Đề tài Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam

Theo quan điểm của ngân hàng thế giới (WB): Nợ công bao gồm tất cả các

khoản nợ của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương.

Hiện tượng này xuất hiện khi thu không bù đủ chi.

Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước (phát hành trái

phiếu, vay của Ngân hàng), nước ngoài (các thể chế siêu quốc gia như Quỹ tiền tệ

Quốc tế - IMF), được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh chính phủ

hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo

quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nợ

chính phủ thường được vay để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, nên nói cách khác, nợ

chính phủ là thâm hụt ngân sách lũy kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung

quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần

trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nợ chính phủ thường chiếm tỷ trọng lớn

trong nợ công của một quốc gia và gây ra những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế.

Nợ được chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính,

tín dụng vay trong nước, nước ngoài được chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa

phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết,

phát hành hoặc uỷ quyền phát hành. Nợ của chính quyền địa phương thường không

chiếm tỷ trọng lớn trong Nợ công, vì ngân sách địa phương chủ yếu từ trung ương hỗ

trợ, chi trả; và pháp luật luôn quy định chặt chẽ tỷ lệ nợ chính quyền địa phương được

vay so với ngân sách được cấp, hay chỉ được vay từ nguồn nào và để dùng vào khoản

gì.

Đề tài Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam trang 1

Trang 1

Đề tài Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam trang 2

Trang 2

Đề tài Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam trang 3

Trang 3

Đề tài Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam trang 4

Trang 4

Đề tài Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam trang 5

Trang 5

Đề tài Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam trang 6

Trang 6

Đề tài Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 12280
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam

Đề tài Nợ công châu Âu và bài học cho Việt Nam
KINH TẾ HỌC 
GVHD: PGS _ TS NGUYỄN DUY THỤC NỢ CÔNG CHÂU ÂU, BÀI HỌC VIỆT NAM 
 TRANG 1 
BỘ CÔNG THƯƠNG 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH 
 MÔN: KINH TẾ HỌC 
Đề tài: 
NỢ CÔNG CHÂU ÂU 
VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 
GVHD:PGS –TS NGUYỄN DUY THỤC 
Lớp: SDH – QTKD2019 
TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2019 
KINH TẾ HỌC 
GVHD: PGS _ TS NGUYỄN DUY THỤC NỢ CÔNG CHÂU ÂU, BÀI HỌC VIỆT NAM 
 TRANG 2 
BỘ CÔNG THƯƠNG 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH 
---------------------- 
MÔN: KINH TẾ HỌC 
Đề tài: 
NỢ CÔNG CHÂU ÂU 
VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM 
Nhóm thực hiện: 
 Đặng Văn Thọ 
 Nguyễn Văn Toại 
 Ngô Thị Xuân Trang 
 Lê An Hữu Vinh 
 Lê Thanh Hùng 
 Đặng Đình Thuyết 
 Phạm Phi Thường 
TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 
KINH TẾ HỌC 
GVHD: PGS _ TS NGUYỄN DUY THỤC NỢ CÔNG CHÂU ÂU, BÀI HỌC VIỆT NAM 
 TRANG 3 
MỤC LỤC 
1. Tổng quan lý thuyết về nợ công....................................................................................2 
1.1 Khái niệm ...................................................................................................................2 
1.2 Nguyên nhân ..............................................................................................................3 
1.3 Tác động đến kinh tế - xã hội .....................................................................................3 
1.4 Giải pháp ....................................................................................................................3 
2. Khủng hoảng nợ Âu......................................................................................................4 
2.1 Diễn biến khủng hoảng nợ công châu Âu ...................................................................4 
2.2 Nguyên nhân ...............................................................................................................6 
2.2.1 Nguyên nhân bên trong.............................................................................................7 
2.2.2. Nguyên nhân bên ngoài .......................................................................................8 
3. Nợ công tại Việt Nam ...................................................................................................9 
3.1 Tình trạng nợ công tại Việt Nam.................................................................................9 
3.2 Nợ công tăng trưởng một cách nhanh chóng......................................................10 
3.3 Cơ cấu nợ công tại Việt Nam.....10 
3.4 Nợ của chính quyền địa phương....12 
4. Thực trạng hiện tại tác động tiêu cực và gây nhiều hệ luy cho nền kinh tế - xã hội13 
4.1 Nguyên nhân gây ra tình trạng nợ công tăng cao...13 
4.1 Bài học rút ra từ nợ công châu Âu và giải pháp.14 
TÀI LIỆU THAM KHẢO.16 
KINH TẾ HỌC 
GVHD: PGS _ TS NGUYỄN DUY THỤC NỢ CÔNG CHÂU ÂU, BÀI HỌC VIỆT NAM 
 TRANG 4 
1. Tổng quan lý thuyết về nợ công 
1.1 Khái niệm 
Theo quan điểm của ngân hàng thế giới (WB): Nợ công bao gồm tất cả các 
khoản nợ của chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh, nợ chính quyền địa phương. 
Hiện tượng này xuất hiện khi thu không bù đủ chi. 
Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước (phát hành trái 
phiếu, vay của Ngân hàng), nước ngoài (các thể chế siêu quốc gia như Quỹ tiền tệ 
Quốc tế - IMF), được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh chính phủ 
hoặc các khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, ủy quyền phát hành theo 
quy định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà 
nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Nợ 
chính phủ thường được vay để tài trợ cho thâm hụt ngân sách, nên nói cách khác, nợ 
chính phủ là thâm hụt ngân sách lũy kế đến một thời điểm nào đó. Để dễ hình dung 
quy mô của nợ chính phủ, người ta thường đo xem khoản nợ này bằng bao nhiêu phần 
trăm so với Tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Nợ chính phủ thường chiếm tỷ trọng lớn 
trong nợ công của một quốc gia và gây ra những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế. 
Nợ được chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, 
tín dụng vay trong nước, nước ngoài được chính phủ bảo lãnh. Nợ chính quyền địa 
phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ký kết, 
phát hành hoặc uỷ quyền phát hành. Nợ của chính quyền địa phương thường không 
chiếm tỷ trọng lớn trong Nợ công, vì ngân sách địa phương chủ yếu từ trung ương hỗ 
trợ, chi trả; và pháp luật luôn quy định chặt chẽ tỷ lệ nợ chính quyền địa phương được 
vay so với ngân sách được cấp, hay chỉ được vay từ nguồn nào và để dùng vào khoản 
gì. 
Ngoài ra có thể phân loại nợ chính phủ theo nguồn vay: gồm vay trong nước và 
vay nước ngoài, hoặc theo thời gian vay: gồm vay ngắn hạn, vay trung và dài hạn. Về 
mặt cơ bản, tỷ lệ nợ của chính phủ chiếm tỷ trọng lớn trong Nợ công nói chung, và gây 
ra những tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế. 
1.2 Nguyên nhân 
KINH TẾ HỌC 
GVHD: PGS _ TS NGUYỄN DUY THỤC NỢ CÔNG CHÂU ÂU, BÀI HỌC VIỆT NAM 
 TRANG 5 
- Chính phủ chi tiêu ngân sách quá mức hoặc phải liên tiếp phát hành ngân sách 
để đảm bảo các nhu cầu an sinh xã hội, dẫn đến thâm hụt ngân sách trầm trọng. 
- Chính phủ giảm thuế trong khi tăng chi. 
- Các hoạt động ngầm trong nền kinh tế, trốn thuế gây thất thu ngân sách. 
- Chính phủ sử dụng các khoản vay không hiệu quả, tham nhũng và thiếu minh 
bạch trong quản lý làm cho nhà đầu tư mất niềm tin vào nền kinh tế. 
- Sự già hóa dân số. 
- Mức tiết kiệm trong nước giảm dẫn đến tình trạng phải vay mượn từ bên 
ngoài. 
1.3 Tác động đến kinh tế - xã hội 
Nợ công xảy ra trên quy mô lớn sẽ gây ra khủng hoảng trong xã hội. Thông 
thường chính phủ cần phải vay vốn để giải quyết nợ công, tuy nhiên những yêu cầu 
của các tổ chức tài chính quốc tế thường ngặt ngèo, tạo ra sức ép lên chính phủ buộc 
phải giảm các hoạt động trợ cấp, các chính sách an sinh xã hội. Bên cạnh đó, chính 
phủ còn tăng thuế để bù đắp lại vào ngân sách. Mặc khác những quốc gia này, tình 
trạng tham nhũng và không minh bạch thường phổ biến, dẫn đến sự “sói mòn” niềm 
tin của công chúng và nhà đầu tư vào chính phủ. Chính những điều đó có thể làm cho 
tình hình kinh tế chính trị luôn trong tình trạng bất ổn tại bất cứ quốc gia nào đang xảy 
ra nợ công. Thậm chí làm cho chính phủ sụp đỗ. 
Khi xảy ra nợ công, các tổ chức tín dụng sẽ hạ thấp bậc tín nhiệm của chính phủ 
và khi đó muốn huy động được vốn phải mất nhiều chi phí hơn, trái phiếu của chính 
phủ mất giá hoặc thậm chí là không được chấp nhận. Nền kinh tế trở thành mục tiêu 
tấn công của các thế lực đầu cơ quốc tế. 
1.4 Giải pháp 
Có nhiều giải pháp để giải quyết nợ công, tùy tình hình cụ thể mà chính phủ các quốc 
gia có thể áp dụng, như vay nợ nguồn vốn từ trong nước và nước ngoài; hoàn chỉnh bộ 
máy quản lý nhà nước; xây dựng chiến lược vay nợ công rõ ràng và theo một quy trình 
dài hạn; minh bạch trong công bố thông tin và tăng cường cơ chế giám sát tài chính; 
tổ chức đánh giá mức độ hiệu quả các trường hợp đã vay nợ để rút kinh nghiệm trong 
tương lai; nâng cao hiệu quả sự dụng vốn và cuối cùng là đẩy mạnh hợp tác quốc tế. 
KINH TẾ HỌC 
GVHD: PGS _ TS NGUYỄN DUY THỤC NỢ CÔNG CHÂU ÂU, BÀI HỌC VIỆT NAM 
 TRANG 6 
2. Khủng hoảng nợ châu Âu 
2.1 Diễn biến khủng hoảng nợ công châu Âu 
Từ cuối năm 2009, lo ngại về cuộc khủng hoảng nợ quốc gia gia tăng giữa các 
nhà đầu tư liên quan đến một số nước châu Âu, mối lo sợ này tăng lên vào đầu năm 
2010. Các quốc gia có đề về nợ công trong khu vực châu Âu bao gồm các thành viên 
Hy Lạp, Ireland, Italia, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, và cũng có một số khu vực châu 
Âu không thuộc Liên minh châu Âu (EU). Đặc biệt là từ Ireland, quốc gia mới bị cuộc 
ảnh hưởng tài chính lớn nhất trong năm 2008. các khoảng nợ công tăng mạnh cho các 
chính phủ EU do kế hoạch giải cứu ngân hàng. Tháng 11/2009. Thủ tướng Hy Lạp cho 
biết thâm hụt ngân sách năm 2009 sẽ ở mức 12,7% GDP, cao gấp đôi con số công bố 
trước đó và sẽ cố gắng cứu Hy Lạp khỏi khả năng vỡ nợ. 
Ngày 22/12/2009, Moody’s xếp hạng nợ công Hy Lạp từ A1 xuống mức A2 bởi 
thâm hụt ngân sách của nước này tăng cao. Đây là cơ quan thứ ba hạ xếp hạng tín 
dụng của Hy Lạp. Ngày 14/01/2010, Chính phủ Hy Lạp công bố kế hoạch bình ổn, 
tuyên bố muốn giảm thâm hụt ngân sách xuống mức 208% GDP vào năm 2012. Ngày 
29/01/2010, Chính phủ Tây Ban Nha công bố kế hoạch tiết kiệm 50 tỷ euro tương 
tương 70 tỷ USD, trong đó tổng số tiền chi tiêu giảm tương đương 4% GDP. Lương 
lao động trong lĩnh vực công giảm 4%. Ngày 11/4/2010, Bộ trưởng tài chính các nước 
thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu chấp thuận kế hoạch 30 tỷ euro dành cho Hy 
lạp, tuy nhiên Hy Lạp tuyên bố không cần. Ngày 23/4/2010, Hy Lạp cầu cứu EU và 
IMF. Ngày 02/5/2010, Thủ tướng Hy Lạp cho biết, chính phủ nước này đã đạt được 
thỏa thuận với EU và IMF để nhận được gói giải cứu, đổi lại nước này phải giảm chi 
tiêu 30 tỷ euro trong 3 năm tới. Ngày 9/5/2010, IMF đơn phương chấp thuận trước một 
phần kế hoạch giải cứu, cung cấp lập tức 5,5 tỷ euro. 
Ngày 10/5/2010, các nhà hoạch định chính sách kinh tế toàn cầu đưa ra kế 
hoạch khẩn cấp trị giá 750 tỷ euro để hỗ trợ thị trường tài chính và vực dậy đồng euro, 
ngăn đồng tiền này chịu ảnh hưởng tệ hại từ khủng hoảng nợ Hy Lạp. Gói giải cứu bao 
gồm 440 tỷ euro từ các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu, 60 tỷ euro từ 
công cụ nợ của châu Âu. IMF đóng góp 250 tỷ euro, tổng số tiền lên đến 750 tỷ euro, 
tương đương khoảng gần 1.000 tỷ USD tính theo tỷ giá ở thời điểm đó. Gói giải cứu 
KINH TẾ HỌC 
GVHD: PGS _ TS NGUYỄN DUY THỤC NỢ CÔNG CHÂU ÂU, BÀI HỌC VIỆT NAM 
 TRANG 7 
Hy Lạp nhận được bao gồm 110 tỷ euro trong 3 năm. Đây là nước đầu tiên tại khu vực 
đồng tiền chung châu Âu được hỗ trợ. Chính phủ Đức đồng ý góp 22,4 tỷ euro tương 
đương 30 tỷ USD cho kế hoạch cứu Hy Lạp. 
Ngày 27/5/2010, Quốc hội Tây Ban Nha chấp thuận kế hoạch thắt chặt ngân 
sách nhằm tiết kiệm 15 tỷ euro tương đương 18,4 tỷ USD. 
Ngày 18/5/2010, Chính phủ Đức, trong nỗ lực ngăn hoạt động đầu cơ tài chính 
được coi như nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng nợ, công bố cấm bán khống vô căn 
cứ cổ phiếu của 10 tổ chức tài chính lớn nhất tại Đức, trái phiếu chính phủ và hợp 
đồng hoán đổi vỡ nợ tín dụng. 
Ngày 25/5/2010, Nội các Italia bỏ phiếu thông qua kế hoạch thắt chặt ngân 
sách, tiết kiệm 24 tỷ euro với mục tiêu đến năm 2012 đưa thâm hụt ngân sách GDP từ 
mức 5,3% của năm 2009 về mức 2,7% GDP. 
Ngày 28/5/2010, Fitch hạ xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha từ AAA xuống 
AA+ bởi nợ tiêu dùng và doanh nghiệp tại nước này tăng lên mức quá cao, đó là chưa 
kể đến nợ công đang ở mức đáng báo động. 
Ngày 29/5/2010, hàng ngàn người biểu tình ở Lisbon - Bồ Đào Nha để phản đối 
kế hoạch thắt chặt ngân sách của Chính phủ. 
Ngày 7/6/2010, Đảng của Thủ tướng Đức chấp thuận kế hoạch thắt chặt ngân 
sách và thuế để hoàn thành mục tiêu đưa thâm hụt ngân sách của Đức về mức quy định 
của liên minh Châu Âu trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2013. 
Ngày 8/6/2010, Công đoàn Tây Ban Nha công bố 75% người lao động trong 
lĩnh vực công không đi làm để thể hiện sự phản đối kế hoạch thắt chặt chi tiêu của 
Chính phủ. 
Tỷ lệ lạm phát của Hy Lạp tháng 5/2010 tăng 5,4%, vượt mọi kỳ vọng của các 
chuyên gia và lên mức cao nhất từ tháng 8/1997. 
Ngày 10/6/2010, thỏa thuận cải tổ thị trường lao động Tây Ban Nha sụp đổ. 
Chính phủ buộc phải áp dụng quy định tuyển dụng và sa thải lỏng lẻo hơn dù không có 
sự hỗ trợ của Nghiệp đoàn Lao động. 
Ngày 27/11/2011, lãi suất trái phiếu kì hạn 10 năm của chính phủ Tây Ban Nha 
tăng lên 6,78%, là mức cao nhất kể từ khi gia nhập EU. 

File đính kèm:

  • pdfde_tai_no_cong_chau_au_va_bai_hoc_cho_viet_nam.pdf