Đề tài Hoạt động marketing của khách sạn
Ngành kinh doanh du lịch nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng đang là những ngành kinh tế hấp dẫn và ngày càng có tỷ trọng cao trong thu nhập quốc dân của nhiều quốc gia. Đối với nước ta việc phát triển kinh doanh du lịch là phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chuyển mạnh sang các ngành dịch vụ mà trong đó kinh doanh khách sạn là một ngành có vị trí hết sức quan trọng. Theo Tổng cục thống kê Việt nam, kinh doanh khách sạn ở Việt Nam hiện nay mang lại trung bình gần 70% tổng doanh thu ngành du lịch hàng năm trong những năm gần đây (Từ năm 2000 tới năm 2006)1. Song song với sự gia tăng về lượt khách quốc tế và khách nội địa là sự bùng nổ trong hoạt động xây dựng và kinh doanh khách sạn. Các khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài cùng các khách sạn không có vốn đầu tư
nước ngoài đang tạo ra một sự cạnh tranh gay gắt về giá cả và chất lượng.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Hoạt động marketing của khách sạn
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA KHÁCH SẠN Trang 1 LỜI MỞ ĐẦU Ngành kinh doanh du lịch nói chung và ngành kinh doanh khách sạn nói riêng đang là những ngành kinh tế hấp dẫn và ngày càng có tỷ trọng cao trong thu nhập quốc dân của nhiều quốc gia. Đối với nước ta việc phát triển kinh doanh du lịch là phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng chuyển mạnh sang các ngành dịch vụ mà trong đó kinh doanh khách sạn là một ngành có vị trí hết sức quan trọng. Theo Tổng cục thống kê Việt nam, kinh doanh khách sạn ở Việt Nam hiện nay mang lại trung bình gần 70% tổng doanh thu ngành du lịch hàng năm trong những năm gần đây (Từ năm 2000 tới năm 2006)1. Song song với sự gia tăng về lượt khách quốc tế và khách nội địa là sự bùng nổ trong hoạt động xây dựng và kinh doanh khách sạn. Các khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài cùng các khách sạn không có vốn đầu tư nước ngoài đang tạo ra một sự cạnh tranh gay gắt về giá cả và chất lượng. Một thực tế là các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn tại Việt Nam nhận thức về các cơ hội kinh doanh, các nguy cơ cũng như các phân tích về thế mạnh, điểm yếu của mình, nhất là về hoạt động marketing, một trong những yếu tố sống còn của doanh nghiệp, còn đơn giản, phiến diện. Trong điều kiện tự do thương mại và hội nhập với khu vực và thế giới như hiện nay, mà tiêu biểu là sự gia nhập của Việt Nam vào Tổ chức thương mại thế giới (WTO) vào đầu năm 2007, những thách thức đặt ra cho các doanh nghiệp Việt nam càng lớn hơn bao giờ hết. Việc nghiên cứu làm rõ những vấn đề về lí luận và thực tiễn về hoạt động marketing tại các khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài để từ đó tìm ra các giải pháp thích hợp, vận dụng sáng tạo vào điều kiện Việt Nam sẽ giúp cho các doanh nghiệp khách sạn của nước ta nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình, đạt được kết quả kinh doanh cao hơn. 1 Tổng cục Thống kê Việt Nam, Kết quả kinh doanh của ngành du lịch, số liệu cập nhật tháng 8/2008 Trang 2 Với những lí do trên và với hy vọng được góp phần thúc đẩy kinh doanh khách sạn nước ta phát triển tốt hơn trong thời gian tới, em đã chọn đề tài: “Hoạt động marketing của các khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam và Bài học kinh nghiệm cho các khách sạn Việt Nam” làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của mình. Mục đích nghiên cứu là đánh giá hoạt động marketing của các khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm và đề xuất vận dụng vào hoạt động marketing của các khách sạn Việt Nam. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu là những vấn đề lí luận về hoạt động marketing của các doanh nghiệp khách sạn; vấn đề thực tiễn hoạt động marketing của các khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam mà chủ yếu là ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố có ngành du lịch phát triển, thời kì từ năm 1986 tới nay; hoạt động marketing của các khách sạn hoàn toàn không có vốn đầu tư nước ngoài, có thể là Khách sạn Nhà nước, Khách sạn tư nhân hay một số hình thức khác, mà trong bài khóa luận gọi tắt là “Khách sạn Việt Nam”. Phương pháp nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp chủ yếu là các phương pháp thống kê, phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp quan sát tìm hiểu và khảo sát thực tế, phương pháp thu thập và xử lí thông tin, phương pháp phân tích và phương pháp tổng hợp. Với mục đích, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu trên, ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận được kết cấu làm 3 chương: CHƯƠNG 1: Lý luận chung về hoạt động marketing trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn CHƯƠNG 2: Thực trạng hoạt động Marketing của một số khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt nam CHƯƠNG 3: Bài học kinh nghiệm cho các khách sạn Việt Nam Trang 3 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH KHÁCH SẠN I. Tổng quan về lĩnh vực kinh doanh khách sạn 1. Khái niệm 1.1 Khách sạn Bách khoa toàn thư của Anh Quốc định nghĩa: “Khách sạn là cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ kinh doanh lưu trú, ăn uống và một số các dịch vụ khác cho khách du lịch vì mục đích thương mại.” 2 Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) định nghĩa: “Khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú trong thời gian ngắn hạn.” Theo trang web này, các khách sạn, ngoài dịch vụ lưu trú, cũng cung cấp các dịch vụ khác cho khách hàng như bể bơi, nhà hàng, dịch vụ trông trẻ, dịch vụ hội thảo, phòng họp, v.v3 Cũng trên Wikipedia, sự đa dạng của khái niệm “khách sạn” đã được khẳng định. Ở Pháp, người ta dùng từ “hotel” để chỉ những khách sạn có lối đi vào các phòng ngủ nằm bên trong sảnh và “motel” để chỉ các khách sạn có lối đi vào nằm bên ngoài, gây cảm giác thiếu an toàn và thiếu sang trọng, thường có quy mô nhỏ hơn. Hay ở Úc, khái niệm khách sạn lại có sự khác biệt đó là khách sạn cũng có thể chỉ kinh doanh các loại thức uống có cồn và đồ ăn mà không nhất thiết phải cung cấp dịch vụ lưu trú 4. Ở Ấn Độ, người ta không phân biệt hai khái niệm: khách sạn (hotel) ... hức đa dạng như: giảm giá cho khách quen, khách sử dụng dịch vụ khối lượng lớn - Sử dụng các hình thức tuyên truyền và quan hệ công chúng đa dạng, hiệu quả: tổ chức hội nghị khách hàng, tiệc chiêu đãi các quan chức, giới báo chí, bạn hàng, khách hàng quan trọng, hoạt động từ thiện, tài trợ 3.5 Chính sách con người Marketing trong giao tiếp cá nhân: Trong khi gói sản phẩm cung cấp của một khách sạn với các đối thủ cạnh tranh không có nhiều khác biệt thì trình độ phục vụ là yếu tố khách hàng rất quan tâm. Trình độ dịch vụ liên quan chủ yếu và trực tiếp tới hoạt động giao tiếp cá nhân mà ở đây là : về phía nhân viên và về phía khách hàng. - Về phía nhân viên: Các nhân viên cần được hỗ trợ, hướng dẫn thực hành về cả tâm lý lẫn nghiệp vụ do đặc trưng luôn phải tiếp xúc trực tiếp với các vị khách hàng “khó tính” và có những nhu cầu bất kì mà không khách sạn nào có thể lường trước hết được. Trong những trường hợp như vậy thì các nhân viên được đào tạo sẽ đem lại hiệu quả khi họ có thể làm hài lòng tất cả các khách hàng đã tới thăm khách sạn. Bên cạnh đó, marketing trong việc tác động tới nhân viên tiếp xúc còn phải tạo ra phong cách phục vụ và nghệ thuật ứng xử trong giao tiếp một cách độc đáo, gây ấn tượng tốt, góp phần hình thành bản sắc văn hóa riêng của doanh nghiệp trong lòng khách hàng. - Về phía khách hàng: Trang 82 Marketing có thể hỗ trợ làm giảm mâu thuẫn giữa khách sạn và khách hàng qua những nỗ lực cao nhất đáp ứng các mong đợi của khách hàng, hạn chế tính không ổn định của dịch vụ, loại bỏ các yêu cầu tưởng như khó đáp ứng của khách hàng. Marketing còn cần phải hỗ trợ mối quan hệ giữa các khách hàng với nhau bằng cách marketing tăng tính đồng nhất về đặc tính của dịch vụ và mong đợi của khách hàng với cùng một tiêu chuẩn phục vụ và hệ thống dịch vụ của khách sạn. 3.6 Chính sách quan hệ đối tác Quan hệ đối tác về sản phẩm dịch vụ Các khách sạn Việt nam cần mở rộng quan hệ đối tác trong cung cấp sản phẩm với các doanh nghiệp du lịch khác như công ty lữ hành, vận chuyển khách du lịch, cơ sở vui chơi giải trí Việc này cũng giúp các khách sạn đi vào chuyên môn hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí. Vấn đề là các khách sạn cần chọn được các đối tác có uy tín, có khả năng và sẵn sàng hợp tác trong cung cấp sản phẩm cho khách hàng. Thông qua phát triển quan hệ đối tác về sản phẩm, doanh nghiệp khách sạn còn góp phần tăng cường thu hút khách đến điểm du lịch, điều hòa được quan hệ cung cầu của thị trường Quan hệ đối tác về xúc tiến, quảng cáo Các khách sạn có thể treo tranh giới thiệu với khách các địa danh nổi tiếng của khu du lịch, quảng cáo cho các chương trình du lịch hấp dẫn của các công ty du lịch lữ hành là đối tác. Thông qua các hiệp hội ngành nghề và tổ chức marketing điểm du lịch, các khách sạn và doanh nghiệp du lịch khác có thể thỏa thuận hợp tác cùng quảng cáo cho khu du lịch, chi phí sẽ phân bổ hợp lý cho các bên. Quan hệ đối tác về định giá Chẳng hạn các khách sạn có thể giảm mạnh giá thuê phòng và một số dịch vụ khác để nhận được hợp đồng phục vụ khách theo tour du lịch của các công ty lữ hành là đối tác tin cậy của mình. Như vậy khách sạn được lợi là có nguồn khách lớn và ổn định, kinh doanh có hiệu quả và công ty lữ hành cũng có lợi vì họ có thể chủ động định giá tour du lịch ở mức có lợi thế cạnh tranh mà vẫn đạt được lợi nhuận mục tiêu. Trang 83 Quan hệ đối tác về phân phối sản phẩm Sự hợp tác trong phân phối sẽ kích thích khách sạn và các đối tác tiêu thụ mạnh sản phẩm của nhau, nhờ đó giảm được chi phí và hạn chế rủi ro. Thông qua tổ chức tour du lịch trọn gói, các công ty lữ hành đóng vai trò là nhà phân phối sản phẩm của khách sạn và các doanh nghiệp này. Quan hệ đối tác giữa khách sạn với doanh nghiệp vận chuyển cũng sẽ đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. 3.7 Chính sách quá trình dịch vụ (Process) và tạo sản phẩm trọn gói (Package) Quá trình dịch vụ Đối với các dịch vụ đơn giản, mức độ phục vụ và cá biệt hóa không cao, khách sạn có thể thiết kế quá trình sao cho khách hàng có thể nhìn thấy toàn bộ quá trình dịch vụ. Khách sạn luôn chủ động điều chỉnh mô hình dể thay đổi quá trình và chi phí phục vụ để thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng. Với các dịch vụ mà cần nghiệp vụ phức tạp, khách sạn cần thiết kế quá trình theo mô hình cho phép khách hàng nhìn thấy phần lớn quá trình dịch vụ để tạo ra ấn tượng tốt về dịch vụ trong tâm trí khách hàng. Tạo sản phẩm trọn gói (hoặc bán trọn gói) Tùy quy mô của các khách sạn Việt nam mà họ cần nghiên cứu kết hợp một số dịch vụ, hàng hóa có liên quan thành một sản phẩm trọn gói hoặc bán trọn gói, ví dụ như: - Trọn gói cho thuê phòng đôi kèm ăn sáng - Suất ăn trọn gói (3 bữa/ngày) - Du lịch bán trọn gói 1 ngày trong phạm vi điểm du lịch. Trang 84 KẾT LUẬN Xuất phát từ mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, khóa luận đã đề cập tới một số nội dung cơ bản sau đây : Trong Chương 1, em đã hệ thống hóa và đưa ra các khái niệm về khách sạn và hoạt động marketing trong kinh doanh khách sạn; các yếu tố trong quá trình thực hiện chiến lược marketing mà người phụ trách cần xem xét tới. Tiếp theo, trong Chương 2, em đã giới thiệu được một số a khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, các chiến lược marketing thành công của họ và có phân tích một số nguyên nhân khách quan và chủ quan trong sự thành công ấy. Ở chương 3, em đã giới thiệu qua về một số khách sạn Việt Nam về thực trạng marketing của họ và đưa ra một số giải pháp nhằm cải tiến các điểm còn tồn tại trong thực trạng đó, dựa trên những bài học từ các khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài. Qua ba tháng thực tập tại Khu thương mại của Khách sạn Sofitel, có những quan sát của mình cùng với kiến thức đã học được ở trường, khóa luận của em với đề tài “Hoạt động marketing của khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài và Bài học kinh nghiệm cho các khách sạn Việt Nam” đã được hoàn tất với sự giúp đỡ to lớn của TS. Lê Thị Thu Thủy. Trong khóa luận của một sinh viên sắp ra trường như em, dù đã rất cố gắng nhưng có lẽ những sai sót là không thể tránh khỏi. Em rất mong nhận được sự đóng góp của thầy, cô để khóa luận của em có thể đóng góp phần nào cho những sinh viên khóa sau muốn nghiên cứu về đề tài này và góp phần nhỏ vào các nghiên cứu về mảng marketing khách sạn nhằm phục vụ cho sự phát triển trong hoạt động kinh doanh của các khách sạn Việt Nam. Trang 85 TÀI LIỆU THAM KHẢO Sách 1. Nguyễn Thị Doan, 1994, Giáo trình Marketing khách sạn – du lịch, Đại học Thương Mại, Hà Nội 2. Philip Kotler, 1997, Marketing căn bản (Sách dịch), Nxb Thống kê 3. Philip Kotler, Gary Armstrong, và Veronica Wong, 1996, Principles of Marketing - European Edition, (Sách dịch năm 2000), NXB Thống Kê 4. Philip Kotler, 2000, Marketing Management (Tập 1, tập 2 – Sách dịch), Nxb Thống kê 5. Tài liệu tham khảo môn Marketing Quốc Tế, 2005, Đại học Ngoại thương 6. Tổng cục Du Lịch, 2001, Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001 – 2100, Hà Nội 7. Tổng cục Du lịch, 2001, Quyết định số 02/2001/QĐ-TCDL về việc bổ sung, sửa đổi tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn 8. Tổng cục Thống kê, 2004, Niên giám thống kê 2002, Nxb Thống kê 9. Tổng cục Thống kê, 2008, Niên giám thống kê 2007, Nxb Thống kê 10. Tom Engel, 2007, Point of view: Brands and Brand Management in Hotel Industry, Global Hospitality Group, Britain Báo, tạp chí 1. Tổng Cục Du lịch, Tạp chí du lịch các số từ năm 2000 đến 2006 2. Thời báo Kinh tế và Đô thị, các số từ năm 2007 đến 2009 3. Báo điện tử Vnexpress, Vietnamnet, Vneconomy Website 1. Bách khoa toàn thư Anh Quốc (British Concise Encyclopedia): ngày 5/5/2009 2. Bách khoa toàn thư mở ôtel 3. Danh bạ khách sạn Việt nam Trang 86 4. LeMonde của Pháp ngày 22/8/2008 bin/ACHATS/acheter.cgi?offre=ARCHIVES&type_item=ART_ARCH_30J&ob- jet_id=1052190 5. Thế giới Việt nam, cơ quan ngôn luận trực thuộc Bộ Ngoại giao ngày 6/1/2009 6. Tổ chức Du lịch Thế giới: 7. www.world-tourism.org 8. Tổng cục Thống kê Việt Nam, Kết quả kinh doanh của ngành du lịch, số liệu cập nhật tháng 8/2008 Một số các website của khách sạn có sử dụng thông tin trong bài khóa luận: 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. Trang 87 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. ........................................................................................................... 3 LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG MARKETING TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH KHÁCH SẠN .............................................................................. 3 I. Tổng quan về lĩnh vực kinh doanh khách sạn ................................................. 3 1. Khái niệm .................................................................................................. ...3 2. Phân loại khách sạn ................................................................................... ..6 3. Đặc điểm .................................................................................................... .10 II. Marketing trong lĩnh vực dịch vụ kinh doanh khách sạn ...................... .......11 1. Một số khái niệm ....................................................................................... .11 2. Sự cần thiết của hoạt động marketing ....................................................... 13 3. Đặc trưng ................................................................................................... 15 4. Nội dung chính của marketing trong kinh doanh khách sạn ..................... 19 CHƯƠNG 2. ......................................................................................................... 31 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING CỦA MỘT SỐ KHÁCH SẠN CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM........................................ 31 I. Giới thiệu chung về khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ..... 31 II. Hoạt động Marketing của một số khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ........................................................................................................... 36 1. Chính sách sản phẩm (Product) ................................................................. 36 2. Chính sách giá cả (Price) ........................................................................... 38 3. Chính sách phân phối (Place) .................................................................... 41 4. Chính sách xúc tiến, quảng cáo (Promotion) ............................................ 42 5. Yếu tố con người (People) ........................................................................ 43 6. Mối quan hệ với các đối tác khác, bao gồm khách hàng là một đối tác đặc biệt (Partner) ........................................................................................... 45 Trang 88 7. Tạo sản phẩm trọn gói và quy trình phục vụ (Package and Process) ....... 48 I. Nguyên nhân thành công trong bài học marketing của các khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài ...................................................................................... 49 1. Điều kiện chủ quan .................................................................................... 49 2. Điều kiện khách quan ................................................................................ 51 CHƯƠNG 3. ......................................................................................................... 54 BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO CÁC KHÁCH SẠN VIỆT NAM .................. 54 I. Giới thiệu tổng quan về các khách sạn Việt Nam ......................................... 54 1. Đặc điểm .................................................................................................... 54 2. Về quy mô và cấp hạng của khách sạn Việt Nam: .................................... 59 II. Hoạt động marketing của các khách sạn Việt nam ...................................... 60 1. Đánh giá việc nghiên cứu marketing, phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và chiến lược marketing ................................................ 60 2. Đánh giá yếu tố marketing mix: 8P ........................................................... 62 III. Bài học kinh nghiệm rút ra từ các khách sạn có vốn đầu tư nước ngoài trong tổ chức hoạt động marketing .............................................................................................................. 70 1. Phân tích thời cơ marketing ...................................................................... 70 2. Xác định thị trường mục tiêu..................................................................... 72 3. Chiến lược marketing mix ......................................................................... 74 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 85 Trang 89 BẢNG1. DỰ BÁO VỀ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ CỦA MỘT SỐ TIỂU VÙNG VÙNG DU LỊCH BẮC BỘ ĐẾN NĂM 2010 VÀ 2020 Tiểu vùng du lịch Địa phương Dự báo các chỉ tiêu 2000 (số liệu thực tế) 2010 2020 Trung tâm (Hà Nội và các tỉnh phụ cận) Hà Nội Tổng số lượt khách (ngàn) 500,4 1850 3500 Ngày lưu trú trung bình(ngày) 1,9 3 3,5 Các tỉnh phụ cận Tổng số lượt khách (ngàn) 252,1 1000 1800 Ngày lưu trú trung bình(ngày) 1,7 3,2 4 Duyên hải Đông Bắc (Hải phòng + Quảng Ninh) Hải Phòng Tổng số lượt khách (ngàn) 205 900 1450 Ngày lưu trú trung bình(ngày) 1,8 2,7 3,1 Quảng Ninh Tổng số lượt khách (ngàn) 306,6 1700 2800 Ngày lưu trú trung bình(ngày) 1,3 2,6 3 Nguồn: Viện NCPT Du lịch và Tổng cục du lịch 2003 Trang 90 BẢNG 2. KHÁCH QUỐC TẾ ĐẾN VIỆT NAM THÁNG 4 VÀ 4 THÁNG ĐẦU NĂM 2009 Tổng số 305.430 1.297.672 100,6 77,1 82,2 Theo phương tiện Đường không 264.430 1.120.695 102,6 89,5 90,0 Đường biển 5.400 23.252 72,4 27,9 36,9 Đường bộ 35.600 153.725 93,0 44,0 56,6 Theo mục đích Du lịch, nghỉ ngơi 197.222 797.743 100,1 78,0 80,3 Đi công việc 56.713 219.207 103,4 67,5 72,3 Thăm thân nhân 37.693 201.712 108,5 94,2 98,1 Các mục đích khác 13.802 79.010 81,9 72,2 104,2 Một số thị trường Mỹ 31.314 152.152 99,8 82,5 107,8 Trung Quốc 35.590 141.553 105,1 55,9 69,9 Hàn Quốc 31.285 134.032 96,0 72,8 73,9 Nhật 29.745 128.654 94,1 96,3 90,0 Đài Loan (TQ) 23.208 94.153 107,6 73,9 84,3 Úc 20.024 84.825 131,1 91,3 101,3 Pháp 18.418 68.212 99,3 92,6 99,3 Thái Lan 15.980 55.087 117,7 73,9 70,5 Malaysia 13.776 53.035 104,4 92,5 91,6 Canađa 6.668 36.246 94,6 89,8 106,4 Các thị trường khác 79.422 349.723 93,6 77,0 73,5 Nguồn số liệu: Tổng cục Thống kê 41 41 Số liệu thống kê trên trang web chính thức của Tổng cục du lịch, cập nhật 29/4/2009
File đính kèm:
- de_tai_hoat_dong_marketing_cua_khach_san.pdf