Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu hút khách du lịch nội địa tại Công ty Du lịch dịch vụ Hà Nội

Mặc dầu là ngành du lịch ra đời muộn hơn so với một số ngành kinh tế khác nhưng hoạt động du lịch đã có từ xa xưa, tại các nước Ai Cập cổ đại, Hy Lạp, La mã đã xuất hiện một số hình thức du lịch như du lịch công vụ của các phái viên Hoàng Đế, du lịch thể thao qua các Olymipic, các cuộc hành hương của các tín độ tôn giáo, du lịch chữa bệnh của giới quý tộc. Ngày nay, trên toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá - xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển ngày một mạnh mẽ hơn. Trong các chuyến du lịch con người không chỉ dừng lại ở việc nghỉ ngơi, giải trí mà còn phải được thoả mãn các nhu cầu khác, do vậy mà con người đi du lịch với nhiều mục đích khác nhau: đi tham quan danh lam thắng cảnh, đi nghỉ, chữa bệnh, tìm hiểu lịch sử văn hoá, công vụ

Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu hút khách du lịch nội địa tại Công ty Du lịch dịch vụ Hà Nội trang 1

Trang 1

Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu hút khách du lịch nội địa tại Công ty Du lịch dịch vụ Hà Nội trang 2

Trang 2

Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu hút khách du lịch nội địa tại Công ty Du lịch dịch vụ Hà Nội trang 3

Trang 3

Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu hút khách du lịch nội địa tại Công ty Du lịch dịch vụ Hà Nội trang 4

Trang 4

Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu hút khách du lịch nội địa tại Công ty Du lịch dịch vụ Hà Nội trang 5

Trang 5

Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu hút khách du lịch nội địa tại Công ty Du lịch dịch vụ Hà Nội trang 6

Trang 6

Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu hút khách du lịch nội địa tại Công ty Du lịch dịch vụ Hà Nội trang 7

Trang 7

Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu hút khách du lịch nội địa tại Công ty Du lịch dịch vụ Hà Nội trang 8

Trang 8

Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu hút khách du lịch nội địa tại Công ty Du lịch dịch vụ Hà Nội trang 9

Trang 9

Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu hút khách du lịch nội địa tại Công ty Du lịch dịch vụ Hà Nội trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 65 trang Trúc Khang 12/01/2024 1480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu hút khách du lịch nội địa tại Công ty Du lịch dịch vụ Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu hút khách du lịch nội địa tại Công ty Du lịch dịch vụ Hà Nội

Đề tài Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc thu hút khách du lịch nội địa tại Công ty Du lịch dịch vụ Hà Nội
1 
Luận văn: 
“vấn dụng các chính sách marketing trong kinh 
doanh du lịch lữ hành ở Chi nhánh công ty du 
lịch và dịch vụ hồng gai lao động tại Hà Nội” 
2 
LỜI MỞ ĐẦU 
1. Sự cần thiết của đề tài 
Du lịch ngày nay đã trở thành một hiện tượng quan trọng của đời sống hiện 
đại. Số lượng người đi du lịch ngày càng tăng. Điều này thể hiện ở số liệu của 
Tổ chức du lịch thế giới, hàng năm có khoảng 3 tỉ lượt người đi du lịch. 
Dòng người du lịch đông đảo đã có ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế 
của nhiều nước và góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển. 
Ngày nay ngành công nghiệp du lịch đã và đang được coi là “con gà đẻ 
trứng vàng” là “ngành công nghiệp không ống khói” hay là ngòi nổ để phát triển 
kinh tế. Đây là sự khẳng định chung của các nhà kinh tế trên toàn cầu đối với sự 
đóng góp đáng kể của ngành kinh doanh du lịch trong quá trình phát triển kinh 
tế. Đối với nước ta du lịch trở thành một ngành kinh tế quan trọng trong cơ cấu 
kinh tế chung của cả nước đem lại hiệu quả kinh tế rất cao, thể hiện năm 2002 
thu nhập của ngành du lịch là 23.500 tỉ đồng, tăng 14,6% so với năm 2001. 
Hơn thế nữa du lịch đã trở thành ngành đem lại nguồn thu ngoại tệ quan 
trọng. Giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động và làm thay 
đổi bộ mặt xã hội. Trong kinh doanh du lịch yếu tố quan trọng đó là nguồn 
khách. Đó là nhân tố mang tính sống còn của hoạt động kinh doanh du lịch. 
Không có khách thì hoạt động du lịch trở nên vô nghĩa.Khách du lịch chính là 
yếu tố quyết định sự ra đời,tồn tại, phát triển hay phá sản của một doanh nghiệp. 
Trong những năm vừa qua, do những thành tựu của công cuộc đổi mới, nền 
kinh tế của nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống của các tầng 
lớp dân cư trong xã hội đã được tăng lên một cách rõ rệt. Chính vì vậy, nhu cầu 
đi du lịch đã trở nên phổ biến. Lượng khách du lịch nội địa có qui mô lớn và tốc 
độ phát triển cao. Theo thống kê của Tổng cục du lịch, lượng khách du lịch nội 
địa năm 2002 là 13 triệu lượt người, đạt mức tăng trưởng 11,6%. Khách du lịch 
nội địa đã và đang trở thành yếu tố quyết định thành công hay thất bại của doanh 
nghiệp du lịch. 
2. Tên đề tài: 
3 
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC THU HÚT 
KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY DU LỊCH DỊCH VỤ HÀ NỘI” 
3. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu. 
Trong khoá luận tốt nghiệp này, em muốn nghiên cứu về khách du lịch nội 
địa tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội Toserco. Cơ cấu thị trường khách, thực 
trạng và giải pháp của việc thu hút khách du lịch nội địa tại công ty. Do điều 
kiện còn hạn chế, khoá luận chủ yếu tập trung vào phòng du lịch nội địa thuộc 
trung tâm du lịch của công ty. 
 4. Mục tiêu của khoá luận: 
Với khoá luận tốt nghiệp này, em muốn đưa ra một bức tranh tổng quát về 
công ty du lịch dịch vụ Hà Nội, đồng thời tìm hiểu thị trường khách du lịch nội 
địa tại công ty. Đánh giá những ưu nhược điểm của việc thu hút khách du lịch 
nội địa tại công ty du lịch dịch vụ Hà Nội. Từ đó đưa ra các giải pháp thu hút 
khách và kiến nghị nhằm hoàn thiện một số giải pháp thu hút khách du lịch nội 
địa tại công ty. 
5. Bố cục của khoá luận : 
Ngoài phần mở đầu và kết luận, khoá luận được bố cục thành 3 chương : 
CHƯƠNG I: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHÁCH DU LỊCH VÀ CÁC 
GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH. 
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA VÀ CÁC GIẢI 
PHÁP THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA TẠI CÔNG TY 
DU LỊCH DỊCH VỤ HÀ NỘI. 
CHƯƠNG III: CÁC PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KHẢ 
NĂNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY 
DU LỊCH DỊCH VỤ HÀ NỘI. 
Bài viết còn nhiều thiếu sót, điều kiện tài liệu còn hạn chế. Em mong được 
sự góp ý của giáo viên hướng dẫn, GS-TS Nguyễn Văn Đính. Các cán bộ của 
Trung tâm du lịch của Du lịch dịch vụ Hà Nội và các thầy cô giáo trong Khoa 
Du lịch –Khách sạn trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 
CHƯƠNG 1 : MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHÁCH DU 
LỊCH VÀ CÁC GIẢI PHÁP THU HÚT KHÁCH 
4 
1.MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KHÁCH DU LỊCH. 
1.1 Khái niệm về khách du lịch. 
Mặc dầu là ngành du lịch ra đời muộn hơn so với một số ngành kinh tế 
khác nhưng hoạt động du lịch đã có từ xa xưa, tại các nước Ai Cập cổ đại, Hy 
Lạp, La mã đã xuất hiện một số hình thức du lịch như du lịch công vụ của các 
phái viên Hoàng Đế, du lịch thể thao qua các Olymipic, các cuộc hành hương 
của các tín độ tôn giáo, du lịch chữa bệnh của giới quý tộc. Ngày nay, trên toàn 
thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn 
hoá - xã hội và hoạt động du lịch đang được phát triển ngày một mạnh mẽ hơn. 
Trong các chuyến du lịch con người không chỉ dừng lại ở việc nghỉ ngơi, giải trí 
mà còn phải được thoả mãn các nhu cầu khác, do vậy mà con người đi du lịch 
với nhiều mục đích khác nhau: đi tham quan danh lam thắng cảnh, đi nghỉ, chữa 
bệnh, tìm hiểu lịch sử văn hoá, công vụ 
Số lượng khách đi du lịch trên thế giới tăng lên đáng kể: từ 25 triệu lượt 
người vào những năm 1950 đến năm 199 ... sản phẩm của công 
ty vào thị trường mới. Giới thiệu với khách về sản phẩm mới của công ty. 
Công ty phải theo dõi phản ứng của khách du lịch để nắm bắt được tâm lý của 
họ và đưa ra các phương thức hợp lý nhằm thúc đẩy nhanh chóng quyết định 
mua của khách du lịch. Các nhân viên của công ty, đặc biệt là nhân viên ở bộ 
phận hướng dẫn cần có những cuộc nói chuyện với khách, qua câu chuyện tạo ra 
tình cảm đối với khách, đồng thời đưa ra một cách khéo léo, gợi ý những ý kiến 
mà công ty cần tham khảo. Ngoài ra, công ty có thể tặng khách những món quà 
nhỏ khi kết thúc tour như những chiếc áo phông, mũcó in logo của công ty. 
Đây là những món quà vừa mang tính chất quảng cáo, vừa gây được thiện cảm 
đối với khách. 
Công ty cần đưa ra các chương trình quảng cáo độc đáo có sức hấp dẫn khách du 
lịch. Trong chương trình phải giới thiệu cho được những nét đặc trưng của sản 
phẩm của công ty mà sản phẩm của công ty khác không có được. 
Công ty cần phải đưa ra được những tín hiệu cần thiết vào những thời điểm 
chính xác tới khách du lịch để khích lệ họ nhận thức và quyết định tiêu dùng sản 
phẩm của công ty. 
Công ty nên có các Tour du lịch đa dạng chào bán trên thị trường. Tăng cường các 
hoạt động hội chợ, hội nghị, hội thảo về thị trường khách du lịch nội địa. 
Công ty nên cho phát hành các tập gấp, sách quảng cáo mỏng bằng tiếng Việt và tiếng 
Anh. Đây là một phương thức quảng cáo rất hiệu quả trong hoạt động kinh doanh lữ 
hành. Tuy vậy, hiện nay công ty chưa chú trọng đúng mức đến phương thức quảng 
cáo này. Hiện nay các tập gấp của công ty mới chỉ dừng lại ở chỗ cung cấp cho khách 
hàng những thông tin tối thiểu như lịch trình, tuyến điểm, giá cả. Nếu như đối với 
mỗi chương trình du lịch công ty cho phát hành một tập gấp riêng, trong đó ngoài 
những thông tin trên còn cung cấp cho khách những thông tin đặc trưng như các danh 
lam thắng cảnh,những giá trị của tài nguyên du lịch, những nét đặc sắc riêng có của 
điểm đến du lịch... thì chắc chắn hiệu quả của tập gấp sẽ lớn hơn nhiều. Ngoài ra, hiện 
nay hầu như công ty không có quyển quảng cáo nào trên thị trường. Công ty cần chú 
trọng tới vấn đề này vì các quyển quảng cáo chứa đựng nhiều thông tin, có thể chuyền 
58 
tay nhiều người, có độ bền cao, dễ dàng mang từ nơi này tới nơi khácnên hiệu quả 
quảng cáo là rất lớn. 
Xác định phương thức quảng cáo cho phù hợp với tình hình tài chính của công 
ty, phù hợp với thị trường, đảm bảo được truyền bá rộng rãi trên thị trường. Có 
thể công ty sử dụng các phương tiện sau như ti vi, radio, báo chí,... Internet. Đặc 
biệt, việc quảng cáo bằng mạng Internet, bằng thư đIện tử cũng là xu hướng mới 
và hiệu quả trong những năm gần đây ở Việt Nam do phương tiện đã có những 
bước tiến đáng kể về công nghệ, do việc gửi thư đIện tử cần ít người, chi phí 
thấp và hiệu quả. Hình thức quảng cáo bằng trang Web công ty đã làm nhưng sự 
quan tâm chưa thực sự đúng mức. Trang Web của công ty không được cập nhật 
thường xuyên, thông tin ban đầu có như thế nào thì về sau hầu như vẫn nguyên 
như vậy. Thậm chí có thời gian trang Web của công ty còn không được xuất 
hiện trên mạng do “quên” đóng tiền. 
Cần có sự quản lý chặt chẽ trong công tác quảng cáo và phải xác định được chi 
phí quảng cáo, để quảng cáo của công ty có hiệu quả hơn. Sự hiệu quả này thể 
hiện bằng sự tăng lên của lực lượng khách du lịch đến công ty. 
Thường xuyên tổ chức công tác nghiên cứu nhu cầu, nghiên cứu sản phẩm và 
phương tiện quảng cáo. Cần phải có các chuyên gia về tâm lý vào những người 
có nghiệp vụ Marketing để đưa ra được chương trình quảng cáo hiệu quả trên thị 
trường. 
Sau mỗi đợt quảng cáo cần phải có tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm để lấy đó 
làm cơ sở xây dựng chiến lược quảng cáo hợp lý hơn. 
4.2. Áp dụng chính sách giá linh hoạt. 
Chính sách giá đang là một chính sách thu hút khách quan trọng của công ty. 
Công ty nên áp dụng mức giá linh hoạt cho sản phẩm của công ty theo từng mùa 
vụ cụ thể trong năm để thu hút khách. 
Trên thị trường mục tiêu công ty luôn áp dụng giá cả phải chăng để duy trì và 
thu hút thêm lượng khách . Tuy nhiên giá cũng không nên quá cao hay quá thấp 
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty và thị trường khách du lịch. 
Giá cả cần phải khuyến khích theo hướng đi theo chương trình trọn gói thì sẽ 
hơn so với các dịch vụ từng phần, đảm bảo vẫn thu hút được khách đi theo dịch 
vụ từng phần. 
59 
. Công ty cần có mức giá ưu đãi cho các đối tượng công ty cần khuyến khích, 
những đoàn đông đi dài ngày. Khách tiêu dùng quen của công ty, sự khuyến 
khích này nhằm duy trì khách quen và thu hút thêm khách mới. 
Giá cả phải được tính toán dựa trên phân tích chi phí và phân tích điểm hoà vốn, 
khả năng thanh toán của khách, giá cả của đối thủ cạnh tranh. 
Nếu duy trì một chính sách giá thấp đôi khi cũng không có lợi cho Trung tâm. 
Vì theo người tiêu dùng giá cả đồng nghĩa với chất lượng. Do đó, giảm giá bằng 
cách nâng cao chất lượng phục vụ khách. 
Vì Trung tâm có uy tín lâu năm nên Trung tâm có chính sách mềm dẻo đối với 
từng đối tượng khách khác nhau. 
Cần chú trọng thu hút đối tượng khách nội địa vì hiện nay khách nội địa đã có 
khả năng thanh toán cao. 
 Cần tặng tỷ lệ hoa hồng cho những cá nhân, đơn vị giới thiệu khách với Trung 
tâm. Chính sách giá đưa ra phải tương xứng với chất lượng, và vào thời điểm 
đông khách cũng không nên nâng giá quá cao mà chỉ xê dịch một chút, không 
nên tỏ ra bắt chẹt khách, nó sẽ tạo ấn tượng xấu của khách về Trung tâm, dễ dẫn 
đến việc làm mất uy tín của Trung tâm. 
4.3. Chính sách phân phối. 
Để góp phần tăng hiệu quả kinh doanh và giảm rủi ro cho công ty, nên mở rộng 
các trung gian phân phối, liên kết các đại lý du lịch. Hiện nay, trên thị trường du 
lịch, các doanh nghiệp du lịch nhỏ lẻ xuất hiện khá nhiều. Lượng khách của các 
doanh nghiệp này thường có số lượng không nhiều nên việc tổ chức tour riêng 
ddối với họ là khá khó khăn. Nếu công ty có quan hệ tốt với các doanh nghiệp 
này thì có thể sẽ thu được một lượng khách khá lớn thông qua việc tổ chức tour 
“ghép” từ nguồn khách của các doanh nghiệp này. 
Hiện nay, khách du lịch là người nước ngoài đến với công ty chủ yếu là khách 
du lịch tự do không thông qua tổ chức. Đây chỉ là lượng khách nhỏ lẻ và không 
ổn định. Chính vì vậy,công ty nên tăng cường ký kết hợp đồng với các hãng lữ 
hành gửi khách nước ngoài trên cơ sở tôn trọng, tin cậy và đôi bên cùng có lợi 
để làm ăn lâu dài và mở rộng quan hệ. Công ty cũng nên có quan hệ tốt với 
60 
nghành ngân hàng để có thể đơn giản hoá quá trình giao nhận tiền. Có chính 
sách hoa hồng hợp lý để hấp dẫn các công ty lữ hành gửi khách khác, qua đó có 
thể thu hút được một số lượng lớn khách du lịch là người nước ngoài, đem lại 
doanh thu lớn và ổn định. Tích cực các tham gia các cuộc Hội nghị, hội thảo, các 
hội chợ du lịch trong nước và quốc tế nhằm làm cho du khách có cơ hội tìm hiểu 
về công ty, đồng thời từng bước xây dựng các mối quan hệ với các hãng lữ hành 
khác, dần dần đưa sản phẩm của công ty giới thiệu rộng rãi trên thị trường. 
Điều quan trọng nhất là công ty phải đặc biệt chú trọng tới kênh phân phối trực 
tiếp. Đây là kênh phân phối đặc biệt có hiệu quả đối với thị trường khách chủ 
yếu của công ty (khách là cán bộ, nhân viên của các cơ quan, doanh nghiệp...) 
bởi vì đây là thị trường khách rất tập trung. Chỉ cần thuyết phục được người có 
quyền ra quyết định ký hợp đồng du lịch (Giám đốc, chủ tịch công đoàn...) là 
công ty đã thành công trong việc thu hút một lượng khách rất lớn về với công ty. 
Công ty nên cử những cán bộ giàu kinh nghiệm, có khả năng giao tiếp tốt trực 
tiếp đi đến các cơ quan, trường học, doanh nghiệp để tiếp xúc, giới thiệu, 
thuyết phục họ tiêu dùng sản phẩm của công ty. Mặt khác, do tính chất tập trung 
của thị trường, công ty có thể áp dụng việc khuyến mại bằng cách giảm giá theo 
công thức 20 +1 (Miễn phí cho người thứ 21). Đồng thời, công ty có thể đưa ra 
một số ưu đãi cho trẻ em đi cùng với đoàn. 
4.4.Chính sách sản phẩm. 
 Tổ chức xây dựng các chương chình du lịch theo yêu cầu của khách, tổ chức 
các hoạt động vui chơi giải trí mang tính tập thể ở điểm đến, tạo nét đặc sắc 
riêng có của chương trình du lịch của công ty. Hiện nay công ty đã bắt đầu quan 
tâm tới việc tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí mang tính tập thể tạI điểm 
61 
đến du lịch. Tuy vậy, hoạt động này vẫn còn mang tính hình thức chứ chưa thực 
sự cuốn hút được khách du lịch. Công ty cần phải đi sâu tìm hiểu về thói quen, 
sở thích của từng nhóm khách hàng, qua đó mới có thể đưa ra được những 
hoạt động hấp dẫn được khách du lịch. Công ty cũng nên mở thêm những dịch 
vụ bổ sung đa dạng và hấp dẫn khách du lịch, qua đó vừa tạo thêm nguồn thu 
vừa tạo ra nét đặc trưng riêng cho sản phẩm của công ty. 
Các Tour du lịch của công ty cần phải được khai thác có hiệu quả trên thị 
trường, đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch Sự đa dạng trong nhu cầu đòi 
hỏi công ty phải đưa các Tour có thể thoả mãn được tối đa nhu cầu của họ và sự 
đòi hỏi chất lượng của các Tour. Nguồn tiềm năng nhân lực của trung tâm phải 
được khai thác hết để nâng cao chất lượng phục vụ, luôn quan tâm đến việc đào 
tạo, tuyển chọn và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực nhằm tạo nên phong 
cách phục vụ chu đáo, không khí ấm cúng và thân thiện, cởi mở với khách. 
Trung tâm cần phải xây dựng mô hình kinh doanh trên cơ sở nghiên cứu tâm lý 
nhu cầu khách hàng và cơ sở tính nhu cầu của khách. Mỗi nhân viên của trung 
tâm cần phải được đào tạo một cách bài bản về nghiệp vụ du lịch, về nghệ thuật 
giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch. 
Do đặc điểm trong việc tiêu dùng sản phẩm du lịch là khách thường có xu 
hướng không thích tiêu dùng lại các sản phẩm cũ nên nhu cầu khách hàng 
thường thay đổi theo thời gian. Việc thường xuyên đổi mới sản phẩm cũ hoặc tổ 
chức những chương trình du lịch mới dựa trên nguồn tài nguyên du lịch sẵn có 
là một bài toán nan giải. Do đó, các Tour du lịch của trung tâm cần có sự thay 
đổi cho phù hợp, tuỳ từng đối tượng khách khác nhau mà chương trình sẽ có 
những điều chỉnh riêng cho phù hợp. Trung tâm cần phải thiết kế các Tour có 
chất lượng phục vụ cao, khai thác tốt nguồn tài nguyên du lịch của đất nước với 
các tuyến điểm du lịch hấp dẫn để thu hút khách, đủ sức hấp dẫn giữ khách ở lại 
lâu hơn. 
Trong chiến lược sản phẩm thì chất lượng sản phẩm và dịch vụ của công ty là 
quan trọng. Khách du lịch luôn đòi hỏi chất lượng sản phẩm dịch vụ rất cao, do 
62 
đó công ty cần phải đưa ra các chương trình du lịch có chất lượng phục vụ 
cao.Nghiên cứu thiết kế mới các chương trình du lịch trọn gói mới có sức hấp 
dẫn khách du lịch. 
Một vấn đề nữa hết sức quan trọng trong chương trình du lịch là việc tổ chức các 
hoạt động vui chơi giải trí mang tính tập thể ở điểm đến du lịch. Đây là vấn đề ít 
được các doanh nhgiệp quan tâm đúng mức. Chính vì vậy mà các chương trình 
du lịch của các doanh nghiệp trên thị trường đều na ná như nhau. Nếu Hà Nội 
Torserco làm tốt vấn đề này sẽ tạo được nét đặc sắc riêng có của sản phẩm du 
lịch trên thị trường. 
4.5. Ngân sách cho hoạt động Marketing trong thời gian tới. 
Hà Nội Toserco xác lập ngân sách cho hoạt động Marketing theo phương pháp 
xác định theo tỷ lệ % trên tổng doanh thu. Do đặc điểm của doanh nghiệp lữ 
hành là doanh thu chủ yếu là doanh thu thu hộ. Chính vì vậy tỷ lệ % ngân sách 
dành cho hoạt động Marketing trên tổng doanh thu là nhỏ hơn rất nhiều so với 
các nghành khác. Năm 2002 tỷ lệ này ở Hà Nội Toserco là 1,4%. 
Khi xác lập ngân sách cho hoạt động Marketing cần phải xuất phát từ thị trường 
mục tiêu và phải xác định rõ ngân sách là bao nhiêu cho mỗi thị trường mục 
tiêu. Tuỳ thuộc vào tỷ lệ đóng góp của mỗi thị trường mục tiêu trên tổng doanh 
thu hiện tạI và dự tính trong tương lai, công ty sẽ có những sự phân bố cho phù 
hợp. Ngoài ra công ty cũng nên căn cứ vào chính sách Marketing trong từng giai 
đoạn cụ thể để có những điều chỉnh cho thích hợp. Để có thể xác định được một 
ngân sách Marketing hợp lý công ty cần phải tuân thủ các qui tắc sau: 
Mọi hoạt động Marketing phải được xác định rõ theo kế hoạch, ấn định chi phí 
cho từng hoạt động một cách cụ thể và có sự theo dõi chi phí cho từng hoạt 
động. 
Các khoản chi tiêu cần phải được tính toán cẩn thận để tránh những lặp lại 
không cần thiết. 
63 
Các nguồn nhân lực và nguồn tài chính cho từng hoạt động Marketing phải được 
xác định một cách rõ ràng, chi tiết. 
Ngân sách Marketing không được tách rời các hoạt động khác của công ty. 
Đối với Hà Nội Toserco hiện nay, mặc dù tình hình tài chính không được thuận 
lợi nhiều nhưng công ty vẫn cần phải trích thêm nguồn tài chính cho hoạt động 
Marketing. Công ty nên duy trì tỷ lệ ngân sách cho hoạt động Marketing vào 
khoảng 2% tổng doanh thu, tức là khoảng 600 triệu đông cho năm 2003. Trong 
đó, công ty nên chú trọng phân bổ ngân sách cho hoạt động nghiên cứu thị 
trường. Hoạt động này nên được phân bổ khoảng 20% ngân sách dành cho hoạt 
động Marketing, tương đương với 120 triệu đồng. 
Bảng 09: Ngân sách đề nghị cho hoạt động Marketing năm 2003 
Đơn vị: Triệu đồng. 
Các hoạt động Ngân sách đề nghị Tỷ lệ % 
Nghiên cứu thị 
trường 
120 20 
Quảng cáo 300 50 
Xúc tiến bán hàng 150 25 
Quĩ dự phòng 30 5 
64 
KẾT LUẬN 
Sau một thời gian ngắn thực tập tại công ty du lịch và dịch vụ Hà nội, được 
sự chỉ dậy hết lòng của GS – TS Nguyễn Văn Đính em đã hoàn thành khoá luận 
tốt nghiệp bằng tất cả sự nỗ lực của bản thân. Khoá luận đã đi sâu tìm hiểu về 
hoạt động thu hút khách du lịch nội địa của một doanh nghiệp, tìm hiểu những 
mặt được và những điều còn hạn chế trong hoạt động thu hút khách du lịch nội 
địa để từ đó có những giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động này. 
Khoá luận đã khép lại nhưng nó như một bài học lớn của bản thân em, mở 
ra cho em những kiến thức thực tế mà một sinh viên ngành du lịch chuẩn bị đi 
làm rất cần. Những kiến thức mà em tích luỹ được trong quá trình viết khoá luận 
sẽ giúp em trưởng thành hơn nhiều trong cuộc sống sau này. Trong một thời 
gian ngắn, chắc hẳn khoá luận không thể tránh khỏi thiếu sót và sơ sài, em kính 
mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy cô và tất cả các 
bạn sinh viên. 
Hà nội, tháng 5 năm 2003 
SV thực hiên: Lê Đức Ca 
65 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
- Tổng cục du lịch- Tạp chí Du lịch Việt Nam số tháng 8, 10/2001, 
tháng 2,6/2003. 
- Tổng cục du lịch- Tuần báo Du lịch số 236...249 năm 2002. 
- PGS, TS Nguyễn Văn Đính – Bài giảng Marketing du lịch. 
- PGS, TS Nguyễn Văn Đính; GV Nguyễn Văn Mạnh - Giáo trình 
Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong kinh doanh du lịch – 
NXB Trẻ 1998. 
- PGS, TS Nguyễn Văn Đính; TH.S Phạm Hồng Chương - Giáo trình 
quản trị kinh doanh lữ hành – NXB Thống kê 2000. 
- Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty Du lịch - dịch vụ Hà Nội 
năm 1998,1999,2000, 2001, 2002. 
 Báo cáo tổng kết về du lịch của Tổng Cục Du lịch năm 2002. 

File đính kèm:

  • pdfde_tai_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_cua_viec_thu.pdf