Đề tài Đạo đức kinh doanh có vai trò như thế nào trong quản trị doanh nghiệp? Anh (chị) hãy cho biết suy nghĩ của mình về nghĩa vụ kinh tế đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như thế nào?

1.1 Khái niệm

Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm tự giác điều chỉnh,

đánh giá hành vi của con người đối với bản thân, xã hội và tự nhiên. Còn được hiểu là

cách làm người, biết phân biệt đúng - sai và biết làm điều đúng.

Đạo đức kinh doanh (còn được gọi là đạo đức doanh nghiệp) là một dạng đạo đức ứng

dụng sử dụng các nguyên tắc đạo đức để xem xét các vấn đề đạo đức hoặc đạo đức có

thể nảy sinh trong môi trường kinh doanh, là cách thức tiến hành các hoạt động kinh

doanh bao gồm tất cả các khía cạnh liên quan đến cá nhân, công ty và xã hội. Đạo đức

kinh doanh đặt ra các chuẩn mực và nguyên tắc chi phối các hành động và hành vi đạo

đức của các cá nhân trong tổ chức kinh doanh.

1.2 Đặc điểm

Đó là các chuẩn mực đạo đức điều chỉnh các doanh nhân trong việc thực hiện các hoạt

động kinh doanh, vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, dựa trên các nguyên tắc thần học

như hành vi tốt, sự chân thành, phúc lợi của xã hội Đạo đức kinh doanh được áp dụng

phổ biến, dựa trên các phong tục xã hội tồn tại trong môi trường, có bản chất năng động

và không ngừng kiểm tra các chuẩn mực và nguyên tắc đạo đức. Bên cạnh đó, đạo đức

kinh doanh quan tâm đến thái độ của doanh nhân trong hoạt động kinh doanh, bằng cách

khắc sâu đạo đức vào hoạt động kinh doanh của mình, tuyên truyền phúc lợi của xã hội,

tăng lợi nhuận, cải thiện năng suất và thúc đẩy mối quan hệ kinh doanh.

1.3 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh

Trung thực: Tính trung thực trong đạo đức kinh doanh thể hiện ở chỗ không buôn bán,

sản xuất những mặt hàng nhà nước cấm, không dùng các chiêu trò dối trá để đạt được

lợi ích của mình, không trốn thuế, làm ăn phi pháp; không tham ô, hối lộ; trung thành

chấp hành đúng quy định của pháp luật

Tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và dưới quyền, tôn trọng phẩm giá,

quyền lợi chính đáng, tôn trọng hạnh phúc, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên,

quan tâm đúng mức, tôn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác. Đối với

khách hàng: tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng. Đối với đối thủ cạnh

tranh, tôn trọng lợi ích của đối thủ.

Đề tài Đạo đức kinh doanh có vai trò như thế nào trong quản trị doanh nghiệp? Anh (chị) hãy cho biết suy nghĩ của mình về nghĩa vụ kinh tế đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như thế nào? trang 1

Trang 1

Đề tài Đạo đức kinh doanh có vai trò như thế nào trong quản trị doanh nghiệp? Anh (chị) hãy cho biết suy nghĩ của mình về nghĩa vụ kinh tế đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như thế nào? trang 2

Trang 2

Đề tài Đạo đức kinh doanh có vai trò như thế nào trong quản trị doanh nghiệp? Anh (chị) hãy cho biết suy nghĩ của mình về nghĩa vụ kinh tế đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như thế nào? trang 3

Trang 3

Đề tài Đạo đức kinh doanh có vai trò như thế nào trong quản trị doanh nghiệp? Anh (chị) hãy cho biết suy nghĩ của mình về nghĩa vụ kinh tế đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như thế nào? trang 4

Trang 4

Đề tài Đạo đức kinh doanh có vai trò như thế nào trong quản trị doanh nghiệp? Anh (chị) hãy cho biết suy nghĩ của mình về nghĩa vụ kinh tế đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như thế nào? trang 5

Trang 5

Đề tài Đạo đức kinh doanh có vai trò như thế nào trong quản trị doanh nghiệp? Anh (chị) hãy cho biết suy nghĩ của mình về nghĩa vụ kinh tế đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như thế nào? trang 6

Trang 6

Đề tài Đạo đức kinh doanh có vai trò như thế nào trong quản trị doanh nghiệp? Anh (chị) hãy cho biết suy nghĩ của mình về nghĩa vụ kinh tế đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như thế nào? trang 7

Trang 7

Đề tài Đạo đức kinh doanh có vai trò như thế nào trong quản trị doanh nghiệp? Anh (chị) hãy cho biết suy nghĩ của mình về nghĩa vụ kinh tế đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như thế nào? trang 8

Trang 8

Đề tài Đạo đức kinh doanh có vai trò như thế nào trong quản trị doanh nghiệp? Anh (chị) hãy cho biết suy nghĩ của mình về nghĩa vụ kinh tế đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như thế nào? trang 9

Trang 9

Đề tài Đạo đức kinh doanh có vai trò như thế nào trong quản trị doanh nghiệp? Anh (chị) hãy cho biết suy nghĩ của mình về nghĩa vụ kinh tế đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như thế nào? trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang baonam 10500
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Đạo đức kinh doanh có vai trò như thế nào trong quản trị doanh nghiệp? Anh (chị) hãy cho biết suy nghĩ của mình về nghĩa vụ kinh tế đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như thế nào?", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Đạo đức kinh doanh có vai trò như thế nào trong quản trị doanh nghiệp? Anh (chị) hãy cho biết suy nghĩ của mình về nghĩa vụ kinh tế đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như thế nào?

Đề tài Đạo đức kinh doanh có vai trò như thế nào trong quản trị doanh nghiệp? Anh (chị) hãy cho biết suy nghĩ của mình về nghĩa vụ kinh tế đối với trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như thế nào?
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH 
TIỂU LUẬN ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ 
VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 
ĐỀ TÀI 
Đạo đức kinh doanh có vai trò như thế nào trong quản trị doanh nghiệp? 
Anh (chị) hãy cho biết suy nghĩ của mình về nghĩa vụ kinh tế đối với trách 
nhiệm xã hội của doanh nghiệp như thế nào? 
Sinh viên thực hiện: Phạm Ngọc Ly Ly 
Lớp: GE12 
MSSV: 050607190248 
Khóa học: 2020 - 2021 
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Văn Tiến 
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2021
 PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIỂU LUẬN/ĐỒ ÁN/BT LỚN KTHP 
TIÊU CHÍ TRỌNG SỐ 
ĐIỂM 
Cấu trúc 10% 
Nội dung 20% 
Phát triển ý 20% 
Văn phạm, trình bày 20% 
Văn phong 20% 
Định dạng 10% 
 Giáo viên chấm 1 Giáo viên chấm 2
MỤC LỤC 
 Trang 
Lời mở đầu ..................................................................................................................... 1 
Phần 1: Những vấn đề cơ bản về đạo đức kinh doanh .............................................. 2 
1.1 Khái niệm................................................................................................................... 2 
1.2 Đặc điểm .................................................................................................................... 2 
1.3 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh ............................................ 2 
1.4 Vai trò của đạo đức kinh doanh đối với quản trị doanh nghiệp ................................ 3 
1.5 Đối tượng của đạo đức kinh doanh ............................................................................ 3 
1.6 Xây dựng đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp ..................................................... 4 
Phần 2: Thực trạng đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp hiện nay .............. 5 
2.1 Tình hình .................................................................................................................... 5 
2.2 Trách nhiệm, nghĩa vụ của các doanh nghiệp ........................................................... 6 
2.3 Kết quả đạt được ........................................................................................................ 6 
2.4 Nguyên nhân .............................................................................................................. 7 
Phần 3: Đề xuất các giải pháp khắc phục ................................................................... 7 
3.1 Về phía cơ quan quản lý ............................................................................................ 7 
3.2 Về phía doanh nghiệp, người kinh doanh ................................................................. 8 
3.3 Về phía người tiêu dùng ............................................................................................ 8 
Kết luận .......................................................................................................................... 9 
Tài liệu tham khảo 
1 
LỜI MỞ ĐẦU 
Từ thời Bộ luật Hammurabi khoảng 4.000 năm trước, đạo đức kinh doanh đã được xuất 
hiện và được xem là một môn khoa học xã hội, với mục đích chính là xác định và kiểm 
tra trách nhiệm của các doanh nghiệp và các đại lý của họ như một phần của môi trường 
đạo đức chung của một xã hội nhất định. Đến nay, khi mà nền kinh tế ngày được càng 
được mở rộng và phát triển, các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau không chỉ bằng nguồn 
vốn, năng lực, công nghệ, nguồn lao động mà còn bằng đạo đức kinh doanh. Khách 
hàng bắt đầu quan tâm đến những khía cạnh đạo đức của doanh nghiệp, trách nhiệm của 
doanh nghiệp đối với xã hội hiện nay. Vì vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao năng 
lực cạnh tranh không chỉ bằng nguồn vốn, chiến lược kinh doanh, công nghệ, năng suất, 
chất lượng, hiệu quả kinh doanh, mẫu mã sản phẩm mà còn bằng uy tín, thương hiệu và 
đạo đức kinh doanh. Bài tiểu luận này sẽ đề cập đến vai trò của đạo đức kinh doanh 
trong quản lý doanh nghiệp và trách nhiệm đối với xã hội. 
2 
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH 
1.1 Khái niệm 
Đạo đức là tập hợp các nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm tự giác điều chỉnh, 
đánh giá hành vi của con người đối với bản thân, xã hội và tự nhiên. Còn được hiểu là 
cách làm người, biết phân biệt đúng - sai và biết làm điều đúng. 
Đạo đức kinh doanh (còn được gọi là đạo đức doanh nghiệp) là một dạng đạo đức ứng 
dụng sử dụng các nguyên tắc đạo đức để xem xét các vấn đề đạo đức hoặc đạo đức có 
thể nảy sinh trong môi trường kinh doanh, là cách thức tiến hành các hoạt động kinh 
doanh bao gồm tất cả các khía cạnh liên quan đến cá nhân, công ty và xã hội. Đạo đức 
kinh doanh đặt ra các chuẩn mực và nguyên tắc chi phối các hành động và hành vi đạo 
đức của các cá nhân trong tổ chức kinh doanh. 
1.2 Đặc điểm 
Đó là các chuẩn mực đạo đức điều chỉnh các doanh nhân trong việc thực hiện các hoạt 
động kinh doanh, vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, dựa trên các nguyên tắc thần học 
như hành vi tốt, sự chân thành, phúc lợi của xã hội Đạo đức kinh ... khách 
hàng và các bên doanh nghiệp khác. 
Thứ hai, nhờ vào đạo đức kinh doanh, doanh nghiệp cũng có thể xây dựng lòng tin giữa 
họ với khách hàng. Nếu người tiêu dùng cảm thấy rằng một doanh nghiệp có thể được 
tin cậy, khả năng họ lựa chọn doanh nghiệp đó sẽ cao hơn các đối thủ cạnh tranh. 
Một số doanh nghiệp sử dụng các khía cạnh của đạo đức kinh doanh như một công cụ 
tiếp thị. Tận dụng đạo đức kinh doanh một cách khéo léo có thể giúp tăng giá trị thương 
hiệu cho doanh nghiệp. 
Thứ ba, doanh nghiệp có đạo đức sẽ dễ dàng thu hút các nhà đầu tư và cổ đông. Họ sẽ 
có nhiều khả năng đầu tư nhiều hơn khi tin tưởng giá trị đạo đức kinh doanh của doanh 
nghiệp, vì vậy việc tuân theo các thực hành kinh doanh có đạo đức chuẩn mực và tận 
dụng chúng đúng cách có thể là con đường dẫn đến thành công cho nhiều doanh nghiệp. 
Như vậy, ngoài việc giúp cho các nhân viên tận tâm hơn, đạo đức kinh doanh còn giúp 
công ty giảm được chi phí tuyển dụng. 
1.5 Đối tượng của đạo đức kinh doanh 
+ Người kinh doanh: Đạo đức kinh doanh điều chỉnh hành vi đạo đức của tất cả các 
thành viên trong các tổ chức kinh doanh (hộ gia đình, công ty, doanh nghiệp, tập đoàn) 
như ban giám đốc, các thành viên hội đồng quản trị, công nhân viên chức. Sự điều chỉnh 
này chủ yếu thông qua công tác lãnh đạo, quản lý trong mỗi tổ chức đó. 
+ Khách hàng: Khi là người mua hàng thì hành động của họ đều xuất phát từ lợi ích kinh 
tế của bản thân, đều có tâm lý muốn mua rẻ và được phục vụ chu đáo. Tâm lý này không 
khác tâm lý thích “mua rẻ, bán đắt” của giới doanh nhân, do vậy cũng cần phải có sự 
định hướng của đạo đức kinh doanh, tránh tình trạng khách hàng lợi dụng vị thế “Thượng 
đế” để xâm phạm danh dự, nhân phẩm của doanh nhân, làm xói mòn các chuẩn mực đạo 
đức. 
1.6 Xây dựng đạo đức kinh doanh cho doanh nghiệp 
4 
Mỗi doanh nghiệp cần xây dựng được một chương trình đạo đức hiệu quả đảm bảo tất 
cả các nhân viên đều hiểu và tuân thủ theo các nguyên tắc đạo đức kinh doanh đưa ra. 
Doanh nghiệp hướng dẫn mọi thành viên thực hiện, đồng thời thường xuyên kiểm tra, 
đánh giá chương trình đạo đức, và không ngừng hoàn thiện chương trình đạo đức. Xây 
dựng và phát triển đạo đức trong doanh nghiệp là cả một quá trình, đòi hỏi sự tận tâm 
của mọi thành viên trong doanh nghiệp. Và chương trình đạo đức có đạt hiệu quả hay 
không phụ thuộc vào trách nhiệm của người quản lý cấp cao, có vai trò quyết định các 
nhân tố chủ chốt cho việc xây dựng chương trình đạo đức. 
+ Lập ra một ban chịu trách nhiệm xây dựng chương trình đạo đức cho doanh nghiệp 
Ban này cần có sự tham gia và chịu trách nhiệm của bạn giám đốc hoặc các nhà quản lý 
cao cấp. Chương trình đạo đức doanh nghiệp đề ra các nguyên tắc, quy định, phù hợp 
với các chuẩn mực đạo đức kinh doanh, với văn hóa, với mục tiêu tổng quát của doanh 
nghiệp. Các nguyên tắc, quy định cần phải rõ ràng, cụ thể, cần cho nhân viên biết rõ 
hành vi nào được chấp nhận hành vi nào không được chấp nhận trong doanh nghiệp. 
+ Phổ biến chương trình đạo đức 
Doanh nghiệp phổ biến bản quy định về đạo đức cho tất cả các nhân viên, các doanh 
nghiệp con, doanh nghiệp liên kết đảm bảo mọi thành viên trong doanh nghiệp đều chấp 
nhận và thực hiện. Có thể áp dụng nhiều hình thức khác nhau: thông qua các chương 
trình đào tạo, các buổi gặp mặt truyền thống, các buổi hướng dẫn, trao đổi trực tiếp với 
nhân viên. 
+ Thực hiện, kiểm tra, đánh giá chương trình đạo đức 
Đầu tiên, bản thân ban giám đốc, lãnh đạo phải là người thực hiện những quy định về 
đạo đức đầu tiên. Nếu những người đứng đầu doanh nghiệp hành động vô đạo đức thì 
rất khó tạo ra và phát triển một môi trường đạo đức trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp 
hướng dẫn nhân viên thực hiện những quy định đã được đề ra. Bản quy định về đạo đức 
cần trở thành đạo đức nghề nghiệp của mọi nhân viên trở thành một bộ phận của văn 
hóa công ty. Doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá xem việc thực hiện các nguyên tắc, quy 
định của các thành viên đạt tới đâu. Trong quá trình đánh giá, cần có mức thưởng công 
bằng đối với những người làm tốt và nhắc nhở kịp thời những người làm chưa tốt. 
5 
+ Không ngừng hoàn thiện chương trình đạo đức: Cùng với sự phát triển của doanh 
nghiệp, chương trình đạo đức cũng cần phát triển, hoàn thiện hơn nữa để nâng cao giá 
trị của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng, xã hội. 
PHẦN 2: THỰC TRẠNG ĐẠO ĐỨC KINH DOANH HIỆN NAY 
2.1 Tình hình 
Quá trình chuyển đổi sang cơ chế thị trường, đã có nhiều sự tác động góp phần kích 
thích tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh - với tư 
cách là một trong những nguyên tắc đạo đức mới, tạo ra bầu không khí vui tươi, phấn 
khởi trong đời sống tinh thần xã hội, góp phần quan trọng vào những thành tựu to lớn, 
có ý nghĩa lịch sử, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội và 
kém phát triển, trở thành nước đang phát triển có thu nhập trung bình tiếp tục đẩy mạnh 
công nghiệp hóa – hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, tạo tiền đề, nền tảng để nước ta tiếp 
tục đổi mới và phát triển mạnh mẽ trong những năm tới. 
Các doanh nghiệp đã và đang chú trọng cải thiện giá trị doanh nghiệp, xây dựng hình 
ảnh thương hiệu tốt trong mắt người tiêu dùng nhờ thực hiện các chương trình đạo đức 
kinh doanh. Ví dụ như Heineken Việt Nam đã được Tạp chí HR Asia vinh danh là một 
trong những doanh nghiệp tại Việt Nam có môi trường làm việc tốt nhất châu Á 2018, nhờ 
vào những cam kết của công ty đầu tư phát triển cho đội ngũ nhân viên của mình ở mọi cấp 
độ. Hay trong thời gian đại dịch Covid 19, tập đoàn Vingroup đã thể hiện sự quan tâm cho 
cộng đồng, trách nhiệm xã hội qua việc đóng góp Qũy Vaccine Covid 19, tài trợ trang thiết 
bị y tế, công cụ và hoá chất xét nghiệm, các dự án nghiên cứu, 
Tuy vậy, một số cá nhân, tổ chức vẫn lợi dụng những bất cập trong cơ chế quản lý để 
thực hiện những hành vi sai trái, thiếu đạo đức. Ví dụ như vụ Công ty Vedan làm ô 
nhiễm sông Thị Vải, vụ Formusa Hà Tĩnh gây ô nhiễm biển miền Trung... và hàng loạt 
các vụ liên quan đến vệ sinh an toàn thực phẩm khác. Quảng cáo mang tính kỳ thị, phi 
thị hiếu, lố bịch, phi đạo đức chẳng hạn như: Chương trình ca nhạc “Vũ điệu đường 
cong” do Công ty Cổ phần truyền thông và sự kiện Hiệp hội Ca sĩ Việt Nam tổ chức tại 
TP. Hải Phòng; Trường hợp mì Gấu Đỏ đưa ra thông điệp: “Ăn một gói mì là bạn đã 
góp 10 đồng cho bệnh nhân ung thư”, đây là hình thức quảng cáo đánh vào lòng trắc ẩn 
6 
của khách hàng, mục đích là bán được nhiều sản phẩm, tuy nhiên, việc quyên góp 10 
đồng cho bệnh nhân ung thư cho một gói mì là quá nhỏ so với giá bán ra. 
Trong bối cảnh hiện nay, khi người tiêu dùng ngày càng trở thành “người tiêu dùng 
thông thái”, muốn kinh doanh tốt phải có đạo đức tốt. Tuân thủ đạo đức kinh doanh là 
một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm cho sự phát triển bền vững của doanh 
nghiệp nói riêng, của nền kinh tế nói chung. 
2.2 Trách nhiệm, nghĩa vụ của các doanh nghiệp 
Doanh nghiệp phải dự đoán được và đo lường được những tác động về xã hội và môi 
trường hoạt động của doanh nghiệp và phát triển những chính sách làm giảm bớt những 
tác động tiêu cực. Cam kết đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững, hợp tác cùng 
người lao động, gia đình họ, cộng đồng và xã hội nói chung để cải thiện chất lượng cuộc 
sống cho họ sao cho vừa tốt cho doanh nghiệp vừa ích lợi cho phát triển. Sản xuất hàng 
hóa và dịch vụ theo những chuẩn mực đạo đức kinh doanh góp phần tăng thêm phúc lợi 
cho xã hội, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thực hiện đầy đủ những 
quy định về pháp lý để đảm bảo sự minh bạch cho doanh nghiệp, không trốn thuế, lậu 
thuế, sản xuất kinh doanh những mặt hàng quốc cấm, góp phần thể hiện sự trách nhiệm 
đối với xã hội. 
2.3 Những kết quả đạt được 
a) Tích cực 
Nhiều doanh nghiệp đã tích cực, chủ động trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế với 
Nhà nước và hàng năm được cơ quan thuế tôn vinh. Không ít doanh nghiệp lớn, có 
thương hiệu, có nhãn hiệu đăng ký, hoạt động trên lĩnh vực xuất khẩu đạt trình độ về 
trách nhiệm xã hội được các nhà nhập khẩu chấp nhận. Các doanh nghiệp này đã có 
chiến lược dài hạn để thực hiện ngày càng đầy đủ hơn trách nhiệm xã hội cả về bảo 
vệ môi trường, hạn chế lượng khí thải ra môi trường... tích cực tham gia vào các hoạt 
động từ thiện, như giúp đỡ nạn nhân của bão lụt, thiên tai hay tai nạn, đóng góp vào 
Quỹ xóa đói giảm nghèo của các tổ chức. 
Đồng hành với sự phát triển của doanh nghiệp, các tổ chức thuộc xã hội dân sự Việt 
Nam đã được hình thành và hoạt động, có đóng góp thiết thực, như Phòng Thương 
mại và Công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội ngành nghề, như dệt may, xuất khẩu 
thủy sản, Hiệp hội các nhà đầu tư tài chính Nhiều tổ chức đã tổ chức tập huấn, 
7 
hướng dẫn, vận động thực hiện các tiêu chuẩn và quy định của trách nhiệm xã hội, 
nhất là đối với người lao động và người tiêu dùng. Nhằm đáp ứng với chủ trương hội 
nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, bản thân các hiệp hội đó cũng nhận thức và không 
ngừng nâng cao tính chuyên nghiệp và hiệu quả thiết thực, đáp ứng được sự kỳ vọng 
của doanh nghiệp. 
b) Hạn chế 
Bất chấp sử dụng các thủ đoạn bất hợp pháp, không chính đáng để đạt lợi nhuận. Sản 
xuất, nhập khẩu, kinh doanh các sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái, hàng 
kém chất lượng, hàng độc hại kể cả trong các lĩnh vực liên quan trực tiếp đến sức 
khỏe con người như: thực phẩm, dược phẩm, 
Doanh nghiệp không tôn trọng lợi ích khách hàng, đối tác. Các doanh nghiệp không 
thực hiện đầy đủ các chính sách, chế độ đối với người lao động: bảo hiểm, lương 
thưởng, ngày phép, an toàn lao động... Doanh nghiệp trốn thuế, gian lận thương mại, 
không thực hiện trách nhiệm xã hội. Hoạt động của doanh nghiệp gây ô nhiễm môi 
trường 
2.4 Nguyên nhân 
Mô hình hiện thời của kinh tế thị trường và vai trò của Nhà nước không những không 
hoàn hảo mà còn có những khiếm khuyết nghiêm trọng, rất cần được phát hiện và chỉnh 
sửa. 
Trình độ hiểu biết về pháp luật và tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp, các hộ gia 
đình và hộ nông dân, việc tuân thủ luật lao động, các quy định vệ sinh an toàn thực phẩm 
còn nhiều hạn chế. 
Do hình thức xử phạt hành vi vi phạm còn nhẹ, chưa đủ tính răn đe, chủ yếu là phạt tiền 
và xử lý hành chính. 
PHẦN 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC 
3.1 Về phía cơ quan quản lý 
Hoàn thiện khung luật pháp nhầm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho đạo đức kinh doanh. 
Nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân đối với các vấn đề đạo 
đức kinh doanh 
8 
Đẩy mạnh các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp, doanh nhân nâng cao đạo đức 
kinh doanh 
Nâng cao vai trò của các cơ quan bô,̣ ban, ngàng, địa phương, tổ chức xã hội, các hội và 
hiệp hội có trách nhiệm trong việc quản lý, thực thi đạo đức kinh doanh như: Tổng Liên 
đoàn Lao động Việt Nam, Hiệp hội Phát triển Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam, Hội 
Bảo vê ̣quyền người tiêu dùng,) 
Tăng cường công tác tuyên truyền, biểu dương các doanh nghiệp, doanh nhân thực thi 
tốt đạo đức kinh doanh đồng thời phát hiện và đưa ra những cá nhân và hành vi vi phạm 
đạo đức kinh doanh. 
3.2 Về phía doanh nghiệp, người kinh doanh 
Cần ý thức được cạnh tranh lành mạnh là nền tảng để phát triển lâu dài. Doanh nghiệp 
không nên quá chú trọng vào mục tiêu lợi nhuận để đưa đến những vi phạm đạo đức 
kinh doanh. Bên cạnh đó, đảm bảo tính hài hòa giữa lợi ích ba bên như: Lợi ích doanh 
nghiệp, lợi ích khách hàng và lợi ích xã hội thì mới không dẫn đến tình trạng vi phạm 
đạo đức. Đồng thời phải tôn trọng và bảo về môi trường để phát triển bền vững. 
Doanh nghiệp phải bảo đảm chữ “tín”, bảo đảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ, thực hiện 
đúng các tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, thực hiện các cam kết dịch vụ 
sau khi bán như đã bảo đảm với khách hàng, không quảng cáo quá sự thật. Pháp luật 
không thể quy định và tiết chế tất cả các hoạt động của doanh nghiệp, vì vậy doanh 
nghiệp phải bảo đảm thương hiệu của mình bằng cách duy trì chất lượng, tính ổn định 
của chất lượng sản phẩm, dịch vụ không vượt ra khỏi các quy định của pháp luật. 
Phải chăm lo đến đời sống người lao động, xem người lao động là “tài sản của doanh 
nghiệp”, đảm bảo công bằng lợi ích cho người lao động. Bên cạnh đó nên thường xuyên 
trao đổi thông tin để có sự thông cảm lẫn nhau, tránh sự hiểu lầm đáng tiếc. 
3.3 Về phía người tiêu dùng 
Cảnh giác, đề phòng, lên án, tẩy chay trước những chủ thể kinh doanh có hành vi thiếu 
đạo đức. Có những đánh giá, đóng góp ý kiến cho doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý 
để góp phần làm cho môi trường kinh doanh thêm trong sạch. Nên có cái nhìn khách 
quan, đa chiều và tổng quát để không bị dẫn theo những thông tin sai lệch khi có các 
doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh. 
9 
KẾT LUẬN 
Qua thực trạng, cho thấy một số doanh nghiệp đã làm tốt vai trò của mình, thực hiện đầy 
đủ và tuân theo các nguyên tắc chuẩn mực đạo đức kinh doanh rất đáng được khuyến 
khích tiếp tục phát huy, làm cho xã hội có cái nhìn tốt và tiếp tục ủng hộ cho các doanh 
nghiệp. Mặt khác, cũng còn tồn tại những doanh nghiệp các hành vi vi phạm đạo đức, 
làm ảnh hưởng đến xã hội thì cần được lên án và loại trừ. Đạo đức kinh doanh rất quan 
trọng đối với mọi công ty, giúp giữ an toàn cho người lao động, thương mại và tương 
tác giữa các công ty vẫn trung thực và công bằng, tạo ra hàng hóa và dịch vụ tốt hơn. 
Và có vai trò vô cùng quan trọng trong việc quản trị doanh nghiệp, là một phần không 
thể thiếu để tạo ra lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh, là quy tắc ứng không thể thiếu 
được với tất cả doanh nghiệp cần sự trường tồn và phát triển bền vững. Đồng thời, doanh 
nghiệp phải thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ đối với xã hội để thúc đẩy nền kinh tế 
ngày càng phát triển, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. https://www.universalclass.com/articles/business/a-look-at-business-ethics.htm. 
2. https://www.indeed.com/career-advice/career-development/what-are-business-
ethics. 
3. https://courses.lumenlearning.com/boundless-business/chapter/business-ethics/. 
4. https://luanvan1080.com/dao-duc-kinh-doanh-la-gi.html. 
5. https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/dao-duc-kinh-doanh-va-trach-
nhiem-xa-hoi-cua-doanh-nghiep-trong-nen-kinh-te-thi-truong-315658.html. 
6. https://vanhoadoanhnghiepvn.vn/vai-tro-cua-dao-duc-kinh-doanh-trong-phat-trien-
doanh-nghiep-thuc-trang-va-giai-phap/. 
7. https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/quang-cao-vi-pham-dao-duc-trong-
kinh-doanh-thuc-trang-va-giai-phap-309967.html. 
8. https://tailieu.vn/doc/tieu-luan-dao-duc-kinh-doanh-su-thanh-cong-cua-doanh-
nghiep-1686072.html. 
9. https://doanhnghiephoinhap.vn/phat-trien-nhan-su-la-uu-tien-hang-dau-tai-
heineken.html. 
10. https://doanhnghiephoinhap.vn/phat-trien-nhan-su-la-uu-tien-hang-dau-tai-
heineken.html. 
11. https://diendandoanhnghiep.vn/vingroup-la-doanh-nghiep-tu-nhan-duoc-yeu-thich-
nhat-viet-nam-182501.html. 

File đính kèm:

  • pdfde_tai_dao_duc_kinh_doanh_co_vai_tro_nhu_the_nao_trong_quan.pdf