Đề xuất chính sách quản lý kiều hối trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam hiện nay

Trong xu thế toàn cầu hóa, kiều hối có xu hướng gia tăng nhanh, đặc biệt

ở các quốc gia có trình độ phát triển chậm và trung bình, trong đó có Việt Nam.

Đây là nguồn ngoại tệ được gửi từ nước ngoài về trong nước thông qua hệ thống

ngân hàng, công ty chuyển phát nhanh quốc tế hoặc trực tiếp mang theo người khi

nhập cảnh. Kiều hối có những tác động tích cực đối với nền kinh tế và đời sống xã

hội, giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người

dân. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng

không nhỏ tới lượng kiều hối gửi về nước thời gian qua. Sự sụt giảm kiều hối do tác

động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đòi hỏi phải có những chính sách phù hợp

với tình hình mới. Nghiên cứu này, dựa trên số liệu thống kê từ Ngân hàng Thế giới

(WB) và các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế, phân tích thực trạng chính

sách quản lý kiều hối ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất các nhóm giải pháp

về chính sách quản lý, nhằm tăng nguồn kiều hối cũng như tạo thuận lợi để tiếp tục

Đề xuất chính sách quản lý kiều hối trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam hiện nay trang 1

Trang 1

Đề xuất chính sách quản lý kiều hối trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam hiện nay trang 2

Trang 2

Đề xuất chính sách quản lý kiều hối trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam hiện nay trang 3

Trang 3

Đề xuất chính sách quản lý kiều hối trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam hiện nay trang 4

Trang 4

Đề xuất chính sách quản lý kiều hối trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam hiện nay trang 5

Trang 5

Đề xuất chính sách quản lý kiều hối trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam hiện nay trang 6

Trang 6

Đề xuất chính sách quản lý kiều hối trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam hiện nay trang 7

Trang 7

Đề xuất chính sách quản lý kiều hối trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam hiện nay trang 8

Trang 8

Đề xuất chính sách quản lý kiều hối trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam hiện nay trang 9

Trang 9

Đề xuất chính sách quản lý kiều hối trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam hiện nay trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang baonam 11020
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề xuất chính sách quản lý kiều hối trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề xuất chính sách quản lý kiều hối trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam hiện nay

Đề xuất chính sách quản lý kiều hối trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam hiện nay
1
© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X 
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 227- Tháng 4. 2021
Đề xuất chính sách quản lý kiều hối trong bối cảnh 
dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam hiện nay
Hoàng Văn Thành
Học viện Ngân hàng
Ngày nhận: 12/03/2021 
Ngày nhận bản sửa: 10/04/2021 
Ngày duyệt đăng: 22/04/2021
Tóm tắt: Trong xu thế toàn cầu hóa, kiều hối có xu hướng gia tăng nhanh, đặc biệt 
ở các quốc gia có trình độ phát triển chậm và trung bình, trong đó có Việt Nam. 
Đây là nguồn ngoại tệ được gửi từ nước ngoài về trong nước thông qua hệ thống 
ngân hàng, công ty chuyển phát nhanh quốc tế hoặc trực tiếp mang theo người khi 
nhập cảnh. Kiều hối có những tác động tích cực đối với nền kinh tế và đời sống xã 
hội, giúp xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người 
dân. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng 
không nhỏ tới lượng kiều hối gửi về nước thời gian qua. Sự sụt giảm kiều hối do tác 
động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19 đòi hỏi phải có những chính sách phù hợp 
với tình hình mới. Nghiên cứu này, dựa trên số liệu thống kê từ Ngân hàng Thế giới 
(WB) và các tổ chức tài chính trong nước và quốc tế, phân tích thực trạng chính 
sách quản lý kiều hối ở Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất các nhóm giải pháp 
về chính sách quản lý, nhằm tăng nguồn kiều hối cũng như tạo thuận lợi để tiếp tục 
Policies recommendations to manage remittances in the context of the Covid-19 epidemic in 
Vietnam recently
Abstract: In the trend of globalization, remittances tend to increase rapidly, especially in developing 
countries including Vietnam. This is the source of foreign currency sent from abroad to the country 
through banking system, international express company or directly by people when they come back 
their home countries. Remittances have positive impacts on the economy and social life, help alleviate 
poverty, improve physical and mental wellbeing. However, the outbreak of Covid-19 in the world has 
significantly affected amount of remittances sent home over the past time. The decline in remittances 
due to the negative impact of the Covid-19 epidemic policy response appropriated to the new context. 
This study focuses on analyzing the current context of remittance management policies in Vietnam, 
proposing solutions to improve effectiveness of policies to continue attracting remittances to the 
country.
Keywords: Policy; remittance management; Covid-19, Vietnam.
Thanh Van Hoang
Email: thanhhv@hvnh.edu.vn
Banking Academy of Vietnam
Đề xuất chính sách quản lý kiều hối trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam hiện nay
2 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 227- Tháng 4. 2021
thu hút kiều hối gửi về nước.
Từ khóa: Chính sách, quản lý kiều hối, Covid-19, Việt Nam.
1. Giới thiệu
Trong nền kinh tế mở và xu hướng toàn cầu 
hóa hiện nay, kiều hối ngày càng phổ biến 
và giữ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế 
các quốc gia. Kiều hối tạo thành một dòng 
vốn lớn, có xu hướng ngày càng tăng lên 
và ổn định chảy vào các nước đang phát 
triển trên thế giới, trong đó tập trung nhiều 
ở khu vực châu Á Thái Bình Dương và khu 
vực Nam Á (Bảo Bảo, 2020). Kiều hối giữ 
vai trò quan trọng đối với nền kinh tế của 
những quốc gia này như gia tăng nguồn 
ngoại tệ tự nhiên, qua đó tăng nguồn dự trữ 
ngoại hối.
Đối với Việt Nam, kiều hối được gửi về 
nước ngày càng tăng lên theo các năm và 
trở thành một trong những nguồn lực quan 
trọng để phát triển kinh tế. Nếu như những 
năm 2000, kiều hối chỉ ở mức hơn 1 tỷ 
USD, thì tới năm 2019 đạt khoảng 17 tỷ 
USD, đưa Việt Nam trở thành một trong số 
10 quốc gia hàng đầu thế giới, đứng thứ hai 
Biểu đồ 1. Lượng kiều hối chuyển về Việt Nam từ 2010-2020
Nguồn: Thống kê của World Bank
trong ASEAN (sau Philippines) về nhận 
kiều hối (Ban Dự báo kinh tế vĩ mô, 2020). 
Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới 
(World Bank- WB, 2020), do ảnh hưởng 
của dịch Covid-19 lan rộng tác động mạnh 
đến nền kinh tế toàn cầu, khiến nhiều lao 
động ở nước ngoài mất việc, phải tạm nghỉ 
ở nhà, hoạt động kinh doanh ngưng trệ, dẫn 
tới lượng kiều hối chuyển về cho người 
thân trong nước giảm. Cụ thể, lượng kiều 
hối chuyển về Việt Nam trong năm 2020 
giảm hơn 7% so với năm 2019, còn 15,7 
tỷ USD, chiếm tỷ trọng 5,8% GDP. Đây là 
lần đầu tiên lượng kiều hối về Việt Nam 
giảm trong vòng 10 năm qua. Tuy nhiên, 
Việt Nam vẫn nằm trong top 10 quốc gia có 
lượng kiều hối lớn nhất (Bảo Bảo, 2020).
Kiều hối giữ vai trò quan trọng trong sự 
phát triển của Việt Nam, như: kiều hối giúp 
tăng nguồn thu ngoại tệ ổn định, tăng dự 
trữ ngoại hối quốc gia, giảm thiểu sự phụ 
thuộc nguồn vốn nước ngoài, góp phần cân 
đối trong cán cân thanh toán quốc tế. Tuy 
HOÀNG VĂN THÀNH
3Số 227- Tháng 4. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
nhiên, bên cạnh những điểm tích cực trên, 
kiều hối cũng chứa đựng những nguy cơ 
đối với nền kinh tế và đời sống xã hội nếu 
không được q ... am hiện nay
8 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 227- Tháng 4. 2021
rút tiền bằng VND, có thể linh hoạt lựa 
chọn các loại tiền cũng như hình thức thụ 
hưởng tiền. Đây được coi là một điểm sáng 
trong chính sách về thu hút kiều hối ở Việt 
Nam. Bởi nếu bắt buộc người thụ hưởng 
bán ngoại tệ cho TCTD được phép để rút 
VND sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới người gửi 
và người thụ hưởng vì tâm lý của người 
dân vẫn trọng ngoại tệ, đặc biệt là USD, 
EURO, không hoàn toàn tin tưởng vào sự 
ổn định của VND, từ đó khó thu hút kiều 
hối chuyển về nước.
Cùng với đó, việc quy định người thụ 
hưởng không phải đóng thuế thu nhập 
đối với các khoản ngoại tệ từ nước ngoài 
chuyển về cũng được coi là một điểm sáng 
trong chính sách về quản lý kiều hối.
Việc cho phép người dân được rút trực tiếp 
bằng ngoại tệ, quyền cất giữ, gửi tiết kiệm 
hoặc bán cho TCTD được phép không tạo 
ra nguy cơ ngoại tệ hóa hoặc đô la hóa nền 
kinh tế vì pháp luật quy định rất chặt về 
việc sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt 
Nam. Điều 22 Pháp lệnh Ngoại hối năm 
2005, sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định: 
“Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, 
thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, 
định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận 
và các hình thức tương tự khác của người 
cư trú, người không cư trú không được thực 
hiện bằng ngoại hối, trừ các trường hợp 
được phép theo quy định của NHNN”.
Tóm lại, chính sách quản lý kiều hối hiện 
nay rất thuận lợi cho việc gửi kiều hối về 
nước, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế, xã 
hội, xóa đói giảm nghèo.
4. Đề xuất chính sách quản lý kiều hối 
trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ở 
Việt Nam hiện nay
Về cơ bản, chính sách quản lý kiều hối của 
Việt Nam thời gian qua rất tích cực, thúc 
đẩy sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội. 
Tuy nhiên, khi dịch bệnh Covid-19 bùng 
phát đã ảnh hưởng tiêu cực tới lượng kiều 
hối trên phạm vi toàn cầu, trong đó có Việt 
Nam. Hầu hết các quốc gia phải thực hiện 
các biện pháp về giãn cách xã hội, hạn chế 
đi lại, đóng cửa các doanh nghiệp, khu vực 
vui chơi, giải trí từ đó tác động tới công 
ăn việc làm và thu nhập của người lao động 
Việt Nam ở nước ngoài. Vì vậy, lượng kiều 
hối gửi về Việt Nam bị ảnh hưởng. Sau 
nhiều năm tăng liên tục, năm 2020, lượng 
kiều hối sụt giảm nhẹ 7% so với 2019 còn 
15,7 tỷ USD. WB dự báo năm 2021, lượng 
kiều hối trên phạm vi toàn cầu sẽ sụt giảm 
khoảng 14%, Việt Nam cũng không nằm 
ngoài xu hướng chung đó.
Vì vậy, để tiếp tục thu hút tốt kiều hối trong 
bối cảnh dịch bệnh Covid-19 hiện nay, cần tập 
trung vào các giải pháp chính sách sau đây:
4.1. Nhóm giải pháp chính sách tạo nguồn 
kiều hối và thu hút kiều hối gửi về trong nước
Một là, cần có thêm những giải pháp chính 
sách khuyến khích, tạo điều kiện cho người 
Việt Nam đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài.
Theo thống kê của Cục Quản lý lao động 
ngoài nước (Bộ Lao động, Thương binh và 
Xã hội), số lượng lao động Việt Nam đang 
làm việc ở nước ngoài hiện nay vào khoảng 
580.000, trong đó, tại Đài Loan khoảng 
230.000 người; Nhật Bản khoảng 230.000 
người; Hàn Quốc khoảng 50.000 người; 
Malaysia và các nước Đông Nam Á khoảng 
30.000 người; khu vực Trung Đông, châu 
Phi và châu Âu mỗi nơi khoảng 15.000 
người, còn lại ở các nước khác. Cùng với 
việc gia tăng số lượng lao động Việt Nam 
đi làm việc ở nước ngoài thời gian qua, 
lượng kiều hối do người Việt Nam đi xuất 
khẩu lao động ở nước ngoài gửi về ngày 
càng có xu hướng tăng lên, từ mức 2-3 tỷ 
USD/năm những năm 2010-2015 lên mức 
3-4 tỷ USD/mỗi năm trong những năm gần 
HOÀNG VĂN THÀNH
9Số 227- Tháng 4. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
đây (Nhật Dương, 2021). Tuy nhiên, do 
ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, số lượng 
người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài 
năm 2020 giảm xuống còn hơn 78.000 
người, thấp hơn mức bình quân khoảng 
120.000 tới 150.000 người/năm (Nhật 
Dương, 2021).
Vì vậy, để tiếp tục giữ vững và gia tăng 
lượng kiều hối thông qua lực lượng lao động 
xuất khẩu nước ngoài, Chính phủ và NHNN 
cần có những chính sách ưu đãi đặc biệt, 
trong đó, việc cần làm ngay trong bối cảnh 
dịch bệnh Covid-19 hiện nay là bổ sung họ 
vào nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vắc 
xin miễn phí theo Nghị quyết số 21/NQ-CP 
ngày 26/02/2021 của Chính phủ về mua và 
sử dụng vắc xin phòng Covid-19. Chỉ khi 
những người lao động được tiêm phòng vắc 
xin và được cấp “hộ chiếu vắc xin” mới có 
điều kiện để nhập cảnh và làm việc ở nước 
ngoài, trong bối cảnh hầu hết các nước đều 
hạn chế nhập cảnh với công dân của những 
quốc gia khác, trừ trường hợp đã được tiêm 
phòng vắc xin đầy đủ theo
khuyến cáo của WHO.
Hai là, cần chỉnh sửa chính sách nhằm 
khuyến khích hơn nữa người Việt Nam 
đang sinh sống, làm việc, định cư ở nước 
ngoài gửi kiều hối về nước. 
Trong cơ cấu kiều hối gửi về Việt Nam 
hằng năm, nguồn kiều hối chủ yếu đến từ 
các nước có đông người Việt định cư như 
Mỹ, Anh, Australia, Canada và các nước 
có đông người Việt đi xuất khẩu lao động 
như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan- Trung 
Quốc (Vũ Thùy Linh, 2020). Chính vì vậy, 
cần có giải pháp đẩy mạnh công tác truyền 
thông nhằm cung cấp thông tin kịp thời, 
chính xác cho người Việt Nam ở nước 
ngoài về tình hình đất nước và chủ trương, 
chính sách của Đảng, Nhà nước để khuyến 
khích, tạo điều kiện cho bà con kiều bào trở 
về thăm quê hương, đầu tư sản xuất, kinh 
doanh, góp phần vào công cuộc xây dựng 
và bảo vệ Tổ quốc. Đồng thời, Chính phủ 
cần có chính sách nhằm tăng cường hơn 
nữa sự gắn bó của người Việt Nam ở nước 
ngoài với đất nước; tiếp tục quán triệt và 
xem người Việt Nam ở nước ngoài là bộ 
phận không tách rời, một nguồn lực của 
cộng đồng dân tộc Việt Nam. Trong đó, có 
thể dựa vào những thành tích về công tác 
phòng chống dịch Covid-19 của Việt Nam 
được WHO và cộng đồng thế giới khen 
ngợi là đòn bẩy tuyên truyền tới người Việt 
Nam đang sinh sống, định cư ở nước ngoài 
gửi kiều hối về nước ủng hộ Chính phủ và
người dân trong nước tiếp tục phát huy 
những kết quả đã đạt được, để Việt Nam trở 
thành điểm sáng trong phòng chống dịch 
bệnh Covid-19. Trên cơ sở đó khơi dậy tinh 
thần yêu nước, tự hào dân tộc để mời gọi họ 
về nước định cư, trực tiếp hưởng thụ những 
thành quả mà công tác phòng, chống dịch 
mang lại.
4.2. Nhóm giải pháp chính sách nâng cao 
hiệu quả hoạt động của tổ chức cung cấp 
dịch vụ kiều hối 
Một là, có chính sách khuyến khích các tổ 
chức cung ứng dịch vụ kiều hối mở rộng 
mạng lưới liên kết quốc tế. Bên cạnh các thị 
trường truyền thống như Mỹ, Canada, Đức, 
Pháp và các nước khu vực Đông Á như 
Nhật Bản, Hàn Quốc, hiện nay số người 
Việt Nam đi xuất khẩu lao động và định cư 
ở các thị trường mới như khu vực Tây Á 
và châu Phi có xu hướng tăng nhanh. Đây 
được dự báo là nguồn cung cấp kiều hối 
lớn cho Việt Nam trong thời gian tới. Vì 
vậy, đòi hỏi hệ thống trung gian cung ứng 
dịch vụ kiều hối, đặc biệt là các ngân hàng 
thương mại (NHTM) cần mở rộng mạng 
lưới liên kết với các ngân hàng quốc tế, các 
tổ chức chuyển tiền nhanh như Western 
Union, MoneyGram để chủ động nắm bắt 
các thị trường này.
Đề xuất chính sách quản lý kiều hối trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam hiện nay
10 Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 227- Tháng 4. 2021
Hai là, cần có chính sách khuyến khích các 
tổ chức cung cấp dịch vụ kiều hối giảm các 
chi phí liên quan đến hoạt động gửi và nhận 
kiều hối từ nước ngoài về nước. Hiện nay, 
hệ thống NHTM trong nước chưa thực sự 
mở rộng mạng lưới hoạt động ở thị trường 
nước ngoài, đặc biệt là ở các nước có lượng 
kiều hối gửi về Việt Nam lớn. Vì vậy, để 
gửi tiền về trong nước, người gửi tiền sẽ lựa 
chọn các hình thức như chuyển trực tiếp từ 
ngân hàng nước ngoài về tài khoản ngân 
hàng trong nước, chuyển thông qua các 
công ty chuyển tiền như: Western Union, 
MoneyGram hoặc nhờ người quen mang 
về. Tuy nhiên, chi phí khi gửi tiền thông 
qua các kênh chính thức như qua hệ thống 
ngân hàng nước ngoài hoặc công ty chuyển 
tiền nhanh quốc tế khá cao (Vũ Thùy Linh, 
2020). Vì vậy, để giảm chi phí gửi tiền, qua 
đó kích thích người Việt Nam ở nước ngoài 
gửi kiều hối về nước, hệ thống NHTM 
cần mở rộng mạng lưới hoạt động và tăng 
cường liên kết với các ngân hàng, các công 
ty chuyển tiền lớn trên thế giới.
4.3. Nhóm giải pháp chính sách nâng cao 
hiệu quả công tác quản lý kiều hối của cơ 
quan quản lý nhà nước
Bên cạnh việc duy trì những chính sách 
tích cực về quản lý kiều hối như khuyến 
khích và không hạn chế việc gửi kiều hối 
về nước, bảo đảm quyền của người thụ 
hưởng kiều hối, các cơ quan quản lý nhà 
nước có thẩm quyền cần tập trung vào một 
số giải pháp chính sách cụ thể sau:
Một là, có chính sách khuyến khích người thụ 
hưởng kiều hối rút tiền mặt hoặc chuyển vào 
tài khoản mở tại hệ thống TCTD bằng VND. 
Mặc dù ghi nhận và đảm bảo nguyên tắc tự 
do hóa giao dịch vãng lai, cho phép người 
thụ hưởng kiều hối có thể nhận bằng tiền 
VND hoặc ngoại tệ, tuy nhiên, NHNN 
cần có chính sách khuyến khích người thụ 
hưởng rút bằng VND (bán ngoại tệ cho 
ngân hàng), qua đó giữ lại ngoại tệ tại hệ 
thống ngân hàng, ngăn chặn tình trạng đô 
la hóa nền kinh tế, như ngân hàng thu mua 
với giá ưu đãi với kiều hối có số lượng 
lớn, kèm với quà tặng, phần thưởng, đồng 
thời tạo điều kiện ưu đãi nếu sau người thụ 
hưởng có nhu cầu mua ngoại tệ để phục 
vụ cho các nhu cầu cá nhân hợp pháp. Bên 
cạnh đó, cần phải đảm bảo các quy định 
về hạn chế sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ 
Việt Nam được thực thi đầy đủ và nghiêm 
túc; mọi hành vi vi phạm phải được phát 
hiện và xử lý kịp thời. Người thụ hưởng có 
thể rút trực tiếp ngoại tệ nhưng không được 
phép sử dụng trong lưu thông, thanh toán 
trong các giao dịch dân sự, kinh doanh, 
thương mại; có thể cất giữ; có thể gửi hệ 
thống ngân hàng nhưng chỉ được hưởng lãi 
suất 0%, từ đó khuyến khích người nhận 
kiều hối bán ngoại tệ cho ngân hàng để rút 
VND khi được thụ hưởng kiều hối.
Hai là, có chính sách phối hợp quản lý chặt 
chẽ giữa các cơ quan hữu quan như tổ chức 
được phép thực hiện dịch vụ kiều hối, các 
cơ quan quản lý an ninh, an toàn trật tự xã 
hội nhằm vừa tạo điều kiện cho các chủ 
thể tự do thực hiện giao dịch về kiều hối 
nhưng phải đảm bảo hoạt động này không 
nhằm mục đích bất hợp pháp như tài trợ 
cho các tổ chức, cá nhân tuyên truyền, 
chống đối Nhà nước hoặc tài trợ cho các 
hoạt động khủng bố, phá hoại. Người thụ 
hưởng không có nghĩa vụ phải khai báo với 
ngân hàng về mục đích sử dụng kiều hối, 
đồng thời pháp luật cũng không thể buộc 
người thụ hưởng phải kê khai hoặc cam 
kết sử dụng kiều hối vào các mục đích hợp 
pháp. Vì vậy, để đảm bảo kiều hối được 
sử dụng vào đúng mục đích, ngăn chặn các 
đối tượng xấu, các tổ chức khủng bố, các tổ 
chức phản động ở nước ngoài lợi dụng sự 
thông thoáng của chính sách kiều hối để tài 
trợ cho các tổ chức, cá nhân ở trong nước 
HOÀNG VĂN THÀNH
11Số 227- Tháng 4. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, 
các cơ quan thực thi pháp luật cần phối hợp 
với phía ngân hàng để nắm chắc nhân thân 
của người thụ hưởng, qua đó kịp thời phát 
hiện, xử lý với những hành vi vi phạm liên 
quan tới sử dụng kiều hối.
Ba là, tiếp tục cơ cấu hệ thống ngân hàng 
nói chung và hệ thống trung gian cung ứng 
dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ nói riêng. 
Đảm bảo hệ thống này hoạt động hiệu quả, 
an toàn, qua đó củng cố niềm tin của khách 
hàng khi sử dụng dịch vụ gửi, nhận kiều hối 
qua hệ thống trung gian cung cấp dịch vụ 
của Việt Nam.
5. Kết luận
Kiều hối giữ vai trò đặc biệt quan trọng 
trong việc phát triển kinh tế và nâng cao 
đời sống xã hội của các quốc gia, đặc biệt 
là các nước đang phát triển như Việt Nam. 
Để phát huy hết các mặt tích cực và hạn 
chế các mặt tiêu cực của kiều hối, đặc biệt, 
trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 ảnh 
hưởng tiêu cực như hiện nay, các cơ quan 
nhà nước có thẩm quyền cần xây dựng các 
chính sách, giải pháp đồng bộ từ quản lý 
vĩ mô của Chính phủ và NHNN tới triển 
khai kinh doanh của hệ thống trung gian 
cung cấp dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ. 
Nghiên cứu này là nền tảng để tác giả mở 
rộng phạm vi nghiên cứu chính sách quản 
lý đối với giao dịch vãng lai nói riêng và 
quản lý ngoại hối nói chung. ■
Tài liệu tham khảo
Bảo Bảo (2020), Việt Nam nằm trong top 10 quốc gia có lượng kiều hối lớn nhất, từ https://doanhnghiephoinhap.vn/
viet-nam-nam-trong-top-10-quoc-gia-co-luong-kieu-hoi-lon-nhat.html, truy cập ngày 03/3/2021.
Ban Dự báo kinh tế vĩ mô (2020), Biến động của kiều hối Việt Nam thời gian qua, 
aspx?newid=22289, truy cập ngày 02/3/2021.
Chính phủ (2014), Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại 
hối. 
Chính phủ (2016), Nghị định số 89/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định điều kiện đối với hoạt động đại lý đổi ngoại 
tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế. 
Đỗ Thị Kim Hảo và Đinh Thị Thanh Long (2017), “Tác động của kiều hối đến tăng trưởng kinh tế”, Tạp chí Ngân 
hàng, tháng 5/2017, 2-9.
Đỗ Đức Quân (2017), “Tác động từ dòng kiều hối đến kinh tế Việt Nam và một số khuyến nghị”, Tạp chí Tài chính, 
tháng 3/2017.
IMF (2020), Remittances, từ https://www.imf.org/external/Pubs/FT/fandd/basics/76-remittances.htm, truy cập ngày 
02/3/2021.
Nhật Dương (2021), Kiều hối về Việt Nam từ xuất khẩu lao động đạt 3 - 4 tỷ USD mỗi năm, từ https://vneconomy.vn/
kieu-hoi-ve-viet-nam-tu-xuat-khau-lao-dong-dat-3-4-ty-usd-moi-nam-20210116093451843.htm, truy cập ngày 
02/3/2021.
Thạch Bình (2018), Kiều hối theo chân Việt kiều khởi nghiệp, từ https://thoibaonganhang.vn/kieu-hoi-theo-chan-viet-
kieu-khoi-nghiep-83199.html, truy cập ngày 03/3/2021.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông tư số 34/2015/TT-NHNN ngày 31/12/2015 hướng dẫn hoạt 
động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ. 
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 21/2014/TT-NHNN ngày 14/8/2014 hướng dẫn về 
phạm vi hoạt động ngoại hối, điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận hoạt động ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi 
nhánh ngân hàng nước ngoài. 
Thủ tướng Chính phủ (1999), Quyết định số 170/1999/QĐ-TTg ngày 19/8/1999 về việc khuyến khích người Việt Nam ở 
nước ngoài gửi tiền về nước. 
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2005), Pháp lệnh Ngoại hối.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2013), Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối.
Vũ Thùy Linh (2020), “Thực trạng và giải pháp thu hút kiều hối về Việt Nam”, từ https://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/
thuc-trang-va-giai-phap-thu-hut-kieu-hoi-ve-viet-nam-330699.html, truy cập ngày 03/3/2021.
World Bank (2020), World Bank predicts sharpest decline of remittances in recent history, từ https://www.worldbank.org/en/
news/press-release/2020/04/22/world-bank-predicts-sharpest-decline-of-remittances-in-recent-history, truy cập ngày 
02/3/2021.

File đính kèm:

  • pdfde_xuat_chinh_sach_quan_ly_kieu_hoi_trong_boi_canh_dich_benh.pdf