Đề tài Nâng cao hiệu quả của công tác Marketing du lịch và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Thiên Thai

Qua bốn năm học tập ở trường, chúng em đã được trang bị những kiến thức cơ bản và toàn diện về chuyên ngành quản trị kinh doanh. Những kiến thức đã được học rất đa dạng và phong phú. Hiện nay em thực tập tại khách sạn Thiên Thai. Thông qua việc thực tập tại cơ sở, chúng em có điều kiện tiếp cận thực tế, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, từ đó củng cố được kiến thức, bước đầu tìm hiểu và nắm bắt cách thức tổ chức công tác quản lý trong cơ sở thực tập. Từ đó có thể sơ bộ phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm các hoạt động kinh doanh của cơ sở. Để làm những việc này, chúng em cần tham khảo các tài liệu liên quan tới công tác quản lý khách sạn trong một số năm.

 Vấn đề quản lý kinh doanh khách sạn bao gồm rất nhiều lĩnh vực, trong một thời gian hạn chế chúng em chỉ có thể tập trung nghiên cứu một cách sơ bộ về công tác này.

 

Đề tài Nâng cao hiệu quả của công tác Marketing du lịch và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Thiên Thai trang 1

Trang 1

Đề tài Nâng cao hiệu quả của công tác Marketing du lịch và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Thiên Thai trang 2

Trang 2

Đề tài Nâng cao hiệu quả của công tác Marketing du lịch và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Thiên Thai trang 3

Trang 3

Đề tài Nâng cao hiệu quả của công tác Marketing du lịch và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Thiên Thai trang 4

Trang 4

Đề tài Nâng cao hiệu quả của công tác Marketing du lịch và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Thiên Thai trang 5

Trang 5

Đề tài Nâng cao hiệu quả của công tác Marketing du lịch và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Thiên Thai trang 6

Trang 6

Đề tài Nâng cao hiệu quả của công tác Marketing du lịch và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Thiên Thai trang 7

Trang 7

Đề tài Nâng cao hiệu quả của công tác Marketing du lịch và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Thiên Thai trang 8

Trang 8

Đề tài Nâng cao hiệu quả của công tác Marketing du lịch và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Thiên Thai trang 9

Trang 9

Đề tài Nâng cao hiệu quả của công tác Marketing du lịch và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Thiên Thai trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

doc 64 trang Trúc Khang 12/01/2024 1280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Nâng cao hiệu quả của công tác Marketing du lịch và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Thiên Thai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Nâng cao hiệu quả của công tác Marketing du lịch và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Thiên Thai

Đề tài Nâng cao hiệu quả của công tác Marketing du lịch và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Thiên Thai
TRƯỜNG .
KHOA.
-----š›&š›-----
Báo cáo tốt nghiệp
ĐỀ TÀI: “Nâng cao hiệu quả của công tác Marketing du lịch và hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Thiên Thai”
LỜI NÓI ĐẦU
 Qua bốn năm học tập ở trường, chúng em đã được trang bị những kiến thức cơ bản và toàn diện về chuyên ngành quản trị kinh doanh. Những kiến thức đã được học rất đa dạng và phong phú. Hiện nay em thực tập tại khách sạn Thiên Thai. Thông qua việc thực tập tại cơ sở, chúng em có điều kiện tiếp cận thực tế, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, từ đó củng cố được kiến thức, bước đầu tìm hiểu và nắm bắt cách thức tổ chức công tác quản lý trong cơ sở thực tập. Từ đó có thể sơ bộ phân tích, đánh giá ưu, nhược điểm các hoạt động kinh doanh của cơ sở. Để làm những việc này, chúng em cần tham khảo các tài liệu liên quan tới công tác quản lý khách sạn trong một số năm.
 Vấn đề quản lý kinh doanh khách sạn bao gồm rất nhiều lĩnh vực, trong một thời gian hạn chế chúng em chỉ có thể tập trung nghiên cứu một cách sơ bộ về công tác này. 
 Qua sự liên hệ của bản thân cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Khoa Du lịch & khách sạn, Ban Giám hiệu trường Đại học Kinh tế Quốc Dân, em được phép thực tập tại Khách sạn Thiên Thai. Qua một thời gian khảo sát, tìm hiểu thực tế tình hình hoạt động kinh doanh tại khách sạn, em đã nhận thấy trong cơ chế thị trường hiện nay, việc quản lý khách sạn cũng bộc lộ một vài vấn đề cần phải xem xét.
 Vì trình độ có hạn nên trong quá trình làm chuyên đề của em không tránh khỏi những sai sót. Mong thầy và các bạn đồng nghiệp bỏ qua và cho những ý kiến đóng góp quý báu để em có thể đạt được mục tiêu của đợt thực tập và có thêm kinh nghiệm trong công tác quản lý.
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU TÓM LƯỢC VỀ KHÁCH SẠN THIÊN THAI
I/ QÚA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KHÁCH SẠN.
 Khách sạn Thiên Thai là một trong những khách sạn tư nhân có tiếng và làm ăn có hiệu quả ở thủ đô Hà Nội trực thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn Huy Hoàng. Được khởi công xây dựng vào tháng 2 năm 1993 và khánh thành đầu năm 1994 đến nay đã có 7 năm tuổi đời và phát triển. Nằm tại số 45 Nguyễn Trường Tộ, khách sạn Thiên Thai chiếm một khoảng không gian thoáng mát rộng lớn và có một một vị trí rất thuận lợi gần những địa danh văn hoá, lịch sử nổi tiếng của thủ đô Hà Nội như: quần thể Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, công viên nước Hồ Tây, Hồ Trúc Bạch, vườn Bách Thảo  nên khách sạn đã thu hút được một lượng rất lớn du khách trong và ngoài nước.
 Khách sạn được xây dựng theo lối kiến trúc kết hợp giữa cổ điển và hiện đại của Đông Âu. Khi mới bắt đầu đi vào hoạt động cơ sở vật chất kỹ thuật chỉ có 35 phòng chưa được xếp hạng và một nhà hàng 100 chỗ ngồi. 
 Sau một thời gian kinh doanh có hiệu quả và cũng để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, vào năm 1998 khách sạn đã tiến hành sửa chữa nâng cấp. Hiện nay Thiên Thai là một trong những khách sạn tư nhân kinh doanh thành công với cơ sở hạ tầng gồm 65 phòng được xếp hạng từ 000 đến 00000 cùng với 2 phòng ăn có sức chứa 300 chỗ ngồi, bên cạnh đó khách sạn còn có một môi trường thoáng mát, yên tĩnh cho khách nghỉ ngơi, vì vậy hoàn toàn có thể đáp ứng được mọi yêu cầu của khách Du lịch. 
 Là một doanh nghiệp kinh doanh nên mục đích lớn nhất của khách sạn Thiên Thai là muốn thu được lợi nhuận cao. Để đạt được mục đích này, khách sạn phải phấn đấu tăng doanh thu và giảm đến mức thấp nhất mọi chi phí, làm tốt công tác tổng hợp và phân tích đánh giá, thấy rõ tầm quan trọng của từng phần. Ngoài ra khách sạn còn phải đảm bảo tốt các mối quan hệ với xã hội và cộng đồng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. 
 Khách sạn tiến hành hạch toán kinh tế độc lập, tự chịu trách nhiệm về kết quả sản xuất kinh doanh. Bảo đảm các hoạt động sản xuất kinh doanh của khách sạn có lãi để tồn tại và tái sản xuất mở rộng hàng năm bảo toàn được vốn.
 Sản xuất và cung ứng ( kể cả xuất khẩu trực tiếp ) các sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
 Tổ chức nghiên cứu ứng dụng, triển khai công nghệ, đưa nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào kinh doanh, tổ chức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ thuộc lĩnh vực du lịch và khách sạn .
 Tổ chức thực hiện các dự án thuộc trương trình, mục tiêu của ngành Du lịch và Khách sạn .
 Mặt hàng kinh doanh chính của Khách sạn là các sản phẩm dịch vụ với nhiều mức giá đa dạng. Sản phẩm dịch vụ nói chung không phải là những hàng hoá hữu hình do vậy sản xuất kinh doanh các mặt hàng này nói chung là khó và khó có lãi.
 Việc cung cấp các sản phẩm dịch vụ mang tính chất thời vụ, chủ yếu là trong mùa du lịch. Từ những đặc thù của sản phẩm dịch vụ nên hàng năm Khách sạn thường tổ chức các cuộc họp nội bộ để rút kinh nghiệm và nghiên cứu phương hướng kinh doanh cho năm tới.
 Khách sạn đã và đang cung cấp hầu hết các sản phẩm dịch vụ thuộc ngành Du lịch và Khách sạn cho nhiều đối tượng khách khác nhau kể cả trong nước và quốc tế. Khách sạn có thể cung cấp thoả mãn các dịch vụ về lưu trú, tiệc tùng và các chương trình Du lịch cho khách hàng.
 ... sự đa dạng của khách du lịch. 
	Khách sạn phải giáo dục cho người lao động tự có ý thức trách nhiệm để từ đó mỗi người chỉ cần góp một sáng kiến nhỏ tập hợp lại sẽ được một đội ngũ lao động đầy sáng tạo và tất yếu sẽ mang lại hiệu quả cao. Còn nếu người phục vụ chỉ biết làm theo sự hướng dẫn, không biết cách sử lý khi tình huống xảy ra, không nắm được tâm lý của khách sẽ dẫn đến sự hiểu lầm của khách, ngây nên ấn tượng khó chịu cho khách.
	Khách sạn cần thực hiện việc sắp xếp lại đội ngũ cán bộ một cách hợp lý, khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu ở các bộ phận khác nhau. Bộ phận bàn củaks cần tuyển thêm nhân viên nam, nghiên cứu và giải quyết nghỉ hưu sớm đối với những người đã nhiều tuổi ( mặc dù tuổi đời chưa đủ nhưng tuổi nghề đã đủ ). Mặt khác khách sạn cần phải đưa nhân viên vào hoạt động một cách có kỷ luật, đoàn kết với nhau trong sinh hoạt, liên kết với nhau trong việc sản xuất ra sản phẩm của khách sạn đảm bảo cho việc tạo ra sản phẩm một cách liên tục không bị kẹt ở khâu nào, đảm bảo cho doanh thu của khách sạn và cải thiện cho đời sống của nhân viên. Bên cạnh đó khách sạn cần mạnh dạn đưa những người có tài làm những việc xứng với tài năng của họ. Với đội ngũ nhân viên, khách sạn cần có chế độ thưởng phạt đúng đắn, dùng đòn bẩy kinh tế để khuyến khích mọi người làm việc tốt, đóng góp những phương án hay cho khách sạn. Chẳng hạn nếu một nhân viên nào đó đóng góp cho khách sạn về một loại hình kinh doanh mới mà loại hình này có thể thực thi được. Sau khi xem xét ban lãnh đạo sử dụng ý kiến này và thu được kết quả tốt. Trong trường hợp này khách sạn nên thưởng cho nhân viên một khoản tiền tính theo một tỷ lệ nhất định theo doanh thu hoặc theo mức lợi nhuận mà dịch vụ này đem lại cho khách sạn. Bên cạnh chế độ thưởng, chế độ phạt cũng phải duy trì nghiêm khắc.
	Khách sạn cần thay thế những nhân viên có tuổi đời cao thường xuyên làm nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng bằng những người có tuổi đời trẻ hơn. Và số nhân viên tuổi đời cao đưa vào làm các việc khác bên trong khách sạn, đặc biệt khách sạn cần tạo thêm các dịch vụ bổ sung để tăng doanh thu cho khách sạn. 
Chính sách giá cả:
Bằng cách đưa ra mức giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh hoặc đưa ra nhiều mức giá khác nhau. Sự phân biệt về giá có thể áp dụng cho các loại phòng khác nhau ( thứ hạng phòng ), đối tượng khác nhau ( khách nội địa, khách quốc tế, người lớn trẻ em), theo mùa vụ hay đi lẻ. Chính sáchgiá mềm dẻo, linh hoạt là biện pháp tốt để thu hút khách, đặc biệt khách là đối tượng không có khả năng thanh toán cao nhưng mặt khác chất lượng sản phẩm vẫn phải đảm bảo.
	Mặc dù việc cạch tranh hiện nay đang chuyển dần từ giá sang dịch vụ vì một khi giá đã giảm đến điểm hoà vốn thì chất lượng vẫn phải đảm bảo. Nhưng không vì đó mà việc định giá giảm vai trò quan trọng trong kinh doanh. Muốn bán được nhiều sản phẩm thì sau khi xây dựng được chính sách sản phẩm phải xây dựng ngay chính sách giá và muc đích của nó là định hướng cho việc tiêu thụ nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
	+ Căn cứ để xây dựng chính sách giá:
	Phải phù hợp với tình hình đặc điểm của thị trường cạnh tranh và các điều kiện về không gian, thời gian tuỳ theo giai đoạn. Dự đoán được mức tổng cầu của xã hội và các yếu tố khác. 
	+ Việc giảm giá có thể áp dụng các cách sau:
Khi đi ký hợp đồng phải có mức co giãn mời chào khách, có thể giảm giá theo số lượng khách, số lượng phòng đặt, thời gian ở nhiều hay ít mà giảm từ 10 – 30% hai bên thống nhất ký kết và cứ theo đó mà thực hiện không còn phải thắc mắc gì về giá nữa.
Để khách có cảm tưởng là được giảm giá nhiều có thể tăng giá loại phòng lên 10%, sau đó giảm cho khác từ 20 – 30% nhưng thực tế khách sạn chỉ giảm từ 10 – 20%.
Nếu là khách hàng quen thì nên giảm giá để giữ khách và khuyến khích họ. Các hãng mới quan hệ thì nên có sự mềm dẻo thích hợp để lôi kéo họ đến với mình, tăng thêm lượng khách, mở rộng thị trường. 
Khách vãng lai thì tuỳ theo mùa vụ, thời gian mà có chính sách giá cho thích hợp. Ví dụ : những tháng cao điểm nên giữ nguyên giá, tháng vắng khách, không phải mùa vụ có thể giảm giá và thậm chí giảm tới mức tối đa vì lúc này thu được gia thấp còn hơn để phòng trống. Đúng thời điểm phòng trống nhiều thì dịch vụ ăn uống và các dịch vụ khác cũng giảm theo.
Chính sách phân phối:
	Khách sạn Thiên Thai nên thiết lập các mối quan hệ sau:
+ Đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác với Vinatour, Saigon tourist, Toseco, OSCngoài ra còn có các cá nhân môi giới như hướng dẫn viên, phiên dịch, lái xedo vậy việc chi hoa hồng cho môi giới cũng là một mắt xích trong chuỗi Marketing khách sạn Thiên Thai.
+ Quan hệ với các bộ ban ngành để thu hút khách công vụ.
+ Khách sạn nê lập kế hoạch Marketing hàng năm để xác đinh rõ những hoạt động, trách nhiệm, chi phí, thời gian biểu, các quy trình làm việc.
Chính sách khuyếch trương quảng cáo:
+ Theo thống kê thì số khách du lịch vào Việt Nam bằng con đường hàng không chiếm 92,4%. Do đó khách sạn Thiên Thai nên quảng cáo sản phẩm của mình qua các ấn phẩm của ngành hàng không như Heritage, Discovery sẽ thu hút được nhiều khách, đặc biệt là khách công vụ. 
+ Nghiên cứu tìm ra các sản phẩm mới và in chào hàng trên các tập gấp làm cho tính hấp dẫn tăng lên, tránh sự đơn điệu và chỉ đơn thuần là chụp ảnh phòng, cảnh khách sạn, giá phòng mà thôi. Làm như vậy tập gấp vừa có tính quảng cáo giới thiệu, vừa có tác dụng chào hàng.
+ Thực đơn phải thật phong phú hấp dẫn đẹp mắt, có nhiều món ăn mới lạ, làm cho khách khi dự tiệc xong sẽ thích cầm về để có dịp giới thiệu cho nhiều người khác. Như vậy ta đã mượn khách để giới thiệu cho mình sẽ có hiệu quả hơn là ta tự quảng cáo lấy. Nhưng phải nhớ một điều là quảng cáo đúng sự thật không được nói thêm hay nói dối. 
	+ Khách sạn nên bổ xung thêm vào phiếu trưng cầu ý kiến trong phòng khách nội dung như sau:
Khách đến khách sạn bằng con đường nào?
	Tự đến	 €	Qua quảng cáo	€ 
	Qua môi giới	€	.
Sự hài lòng:
	.	
Không hài lòng:
	.
Nếu lần sau đến Việt Nam, Ông (Bà) có đến khách sạn Thiên Thai nữa hay không?
	Có	€	Không 	€
	 ..		
	Qua những ý kiến đó, khách sạn có thể nắm bắt được công tác Marketing của mình, công tác quảng cáo hay uy tín của khách sạn đã đạt được điểm nào, phần nào cần điều chỉnh, phần nào cần phát huy và phần nào đã làm có hiệu quả nhất. Nó góp một phần không nhỏ vào sự thành công trong chiến lược Marketing nói chung của khách sạn.
	Các biện pháp xác định vị thế:
	Có 3 yếu tố cần đạt được trong xác định vị thế là
Phải tạo ra được hình ảnh. 
Phải truyền tải được lợi ích tới khách hàng
Phải khác biệt hoá: Tên, nhãn hiệu dịch vụ của khách sạn so với dịch vụ của đối thủ cạnh tranh.
	Việc xác định vị thế phải dựa trên những nét đặc trưng của sản phẩm tức là có một mối liên quan trực tiếp giữa một số mặt dịch vụ của khách sạn và lợi ích của khách hàng.
	Để củng cố hình ảnh của khách sạn trong khách du lịch thì khách sạn duy trì những dịch vụ truyền thống của mình và bổ xung thêm một số dịch vụ khác, tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ, phát huy lợi thế về uy tín danh tiếng của khách sạn. Muốn vậy khách sạn cần phải có những hiểu biết chung về nguồn khách, đặc điểm khi đi du lịch, khả năng tiêu dùng. Vào thời gian này khách Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bảnđến với khách sạn ngày càng đôngtrong khi đó nhân viên khách sạn không ai nói được tiếng của các nước này để giao tiếp phục vụ khách cho nên khách sạn phải tuyển ngay một vài nhân viên biết tiếng Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bảnđể phục vụ khách nếu không sẽ mất đi một lượng khách lớn không chỉ thiệt thòi ngay trước mắt mà cả trong lâu dài nữa. 
Mục tiêu Marketing đặt ra cho năm 2002.
+ Với thị trường khách du lịch quốc tế tăng 9% doanh thu và số lượt khách vào năm 2002 trong đó sự gia tăng được phân như sau:
Quý I: tăng 3%
Quý II và III : tăng 3%
Quý IV: tăng 3%
+ Lợi nhuận tăng 11% cả năm
Trong khâu lưu trú tăng công suất xử dụng buồng phòng lên 65% (trung bình cho cả năm ).
Trong khâu ăn uống: Tăng giá trung bình của các hoá đơn trong bữa ăn lên 30000 NVD từ 1/1 đến 31/5 và từ 1/10 đến 31/12 năm 2002 ( thời vụ của khách sạn ).
+ Với thị trường khách nội địa: Tăng số lượt khách đến khách sạn 1000 lượt được phân bổ cho 4 quý. Doanh thu và lợi nhuận của thị trường này chỉ cần tăng 3% trong năm 2002. 
B. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI
	Kế hoạch triển khai có chức năng xác định rõ nhứng hoạt động, trách nhiệm chi phí, thời gian biểuNhiều kế hoạch Marketing thất bại chỉ vì không được chi tiết hoá một cách cụ thể. Lại có quá nhiều cách hiểu biết về kế hoạch từ những người chịu trách nhiệm về các hoạt động dẫn đến việc không đảm bảo thời hạn, chi phí không hiệu quả và có những nhầm lẫn. Cách tốt nhất để nhớ được các nội dung của kế hoạch thực hiện là chúng ta phải giải đáp được các câu hỏi như: What, Where, Who và How
	What?: những hoạt động và công tác gì sẽ được thực hiện và cần chi phí cho chúng?
	Where?: các hoạt động sẽ được thực hiện ở đâu?
	When?: Khi nào thì các hoạt động được khởi xướng và hoàn thành?
	How?: Làm thế nào để kiẻm soát và đánh giá được kế hoạch?
Kế hoạch hoạt động ( chúng ta tới đó bằng cách nào?)
Kế hoạch hoạt động được xây dựng trên cơ sở một hoặc nhiều yếu tố Marketing hỗn hợp đã lựa chọn. Nó cung cấp các điểm cụ thể cho tất cả các công việc cần cho từng yếu tố của Marketing hỗn hợp đối với từng thị trường mục tiêu.
Một kế hoạch hoạt động thường được biểu hiện bằng một lịch trình hoạt động và thời gian biểu cụ thể ( Bảng thời gian biểu và lịch trình hoạt động ).
Nhìn vào bảng thời gian biểu và lịch trình hoạt động ta có thể đánh giá và nhận xét được những phần việc chính phải làm của khách sạn trong năm đó. Biết được hoạt động sẽ xảy ra vào tháng nào và ai sẽ chịu trách nhiệm về hoạt động đó. Từ đó sẽ biết được hoạt động khả thi đến đâu và có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
THỜI GIAN BIỂU VÀ LỊCH TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA
KHÁCH SẠN THIÊN THAI NĂM 2002
 Tháng
Hoạt động
Phân công
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
Thiết lập kênh phân phối mới
Phòng thị trường 




X
X
X
X
X



Đại hội khách hàng
Ban giám đốc
X










X
Tập gấp khách sạn 
Phòng thị trường 
X











Phiếu thăm dò
Phòng thị trường 
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
In biểu tượng khách sạn lên các trang thiết bị
Phòng thị trường 
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
Tuyển nhân lực
Ban giám đốc
X



X
X
X
X

X


Chào bán sản phẩm 
Phòng thị trường 
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
Báo chí
Phòng thị trường 
X
X
X



X
X




Đào tạo nhân lực
Ban giám đốc





X
X
X




Giảm giá cạnh tranh hỗ trợ thời vụ
Ban giám đốc





X
X
X




Quỹ dự phòng
Ban giám đốc
X
X
X
X
X



X
X
X
X

	Bảng trên là lập lịch trình cho năm 2002, còn các năm tiếp theo vẫn áp dụng theo kiểu đó.
	2 - Ngân sách Marketing lập cho giai đoạn 2001 – 2005.
Hoạt động Marketing :
Đòi hỏi phải có ngân sách cho các hoạt động đó. Ngân sách có thể xuất phát từ thị trường mục tiêu hoặc xuất phát từ thành phần của Marketing hỗn hợp. Nếu xuất phát từ thị trường mục tiêu thì phải xác định rõ ngân sách Marketing là bao nhiêu cho mỗi thị trường mục tiêu. Vấn đề này thường bị bỏ qua trong các kế hoạch Marketing. Nói chung nên phân bổ cho thị trường mục tiêu theo tỷ lệ đóng góp của từng thị trường mục tioêu trên tổng doanh thu hoặc lợi nhuận hiện tại hay dự tính trong tương lai.
Thông thường đối với các thị trường mục tiêu thì chi phí cho Marketing không nhiều như chi phí phải chi cho thị trường mới, để thâm nhập được thị trường mới thì chi phí ban đầu bỏ ra là rất cao.
Nếu xuất phát từ thành phần của Marketing hỗn hợp thì cũng cần phải biết chi tiêu bao nhiêu cho mỗi P trong 8P, nếu không ta sẽ không thể tính được hiệu quả của những yếu tố Marketing hỗn hợp và có những quyết định tương lai đối với việc bổ xung ngân sách.
Với doanh thu và lợi nhuận hàng năm tương đối lớn, cách tốt nhất để quản lý ngân sách Marketing là khách sạn Thiên Thai nên dùng phương pháp ngân quỹ khởi điểm. Song khách sạn vẫn dùng phương pháp hoạch định ngân sách Marketing theo cơ sở % doanh thu của năm trước. 
Ở đây tôi đưa ra ngân sách Marketing trên cơ sở thị trường mục tiêu và các yếu tố Marketing hỗn hợp.
SƠ ĐỒ NGÂN SÁCH MARKETING CHO GIAI ĐOẠN 2001 – 2005.
Tổng ngân sách chi cho Marketing : a tỷ
Thị trường mục tiêu quốc tế: 90%a
Thị trường nội địa: 10%a
Ngân sách 4 P
Ngân sách cho
 chính sách con người
Ngân sách cho xây dựng sản phẩm 
Ngân sách cho chính sách giá cả
Ngân sách đào tạo lại nhân lực
Ngân sách khen thưởng thi đua
Ngân sách cho đào tạo mới tuuyển nhân lực
Ngân sách cho chính sách 
QC và khuyếch trương
Số lượng mẫu quảng cáo sản phẩm
Các dịch vụ quảng cáo
Số lượng quà tặng đại hội khách hàng
Ngân sách cho chính sách phân phối
Quỹ dự phòng
Kế hoạch Marketing đặt ra không phải lúc nào cũng nằm theo đúng hướng như vậy được, chúng ta phải luôn luôn tính đến những điều không lường trước được. Đại bộ phận các ngân sách đều vượt quá dự kiến, điều này không có nghĩa là làm trội ngân sách là tốt, hoàn toàn không phải là như vậy. Cần thiết phải lập một quỹ dự phòng sẵn ngay từban đầu để cung cấp cho những biện pháp cạnh tranh không lường trước, những khoản bội chi trong báo cáo và những khoản chi phí tăng trước trong chi phí Marketing.
Như vậy chúng ta cũng cần lập một quỹ dự phòng cho hoạt động Marketing của khách sạn Thiên Thai.
Quỹ dự phòng: 10% tổng ngân sách chi cho hoạt động Marketing 
	= 10% a
	( 10% người viết tự cho )
Tôi nghĩ rằng một khi đã lập được ngân sách cho hoạt động Marketing trong một giai đoạn như vậy thì vấn đề phân bổ kinh phí cho từng năm là một việc không khó. Ngay từ đầu năm khách sạn cần có sự tính toán cẩn thận kỹ càng về việc xây dựng tỷ lệ chi phí cho các loại sao cho hợp lý nhất, tối ưu nhất và trong quá trình thực hiện phải triệt để tiết kiệm chi phí có thể tiết kiệm được trong kinh doanh du lịch cũng như chi phí nhiên liệu, chi phí điện nướcđể phần nào bù đắp chi phí về quảng cáo, môi giới. 
Ngân sách chi cho quảng cáo phải có tác dụng. Chẳng hạn về việc in tập gấp phải nghiên cứu thiết kế cẩn thận kỹ càng không giống ai, phải có tính đặc thù riêng, màu sắc đẹp, sắp xếp hợp lý lạ mắt lại gọn nhẹ để khách dễ mang theo. 
Marketing ngày càng có vai trò quan trọng trong kinh doanh du lịch nói chung và ngành khách sạn nói riêng. Thông qua sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, chuyên đề này đã nghiên cứu cơ sở lý luận và xem xét đánh giá việc triển khai thực tế hoạt động kinh doanh ở khách sạn Thiên Thai.
Với lượng kiến thức được trang bị trên ghế nhà trường cùng với 3 tháng tiếp xúc với thực tế chắc chắn chuyên đề còn có những hạn chế nhất định. Tuy nhiên tôi cũng xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến, đề suất của mình với mong muốn được góp phần cùng với khách sạn Thiên Thai nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác Marketing từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách sạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô chú, anh chị trong khách sạn Thiên Thai đã giúp đỡ tôi trong qúa trình thực tập, tìm hiểu nghiên cứu thực tế và thu thập tài liệu. Đặc biệt là cô giám đốc Phạm Thị Hảo – người đã tạo điều kiện và tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình hoàn thành chuyên đề này. 
	 Hà Nội tháng 5 /2001
	Sinh viên: Nguyễn Anh Việt

File đính kèm:

  • docde_tai_nang_cao_hieu_qua_cua_cong_tac_marketing_du_lich_va_h.doc