Đề xuất hướng quy hoạch trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội là trường trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất

Hệ thống sư phạm TDTT là một bộ phận

trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất có

vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức

năng và nhiệm vụ đào tạo ra những giảng viên,

giáo viên dạy môn giáo dục thể chất (GDTC)

cho các cấp bậc học trong hệ thống giáo dục

của Việt Nam. Nói đó là một hệ thống giáo dục

về sư phạm TDTT vì có đối tượng đào tạo rõ

ràng, có loại hình đào tạo với nhiệm vụ cụ thể,

trong đó có những thành tố liên kết với nhau

theo chiều dọc và chiều ngang trên cơ sở phân

cấp trình độ đào tạo liên thông với nhau và vận

hành theo cơ chế quản lý thống nhất với mối

liên hệ chặt chẽ với hệ thống giáo dục phổ

thông, hệ thống giáo dục nghề nghiệp, giáo dục

đại học trong cả hệ thống giáo dục quốc dân

thống nhất.

Đề xuất hướng quy hoạch trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội là trường trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất trang 1

Trang 1

Đề xuất hướng quy hoạch trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội là trường trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất trang 2

Trang 2

Đề xuất hướng quy hoạch trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội là trường trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất trang 3

Trang 3

Đề xuất hướng quy hoạch trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội là trường trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất trang 4

Trang 4

Đề xuất hướng quy hoạch trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội là trường trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất trang 5

Trang 5

Đề xuất hướng quy hoạch trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội là trường trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất trang 6

Trang 6

Đề xuất hướng quy hoạch trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội là trường trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 03/01/2022 7000
Bạn đang xem tài liệu "Đề xuất hướng quy hoạch trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội là trường trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề xuất hướng quy hoạch trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội là trường trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất

Đề xuất hướng quy hoạch trường Đại học Sư phạm thể dục thể thao Hà Nội là trường trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất
 58 
ĐỀ XUẤT HƯỚNG QUY HOẠCH TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
 SƯ PHẠM TDTT HÀ NỘI LÀ TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM 
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN 
GIÁO DỤC THỂ CHẤT 
TS. Hướng Xuân Nguyên -P.Bí thư ĐU, Trưởng phòng TCCB 
Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hệ thống sư phạm TDTT là một bộ phận 
trong hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất có 
vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức 
năng và nhiệm vụ đào tạo ra những giảng viên, 
giáo viên dạy môn giáo dục thể chất (GDTC) 
cho các cấp bậc học trong hệ thống giáo dục 
của Việt Nam. Nói đó là một hệ thống giáo dục 
về sư phạm TDTT vì có đối tượng đào tạo rõ 
ràng, có loại hình đào tạo với nhiệm vụ cụ thể, 
trong đó có những thành tố liên kết với nhau 
theo chiều dọc và chiều ngang trên cơ sở phân 
cấp trình độ đào tạo liên thông với nhau và vận 
hành theo cơ chế quản lý thống nhất với mối 
liên hệ chặt chẽ với hệ thống giáo dục phổ 
thông, hệ thống giáo dục nghề nghiệp, giáo dục 
đại học trong cả hệ thống giáo dục quốc dân 
thống nhất. 
Hệ thống sư phạm TDTT mới được hình 
thành chính thức từ năm 1961, trường đầu tiên 
có tên gọi là trường Trung cấp TDTT (nay là 
Trường Đại học sư phạm TDTT Hà Nội), sau 
đó là Trường Đại học Sư phạm TDTT Thành 
phố Hồ Chí Minh. Đây là 2 trường thuộc Bộ 
Giáo dục và Đào tạo được giao đào tạo giáo 
viên giáo dục thể chất có quy mô lớn nhất về 
lĩnh vực này, tuy nhiên so với các ngành khác 
còn khiêm tốn. Thực tế nhiều năm gần đây, 
cùng với xu thế phát triển chung của các trường 
đại học, nhiều trường đã được đào tạo về sư 
phạm TDTT. Theo thống kê hiện cả nước có 
trên 20 cơ sở đào tạo giáo viên Giáo dục thể 
chất, ngoài ra còn có một số lớp đào tạo sư 
phạm TDTT, được mở ở các tỉnh, thành phố để 
đáp ứng nhu cầu nguồn giáo viên GDTC. Có 
thể nói bên cạnh những mặt tích cực, thực tế 
cũng cho thấy, hệ thống cơ sở đào tạo giáo viên 
TDTT đang bộc lộ những hạn chế cơ bản, như 
việc phát triển mạng lưới cơ sở đào tạo giáo 
viên giáo dục thể chất chưa thực sự xuất phát từ 
nhu cầu phát triển giáo viên còn thiếu. 
Mạng lưới cơ sở đào tạo giáo viên giáo dục 
thể chất phát triển trong tình trạng thiếu ổn định 
do nhiều trường yếu và thiếu cả về cơ sở vật 
chất và đội ngũ giảng viên trong quá trình đào 
tạo, hoặc đổi tên để mở rộng tuyển sinh đào tạo 
trình độ đại học các ngành sư phạm và ngoài sư 
phạm. Chất lượng đào tạo giáo viên không 
đồng đều giữa các cơ sở, xuất phát từ thực tế, 
bài viết phân tích một số yếu tố về việc cấp 
Tóm tắt: Một trong những nội dung trọng tâm được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định từ năm học 2016-2017 là 
quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm. Đây không chỉ là sự định hướng mang tính chiến lược cho nền giáo dục 
nước nhà phấn đấu hoàn thành sứ mạng của mình, mà còn khẳng định con đường để nâng cao chất lượng giáo dục, đào 
tạo. Đối với hệ thống các trường sư phạm (TDTT), việc quy hoạch ngày càng cho thấy tính cấp thiết. 
Từ khóa: Hệ thống sư phạm TDTT; giáo dục quốc dân; đào tạo; chất lượng 
Abstract: One of the key contents identified by the Ministry of Education and Training from 2016-2017 is the 
redevelopment of the normal university network. This is not only a strategic orientation for the education of the country 
to strive to accomplish its mission, but also affirms the way to improve the quality of education and training. With 
regard to the system University of Physical Education and Sports, the planning has increasingly shown the urgency. 
Keywords: the system University of Physical Education and Sports, national education, training, quality 
DIỄN ĐÀN - TRAO ĐỔI 
DIỄN ĐÀN - TRAO ĐỔI 
 59 
thiết quy hoạch hệ thống giáo viên TDTT để 
nâng cao chất lượng đào tạo. 
2. BỐI CẢNH MỚI VÀ YÊU CẦU QUY 
HOẠCH HỆ THỐNG SPTDTT 
2.1. Phát triển kinh tế - xã hội và nguồn 
nhân lực đáp ứng sự nghiệp công nghiệp 
hóa, hiện đại hóa đất nước 
Đề án phát triển Giáo dục thể chất và thể 
thao trường học giai đoạn 2016-2020, định 
hướng đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ 
phê duyệt tại Quyết định số 1076/QĐ-TTg, 
ngày 17/6/2016 và Quyết định số 2160/QĐ-
TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính 
phủ về việc phê duyệt “Quy hoạch phát triển 
thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định 
hướng đến năm 2030” đã đặt ra mục tiêu tổng 
quát là: Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục 
thể chất và thể thao trường học nhằm tăng 
cường sức khỏe, phát triển thể lực toàn diện, 
trang bị kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản và 
hình thành thói quen tập luyện thể dục, thể thao 
thường xuyên cho trẻ em, học sinh, sinh viên; 
gắn giáo dục thể chất, thể thao trường học với 
giáo dục ý chí, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; 
đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, lành mạnh 
cho trẻ em, học sinh, sinh viên, đồng thời góp 
phần phát hiện, đào tạo năng khiếu và tài năng 
thể thao cho đất nước. Đồng thời xác định mục 
tiêu cụ thể cho giáo dục thể chất giai đoạn 2016 
- 2020 đó là: 
+ Phấn đấu 100% trường mầm non, cơ sở 
giáo dục phổ thông,  ... ược đào tạo đáp ứng những yêu 
cầu mới của thực tiễn cả về trình độ văn hóa, 
trình độ chuyên môn, năng lực thực hành, tư 
duy sáng tạo và năng lực di chuyển thích nghi 
nhanh với công nghệ mới, ngành nghề mới, 
đặc biệt coi trọng cả năng lực quản lý và 
marketing. Chương trình đào tạo trong lĩnh vực 
giáo dục thể chất trong thời gian tới sẽ có sự 
thay đổi cơ bản để tiếp cận, tiếp thu và chọn lọc 
với các chương trình đào tạo tiên tiến trong khu 
DIỄN ĐÀN - TRAO ĐỔI 
DIỄN ĐÀN - TRAO ĐỔI 
 61 
vực và trên thế giới. Đặc biệt là chương trình 
sách giáo khoa phổ thông tới đây, trong đó có 
xây dựng chương trình môn giáo dục thể chất 
và thể thao trường học cho toàn quốc. 
2.2. Tăng cường đội ngũ giáo viên Giáo 
dục thể chất cho quá trình đổi mới giáo dục 
Một trong bảy giải pháp thực hiện chiến lược 
giáo dục thể chất giai đoạn được xác định đó là: 
Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy 
và học, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo 
dục thể chất. Lồng ghép việc thực hiện Đề án 
này với quá trình triển khai Đề án đổi mới 
chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ 
thông, trong đó chú trọng những nội dung sau: 
a) Về mục tiêu, nội dung giáo dục phát triển 
thể chất và chương trình môn học giáo dục thể 
chất: 
- Thực hiện và đổi mới mục tiêu, chương 
trình giáo dục phát triển thể chất, bảo đảm cân 
đối, thống nhất, linh hoạt, có tính kế thừa và 
phát triển giữa các cấp học; cung cấp đầy đủ 
kiến thức, kỹ năng cho người học; hình thành 
và duy trì thói quen tập luyện thể dục, thể thao 
thường xuyên, gắn với giáo dục đạo đức, xây 
dựng lối sống lành mạnh, rèn luyện ý chí, phẩm 
chất phù hợp với đặc điểm thể chất, tâm sinh lý, 
lứa tuổi và điều kiện cụ thể của người học. 
- Hoàn thiện chương trình môn học giáo dục 
thể chất trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo 
dục đại học, bảo đảm hài hòa giữa kiến thức cơ 
bản và nội dung tự chọn, khuyến khích các 
môn thể thao truyền thống như võ cổ truyền, 
trò chơi dân gian, đáp ứng nhu cầu đa dạng và 
tạo động lực cho học sinh, sinh viên tự rèn 
luyện thân thể. 
b) Về phương pháp dạy và học, hình thức tổ 
chức hoạt động giáo dục thể chất: 
- Tổ chức giáo dục phát triển thể chất cho trẻ 
em dưới nhiều hình thức đa dạng, tích hợp 
nhiều hoạt động, nhằm tạo cho trẻ em sự hứng 
thú tham gia. 
- Tổ chức nhiều hoạt động vận động, tập 
luyện và thi đấu thể dục, thể thao phù hợp trên 
cơ sở sự hứng thú, phát huy tính tự giác, khả 
năng tự học, tự rèn luyện của học sinh, sinh 
viên. 
- Đưa việc tổ chức tập thể dục buổi sáng và 
thể dục giữa giờ thành hoạt động bắt buộc 
trong nội dung giáo dục thể chất, hoạt động thể 
thao trong các cơ sở giáo dục phổ thông. 
c) Về công tác kiểm tra, đánh giá nội dung 
giáo dục phát triển thể chất, chương trình môn 
học giáo dục thể chất: 
Thực hiện kiểm tra, đánh giá toàn diện công 
tác giáo dục thể chất đối với từng cấp học và 
trình độ đào tạo, trong đó chú trọng đánh giá về 
kỹ năng, năng lực vận động, thái độ, thói quen 
tập luyện thể dục, thể thao ở trong và ngoài nhà 
trường của học sinh, sinh viên. 
Như vậy, từ thực tế đó đòi hỏi vấn đề phát 
triển đội ngũ giáo viên giáo dục thể chất cho 
theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Trong bối 
cảnh mới của đất nước, việc đào tạo và bồi 
dưỡng đội ngũ giáo viên phải xuất phát từ yêu 
cầu thực tiễn cũng như theo dự báo phát triển 
kinh tế và khoa học công nghệ. Do đó hệ thống 
đào tạo về sư phạm TDTT cần được đầu tư kịp 
thời, thích đáng về cơ sở vật chất, trang thiết bị 
dùng cho đào tạo nghề nghiệp cũng như kinh 
phí cho đào tạo. 
2.3. Yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực 
chất lượng cao cho phong trào TDTT 
TDTT Việt Nam đang phát triển đa dạng và 
phong phú, bám sát yêu cầu, nhu cầu xã hội. 
Mặt khác, lĩnh vực TDTT còn cần phải đáp 
ứng đòi hỏi của thời kỳ đổi mới hội nhập về các 
loại lao động sư phạm được đào tạo. Những đòi 
hỏi trên cho thấy hệ thống các trường sư phạm 
TDTT đóng góp không nhỏ các sản phẩm đào 
tạo của mình (đội ngũ giảng viên, giáo viên 
TDTT trong hệ thống giáo dục quốc dân). Vì 
vậy cần nghiên cứu tổng thể trong việc quy 
hoạch đào tạo trong hệ thống đơn vị đào tạo sư 
phạm TDTT là nhiệm vụ cấp bách trong thời 
gian tới. 
DIỄN ĐÀN - TRAO ĐỔI 
DIỄN ĐÀN - TRAO ĐỔI 
 62 
2.4. Mục tiêu quy hoạch hệ thống sư phạm 
TDTT trong thời gian tới 
Quy hoạch để phát triển hệ thống sư phạm 
TDTT trong điều kiện mới của nền giáo dục 
mở theo định hướng thị trường lao động, đặt ra 
những mục tiêu rộng hơn so với trước đây. Đó 
là mục tiêu góp phần đào tạo nguồn nhân lực 
chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi 
mới giáo dục. Đồng thời cung cấp cho ngành 
TDTT những VĐV, nhân tài thể thao giỏi. 
Với những mục tiêu trên cần thiết việc quy 
hoạch hệ thống sư phạm TDTT trung tâm đảm 
bảo về cơ cấu ngành nghề. Hiện các trường 
tham gia đào tạo sư phạm TDTT phát triển khá 
ồ ạt. Nhiều cơ sở đào tạo không đáp ứng những 
tiêu chí cơ bản của ngành nghề đặc thù, dẫn tới 
chất lượng hiệu quả đào tạo không cao, bên 
cạnh đó còn làm ảnh hưởng chung tới sự nhìn 
nhận của xã hội đối với ngành nghề sư phạm 
TDTT. Vì vậy, việc hướng tới xây dựng đội 
ngũ giảng viên, giáo viên dạy sư phạm TDTT 
trong hệ thống giáo dục quốc dân đều được đào 
tạo cả về năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư 
phạm theo tiêu chuẩn nghề nghiệp quy định là 
vô cùng cần thiết. 
3. ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH TRƯỜNG 
TRỌNG ĐIỂM ĐỂ PHÁT TRIỂN SƯ 
PHẠM TDTT 
Trong thời gian tới, việc tập trung hình thành 
hệ thống đào tạo về sư phạm TDTT trung tâm 
là đòi hỏi cấp thiết trong quá trình đổi mới nền 
giáo dục Việt Nam. Định hướng cho sự phát 
triển hệ thống đào tạo sư phạm TDTT thời gian 
tới theo chúng tôi đó là: 
- Đa dạng hóa loại hình đào tạo sư phạm 
TDTT cả chính quy và không chính quy nhằm 
phát triển quy mô và chất lượng giảng viên, 
giáo viên TDTT trong hệ thống SPTDTT. 
- Phân cấp, xây dựng các cơ sở đào tạo về sư 
phạm TDTT theo hướng ưu tiên, chuẩn hóa, 
đồng bộ, hiện đại hóa có thể hội nhập với khu 
vực và thế giới. 
- Mở rộng liên kết đào tạo sư phạm TDTT 
theo hướng cập nhật yêu cầu của nhu cầu thị 
trường trong nước và với nước ngoài. 
- Đổi mới mục tiêu và thống nhất chương 
trình đạo tạo sư phạm TDTT trong hệ thống 
giáo dục quốc dân. 
- Quy hoạch lại các cơ sở đào tạo về 2 đầu 
mối chính để làm “máy cái”- trường trọng tâm, 
trọng điểm (hay nói cách khác là trường chính) 
đào tạo giáo viên Giáo dục thể chất đó là: Khu 
vực miền Trung, miền Bắc do Trường Đại học 
Sư phạm TDTT Hà Nội đảm nhiệm; khu vực 
miền Nam do Trường Đại học Sư phạm TDTT 
Thành phố Hồ Chí Minh đảm nhiệm. Bởi đây 
là 2 trường được thành lập sớm nhất và có chức 
năng chính về đào tạo giáo viên giáo dục thể 
chất, đến nay đang kiên trì mục tiêu duy nhất 
đào tạo đơn ngành về lĩnh vực này nên ngoài 
những điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ 
hai trường còn có mô hình, chương trình đào 
tạo được xã hội đánh giá cao, hiện được Bộ 
Giáo dục và Đào tạo giao chủ trì xây dựng 
chương trình đào tạo môn giáo dục thể chất 
trong toàn quốc. Có thể nói đây là điều kiện quan 
trọng, cơ bản, là nơi được xem là “máy cái” trong 
các trường sư phạm TDTT của cả nước. 
4. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ TRƯỜNG 
ĐHSP TDTT HÀ NỘI LÀ TRƯỜNG 
TRỌNG ĐIỂM TRONG THỜI GIAN TỚI 
4.1. Đổi mới tư duy và xây dựng chiến lược 
đào tạo sư phạm TDTT trong điều kiện mới. 
Hệ thống đào tạo sư phạm TDTT cần tiếp 
tục được phát triển theo hướng chuẩn hóa, hiện 
đại hóa và xã hội hóa, hội nhập quốc tế một 
cách đồng bộ và có ưu tiên. Do đó tư duy làm 
giáo dục của các đơn vị trong Nhà trường phải 
đổi mới theo hướng phục vụ thị trường lao 
động kịp thời và có thể đón trước sự phát triển 
của thị trường để mở rộng quy mô và chất 
lượng đào tạo. Xây dựng kế hoạch chiến lược, 
kinh phí trong hoạt động khoa học, công nghệ 
đảm bảo nghiên cứu cơ bản, ứng dụng và triển 
khai trong từng cơ sở đào tạo sư phạm TDTT. 
DIỄN ĐÀN - TRAO ĐỔI 
DIỄN ĐÀN - TRAO ĐỔI 
 63 
Nhất thiết phải điều chỉnh và hoàn thiện hệ 
thống các đơn vị trong nhà trường để đảm bảo 
sự gắn bó liên thông, liên kết thống nhất trong hệ 
thống theo quy định Điều lệ trường đại học cũng 
như đảm bảo đầu ra có việc làm cho người học. 
4.2. Hoàn chỉnh và bổ sung chính sách và 
đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị theo hướng 
đồng bộ, hiện đại 
Trong cơ chế vận hành mới theo định hướng 
thị trường đòi hỏi tính tự chủ cao linh hoạt mở 
rộng giao lưu liên kết. Do đó bên cạnh việc tích 
cực xây dựng các đề án, dự án để nhà nước đầu 
tư thì chính các đơn vị chức năng trong Nhà 
trường cần tham mưu cho Đảng ủy - BGH điều 
chỉnh cho phù hợp và tạo thông thoáng cho quá 
trình thực hiện như: Chính sách học phí đối với 
trường đặc thù, chính sách đầu tư cơ sở vật chất 
dạy học,... Đồng thời chú trọng xây dựng cơ 
chế vận hành và quản lý theo chuẩn thống nhất 
từ BGH đến các đơn vị phòng, khoa, trung tâm, 
bộ môn dần dần đi đến tự chủ; đẩy mạnh việc 
huy động các nguồn lực vào xã hội hóa. Đây là 
một nhiệm vụ rất quan trọng, nhất là trong điều 
kiện nguồn kinh phí, tài chính đối với Nhà trường 
trong giai đoạn trước mắt, cũng như lâu dài. 
4.3. Tăng cường năng lực nghiên cứu 
khoa học. 
Năng lực nghiên cứu khoa học của phụ 
thuộc vào nhiều yếu tố như đảm bảo tối thiểu 
về cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc 
phục vụ công tác thực tập, thực hành, nghiên 
cứu; kinh phí dành cho nghiên cứu; mối quan 
hệ và hợp tác giữa Nhà trường và bên ngoài, 
nhất là với các viện, trung tâm nghiên cứu kỹ 
thuật và sư phạm; tổ chức bộ máy và cán bộ 
quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học, 
trong đó năng lực nghiên cứu của đội ngũ các 
nhà khoa học, các giảng viên giữ vai trò quyết 
định. Vì lẽ đó, muốn đẩy mạnh hoạt động 
nghiên cứu khoa học trong Nhà trường phải có 
cơ chế đặc thù, huy động được nhiệt tình trách 
nhiệm và lòng say mê vì sự nghiệp giáo dục thể 
chất và thể thao trường học của toàn thể đội 
ngũ cán bộ, giảng viên, nhân viên. Đồng thời 
có kế hoạch dài hạn và ngắn hạn bồi dưỡng 
năng lực nghiên cứu khoa học cho đội ngũ cán 
bộ, giảng viên, nhân viên với nhiều phương 
thức ở trong nước và nước ngoài. 
4.4. Tăng cường đội ngũ giảng viên về số 
lượng, chất lượng theo hướng chuẩn hóa và 
trẻ hóa 
Đội ngũ giảng viên trong Trường có vai trò 
quyết định đến chất lượng đào tạo và sự phát 
triển chiến lược của quốc gia nói chung, của 
Nhà trường nói riêng. Bởi vậy cần đồng thời 
vừa bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn 
giảng dạy và nghiên cứu khoa học của đội ngũ 
cán bộ, giảng viên hiện có, vừa phải có kế 
hoạch đào tạo đội ngũ trẻ kế thừa theo chuẩn 
nhằm bổ sung và tăng cường số lượng giảng 
viên, giáo viên cho các trường học, cơ sở đào 
tạo trong hệ thống giáo dục nói chung và ngành 
TDTT nói riêng. Nguồn đào tạo mới không chỉ 
ở trong nước mà còn coi trọng đào tạo ở nước 
ngoài cũng như liên kết đối với những nhà 
khoa học và giảng viên giỏi ở nước ngoài. 
Trong phát triển đội ngũ giảng viên tương lai 
cần hết sức coi trọng sự cân đối, phù hợp về cơ 
cấu nghề trong hệ thống sư phạm TDTT, nhất 
là các chuyên ngành nghề mới, công nghệ mới 
mang lại. 
4.5. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế 
Đây là điều kiện hết sức quan trọng được coi 
là một trong những nước đột phá cơ bản để 
nâng cao chất lượng, uy tín và vị thế của trường 
trọng điểm quốc gia. Vì thế, bên cạnh việc tiếp 
tục thường xuyên giữ mối quan hệ hợp tác 
quốc tế trong việc đào tạo CB,GV trình độ tiến 
sĩ, thạc sĩ chuyên ngành TDTT với các trường 
có mối quan hệ truyền thống, nhiệm vụ cần 
được đặt ra là đẩy mạnh hơn nữa việc hợp tác 
với các trường khu vực Châu Âu, Châu Mỹ. 
Trong thời gian gần đây việc hợp tác quốc tế 
của Nhà trường không chỉ dừng lại ở một số 
hoạt động mang tính ngoại giao, mà đã đi vào 
chiều sâu rất rõ rệt như: Ký kết thỏa thuận hợp 
DIỄN ĐÀN - TRAO ĐỔI 
DIỄN ĐÀN - TRAO ĐỔI 
 64 
tác về đào tạo trong lĩnh vực TDTT với Học 
viện Thể thao Vũ Hán - Trung Quốc; ký kết 
bản ghi nhớ hợp tác giữa Trường Đại học 
TDTT Gdansk (Ba Lan); ký kết hợp tác với 
Trường Cao Đẳng TDTT Quảng Tây (Trung 
Quốc) về lĩnh vực đẩy mạnh y học vận động; 
bước đầu thỏa thuận hợp tác với Trường Đại 
học Kỹ thuật Ngô Phụng - Đài Loan; tiếp tục 
ký thỏa thuận với Trường Đại học Sư phạm 
Quảng Tây - Trung Quốc. Ngoài ra tổ chức 
buổi giao lưu học tập chuyên môn giữa sinh 
viên Nhà trường với sinh viên Trường Khoa 
học Thể thao và Dinh dưỡng - Đại học Công 
nghệ Bang Queensland (QUT) - Australia; cử 
đội bóng đá nam tham dự Tuần lễ giao lưu thể 
thao, văn hóa các trường đại học Đông Nam Á 
và Nam Á tổ chức tại Trường ĐH Bách khoa - 
Côn Minh (Trung Quốc). Đặc biệt là đàm phán 
với Trường Cao đẳng GDTC Quốc gia Lào 
sang trao đổi về nội dung liên kết đào tạo song 
phương cử sinh viên, học viên sang học tập dài 
hạn với kết quả đã tiếp nhận 08 lưu học sinh 
viên Lào sang học ở trình độ cao học và đại 
học. Đây có thể nói là tiền đề, nền tảng cho việc 
đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong thời gian tới. 
5. KẾT LUẬN 
Việc đầu tư và quy hoạch lại mạng lưới các 
trường sư phạm nói chung, quy hoạch các 
trường sư phạm TDTT nói riêng, không chỉ là 
sự định hướng mang tính chiến lược cho nền 
giáo dục nước nhà phấn đấu hoàn thành sứ 
mạng của mình mà còn khẳng định con đường 
để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, bởi 
hệ thống sư phạm TDTT gắn bó chặt chẽ và 
liên thông với các phân hệ giáo dục trong hệ 
thống giáo dục quốc dân. Đây là tư tưởng chỉ 
đạo và định hướng trong phát triển hệ thống 
trong bối cảnh mới của nước ta đang trong thời 
kỳ thực hiện CNH, HĐH đất nước. Mặt khác 
còn phải đáp ứng được yêu cầu của hội nhập 
quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa nên việc phát 
triển hệ thống sư phạm TDTT cần theo định 
hướng chuyên nghiệp, hiện đại hóa và chuẩn 
hóa quốc gia và quốc tế. Việc quy hoạch các 
trường sư phạm TDTT, lấy Trường Đại học Sư 
phạm TDTT Hà Nội làm trường trọng điểm, 
trọng tâm sẽ giúp cho việc hệ thống các trường 
sư phạm TDTT tăng cường gắn kết, tạo mọi 
điều kiện để gắn đào tạo với nghiên cứu khoa 
học, nâng cao chất lượng đào tạo cho đội ngũ 
giảng viên, giáo viên mà còn là nhân tố quan 
trọng và là động lực mạnh mẽ cho quá trình 
nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của 
mô hình giáo dục hiện đại. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Luật Giáo dục 2005 
2. Quyết định số 1076/QĐ-TTg, ngày 17/6/2016 phê duyệt Đề án phát triển Giáo dục thể chất 
và thể thao trường học giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025 
3. Quyết định số 2160/QĐ-TTg ngày 11 tháng 11 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc 
phê duyệt “Quy hoạch phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 
năm 2030” 
4. PGS. TS Nguyễn Viết Sự. Giáo dục nghề nghiệp – Những vấn đề và giải pháp. NXB Giáo 
dục. Hà Nội 2005. 
5. Kỷ yếu hội thảo quốc gia “Nghiên cứu khoa học gắn với đào tạo trong hệ thống Sư phạm kỹ 
thuật”. Viện Chiến lược và Chương trình giáo dục. Hà Nội, 2004. 
DIỄN ĐÀN - TRAO ĐỔI 
DIỄN ĐÀN - TRAO ĐỔI 

File đính kèm:

  • pdfde_xuat_huong_quy_hoach_truong_dai_hoc_su_pham_the_duc_the_t.pdf