Đề tài Văn học Châu Á 2

II. VĂN HỌC ẤN ĐỘ

PHÂN KÌ VĂN HỌC

    a. Thời đại Veda  từ 1500 đến 600 tr CN

 “Veda” – tên của tác phẩm văn chương đồng thời là tác phẩm tôn giáo đầu tiên thường được dùng để gọi tên thời bình minh của văn học Ấn.

Thời kỳ này, văn minh Ấn Độ nảy nở giữa rừng xanh. Các rishi (thi nhân, thấu thị) đã đi từ thế giới cảm quan sinh động tới những lĩnh vực trừu tượng siêu hình và cuối cùng đạt đến kết luận về sự đồng nhất và hợp nhất giữa linh hồn con người và linh hồn vũ trụ. Thần thoại đã xuất hiện trước tiên (trong các kinh Veda, chủ yếu là Rig Veda) rồi sau đó là văn chương – triết học (trong các kinh Upanishad). Ngôn ngữ Sanskrit từ giai đoạn đầu tiên còn hết sức cổ sơ (mà nhiều học giả gọi là giai đoạn ngôn ngữ Veda) đã ngày càng được rèn giũa và tăng cường hiệu quả trong luận giải và thuyết giảng.

 

Đề tài Văn học Châu Á 2 trang 1

Trang 1

Đề tài Văn học Châu Á 2 trang 2

Trang 2

Đề tài Văn học Châu Á 2 trang 3

Trang 3

Đề tài Văn học Châu Á 2 trang 4

Trang 4

Đề tài Văn học Châu Á 2 trang 5

Trang 5

Đề tài Văn học Châu Á 2 trang 6

Trang 6

Đề tài Văn học Châu Á 2 trang 7

Trang 7

Đề tài Văn học Châu Á 2 trang 8

Trang 8

Đề tài Văn học Châu Á 2 trang 9

Trang 9

Đề tài Văn học Châu Á 2 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pptx 101 trang Trúc Khang 08/01/2024 7240
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Văn học Châu Á 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Văn học Châu Á 2

Đề tài Văn học Châu Á 2
ĐÀI TIẾNG NÓI VIỆT NAM 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH II 
NHÓM 6: 
HỨA THỊ HIÊN 
PHAN THỊ HOÀI THANH 
TRẦN THỊ BÍCH KIỀU 
BÀI THUYẾT TRÌNH 
VĂN HỌC CHÂU Á 2 
ẤN ĐỘ 
ĐỊA LÍ 
 Ấn Độ là đất nước rộng lớn và  đông dân ở miền Nam Á, phía bắc có dãy núi Himallahya hùng  vĩ được ví là ” lâu đài tuyết trắng”, “bông sen trắng vĩ đại”, “nóc nhà  của thế  giới”. Đi dần  xuống phía nam   qua   hai  lưu  vực  sông  Ấn  (Indus)  và  sông   Hằng (Gange) phì nhiêu được gọi  là châu thổ “đất  vàng”. Đi tiếp gặp dãy núi Vindehia với cao nguyên Decan rộng  lớn tiếp giáp núi  Gat chạy dài xuống bờ biển  Ấn Độ dương  ngập tràn ánh  nắng mang hình vòng cung tới gần hòn đảo Sri Lanka. 
C LỊCH SỬ 
- Có 4 giai đoạn 
 Sơ lược lịch sử 
Ấn Độ cận hiện đại. Sự xâm nhập của Tây phương kéo dài từ 1500 đến 1857 . 
Cuộc khởi nghĩa của nhân dân Ấn Độ 1857-1859 
Phong trào dân tộc Ấn 1858-1918 
Năm 1947 Ấn Độ giành lại quyền độc lập 
 THÀNH TỰU 
CHỮ VIẾT 
NGHỆ THUẬT 
TÔN GIÁO 
VĂN HỌC 
MAHABHARATA 
RAMAYANA 
ĐẠO BÀ LA MÔN 
ĐẠO PHẬT 
ĐẠO GIÊN 
ẤN ĐỘ GIÁO 
II. VĂN HỌC ẤN ĐỘ 
PHÂN KÌ VĂN HỌC 
     a. Thời đại Veda  từ 1500 đến 600 tr CN 
 “Veda” – tên của tác phẩm văn chương đồng thời là tác phẩm tôn giáo đầu tiên thường được dùng để gọi tên thời bình minh của văn học Ấn. 
Thời kỳ này, văn minh Ấn Độ nảy nở giữa rừng xanh. Các rishi (thi nhân, thấu thị) đã đi từ thế giới cảm quan sinh động tới những lĩnh vực trừu tượng siêu hình và cuối cùng đạt đến kết luận về sự đồng nhất và hợp nhất giữa linh hồn con người và linh hồn vũ trụ. Thần thoại đã xuất hiện trước tiên (trong các kinh Veda, chủ yếu là Rig Veda ) rồi sau đó là văn chương – triết học (trong các kinh Upanishad ). Ngôn ngữ Sanskrit từ giai đoạn đầu tiên còn hết sức cổ sơ (mà nhiều học giả gọi là giai đoạn ngôn ngữ Veda) đã ngày càng được rèn giũa và tăng cường hiệu quả trong luận giải và thuyết giảng. 
b. Thời sử thi và Phật giáo từ  600 tr CN đến thế kỷ IV 
 Nửa sau thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên chứng kiến sự hình thành lần lượt các sử thi lớn nhất của Ấn Độ. Các sử thi đã phản ánh hiện thực lịch sử của thời kỳ hình thành, phát triển của những vương quốc lớn ở Ấn Độ và xung đột, chiến tranh giữa chúng. Hai sử thi sanskrit : Mahabharata và Ramayana có dung lượng lớn hơn, tầm phổ biến và ảnh hưởng rộng rãi hơn. Chúng cũng thuộc về các tác phẩm kinh điển của đạo Bà  la môn nhưng có tính văn chương, tính trần thế đậm đà hơn Veda , Upanishad  nhiều. 
 c.    Thời cổ điển từ  đầu công nguyên đến khoảng thế kỷ X, trong đó nổi bật là các thế kỷ IV, V, VI 
 Đây là thời kỳ có những triều đại phong kiến phát triển thịnh vượng về mọi mặt. Cũng là thời phục hưng của tinh thần truyền thống: đạo Bàlamôn phát triển đến giai đoạn cổ điển thành đạo Hindu. Văn học cung đình bằng tiếng Sanskrit nảy nở cực độ, để lại nhiều thành tựu có vẻ đẹp mẫu mực, kinh điển trong mọi thể loại. Trong đó nổi bật lên Kal 
2.Văn học trung đại  (từ khoảng thế kỷ X đến thế kỷ XVIII ) 
Hồi giáo xâm nhập và sự hỗn dung Hindu giáo – Hồi giáo đã khiến cho văn học trung đại phát triển mạnh thơ ca sùng tín. Các bhakta (thi nhân – sùng tín) dâng tình yêu lên Đấng Tối Cao với niềm tin đạt đến hợp nhất với Đấng Tối Cao trong tình yêu và bằng tình yêu ( bhakta ) chứ không phải tri thức ( jnana ) hay hành động ( karma ). Tinh thần tự do, cởi mở nên hình thức cũng phóng khoáng. Thơ ca sùng tín nở rộ phong phú trong khắp các phương ngữ, cả ngữ hệ Arian lẫn ngữ hệ Dravidian, chấm dứt thời kỳ độc tôn của Sanskrit. 
3. Văn học cận hiện đại  (từ thế kỷ XVIII đến nay ) 
Bị phương Tây nhòm ngó và cuối cùng bị đặt dưới sự đô hộ của thực dân Anh, Ấn Độ phải đấu tranh dài lâu để cuối cùng giành lại độc lập. Đây là thời kỳ Ấn Độ phát triển chủ nghĩa dân tộc, đồng thời mở rộng ra quốc tế. Văn học Ấn Độ đã thực hiện sự tổng hợp Đông – Tây để phát triển đến một trình độ mới. Đại diện xuất sắc nhất, Rabindranath Tagore, “kỳ công thứ hai” của văn học Ấn, đạt giải Nobel văn chương vào năm 1913 đã đưa Ấn Độ tới một  địa vị  rõ ràng hơn trong bối cảnh chung của văn học thế giới thế kỷ XX . 
THẦN THOẠI ẤN ĐỘ 
KHÁI NIỆM 
 Thần thoại Ấn  Độ  là sáng tác  dân gian truyền  miệng của nhiều chủng tộc,   nhiều  địa phương  kế thừa  lẫn nhau trong quá trình phát triển đất nước. Đó  là một thế giới thần  thoại kì ảo, được giữ trong các tập sách Veda, Brahmana, Upanisand,  Purana, Phật thoại Budda  
2 . HỆ  THỐNG THẦN THOẠI  RIG VEDA 
a. Nhóm thần vũ trụ-thiên nhiên 
 Nổi bật: Dyaus (thần trời), Addidi (mẹ đất) 
THẦN GIÓ 
THẦN GIÓ 
THẦN SẤM 
b. Nhóm thần sáng tạo thế giới và thủy tổ loài ngườ i 
 Thần thoại Ấn Độ  miêu  tả  một  số  mẫu người sáng thế như Toastri (thần Rèn),   Burusa ( người khổng lồ ),  thần Manu (thần Nguyên thuỷ , thủy tổ loài người )  
Kể về thần Manu 
 Buổi sáng kia, Manu rửa tay trong dòng nước,  bỗng thấy có con cá bơi tới,  Manu bắt lấy  – cá nói  “Hãy nuôi ta  rồi có ngày ta sẽ cứu sống người. Sắp  đến ngày  xảy ra nạn hồng thuỷ, lúc đó ta sẽ cứu người thoát chết “. 
M ... uyết hiện đại 
_KAWABATA YASUNARI sinh năm (1899-1972) Sinh trưởng tại ngoại ô thành phố Osaka, đến tuổi mười sáu , Kawabata đã cho ra mắt tác phẩm đầu tay   Nhật ký tuổi mười sáu  (Juro Kusaino Nikki). Tác phẩm báo hiệu một tài năng mới mẻ đầy triển vọng của nước Nhật Bản. Năm 21 tuổi Kawabata cùng bạn bè sinh viên trường đại học Tổng hợp Tokyo sáng lập tạp chí Trào lưu mới  (Sintio) . Truyện ngắn đầu tay   Lễ chiêu hồn  của Kawabata đăng trên tạp chí này . 
_ Năm 1923 ông được mời làm trong ban biên tập của tạp chí  Văn nghệ xuân thu  ( Bungei Shunziu) do nhà văn Kikuchia Kan sáng lập, đồng thời cùng nhà văn Yokomitsu thành lập tạp chí  Văn nghệ thời đại  ( Bungei Jidai ) 
_  Năm 1948 ông được bầu làm chủ tịch Hội văn bút (Pen Club) Nhật bản. Lúc này các trào lưu văn học phương Tây với khuynh hướng hiện đại đua nhau tràn vào nước Nhật .  
 TIỂU THUYẾT CHÍNH 
_ Tiểu thuyết  Vũ nữ Itzu   (Itju no Odoriko) 
   Năm 1925 Kawabata  cho ra đời tiểu thuyết ngắn đầu tiên là  Vũ nữ Itzu  
- Tiểu thuyết   Xứ tuyết   (Yuki guni) 
Từ năm 1935 đến 1947, trong mười hai năm trời Kawabata miệt mài với  Xứ tuyết  . Tác phẩm được đăng tải nhiều kỳ trên Tạp chí Văn nghệ Xuân Thu. 
_ Tiểu thuyết   Ngàn cánh hạc  (Sembazuru) 
Tác phẩm được đăng báo đầu tiên năm 1949 và hai năm sau xuất bản thành sách. Câu chuyện bi thương xoay quanh những buổi trà đạo với bốn nhân vật chính  . 
Câu chuyện về trà đạo với những nghi thức khá cầu kì, những bình lọ chén tách cổ đan xen với những quan hệ chằng chịt của các nhân vật . 
Cha của Kikuji trước kia đã trải qua những mối tình nhanh  chóng với cô giáo trà đạo Kurimoto, rồi bà Ota . Trong một đêm Tokyo bị oanh tạc, ông cũng đã qua đêm với  cô Fumiko con gái bà Ota dưới hầm trú ẩn . 
 Đến lượt mình, con ông là  Kikuji cũng bị hút vào mối tình định mệnh với phu nhân Ota  rồi chàng cũng yêu Fumiko với một tình yêu trong sáng  hơn .  . . 
VĂN HỌC DÂN GIAN CAMPUCHIA 
KHÁI QUÁT 
Văn tự xuất hiện thế kỉ VI như thế là khá sớm với ngữ hệ Môn-Khmer và văn tự Sanskrit (Ấn Độ). Văn học tiếp thu ảnh hưởng đạo Bà la môn sâu sắc từ đầu thế kỉ mãi đến thế kỉ XV mới chịu ảnh hưởng của văn hóa- văn học Phật Giáo . 
Văn học dân gian phong phú, đậm đã chất trữ tình ngân vang tiếng nói yêu tự do, yêu hòa bình và trọng chính nghĩa. Văn chương dân gian lan tỏa trên các phum, sóc dọc dòng sông Mekong xanh biếc êm đềm, những bài Cam pu chia tiếng hát và những câu chuyện kể được lưu truyền từ đời này sang đời khác . 
 Các thể loại văn học dân gian 
Thần thoại – truyền thuyết 
 Trước khi tiếp nhận các nhân vật thần linh Ấn Độ, người Cam pu chia đã thờ các vật tổ của đất nước mình như thần Rắn Niek, thần Thủy tề, thần Arek (hộ mệnh). . . trong đó thần Nekta là vị thần quan trọng nhất, được xây đền thờ trên các đồi cao (phnom) . 
Truyền thuyết Prea Thong được dân Cam pu chia ghi nhớ truyền tụng nhiều nhất , được xem như trang sử mở đầu cho lịch sử Cam pu chia . 
 Ngoài ra còn nhiều truyền thuyết khác về sự tích núi non, đồi Phnom Pênh, hồ Tông lê Sáp, đền Angkor và truyền thuyết về vua Pênh, tục lệ lễ năm mới. Sự tích núi Đàn ông Đàn bà nói về tinh thần lao động sáng tạo thông minh của phụ nữ và tục lệ cưới hỏi ở, thi tài ở Cam pu chia. 
. 
Truyện cổ tích 
 Truyện cổ tích Cam pu chia ra đời từ hai nguồn chính. Một là cải biên các tập truyện cổ Ấn Độ Jakacta, Panchtantra,Tripitaca, Biển truyện. . . của Ấn Độ , nguồn thứ hai xuất sinh tại chỗ (bản địa) tử đất nước, lịch sử Cam pu chia . 
 Đặc điểm chung của truyện cổ Cam pu chia là thấm nhuần tư tưởng Phật Giáo. Người dân Khmer đã biết chọn lựa , chắt lọc những quan niệm , niềm tin tốt đẹp của Phật Giáo như từ bi, bác ái, lẽ phải, công bằng, yêu tốt ghét xấu . . . Họ biết loại bỏ những tư tưởng lạc hậu , phản khoa học và tiến bộ của Ấn Độ để nổi bật tính chiến đấu và bản chất thuần hậu của dân tộc . 
Nhiều chuyện còn lên án những thói xấu tham lam ích kỉ ghen tị độc ác  để giáo hóa lẽ phải cho người nghe . 
Truyện cười 
 Ngay trong cổ tích đã chứa đựng một phần truyện cười, tiếng cười thú vị nhất là các tập truyện cười Thơ Mênh Chây, Chàng A Lêu, Chàng Sọ Dừa . . . 
 Thơ Mênh Chây giống như truyện Trạng Quỳnh ở Việt Nam, Xiêng Miểng ở Lào, Tanon Chaj ở Thái Lan. 
 Một chàng trai nghèo khổ tên là Thơ Mênh Chây đã dùng tài trí diễu cợt châm biếm bọn phú ông giàu có, bọn vua chúa tham lam, kể cả sứ giả Trung Quốc. Ngay khi nhân vật thơ mênh chây đã chết, bọn vua quan vẫn còn lo sợ . 
Truyện ngụ ngôn 
 Cũng là những truyện kể chịu ảnh hưởng ngụ ngôn ấn Độ (Phật thoại ngụ ngôn) . Truyện nhằm bàn về thói hư tật xấu của con người , nhắc nhở luân thường đạo lí xã hội , phát huy trí tuệ tài năng 
 Tuy chịu ảnh hưởng Phật Giáo Ấn Độ nhưng truyện ngụ ngôn Cam pu chia vẫn dựa vào thực tế cuộc sống trên đất nước Cam pu chia . Như truyện Quan tòa thỏ , Tiếng  tăm của quan tòa thỏ , Thỏ xử kiện hai rái cá , Thỏ cứu người và trừng phạt cá sấu. Một bài học hay của con ốc già . . . 
 Nhìn chung ngụ ngôn Cam pu chia cũng như ngụ ngôn Pháp dùng loài vật để răn đời nhưng cũng mang ý thức giai cấp rõ nét. 
  Dân ca 
 Dân tộc Cam pu chia thích múa hát. Nhiều bài Cam pu chia điệu múa lưu truyền từ xa xưa đến ngày nay. Bên ngọn lữa hồng sau một ngày lao động săn bắt trong rừng , bên bờ sông sau khi bắt nhiều cá tôm, những nhịp điệu lời Cam pu chia ban đầu còn bắt chước thô sơ công việc lao động, về sau cách điệu, uyển chuyển hơn ,nên giàu nhạc điệu hơn , lời Cam pu chia được trau chuốt. Nhiều lễ hội diễn ra trên đất nước giàu tín ngưỡng . Tháng Giêng hội thả diều, tháng hai hội ném cầu lửa, tháng tư hội năm mới, tháng bảy tháng tám cúng thổ thần và cầu mưa, tháng chín hội du ngoạn trên sông, tháng mười một tháng chạp hội NƯỚC Trong khi lễ hội, người dân đánh trống đồng, đánh cồng hoặc đâm trâu, chọi gà, đua thuyền, tục lệ giã cối, trò chơi hát giao duyên đối đáp, lễ cầu nguyện sinh sản . . . 
 Bài Giã Gạo 
Hỡi cô giã gạo 
đừng nghỉ nhịp chày 
hãy giã đêm ngày 
để nuôi chồng con 
hỡi cô giã gạo 
cho gạo trắng ra 
và đem đi đổi 
lấy đường thốt lốt 
để làm bánh ngọt 
gạo cũ để ăn 
gạo mới để dành . 
Lời dặn dò thật mộc mạc chân thành. 
Tục ngữ 
Tục ngữ Cam pu chia rất phong phú , diễn đạt mọi kinh nghiệm đời sống tự nhiên và xã hội , hàm súc giàu triết lí và tế nhị . Thử đọc một số câu : 
Chó sủa không cắn , sấm động không mưa 
Nghe sấm động chớ vội đổ nước đi ( vừa tự nhiên vừa xã hội ) 
- Cử chỉ lộ dòng họ 
- Nhiều cá thì nước đục 
   tiền nhiều khổ công giữ 
VĂN HỌC DÂN GIAN LÀO 
	Hàng chục thế kỉ khi chưa có văn học viết , nhân dân Lào đã sáng tác văn chương dân gian trong cuộc sống lao động cần cù và đấu tranh bảo vệ đất nước. Về sau, khi đã có văn học viết thì những tác phẩm ấy vẫn bắt nguồn từ văn chương dân gian như các truyện Thao Hùng, Xiêng Miệng,,, 
Truyện cổ Lào phản ánh sinh động cuộc sống dân Lào từ khi dựng nước trải qua bao cuộc đấu tranh giai cấp và chống ngoại xâm từ xa xưa đến thế kỉ XX. 
Thơ ca dân gian Lào nhiều thể loại: câu đố( khăm thoải), câu hát ví trao duyên (phạnnhá), tục ngữ ca dao (xuphaxit), dân ca (lămkhắp) và hò tập thể( xợng) 
1. Truyện cổ 
A, truyện thần thoại 
Nhân vật chính là các vị thần lập công tích tạo dựng thế giới vật chất xã hội như Sinh đât để nước, Punho – Nhanho Lại có những truyện không có bóng dáng thần linh như Nguồn gốc sinh ra đất Lào, người Lào. 
Nhìn chung, thần thoại Lào cũng giống các dân tộc là: băn khoăn tim hiểu nguồn gốc thế giới, diễn tả mộc mạc giản đơn, trình độ tư duy hạn chế, điều cơ bản là khát vọng và ý thức vươn lên của dân tộc. Các vị thần và các anh hùng trở nên bất tử. 
	B, truyền thuyết. 
Gồm hai nhóm 
	 nhóm 1: trình bày quá trình hình thành các nương( bản làng) cổ đại, dần dần hình thành các tiểu vương quốc trước khi vương quốc ra đời. Đó là Khủa Bulom, Vua Xkhot Taboong, chàng Chăn tha, Quả bầu 
Nhóm thứ hai: các nhân vật lịch sử phẩm chất cao đẹp chiến đấu bảo vệ bản làng và những bi kịch lịch sử dân tộc nảy sinh trong quá trình liên hiệp các bộ tộc và sự bành trướng của bên ngoài. Đó là Khủa Chương, Latxavoong 
C, truyện cổ tích 
	 	khá phong phú, ngoài những truyện đã sưu tầm được phổ biến rộng khắp trong nước và dịch ra nước ngoài còn nhiều truyện vẫn được lưu hành riêng ở mỗi địa phương. 
	 Dù ảnh hưởng của Ấn Độ nhưng vẫn là bức tranh toàn cảnh của đất nước Lào qua các giai đoạn phát triển của dân tộc. 
Những cảnh thiên nhiên kì thú, hùng vĩ với người vật và xã hội Lào, những con người vươn lên chiến thắng số phận, nghèo hèn, chiến thắng kẻ thù, hiếu thảo, thủy chung với gia đình, làng bản. 
Văn học Lào đôi khi ta thấy, nhân vật quỷ đôi khi cũng có tình người ( nàng Rùa vàng, Kẻ mồ côi và con ma nhỏ). Đôi khi Trời và thần linh là kẻ thù của con người( Vợ chồng Phônxaga) . 
Nhìn chung truyện cổ Lào xoay quanh ba chủ đề 
Lao động sản xuất 
Đấu tranh xã hội 
Tình cảm và phẩm chất con người . 
2, truyện cười 
	 	truyện cười Lào là vũ khí sắc bén vạch trần bản chất xấu xa của giai cấp thống trị phong kiến và uốn nắn những thói xấu của con người lao động, đồng thời là phương tiện giải trí lành mạnh. Nhân vật truyện cười đủ mọi tầng lớp giai cấp xã hội. Một tập truyện cười nổi tiếng nhất hiện nay là Xiêng Miềng . 
3 truyện ngụ ngôn 
	 	 còn gọi là truyện loài vật, mang màu sắc Lào rõ nét nhưng chịu ảnh hưởng truyện ngụ ngôn của Ấn Độ. 
4, thơ ca dân gian 
	Xú pha xít 
	 	giống tục ngữ Việt Nam, tục ngữ Lào là những lời nói bóng bẩy có nghĩa lý, dễ nhớ. Hình thức câu chữ không quy định không gieo vần, được coi là trâm ngôn triết lí. 
Chín trước ương ( Việt Nam: ăn cơm trước kẻng). 
 Thấy voi ị đừng ị theo 
	 rét vì gió, đắp chăn 
	rét vì mưa, sưởi lửa 
	 rét vì lòng người, khó ở 
	 Lợn làm ruộng, chó ăn cơm 
	 Không dũng cảm không cưỡi được voi có ngà 
	 Đùng co mình như con sâu, quạ sẽ mổ. 
	Lăm và Khắp 
	 	là hai kiểu hát dân gian phổ biến trong những đêm hội, sinh hoạt tập thể, vui chơi, tình bạn gắn với âm nhạc. Trước hết cần có bài Lăm (văn chương) và kèn, trống đôi khi cả múa nữa. Một bộ phận lăm xuất phát từ truyện cổ, trường ca. đề tài được xoay quanh đôi lứa yêu nhau. Lời thơ uyển chuyển nhiều hình ảnh ví von mộc mạc chân tình và thơ mộng. 
Chẳng hạn một cô gái hat: 
Nếu anh thích em, nhờ bố 
Mẹ tới xin Mang thêm cái 
 sọt đựng cô nàng về ở Ăn 
Không được, cô nàng sẽ bón 
Ngủ không yên, cô nàng sẽ ru 
Yêu từ khi quả mây chưa có hoa 
Yêu từ khi cha mẹ em bế ăn cơm 
Giữa trời em dãy nảy 
Anh yêu em từ đó tới nay chưa quên đâu 
Văn học Ả rập 
Hai tác phẩm tiêu biểu 
1 . Kinh Coran 
 Kinh của Đạo Hồi (Islamism) gồm 114 chương (xurat). Mỗi xurat gồm nhiều aiat (câu thơ). Toàn bộ cuốn kinh có 6219 câu thơ. Mỗi chương có một tiêu đề là chủ đề bàn luận, nhìn chung nội dung các chương không nhất quán.Chương đầu dài nhất gần như tóm tắt toàn bộ nội dung kinh Coran. Các nhà thần học Hồi giáo coi chương đầu như một quyển bổn kinh. 
Văn học Ả rập 
Hai tác phẩm tiêu biểu 
1 . Kinh Coran 
 Kinh của Đạo Hồi (Islamism) gồm 114 chương (xurat). Mỗi xurat gồm nhiều aiat (câu thơ). Toàn bộ cuốn kinh có 6219 câu thơ. Mỗi chương có một tiêu đề là chủ đề bàn luận, nhìn chung nội dung các chương không nhất quán.Chương đầu dài nhất gần như tóm tắt toàn bộ nội dung kinh Coran. Các nhà thần học Hồi giáo coi chương đầu như một quyển bổn kinh. 
kinh Coran gồm những bài truyền giáo, luật lệ và qui định lễ nghi thờ cúng, những lời niệm chú và cầu nguyện, những truyện giáo huấn và ngụ ngôn do mohamed. Trước hết mohamed được “thiên khải tiên tri”, làm một thiền sư xuống trần truyên đạt lời Thượng đế. Mohamed ghi nhớ những lời ấy. 
Kinh Coran ghi lại hai thời kì truyền giáo của nhà tiên tri Mohamed, cũng là hai lần thiên khải : thời kì ở Mecca và thời kì ở Medin, khoảng năm 610 – 632 . Khi Mohamed còn sống, chưa có kinh Coran ông tự tay ghi chép lời truyền giáo của mình. Sau khi ông qua đời, chiến hữu của ông mới ghi chép thành văn bản. 
Nội dung kinh Coran nhằm chống lại chế độ công xã nguyên thủy và hệ tư tưởng của nó, với tập tục lễ nghi tôn giáo nguyên thủy như ngẫu tượng giáo, đa thần giáo, chống quan hệ chật hẹp của bộ lạc, chống chiến tranh cướp bóc và trả thù nợ máu. 
Kinh Coran đã thần thánh hóa sự bất bình đẳng trong thế giới Ả rập, khẳng định quyền tư hữu tài sản, xác định quan hệ áp bức bóc lột giữa người giàu và người nghèo, đặc biệt giữa nam và nữ giới... 
Phần lớn kinh Coran tường thuật những cuộc nội chiến giữa đức thánh Allah với những người chống đối đạo hoặc những người còn do dự chưa tin đạo. Trong kinh có những lời nhạo báng, công kích những “ dị giáo” như Do thái giáo và Thiên chúa giáo. 
Kinh Coran gây ảnh hưởng lớn đối với sự phát triển tư tưởng văn hóa, triết học, đạo đức, luật pháp ở các nước Ả rập. 
Từ thế kỉ 11- 12, kinh Coran được dịch ra hầu hết các ngôn ngữ Ả rập. Nó phản ánh một chặng đường lịch sử tư tưởng nhân loại và lịch sử tôn giáo. 
2. Nghìn lẻ một đêm 
	được kể vào khoảng trước sau năm 1400, tập truyện dân gian đồ sộ được sáng tác trên các đất nước của các hoàng đế Ả rập – các nước nói ngữ hệ Ấn – Âu. Sau đó lại được bổ sung qua nhiều thế kỉ, lưu truyền rộng rãi ở các nước Iran, Irac, Ai cập,... Rồi lan ra các vùng Trung cận đông. Cuối thế kỉ 14, bộ truyện được định hình. 
	lần đầu tiên bộ truyện được công bố ở Châu Âu (1704 - 1709) trong bản dịch tiếng Pháp, gồm 12 tập của học giả Antoine Galland. Sau đó bản tiếng Pháp được chuyển dịch sang nhiều tiếng khác trên thế giới. 
Nghìn lẻ một đêm là một hệ thống truyện cổ xoay quanh một câu chuyện hạt nhân. Đây là sự học tập kết cấu quen thuộc của những bộ truyện cổ Ấn Độ. 
 Như mọi chuyện kể dân gian, nghỉn lẻ một đêm phản ánh nguyện vọng và ước mơ của dân chúng trong một xã hội bị áp bức cùng khổ. Họ chỉ mong thái bình yên ấm, may mắn hạnh phúc, như các truyện: cuộc hành trình trên biển của thuyền trưởng Xinbat, Allahdanh và cây đèn thần, người câu cá với vị thần, con ngựa thần kì,... 
Nhiều truyện phản ánh bản chất tốt đẹp của người lao động cần cù, chăm chỉ, kiên cường, dũng cảm, thông minh, tài trí,... 
Nghìn lẻ một đêm còn tập trung vạch trần tội ác của vua chúa, quan chức, phú thương, phú thương, bọn bóc lột, nham hiểm tàn ác,... Truyện nào cũng thể hiện chân lí thiện thắng ác, ở hiền gặp lành mang ý nghĩa giáo dục, cảm hóa con người. 
Tuy nhiên, nghìn lẻ một đêm cũng có những nhược điểm như mê tín dị đoan, mù quáng, tin vào sứ mệnh, lo sợ trời đất quỷ thần khiến cho truyện trở nên li kì, huyền bí, thiếu tính hiện thực. 
Điều quan trọng nhất là bộ truyện đã mô tả được cả một thế giới muôn mặt đa dạng của đời sống của các dân tộc Ả rập. Đủ mọi loại nhân vật trong xã hội Ả rập, những phong cảnh rộng lớn luôn luôn thay đổi, những sự kiện gay cấn li kỳ. 
Nghệ thuật dẫn dắt câu truyện rất hoàn chỉnh, đột xuất, bất ngờ, phức tạp mà chặt chẽ từ các tình tiết, ngôn ngữ kể và tả thật điêu luyện. 
Từ khi ra đời đến nay, nghìn lẻ một đêm đã trở thành tài sản văn hóa chung của nhân loại, gây ảnh hưởng lớn từ Đông sang Tây, nhiều người đã sử dụng cốt truyện nghìn lẻ một đêm để sáng lại phóng tác thành kịch ballet, phim truyện, phim hoạt hình,... 

File đính kèm:

  • pptxde_tai_van_hoc_chau_a_2.pptx