Đề tài Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của Việt Nam hiện nay

Phần 1: Khái quát hoạt dộng kinh doanh lữ hành.

1. Sự ra đời của hoạt động kinh doanh lữ hành

Cách đây gần 2 thế kỷ, Thomas Cook, một nhà du lịch và nhà kinh tế Anh đã sớm nhìn ra yêu cầu cần có các tổ chức du lịch. Năm 1841 ông đã tổ chức một chuyến tham quan đặc biệt trên tàu hoả Leicester đến Lafburroy (dài 12 dặm) cho 570 khách đi dự hội nghị. Năm 1942, Thomas Cook tổ chức văn phòng du lịch đầu tiên có tính chuyên nghiệp ở Anh (và cũng là văn phòng đầu tiên có tính chuyên nghiệp trên thế giới) với chức năng tổ chức cho công dân Anh đi du lịch khắp nơi.

Ở Việt Nam nhu cầu đi du lịch đã xuất hiện từ thời kỳ phong kiến nhưng chủ yếu là các chuyến đi của các vua chúa, quan lại. Cho đến ngày 9/7/1960, theo nghị định 26/CP của Chính Phủ, Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập (tiền thân là Công ty Du Lịch Việt Nam) thì hoạt động kinh doanh lữ hành mới thực sự hình thành, do bị chia cắt và cản trở bởi cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nên hoạt động kinh doanh lữ hành thời kỳ này cũng chưa phát triển. Khi đất nước thống nhất do điều kiện kinh tế còn khó khăn, hoạt động kinh doanh lữ hành cũng chỉ phát triển trong phạm vi quốc gia. Hoạt động kinh doanh lữ hành mới chỉ thực sự phát triển vào thời kỳ nền kinh tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường (1886). Thị trường kinh doanh lữ hành trở nên sôi động hơn, các doanh nghiệp đa dạng về thành phần sở hữu, về sản phẩm và chất lượng. Cầu lữ hành cũng phát triển cả ở cầu quốc tế đến và đi.

2. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp lữ hành

Đề tài Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của Việt Nam hiện nay trang 1

Trang 1

Đề tài Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của Việt Nam hiện nay trang 2

Trang 2

Đề tài Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của Việt Nam hiện nay trang 3

Trang 3

Đề tài Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của Việt Nam hiện nay trang 4

Trang 4

Đề tài Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của Việt Nam hiện nay trang 5

Trang 5

Đề tài Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của Việt Nam hiện nay trang 6

Trang 6

Đề tài Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của Việt Nam hiện nay trang 7

Trang 7

Đề tài Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của Việt Nam hiện nay trang 8

Trang 8

Đề tài Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của Việt Nam hiện nay trang 9

Trang 9

Đề tài Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của Việt Nam hiện nay trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 26 trang Trúc Khang 12/01/2024 4060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của Việt Nam hiện nay

Đề tài Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của Việt Nam hiện nay
QUẢN TRỊ KINH DOANH LỮ HÀNH 
Đề tài: 
Phân tích sự phát triển của 
kinh doanh lữ hành của việt nam hiện nay 
GVHD : Th.s Nguyễn Thị Thống Nhất 
 Thực hiện: Nhóm Phiêu Lưu 
QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất 
1 
Đề Tài: Phân tích sự phát triển của kinh doanh lữ hành của việt nam hiện nay. 
Thực hiện: Nhóm Phiêu Lưu 
GVHD : Th.s Nguyễn Thị Thống Nhất 
---------------------------------------------------------- 
Phần 1: Khái quát hoạt dộng kinh doanh lữ hành. 
1. Sự ra đời của hoạt động kinh doanh lữ hành 
Cách đây gần 2 thế kỷ, Thomas Cook, một nhà du lịch và nhà kinh tế Anh đã sớm 
nhìn ra yêu cầu cần có các tổ chức du lịch. Năm 1841 ông đã tổ chức một chuyến tham 
quan đặc biệt trên tàu hoả Leicester đến Lafburroy (dài 12 dặm) cho 570 khách đi dự hội 
nghị. Năm 1942, Thomas Cook tổ chức văn phòng du lịch đầu tiên có tính chuyên 
nghiệp ở Anh (và cũng là văn phòng đầu tiên có tính chuyên nghiệp trên thế giới) với 
chức năng tổ chức cho công dân Anh đi du lịch khắp nơi. 
Ở Việt Nam nhu cầu đi du lịch đã xuất hiện từ thời kỳ phong kiến nhưng chủ yếu là 
các chuyến đi của các vua chúa, quan lại. Cho đến ngày 9/7/1960, theo nghị định 26/CP 
của Chính Phủ, Tổng cục Du lịch Việt Nam được thành lập (tiền thân là Công ty Du 
Lịch Việt Nam) thì hoạt động kinh doanh lữ hành mới thực sự hình thành, do bị chia cắt 
và cản trở bởi cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ nên hoạt động kinh 
doanh lữ hành thời kỳ này cũng chưa phát triển. Khi đất nước thống nhất do điều kiện 
kinh tế còn khó khăn, hoạt động kinh doanh lữ hành cũng chỉ phát triển trong phạm vi 
quốc gia. Hoạt động kinh doanh lữ hành mới chỉ thực sự phát triển vào thời kỳ nền kinh 
tế nước ta chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường (1886). Thị trường kinh doanh lữ hành 
trở nên sôi động hơn, các doanh nghiệp đa dạng về thành phần sở hữu, về sản phẩm và 
chất lượng. Cầu lữ hành cũng phát triển cả ở cầu quốc tế đến và đi. 
2. Khái niệm và phân loại doanh nghiệp lữ hành 
Có thể hiểu “Doanh nghiệp lữ hành là đơn vị có tư cách pháp nhân, hạch toán độc 
lập được thành lập nhằm mục đích sinh lời bằng việc giao dịch ký kết các hợp đồng du 
lịch và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch đã bán cho khách du lịch (thông tư số 
715/TCDL ngày 9/7/1994)”. 
Có nhiều cách phân loại các công ty lữ hành. Mỗi một quốc gia có một cách phân 
loại phù hợp với điều kiện thực tế của hoạt động du lịch. Các tiêu thức thông thường 
dùng để phân loại bao gồm: 
 Sản phẩm chủ yếu của công ty lữ hành. 
 Phạm vi hoạt động của công ty lữ hành. 
 Quy mô và phương thức hoạt động của công ty lữ hành. 
 Quan hệ của công ty lữ hành với khách du lịch. 
QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất 
2 
 Quy định của các cơ quan quản lý du lịch. 
Theo cách phân loại của Tổng cục Du lịch, doanh nghiệp lữ hành bao gồm 2 loại: 
Doanh nghiệp lữ hành quốc tế và doanh nghiệp lữ hành nội địa. 
Hiện nay cách phân loại chủ yếu đối với các công ty lữ hành được áp dụng tại hầu 
hết các nước trên thế giới được thể hiện trên sơ đồ 2. 
- Doanh nghiệp lữ hành quốc tế: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng bán các 
chương trình du lịch trọn gói hoặc từng phần theo yêu cầu của khách để trực tiếp thu hút 
khách đến Việt Nam và đưa công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam đi 
du lịch. 
- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa: Là doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng 
bán và tổ chức thực hiện các chương trình du lịch nội địa, nhận uỷ thác để thực hiện dịch 
vụ, chương trình du lịch cho khách nước ngoài đã được các doanh nghiệp lữ hành quốc 
tế đưa vào Việt Nam. 
Tuy nhiên, trong thực tế các doanh nghiệp lữ hành không chỉ ghép nối các dịch vụ 
của các nhà cung cấp đơn lẻ thành chương trình du lịch chào bán mà còn trực tiếp sản 
xuất ra các sản phẩm du lịch hoặc đại lý lữ hành làm trung gian bán các sản phẩm du lịch 
để hưởng hoa hồng 
3. Chức năng và nhiện vụ của doanh nghiệp lữ hành 
CÔNG TY LỮ HÀNH 
Đại lý du lịch 
Đại 
lý du 
lịch 
bán 
buôn 
Đại 
lý du 
lịch 
bán 
lẻ 
Điểm 
bán 
độc 
lập 
Công ty lữ hành 
Công ty du lịch 
Công 
ty lữ 
hành 
nhận 
khách 
Công 
ty lữ 
hành 
tổng 
hợp 
Công 
ty lữ 
hành 
gửi 
khách 
Công 
ty lữ 
hành 
quốc tế 
Công 
ty lữ 
hành 
nội địa 
Sơ đồ 2. Phân loại các công ty lữ hành 
QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất 
3 
a. Chức năng của doanh nghiệp lữ hành 
Môi giới các dịch vụ trung gian, tổ chức sản xuất các chương trình du lịch và khai 
thác các chương trình du lịch khác. Với chức năng này doanh nghiệp lữ hành là cầu nối 
giữa cung và cầu du lịch, giữa khách du lịch và các nhà cung ứng cơ bản. Còn với chức 
năng sản xuất, doanh nghiệp lữ hành thực hiện xây dựng các chương trình du lịch trọn 
gói phục vụ nhu cầu của khách. Ngoài hai chức năng trên, doanh nghiệp lữ hành còn 
khai thác các dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách như các dịch vụ lưu trú, ăn uống, vận 
chuyển. 
b. Nhiệm vụ của doanh nghiệp lữ hành 
-Tổ chức các hoạt động trung gia ... m du lịch chất lượng, sử dụng đa dạng các phương tiện 
xúc tiến, thiết lập các trung tâm thông tin du lịch và hệ thống đặt chỗ: 
f. Tăng cường phối hợp với các phương tiện truyền thông đại chúng tuyên truyền 
về tiềm năng, thế mạnh và lợi ích của việc phát triển du lịch nhằm nâng cao nhận thức 
của xã hội về du lịch nói chung và lĩnh vực LHQT nói riêng. 
3.1.4. Hỗ trợ phát triển và đa dạng hoá sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu thị 
trường và tổ chức marketing các sác phẩm du lịch mới: 
Tổng cục Du lịch cần tập trung nhiều hơn vào việc định hướng và hỗ trợ đầu tư, 
phát triển và đa dạng hoá sản phẩm du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách 
du lịch. Thường xuyên tổ chức các đoàn khảo sát các tuyến điểm du lịch cho các doanh 
nghiệp lữ hành quốc tế. 
Tạo khác biệt khi thực hiện marketing và xúc tiến cho các điểm đến mới, các sản 
phẩm du lịch mới. Tập trung marketing và xúc tiến trọng tâm cho sản phẩm du lịch chính 
của điểm đến Việt Nam. Hỗ trợ phát triển các loại hình du lịch đang được ưa thích. Tập 
trung nghiên cứu, thâm nhập nhanh thị trường du lịch MICE. Các Sở quản lý Du lịch đẩy 
mạnh quảng bá tiềm năng, sản phẩm du lịch. 
3.1.5. Tập trung phát triển nguồn nhân lực quản lý lữ hành và hỗ trợ phát 
triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp LHQT. 
Tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công chức hoạch định chính sách và 
quản lý về du lịch và lữ hành. Đầu tư xây dựng, phát triển cơ sở đào tạo về lữ hành 
chuyên nghiệp ở những vùng du lịch mới theo quy hoạch mạng lưới trường du lịch. 
Triển khai công nhận và áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng nghề du lịch. Mở rộng xây dựng và 
đưa vào áp dụng tiêu chuẩn kỹ năng các nghề mới: quản trị, điều hành tour, hướng dẫn 
viên,...Kêu gọi tài trợ các dự án đào tạo nguồn nhân lực du lÞch cña các tổ chức quốc tế 
như Tổ chức Du lịch thế giới, JICA, KOICA,.... Tạo điều kiện cho các cơ sở đào tạo tự 
chủ, mở rộng đào tạo các chuyên ngành lữ hành, hướng dẫn viên. Đẩy mạnh đào tạo và 
nâng cao dịch vụ hướng dẫn viên. Tổ chức thí điểm thi tuyển trực tiếp hướng dẫn viên. 
3.1.6. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tăng cường hội nhập của ngành du lịch nói 
chung và lĩnh vực lữ hành nói riêng. 
Đẩy nhanh rà soát quy định, chính sách phù hợp với nội dung cam kết lữ hành 
trong WTO. Tập trung triển khai chương trình hành động của ngành Du lịch thời kỳ hội 
nhập WTO. Tổng kết, đánh giá thực hiện các hiệp định hợp tác du lịch. Tham gia tích 
cực hơn trong các khuôn khổ quốc tế về du lịch. Xây dựng đề xuất cụ thể, đề nghị các tổ 
chức quốc tế xem xét hỗ trợ Du lịch Việt Nam hình thành, triển khai các dự án hỗ trợ kỹ 
thuật, đào tạo nhân lực lữ hành. Tạo điều kiện hỗ trợ cho các doanh nghiệp lữ hành thực 
hiện các cam kết quốc tế trong lữ hành. Chủ động đăng cai tổ chức các sự kiện quốc tế 
tại Việt Nam, tạo điều kiện cho các hãng LHQT cung cấp dịch vụ cho các sự kiện này. 
QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất 
22 
Tổ chức FAM trip cho các nhà đầu tư nước ngoài. Nâng cao trình độ năng lực cho đội 
ngũ cán bộ của doanh nghiệp LHQT, nhất là trang bị kiến thức về hội nhập, ngoại ngữ, 
tin học, nghiệp vụ lữ hành, thị trường, luật lệ quốc tế. 
3.1.7. Tăng cường bảo vệ môi trường và phát triển du lịch bền vững 
- Đánh giá tác động môi trường trong quy hoạch và thẩm định các dự án đầu tư du 
lịch. Đẩy mạnh triển khai Luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực lữ hành thông qua tập 
huấn cho cán bộ nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp lữ hành. 
- Thiết lập chiến lược và chính sách quốc gia và địa phương liên quan đến phát 
triển lữ hành và khách sạn, trong đó tính đến ảnh hưởng môi trường của các dự án. Có 
chính sách khuyến khích ứng dụng công nghệ làm sạch môi trường, giảm tiêu thụ năng 
lượng, ... Ban hành chính sách khuyến khích các doanh nghiệp lữ hành xây dựng và chào 
bán các tour du lịch thân thiện với môi trường, du lịch sinh thái,.. Tăng cường tổ chức 
các hội thảo, các khoá bồi dưỡng về du lịch môi trường cho các doanh nghiệp lữ hành, 
hướng dẫn viên. Cần lồng ghép nội dung bảo vệ tài nguyên và môi trường trong các hoạt 
động xúc tiến, truyền thông quảng bá du lịch. 
- Khuyến khích người dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch. Xây dựng 
chương trình giáo dục, tăng cường nhận thức của người dân địa phương về bảo vệ môi 
trường, phổ cập nguyên tắc du lịch bền vững và bảo tồn thiên nhiên. 
3.2. Nhóm giải pháp Hiệp hội: 
3.2.1. Tăng cường hoạt động Hiệp hội Lữ hành và Hiệp hội hướng dẫn viên. 
3.2.2. Hỗ trợ nghiên cứu thị trường, cung cấp thông tin, tổ chức hội chợ hội 
nghị, hội thảo chuyên đề cho doanh nghiệp lữ hành: 
Hiệp hội phải trở thành một kênh cung cấp thông tin về thị trường du lịch quốc tế 
cho các doanh nghiệp thành viên. Tổ chức các hội chợ, hội nghị, hội thảo chuyên đề cho 
các doanh nghiệp lữ hành tham gia. Đẩy mạnh hợp tác với Hiệp hội du lịch các nước. 
Phát huy vai trò là đầu mối tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lữ hành của Việt Nam 
gặp gỡ, tiếp xúc trao đổi cơ hội đầu tư với các doanh nghiệp, đối tác lữ hành nước ngoài. 
3.2.3. Bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp lữ hành quốc tế: 
Lắng nghe ý kiến doanhnghiệp, đề xuất cơ quan Chính phủ để đưa ra các quyết 
sách phát triển du lịch. Điều tiết giá dịch vụ du lịch mua vào của hoạt động lữ hành. Làm 
việc với các cơ quan liên quan giải quyết các vấn đề phát sinh trong hoạt động lữ hành. 
Bảo vệ doanh nghiệp lữ hành chống lại hoạt động kinh doanh không lành mạnh. 
3.2.4. Tổ chức các khoá đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ lữ hành cho nguồn 
nhân lực của các doanh nghiệp lữ hành: 
Hiệp hội Du lịch có thể thành lập một cơ sở đào tạo của Hiệp hội. Phối hợp với các 
cơ quan chức năng để chuẩn hoá công tác đào tạo nhân lực cho hoạt động lữ hành. 
3.3. Nhóm giải pháp cho các doanh nghiệp lữ hành: 
3.3.1. Giải pháp về thị trường, marketing: 
a. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, thâm nhập và mở rộng thị trường, coi đây là yếu 
tố quan trọng tăng cường năng lực cạnh tranh. 
b. Gắn thị trường, marketing với triển sản phẩm: 
QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất 
23 
+ Tăng cường hiểu biết khách phát hàng: Để thành công trong cạnh tranh, doanh 
nghiệp lữ hành phải coi trọng tìm hiểu tâm lý, thị hiếu và đặc điểm khách du lịch. 
+ Minh bạch hoá công tác marketing thu hút khách du lịch: Cung cấp thông điệp 
rõ ràng và minh bạch về sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Thực sự đây không chỉ 
là chính sách tốt nhất mà là cách nhanh chóng thu lợi tốt nhất. 
+ Xây dựng thành công từ nghệ thuật giữ khách hàng: Duy trì khách hàng có ít 
phản ứng tiêu cực nhất sẽ mang lại tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp trong thời gian 
dài vì chi phí thu hút một khách mới sẽ nhiều hơn là duy trì một khách cũ. 
+ Biết thoả mãn khách du lịch bởi điều đó làm cho họ trung thành và không tẩy 
chay sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. 
+ Biết linh hoạt trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách du lịch: biết 
lắng nghe khách du lịch, hiểu điều họ muốn và biến đổi sản phẩm và dịch vụ phù hợp 
với thị hiếu của họ nhằm thoả mãn nhu cầu của hä. 
c. Phân đoạn thị trường khách du lịch: Các doanh nghiệp lữ hành quốc tế của Việt 
Nam cần coi trọng tiến hành phân đoạn thị trường, tạo ra các tour trọn gói đặc biệt như 
chơi gôn, các tour ẩm thực, làng nghề, tour tìm hiểu lịch sử,...Tất cả năng lực ưu tiên chú 
trọng khách hàng, cung cấp cho khách chính xác những gì họ muốn, đứng đầu về chất 
lượng, biết đổi mới liên tục và làm tất cả những điều này tốt hơn đối thủ cạnh tranh sẽ 
quyết định trở thành người thắng cuộc trong cạnh tranh. 
d. Thiết lập, hoàn thiện và sử dụng có hiệu quả hệ thống thông tin thị trường của 
doanh nghiệp lữ hành với bốn hệ thống thành phần (hệ thống ghi chép nội bộ, hệ thống 
thông tin bên ngoài, hệ thống thông tin từ kết quả nghiên cứu marketing và hệ thống kỹ 
thuật phân tích bổ trợ). Thực hiện liên kết ngang, đại lý đặc quyền với các hãng lữ hành 
nổi tiếng thế giới. Kinh doanh trực tuyến và bán tour qua mạng. 
e. lựa chọn thị trường mục tiêu và vận dụng các chính sách phối thức tiếp thị 
(Marketing Mix), phối thức khuyến mại (Promotion Mix) phù hợp với từng phân đoạn thị 
trường mà doanh nghiệp đã lựa chọn. 
f. Tuân thủ các nguyên tắc trong cạnh tranh: Để thành công trong cạnh tranh thu 
hút khách du lịch, ba nguyên tắc trong cạnh tranh doanh nghiệp lữ hành quốc tế cần phải 
tuân thủ thực hiện là: Tác động lên hình ảnh điểm đến, phối hợp chặt chẽ với lĩnh vực 
công vực công và kiểm soát quy trình cung cấp dịch vụ cho khách du lịch. 
3.3.2. Giải pháp về chất lượng sản phẩm và dịch vụ lữ hành 
Để nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ lữ hành, các doanh nghiệp LH cần 
thực hiện các giải pháp sau: 
a. Xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo và khác biệt. 
- Tạo sản phẩm du lịch độc đáo và khác biệt để khẳng định vị thế cạnh tranh trên 
thị trường quốc tế. Tạo sản phẩm du lịch độc đáo, các doanh nghiệp LH của Việt Nam sẽ 
thu được lợi nhuận cao hơn so với đối thủ cạnh tranh trong khu vực do thị trường sẵn 
sàng chấp nhận giá cao đối với sản phẩm độc đáo, chất lượng. 
- Để phát triển sản phẩm mới, độc đáo, hấp dẫn, chất lượng cao, đáp ứng nhu 
cầu thị trường hoặc tạo ra thị trường mới, các doanh nghiệp LH phải đảm bảo: 
Đầu tư vốn dựa trên nhu cầu thị trường, phát triển dựa trên sự dẫn dắt của cầu du lịch, 
QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất 
24 
sản phẩm du lịch đạt tiêu chuẩn và chất lượng cao, đầu tư tập trung vào kinh doanh hiện 
tại để tăng trưởng bền vững về dài hạn, tất cả hoạt động kinh doanh dựa trên nguyên tắc 
phát triển bền vững. 
- Đầu tư và phát triển những dòng sản phẩm, tour du lịch thể hiện những đặc thù 
riêng có của Việt Nam về văn hoá, lịch sử, con người Việt Nam, sinh thái,...Các loại 
hình du lịch như du lịch tàu biển, du lịch đường sông, du lịch dã ngoại, đi bộ, leo núi, 
vượt thác, đi bè trên suối ở miền núi, du lịch dã ngoại ở nông thôn, du lịch làng nghề, du 
lịch xe đạp, xe máy,...cũng sẽ hấp dẫn và thu hút khách du lịch. 
b. Đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ du lịch, liên kết sản phẩm du lịch giữa Việt 
Nam và các nước trong khu vực: Nâng cao trình độ và chất lượng dịch vụ lữ hành. Chú 
trọng phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch để đảm bảo tăng chi tiêu của khách du 
lịch, xây dựng sản phẩm du lịch liên quốc gia. Chú trọng tổ chức khai thác loại hình du 
lịch MICE. Tăng cường tổ chức tour theo chủ đề như tour ngắm chim, khám phá hang 
động,.... 
c. Áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá về chất lượng như tiêu chuẩn ISO đối với các 
dịch vụ du lịch và lữ hành. Đây là cơ sở để khẳng định thương hiệu của sản phẩm và 
dịch vụ của doanh nghiệp lữ hành. 
d, Khuyến khích và kêu gọi các địa phương phát triển làng nghề truyền thông của 
địa phương, đảm bảo tiêu thụ sản phẩm thủ công truyền thống của người dân địa phương 
làm ra, đảm bảo thu nhập, giải quyết công ăn việc làm của cư dân, kích thích hoạt động 
duy trì sản xuất sản phẩm, không bị mai mọt nghề thủ công truyền thống của địa 
phương. 
3.3.3. Giải pháp về ứng dụng khoa học và công nghệ: Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng 
dụng khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin vào hoạt động lữ hành. Đẩy 
mạnh xúc tiến thương mại điện tử trong hoạt động lữ hành nhằm tiếp cận thông tin du 
lịch toàn cầu nhanh chóng và hiệu quả. Ưu tiên đầu tư cho công nghệ đặt chỗ và dịch vụ 
lữ hành qua mạng Internet. Tận dụng tối đa lợi thế của mạng internet (trang web, 
email,...) trong quảng cáo, chào bán tour,... Chủ động xây dựng và triển khai áp dụng hệ 
thống quản lý chất lượng và thanh toán quốc tế để kinh doanh lữ hành trên mạng. Huy 
động những nguồn vốn đủ để hỗ trợ tài chính cho nghiên cứu khoa học công nghệ phục 
vụ LH. 
3.3.4. Giải pháp về nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: 
Tăng cường đầu tư chonghiên cứu phát triển sản phẩm mới theo xu hướng thay đổi 
tiêu dùng du lịch. Thực hiện đăng ký bản quyền các sản phẩm lữ hành mới của doanh 
nghiệp để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phát 
triển sản phẩm của doanh nghiệp LH. Ngoài đào tạo lý thuyết, cần tăng cường cho nhân 
viên đi khảo sát các tuyến điểm du lịch mới, tham gia các chương trình khảo sát tuyến 
điểm du lịch do Tổng cục Du lịch và các Sở Du lịch địa phương tổ chức. Tiến hành 
quảng bá sản phẩm mới trên thị trường hướng vào đúng đối tượng và vào đúng thời 
điểm. 
3.3.5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực LHQT 
- Tăng cường đầu tư cho đào tạo và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực của doanh 
nghiệp. Tập trung đầu tư nâng cao năng lực, trình độ cho nguồn nhân lực làm công tác lữ 
hành từ quản lý, marketing, kinh doanh tour đến điều hành, hướng dẫn viên. Trang bị 
QTKD Lữ Hành GVHD: Nguyễn Thị Thống Nhất 
25 
cho họ một cách bài bản nhất những kiến thức về hội nhập, giỏi về ngoại ngữ, tin học 
văn phòng, nghiệp vụ du lịch, am hiểu thị trường, luật pháp quốc tế,... Điều đặc biệt quan 
trọng là phải có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp, xây dựng chế độ 
đãi ngộ, cơ chế và điều kiện làm việc thoả đáng để hạn chế nguy cơ “chảy máu chất 
xám” sang các công ty lữ hành nước ngoài,... 
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp lữ hành. Mỗi doanh nghiệp lữ hành 
cần có bộ phận tổ chức nhân sự đủ mạnh, tuyển chọn và sử dụng người lao động đúng 
người, đúng việc, trung thành với doanh nghiệp. 
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực phải gắn chặt với mục tiêu chiến lược kinh 
doanh - cạnh tranh của doanh nghiệp theo nội dung chủ yếu sau: Xác định nhu cầu đào 
tạo, lựa chọn nhân sự để đào tạo, phương pháp và hình thức đào tạo... 
3.3.6. Giải pháp về tổ chức quản lý và điều hành doanh nghiệp: Hoàn thiện cơ 
cấu tổ chức bộ máy của doanh nghiệp LH. Nâng cao hiệu suất hoạt động điều hành, quản 
lý chất lượng, quản lý và chăm sóc khách hàng,... Xây dựng chương trình quản trị chiến 
lược ở cả ba cấp. Thường xuyên thực hiện định vị sản phẩm của doanh nghiệp. Các 
doanh nghiệp lữ hành quốc tế lớn cần thiết lập các điều phối viên/ văn phòng điều hành 
dịch vụ ở những cửa ngõ du lịch vào Việt Nam, một số thành phố, trung tâm du lịch 
chính của Việt Nam vμ ở các nước láng giềng như Lào, Campuchia,...tôn trọng pháp luật 
và giữ chữ tín trong kinh doanh. Tăng cường liên kết, phối hợp chặt chẽ hơn giữa các 
doanh nghiệp trong đầu tư kinh doanh lữ hành. 
3.3.7. Giải pháp khác: 
- Các doanh nghiệp lữ hành lớn phát hành cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Hà 
Nội, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh để huy động vốn. 
- Hình thành ngân hàng đầu tư du lịch, có cơ chế lãi suất thích hợp cho các doanh 
nghiệp lữ hành, tạo điều kiện để các doanh nghiệp lữ hành tiếp cận nguồn vốn dễ dàng. 
- Hoàn thiện hệ thống thống kê du lịch và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả và 
hiệu quả kinh doanh lữ hành của doanh nghiệp, làm cơ sở vững chắc cho việc ra quyết 
định kinh doanh của lãnh đạo và các cấp quản lý. 
DS Nhóm: Phiêu Lưu 
1, Trần Đình Vũ 36k03.2 
2, Huỳnh Minh Hiếu 36k03.2 
3, Huỳnh Thị Thắm 36k03.2 
4, Phan Kim Ly 36k03.2 
5, Nguyễn Hoàng Vy 37h11k03.1 
6, Nguyễn Duy Quang 36k03.2 

File đính kèm:

  • pdfde_tai_phan_tich_su_phat_trien_cua_kinh_doanh_lu_hanh_cua_vi.pdf