và nhiệt
thành ca ngợi vẻ đẹp ấy, Kawabata đã dành trọn cả cuộc đời cầm bút của
mình. Ta hiểu vì sao người Nhật Bản yêu mến gọi ông là- “con người Nhật
Bản nhất”!
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đẹp và buồn trong quan niệm thẩm mỹ của Yasunari Kawabata
ĐẸP VÀ BUỒN TRONG QUAN NIỆM THẨM MỸ CỦA YASUNARI KAWABATA VŨ THỊ THANH HOÀI Tóm tắt Bài viết nhằm tìm hiểu quan niệm thẩm mỹ của Yasunari Kawabata - Đẹp và Buồn - dựa trên việc tìm hiểu về tác phẩm, nhất là những tiểu thuyết nổi tiếng của ông, đặt trong mạch nguồn văn hoá, nghệ thuật, tôn giáo ...của đất nước Phù Tang, cũng như tham khảo các yếu tố đời tư và bối cảnh thời đại mà ông sống. Những nguyên lý mỹ học có ý nghĩa nền tảng cho sự phân tích ấy. Yasunari Kawabata (1899- 1972) là cây đại thụ của nền văn học hiện đại Nhật Bản. Năm 1968 ông được vinh danh trên văn đàn thế giới với giải Nobel văn học của viện Hàn lâm khoa học Thuỵ Điển. Bốn năm sau sự kiện đáng nhớ ấy, ngày 16 tháng 4 năm 1972, tại Kamakura, ông đã vĩnh viễn ra đi, để lại bao tiếc nuối trong lòng người đọc. Sự sống đã khép lại với một con người mang “định mệnh” cô đơn, nhưng có lẽ những trang văn đẹp của Kawabata sẽ vẫn còn làm cho hậu thế phải thao thức và ám ảnh khôn nguôi... Kawabata được mệnh danh là “ người lữ khách ưu sầu đi tìm cái đẹp”. Trong bài diễn từ đọc tại lễ trao giải Nobel, ông tự hào nhận mình “sinh ra từ vẻ đẹp Nhật Bản”(1). Những sáng tác của ông lấp lánh một tình yêu tha thiết với cái đẹp thấm đẫm màu sắc dân tộc, nằm trong nguồn mạch văn hoá chỉ có ở xứ sở Phù Tang. Con người ấy đã miệt mài trên lộ trình tìm về cái đẹp của bản sắc quê hương và ra sức gìn giữ nó trước sự xâm thực của làn sóng văn hoá và lối sống phương Tây. Am hiểu một cách tinh tế và nhiệt thành ca ngợi vẻ đẹp ấy, Kawabata đã dành trọn cả cuộc đời cầm bút của mình. Ta hiểu vì sao người Nhật Bản yêu mến gọi ông là- “con người Nhật Bản nhất”! “Đẹp và buồn” là tên cuốn tiểu thuyết cuối cùng mà Kawabata đã viết, dường như đó cũng là quan niệm thẩm mỹ và diện mạo văn chương ông. Cái đẹp của thiên nhiên và con người Nhật Bản hiện lên đầy nét quyến rũ qua ngòi bút Kawabata. Cái đẹp của văn phong, của “ý ở ngoài lời” vốn đã thuộc về thi pháp truyền thống nghệ thuật phương Đông càng hiển hiện rõ hơn bao giờ hết... Nhưng một nỗi buồn dịu nhẹ mà sâu lắng cứ ẩn hiện, giăng mắc trong hầu hết các tác phẩm của Kawabata. Từ “Truyện trong lòng bàn tay” đến các tiểu thuyết: “Xứ tuyết”, “Cố đô”, “Ngàn cánh hạc”, “Tiếng rền của núi”, “Người đẹp say ngủ” ...chúng ta đều nhận ra âm hưởng “đẹp” và “buồn”. Có nét tương đồng nào đó với những trang truyện của Thạch Lam. Đặt các sáng tác của Kawabata trong dòng chảy văn hoá, nghệ thuật dân tộc Nhật, soi chiếu từ các nguyên lý mỹ học, tham khảo các yếu tố đời tư và bối cảnh thời đại ông sống, tìm hiểu qua chính những sáng tác của Kawabata, bài viết nhằm tìm hiểu về quan niệm thẩm mỹ của nhà văn: Đẹp và buồn. 1. Đẹp... Theo quan điểm của mỹ học Mác xít : “Cái đẹp là phạm trù cơ bản và phổ quát nhất của mỹ học. Nó dùng để khái quát những giá trị thẩm mỹ tích cực của các sự vật, hiện tượng có cấu trúc hình thức hài hoà, biểu hiện nội dung xã hội phù hợp với lý tưởng thẩm mỹ tiên tiến. Các sự vật, hiện tượng này được con người xã hội cảm thụ qua các giác quan và mang lại cho chủ thể khoái cảm vui sướng, thích thú.”(2). Cái đẹp có mặt trong mọi lĩnh vực của đời sống nhưng không một tạo phẩm nào do con người làm ra mà ở đó, mục tiêu duy nhất là Đẹp đựơc đề cao như nghệ thuật. Sứ mệnh của nghệ thuật là tạo ra cái đẹp, thiên chức của nghệ sĩ là hướng con người tới Chân- Thiện- Mỹ. Bằng năng lực tinh thần đặc biệt của mình, nghệ sỹ đã thâu tóm, chắt lọc cái đẹp trong cuộc đời để phản ánh trong tác phẩm. Mỗi sáng tác nghệ thuật chính là sự kết tinh, thăng hoa của tâm hồn, tài năng người nghệ sĩ, in đậm dấu ấn cá nhân và cũng là minh chứng thuyết phục nhất cho quan niệm thẩm mỹ của họ. Dẫu ở đâu trên trái đất này, con người đều khát khao vươn tới cái đẹp, mong muốn cái đẹp đồng hành trong cuộc sống của mình. Cái đẹp trở thành nhịp cầu văn hoá nối liền những khoảng cách không gian và thời gian. Tuy vậy, mỗi dân tộc thường có những quan niệm thẩm mỹ riêng, thường chịu sự quy định của truyền thống văn hoá, tôn giáo, lịch sử, tính cách, tâm lý dân tộc ấy...Kawabata- người “sinh ra từ vẻ đẹp Nhật Bản”, cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Những áng văn xuôi kiệt tác của Kawabata đúng như tiến sĩ Anders Usterling đã khẳng định: “...với tư cách nhà văn, ông truyền đạt một sự am hiểu văn hoá, đạo đức- mỹ học bằng một nghệ thuật độc nhất vô nhị, qua đó góp phần vào việc xây dựng cây cầu nối tinh thần giữa phương Đông với phương Tây”.(3) Theo nhà nghiên cứu Nhật Chiêu, nếu như văn hoá Trung Quốc thiên về hành động và thực tiễn, văn hoá Ấn Độ thiên về tư duy và thần bí thì văn hoá Nhật Bản lại thiên về tình cảm và cái đẹp. Người Nhật tôn thờ cái đẹp và văn chương Nhật thể hiện ở mức độ cao nhất tín ngưỡng ấy. TừKojiki (Cổ sự kí) là tác phẩm cổ xưa nhất của người Nhật ra đời vào đầu thế kỷ thứ VIII, đếnManyôshu (Vạn Diệp tập) là một tuyển tập thơ đồ sộ được truyền tụng hàng mấy trăm năm trư ... đẹp Nhật Bản”, ông đã nguyện suốt đời làm người lữ hành đơn độc trong hành trình tìm kiếm, gìn giữ cái đẹp đang dần bị mai một, phai tàn. Không phải ngẫu nhiên mà trong bài diễn từ nhận giải Nobel văn học, ông đã mở đầu bằng bài thơ: “Bản lai diện mục” của Thiền sư Dogen(1200- 1253): “Hoa thắm mùa xuân; Cu gù tiết hạ; Trăng thu óng ả Tuyết đông, Giá lạnh, tinh khôi” Kawabata đã dành phần lớn bài phát biểu của mình để giới thiệu truyền thống thơ ca viết về thiên nhiên Nhật Bản với một lòng tự hào thầm kín. Và trong chính những sáng tác của ông, người ta có thể dễ nhận ra niềm say mê đặc biệt khi ông ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên tinh khôi, thuần khiết... Thái độ ngợi ca vẻ đẹp Nhật ở Kawabata càng có ý nghĩa hơn khi ta hiểu về hoàn cảnh ông đã sống, một thời đại đầy biến động: Nước Nhật thất bại trong cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, trận động đất lịch sử ở Cantô, sự chiếm đóng của Mỹ và những người ngoại quốc sinh sống trên xứ sở hoa anh đào....Biết bao điều đã làm thay đổi đời sống người Nhật. Biết bao niềm tin bị lung lay. Biết bao sự đắn đo trước các luồng tư tưởng mới. Trước cuộc xâm lăng của văn hoá Âu- Mỹ, nhà văn ra sức gìn giữ, nâng niu vẻ đẹp cổ xưa của dân tộc đang dần bị hoen ố, phai tàn. Chính ông cũng từng tâm sự: “Tôi đã tiếp nhận nồng nhiệt văn chương phương Tây hiện đại và tôi cũng đã thử bắt chước nó, nhưng chủ yếu tôi là một người phương Đông và suốt mười lăm năm qua tôi chưa từng đánh mất phong cách ấy của mình” (7). Đến với “Cố đô”, người đọc được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Kyoto, kinh đô của vương quốc xưa, từng là nơi ngự của Thiên hoàng và triều đình, sau một ngàn năm vẫn là một chốn linh địa đầy lãng mạn, quê hương của nhiều ngành mỹ thuật và thủ công tinh tế. Nói như Anders Usterling, “với các đền thờ Thần đạo và chùa chiền Phật giáo, các khu làng nghề và vườn thực vật cổ xưa, nơi đây có một chất thơ mà Kawabata biểu đạt một cách trìu mến và trang nhã, không cường điệu đa cảm song hiển nhiên đầy quyến rũ và đầy cảm xúc” (7). Người đọc ấn tượng về Kyoto khi ông viết: “Đó là một thành phố lớn với những cây cối đẹp đến sững sờ. Không sao tả được cái tuyệt mỹ nơi khu vườn bao quanh biệt thự hoàng gia bên cạnh chùa Xingakuin, cánh rừng thông bên hoàng cung, bao nhiêu vạt vườn mênh mang của những ngôi chùa cổ, mà ngay cây cối trên các phố xá cũng rất tươi tốt, chính chúng là điều trước nhất đập vào mắt du khách...”(6, tr.246). Mặc dù tác phẩm viết về số phận của hai chị em song sinh Chieko và Naeko, nhưng “tiểu thuyết của ông là lời nhắc nhở nhẹ nhàng về sự cần thiết phải cứu giữ một cái gì đó của vẻ đẹp và đặc tính Nhật Bản xưa trước cái mới”(7). Đây cũng là tác phẩm mang tính dân tộc đậm đà hơn cả trong những kiệt tác của Kawabata. Cùng với việc ngợi ca cái đẹp tự nhiên, nguyên sơ, cái đẹp trong văn hoá truyền thống của dân tộc, nhà văn không quên phác hoạ những chân dung đẹp về con người, đặc biệt là những nhân vật nữ. Hầu hết những người phụ nữ trong sáng tác của ông đều đẹp, phản chiếu một vẻ đẹp bên trong, mơ hồ và khó nắm bắt. Mỗi một nhân vật có những dấu ấn riêng nhưng ở họ đều tràn trề nữ tính. Komako thánh thiện và trần tục, tỉnh táo và đam mê, Yôko lạnh lùng và cháy bỏng, thơ ngây và thâm trầm (Xứ tuyết). Kiokô nhạy cảm, tinh tế và thuỷ chung (Thuỷ nguyệt). Fumiko kín đáo, sâu sắc, Otto buông thả, đắm say (Ngàn cánh hạc). Dường như với Kawabata, phụ nữ bao giờ cũng là hiện thân cho cái đẹp, cho khát khao vươn tới nơi những người đàn ông. Vẻ đẹp đến sững sờ ở dung nhan yêu kiều và tâm hồn thánh thiện của họ, thực sự đã “cứu vớt thế giới”! Ngay cả vẻ đẹp của những cô gái điếm trong “Người đẹp say ngủ”, những người đẹp như bước ra từ một cõi liêu trai, hoặc quyến rũ đến đắm say, hoặc ngây thơ, trong trắng đến thương xót đã giúp những ông già bất hạnh từ bỏ được nỗi buồn cô chiếc, sự xấu xí và nỗi khốn khổ của tuổi già. Những người đẹp loã thể mà vẫn trinh nguyên trong chốn lầu xanh mang lại cho họ suối nguồn tươi trẻ, niềm an ủi, sự tha thứ. Khắc hoạ chân dung nhân vật nữ, Kawabata thường chộp lấy những khoảnh khắc bừng sáng của vẻ đẹp. Trong tiểu thuyết “Xứ tuyết”, Shimamura bất ngờ phát hiện đôi mắt và khuôn mặt phụ nữ phản chiếu trên tấm kính cửa sổ toa tàu. Vẻ đẹp “ảo ảnh”, “huyền diệu lạ kỳ” ấy làm anh bàng hoàng, sửng sốt, và khoảnh khắc đó của cái đẹp đã in dấu ấn sâu đậm trong suốt cuộc đời anh. Yôko là cái bóng mỏng manh, mờ ảo nhưng mỗi lần tiếp xúc với cô là mỗi lần Shimamura khám phá thêm một nét đẹp mới. Vì vậy Shimamura say đắm Komako nhưng trong anh luôn hiện diện thứ ánh sáng diệu kỳ loé lên từ Yôko.Trong “Ngàn cánh hạc”, Kikuji mặc dù đam mê Otto, yêu tha thiết Fumiko nhưng hình ảnh Yukikô- “cô gái có cái túi nhiễu màu hồng đào in hình những cánh hạc trắng rập rờn” vẫn thường xuyên nhói lên trong ý nghĩ của anh. Hình ảnh cô gái như biểu tượng cho cái đẹp thanh cao, thánh thiện: “Trước mắt chàng, cô gái nhà Inamura (tức Yukikô) trở lên đẹp lạ thường, nàng bỗng nổi bật lên trên những mẩu chuyện nhỏ nhen của những người đàn bà đứng tuổi đang vây quanh chàng”(6, tr.238). Trong “Đẹp và buồn”, nhân vật Oki xúc động vì cái trẻ đẹp của người con gái nhỏ, sững sờ vì nét dung nhan mỹ miều quá sức tưởng tượng của nàng.. Kawabata thường đi sâu vào khai thác thế giới nội tâm của mỗi nhân vật, qua đó họ tự bộc lộ vẻ đẹp của tâm hồn, nhân cách. Đó là những hoài niệm đẹp của nhân vật về quá khứ, về mối tình đã qua, về những người thân yêu không còn nữa, về sự sống và cái chết...Ta không khỏi ngưỡng mộ trước Otokô, người con gái bị huỷ hoại cả tuổi thanh xuân vì mối tình ngang trái, đã từng tìm đến cái chết vì quá đau buồn, mà vẫn không một lời oán hận, trả thù. Mối tình tuyệt vọng, đam mê tha thiết từ năm 16 tuổi, cô vẫn còn ôm ấp mãi. Trong “Người đẹp say ngủ”, ông già Eguchi đến chốn lầu xanh, nhưng không phải để thoả mãn thú vui nhục dục, cũng không phải để khắc phục nỗi sợ hãi tuổi già, mà đó là cơ hội để ông hồi tưởng về những người đàn bà đã đi qua cuộc đời mình, để suy nghĩ miên man về nhân thế. Trước những người con gái trẻ ngủ say để cho các lão già tiêu khiển một cách đê tiện, trong ông trào lên sự xót thương, “một cái gì gần như tình cảm cha con”... Kawabata cũng viết nhiều về tình yêu, bởi tình yêu không chỉ là những cảm xúc hạnh phúc hoặc đam mê nhục dục mà tình yêu là sự khám phá đến tận cùng cái đẹp. Nhân vật của ông vừa yêu nhau, vừa cảm nhận về vẻ đẹp của nhau. Trong “Ngàn cánh hạc”, khi Kikuji bên người mình yêu, “mặc dầu cảm thấy sự đụng chạm nồng nàn ấm áp”, “lại có cảm giác về một cái gì dìu dặt du dương như là âm nhạc chứ không phải một cái gì nhận biết qua xúc giác”. Dường như tình yêu thật sự là trải nghiệm đáng nhớ nhất trong cuộc đời mỗi nhân vật và họ luôn thao thức vì nó dẫu nó chỉ còn trong ký ức. Những mối tình dang dở, tan vỡ là những mối tình đẹp. Đó là tình yêu thơ mộng đầu đời giữa một chàng trai trẻ và cô vũ nữ xinh đẹp (Cô vũ nữ xứ Izu). Đó là mối tình chung thuỷ, thiêng liêng đầy kỷ niệm trong trái tim người thiếu phụ Kiokô (Thuỷ nguyệt). Đó là mối tình đam mê cuồng nhiệt của Keiko với cô giáo của mình. Sau 20 năm, nhân vật Oki vẫn tự thú nhận với mình: “ông chưa yêu ai bằng một tấm tình nặng thương đau như yêu nàng”. 2...và Buồn Theo E.M.D’ Jakonova: “Trong mỹ học truyền thống Nhật Bản, nỗi buồn, nỗi u sầu, nỗi buồn cô đơn không tách khỏi khái niệm vẻ đẹp, bởi vì vẻ đẹp sẽ không đầy đủ nếu thiếu nỗi buồn”(9). Bi cảm (aware) là một khái niệm văn học và mỹ học khá phổ biến trong cảm thức thẩm mỹ của văn chương Nhật Bản. Đó là “một cách lý giải sâu sắc, mạnh mẽ đối với cái đẹp mong manh ngắn ngủi của tự nhiên và mọi dạng thức của cuộc đời”(10). Những khái niệm như vô thường (mujo), phù du (hakanasa) cũng có ý nghĩa như vậy. Phải chăng quan niệm này còn được bắt nguồn từ yếu tố địa chất khắc nghiệt của nước Nhật, một quốc gia thường xuyên có động đất? Người Nhật có câu: “Thiên tai ập đến lúc mà người ta vừa mới quên nghĩ đến nó”. Sự tàn khốc của thiên nhiên thật khủng khiếp.Trong nháy mắt, mọi thứ bị huỷ diệt, biến mất như chưa từng xuất hiện: con người, nhà cửa, đường phố, vườn tược...chỉ còn là một đống đổ nát, hoang tàn. Liệu sự tàn nhẫn, khắc nghiệt của thiên nhiên có ảnh hưởng gì đến tính cách của người Nhật, đến quan niệm về cái chết và sự phù du của đời người? Ngay cả trong cách cảm nhận của người Nhật về vẻ đẹp của hoa anh đào dường như cũng bắt nguồn từ đó: Hoa anh đào đẹp nhất đó là khi chúng nở rộ, kết thành từng đám mây hoa. Hoa anh đào còn biết rời bỏ cuộc sống của mình trong khoảnh khắc đẹp nhất để đi vào cõi bất tử. Đó là cái đẹp tuyệt- đỉnh- trong- sự -phù- du. Thế giới nghệ thuật của Kawabata cũng gắn liền với quan niệm thẩm mỹ truyền thống ấy. Nhà nghiên cứu Nhật Chiêu quả là tinh tế khi ông viết: Băng qua bao thế kỷ Tanka và Haiku, niềm bi cảm ấy (aware) lại truyền xuống ngòi bút của Y. Kawabata. Mặt khác ta thấy rằng những dấu vết buồn đau trong cuộc đời cá nhân nhà văn và thời đại cũng in dấu sâu đậm trong tâm hồn ông khiến cái đẹp và nỗi buồn trở thành nỗi ám ảnh mỗi khi ông cầm bút. Cuộc đời của nhà văn là một cuộc đời buồn. Từ tuổi ấu thơ, Kawabata đã mang trong lòng nỗi buồn đau của một đứa trẻ mồ côi. Lớn lên một chút, Kawabata có thêm nỗi buồn từ cảm thức hoài cổ và những suy tư trầm mặc về cuộc sống. Thêm vào đó, sự thất bại của Nhật Bản trong cuộc chiến tranh thế giới thứ hai khiến nỗi buồn vốn có trong ông thêm trĩu nặng. Kể từ khi đó, ông chỉ còn viết về nỗi buồn. Ông từng tâm sự: “Không bao giờ tôi trút được ám ảnh rằng mình là người lang thang ưu sầu. Là người luôn luôn mơ mộng, tuy rằng chẳng bao giờ chìm đắm hoàn toàn trong mơ, mà vẫn luôn luôn thức giữa khi mơ...Từ sau thất bại, tôi chìm vào nỗi buồn- một nỗi buồn ngự trị triền miên trong tâm thức người Nhật chúng tôi. Từ đó trở đi tôi chỉ viết những khúc bi thương!”(7). Hầu như toàn bộ sự nghiệp văn chương của ông dành trọn cho cái đẹp buồn: “Nhật ký tuổi 16”, “Người đẹp say ngủ”, “Ngàn cánh hạc”, “Cố đô”, “Xứ tuyết”, “Đẹp và buồn”...tất cả đều tràn ngập một nỗi buồn mong manh, hư ảo, ám ảnh tâm thức người đọc. Nỗi buồn lan toả từ chính những mối tình bất thành, dang dở, những tâm hồn nhạy cảm không nguôi ý thức về nỗi đau của mình. Mới 16 tuổi, cô gái nhỏ Otokô đã vướng vào tình yêu đam mê mà ngang trái với Oki, người đã có gia đình, để rồi hai tháng sau khi đẻ non và toan tự vẫn, nàng phải vào nhà thương điên. Hai mươi năm sau nàng vẫn còn ám ảnh bởi ký ức đau buồn về đứa con sinh non, chết yểu của mình.Oki sống cả đời trong dày vò, ân hận vì sự hèn nhát, vì đã phá hoại cuộc đời người con gái nhỏ và tác phẩm nổi tiếng nhất của ông, viết về tình yêu với nàng, cũng làm nàng lỡ làng bao cơ hội nhân duyên (Đẹp và buồn). Trong “Tiếng rền của núi”, nhân vật Kikuco sống trong cuộc hôn nhân bất hạnh. Nàng càng dịu dàng, cam chịu và nhẫn nại bao nhiêu thì chồng nàng càng trác táng, thác loạn và liều lĩnh bấy nhiêu. Suychi, chồng nàng, thường xuyên chìm đắm trong những cơn say, ve vãn những người đàn bà khác, thờ ơ với cô vợ trẻ ngoan hiền. Tuyệt vọng cùng cực, Kikuco đau đớn phá bỏ đứa con mới hình thành, nhưng không hề biết chính Suychi đã moi của nhân tình để trả tiền cho viện phí cho nàng. Còn ông già Shingô thì 30 năm sau, tình yêu say đắm, tôn thờ từ thời trai trẻ với người chị gái của vợ “vẫn còn cắn xé trái tim ông như một vết thương cũ”. Nhân vật của Kawabata thường phải đối mặt với nỗi cô đơn. Đó là nỗi cô đơn của Oki khi một mình đáp tàu đi Kyotô để gặp lại cố nhân của 20 năm về trước (Đẹp và buồn). Đó là Komako, cô geisha xinh tươi, bận rộn với hội hè, vậy mà lại thổn thức nhói đau: “Sao có lúc em cảm thấy cô đơn đến thế?” (Xứ tuyết). Đó là nỗi cô đơn của Kiokô bên người chồng mới không biết đến những kỷ niệm buồn thương nơi nàng (Thuỷ nguyệt). Đó là nỗi cô đơn của ông già Shingô bên người vợ vô tâm trong gia cảnh tan nát vì những đứa con (Tiếng rền của núi). Đặc biệt, cảm thức cô đơn nơi nhân vật Eguchi khi nằm bên những người đẹp trẻ trung say ngủ, còn mình thì trằn trọc bởi tuổi già đến gần: “Một nỗi cô đơn buồn bã trào lên. Nhưng hơn cả nỗi cô đơn hay nỗi buồn rầu, chính là nỗi cô chiếc tuyệt vọng của tuổi già như thể đông lạnh hẳn trong ông”(Người đẹp say ngủ). Hầu như tác phẩm nào của Kawabata cũng thấp thoáng những nhân vật cô đơn. Trong sáng tác của Kawabata, niềm bi cảm dấy lên từ những cái chết ám ảnh tâm thức người đọc. Trong “Cố đô”, người cha của Chieko đã chết, có lẽ vì bất cẩn, trong khi đang hái lá thông, ông triền miên ân hận khi nghĩ đến đứa con gái tội nghiệp mà ông đã bỏ rơi. Còn “Đẹp và buồn” thì có đến bốn cái chết: hai hài nhi bé bỏng, bà mẹ sầu khổ của Otokô và cái chết bí ẩn của con trai Oki. Cái chết vì mặc cảm tội lỗi, vì không có lối thoát của bà Otto trong mối tình vô luân với con trai người tình cũ (Ngàn cánh hạc). Nhưng cái chết khiến người ta phải ngậm ngùi hơn cả là cái chết của cái đẹp đang độ mãn khai- cái chết của những người con gái đẹp. Cô gái tràn đầy sức sống nhất trong năm cô gái mà ông già Eguchi biết khi qua đêm ở lầu xanh lại là cô gái đã chết trong khi ngủ. Và ông lão già nua vào cái tuổi gần đất xa trời, cũng không thể ngờ rằng, vừa mới đây thôi, nàng tràn trề sinh lực là thế, mà giờ đã bất động mãi mãi. Ông đã ngủ với một cô gái đẹp đã chết (Người đẹp say ngủ). Đoạn kết bi thảm trong “Xứ tuyết” là đoạn mang âm hưởng bi kịch của Sechxpia: trong đám cháy dữ dội, tàn khốc, một trong hai cô geisha xinh đẹp nhất nơi đây, Yoko- cô gái có vẻ đẹp thanh khiết, u uẩn đã ra đi. Từng sửng sốt trước sắc đẹp của nàng, nhân vật Shimamura cảm thấy dải Ngân hà trên đầu anh như sụp đổ và “chất nặng lên tâm tư anh một nỗi buồn vô tận”. Tuy nhiên, chết, buồn mà vẫn đẹp. Vẻ đẹp ẩn hiện trong tâm hồn con người, trong cách lựa chọn giữa Sống và Chết mang đậm tính cách Nhật. Cái chết, đối với người Nhật, dường như tượng trưng cho cái đẹp mang tính tuyệt đối. Họ nói đến cái chết không phải với sự sợ hãi, mà là nói đến một thách thức mỹ lệ. Chạm đến cái chết là chạm đến tận cùng, cái không ai có thể vượt qua được. Người Samurai tận trung coi cái chết cho chủ tướng là một niềm vinh dự. Từ xưa, người Nhật chưa bao giờ sợ chết vì lý tưởng. Cũng như càng ý thức được về sự phù du, ngắn ngủi của cuộc đời thì họ càng nâng niu, hân thưởng cuộc sống trong từng khoảnh khắc. Cái chết làm cho họ hiểu hơn ý nghĩa của sự sống. Chết- không đáng sợ, mà không tìm thấy ý nghĩa của cuộc sống mới là đáng sợ. Họ quan niệm rằng: không có nghệ thuật nào hơn được cái chết và chết có nghĩa là sống. Các Thiền sư thường chọn cái chết trong sự trở về với thiên nhiên. Các nhà văn Nhật coi cái chết như một lời phát biểu cuối cùng: Ryuosuke Akutagawa (1892- 1927), Dazai Osamu (1909- 1948), Yukio Mishima (1925- 1970). Và ch
File đính kèm:
- dep_va_buon_trong_quan_niem_tham_my_cua_yasunari_kawabata.pdf