Đề tài Quan điểm Hồ Chí Minh về con người và chiến lược “trồng người”.Vận dụng quan điểm đó vào sự nghiệp đổi mới nước ta hiện nay
Nội dung chính
- Quan điểm HCM về con người
- Quan điểm HCM về chiến lược trông người
- Sự vận dụng trong sự nghiệp đổi mới hiện nay của nước ta
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Quan điểm Hồ Chí Minh về con người và chiến lược “trồng người”.Vận dụng quan điểm đó vào sự nghiệp đổi mới nước ta hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Quan điểm Hồ Chí Minh về con người và chiến lược “trồng người”.Vận dụng quan điểm đó vào sự nghiệp đổi mới nước ta hiện nay
Thảo luận tư tưởng Hồ Chí Minh Quan điểm Hồ Chí Minh về con người và chiến lược “trồng người”.Vận dụng quan điểm đó vào sự nghiệp đổi mới nước ta hiện nay Nhóm 15 Nguyễn Quỳnh Hương Phạm Mạnh Linh Trần Đình Hoàng Sưu tầm : zenith™ Giáo viên hướng dẫn Nguyễn Thị Hồng Vân Quan điểm HCM về con người Quan điểm HCM về chiến lược trông người Sự vận dụng trong sự nghiệp đổi mới hiện nay của nước ta Nội dung chính I. Quan điểm Hồ Chí Minh về con người Tư tưởng Hồ Chí Minh là bước phát triển mới của chủ nghĩa Mac-Lenin, được vận dụng 1 cách sáng tạo vào thực tiễn giải phóng dân tộc và xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Điều cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn liền với giải quyết xã hội và giải phóng con người. Trong đó vần đề con người là vấn đề lớn, được đặt lên hàng đầu và là vấn đề trung tâm, xuyên suốt trong toàn bộ nội dung tư tưởng của người Quan điểm HCM về con người Tin ở dân, dựa vào dân, tổ chức và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân, bồi dưỡng, đào tạo và phát huy mọi năng lực của dân (ở từng cá nhân riêng lẻ và của cả cộng đồng), đó là tư tưởng được Hồ Chí Minh vận dụng và phát triển trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng giành độc lập dân tộc cũng như xây dựng đất nước. Quan điểm HCM về con người 1. Đối với Hồ Chí Minh, con người vừa tồn tại vừa tư cách cá nhân, vừa là thành viên của gia đình và của cộng đồng, có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, phong phú. Người đã nêu một định nghĩa về con người: "Chữ người, nghĩa hẹp là gia đình, anh em, họ hàng, bầu bạn. Nghĩa rộng là đồng bào cả nước. Rộng nữa là cả loài người Quan điểm HCM về con người Khi bàn về chính sách xã hội, cũng như ở mọi nơi, mọi lúc, trong mọi hoàn cảnh, Người luôn quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của con người với tư cách nhu cầu chính đáng. Đem lại lợi ích cho con người chính là tạo ra động lực vô cùng lớn lao cho sự nghiệp chung, vì nếu như những nhu cầu, lợi ích của mỗi cá nhân không được quan tâm thỏa đáng thì tính tích cực của họ sẽ không thể phát huy được. Trong khi phê phán một cách nghiêm khắc chủ nghĩa cá nhân, Người viết: "Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là "giày xéo lên lợi ích cá nhân". Mỗi người đều có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đình mình". Quan điểm HCM về con người 2. Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù bản thể luận có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa , mà được đề cập đến một cách cụ thể: + Đó là nhân dân Việt Nam, những con người lao động nghèo khổ bị áp bức cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc. +Là dân tộc Việt Nam đang bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân . +Và mở rộng hơn nữa là những "người nô lệ mất nước" và "người cùng khổ". Quan điểm HCM về con người Theo Logic phát triển tư tưởng của Người là xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước để đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với chủ nghĩa quốc tế chân chính,khái niệm "con người" của Hồ Chí Minh tiếp cận với khái niệm "giai cấp vô sản cách mạng". Người đề cập đến giai cấp vô sản cách mạng và sự thống nhất về lợi ích căn bản của giai cấp đó với các tầng lớp nhân dân lao động khác (đặc biệt là nông dân). Người nhận thức một cách sâu sắc rằng, chỉ có cuộc cách mạng duy nhất và tất yếu đạt tới được mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự nô dịch, áp bức. Toàn bộ các tư tưởng, lý luận bàn về cách mạngvề thực chất chỉ là sự cụ thể hóa bằng thực tiễn tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh. Quan điểm HCM về con người 3. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người được khái niệm vừa là mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, vừa là động lực của chính sự nghiệp đó . Tư tưởng đó được thể hiện rất triệt để và cụ thể trong lý luận chỉ đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Quan điểm HCM về con người Trong lý luận về xây dựng chế độ mới, Hồ Chủ tịch đã khẳng định xây dựng chế độ dân chủ nhân dân gắn liền với việc thực hiện bước tiến lên chủ nghĩa xã, vì như Người nói: "Đây là cuộc chiến đấu khổng lồ chống lại những cái gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi". Cuộc chiến đấu ấy sẽ không đi đến thắng lợi, nếu không "dựa vào lực lượng của toàn dân". Theo Người: "Nói một cách tóm tắt, mộc mạc, chủ nghĩa xã hội trước hết là làm cho nhân dân lao động thoát khỏi bần cùng , làm cho mọi người có công ăn việc làm , được ấm no và được sống đời hạnh phúc” Quan điểm HCM về con người Tóm lại: Quan niệm về con người, coi con người là một thực thể thống nhất của "cái cá nhân" và "cái xã hội", con người tồn tại trong mối quan hệ biện chứng giữa cá nhân với cộng đồng, dân tộc, giai cấp, nhân loại; yêu thương con người, tin tưởng tuyệt đối ở con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp giải phóng xã hội và giải phóng chính bản thân con người, đó chính là những luận điểm cơ bản trong tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh. Tư tưởng về con ngư
File đính kèm:
- de_tai_quan_diem_ho_chi_minh_ve_con_nguoi_va_chien_luoc_tron.ppt