Đề tài Chiến lược giá khách sạn Nikko, Hà Nội - Thực trạng và giải pháp

1.1.1. Khái niệm khách sạn

Khách sạn là cơ sở kinh doanh dịch vụ phục vụ khách lưu trú đáp ứng yêu cầu về các mặt ăn, uống, ngủ, giải trí và các dịch vụ cần thiết khác

1.1.2. Bản chất của kinh doanh khách sạn

­ Kinh doanh về dịch vụ lưu trú và các dịch vụ bổ sung kèm theo( giặt là, cắt uốn tóc, trông trẻ ). Hoạt động này mang tính phi vật chất – cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng là khách.

­ Kinh doanh ăn uống và câc dịch vụ bổ sung kèm theo. Hoạt động này nhằm sản xuất, bán và phục vụ hàng hoá có dịch vụ cho việc ăn uống và giải trí của khách.

Đề tài Chiến lược giá khách sạn Nikko, Hà Nội - Thực trạng và giải pháp trang 1

Trang 1

Đề tài Chiến lược giá khách sạn Nikko, Hà Nội - Thực trạng và giải pháp trang 2

Trang 2

Đề tài Chiến lược giá khách sạn Nikko, Hà Nội - Thực trạng và giải pháp trang 3

Trang 3

Đề tài Chiến lược giá khách sạn Nikko, Hà Nội - Thực trạng và giải pháp trang 4

Trang 4

Đề tài Chiến lược giá khách sạn Nikko, Hà Nội - Thực trạng và giải pháp trang 5

Trang 5

Đề tài Chiến lược giá khách sạn Nikko, Hà Nội - Thực trạng và giải pháp trang 6

Trang 6

Đề tài Chiến lược giá khách sạn Nikko, Hà Nội - Thực trạng và giải pháp trang 7

Trang 7

Đề tài Chiến lược giá khách sạn Nikko, Hà Nội - Thực trạng và giải pháp trang 8

Trang 8

Đề tài Chiến lược giá khách sạn Nikko, Hà Nội - Thực trạng và giải pháp trang 9

Trang 9

Đề tài Chiến lược giá khách sạn Nikko, Hà Nội - Thực trạng và giải pháp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 26 trang Trúc Khang 12/01/2024 2280
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Chiến lược giá khách sạn Nikko, Hà Nội - Thực trạng và giải pháp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đề tài Chiến lược giá khách sạn Nikko, Hà Nội - Thực trạng và giải pháp

Đề tài Chiến lược giá khách sạn Nikko, Hà Nội - Thực trạng và giải pháp
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ_ HÀ NỘI 
KHOA DU LỊCH 
BÀI TẬP QUẢN TRỊ NGHIỆP VỤ LỄ TÂN 
Chiến Lược Giá Khách Sạn Nikko – Hà Nội 
Thực Trạng và Giải Pháp 
Giáo viên hướng dẫn : Trịnh Thanh Thuỷ 
Họ và tên sinh viên : Trần Hồng Trang 
Lớp : A1K11 
Hà Nội, 05/2006 
 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 
1.1. Khái niệm khách sạn và bản chất hoạt động kinh doanh khách sạn 
1.1.1. Khái niệm khách sạn 
Khách sạn là cơ sở kinh doanh dịch vụ phục vụ khách lưu trú đáp ứng yêu 
cầu về các mặt ăn, uống, ngủ, giải trí và các dịch vụ cần thiết khác 
1.1.2. Bản chất của kinh doanh khách sạn 
 Kinh doanh về dịch vụ lưu trú và các dịch vụ bổ sung kèm theo( giặt 
là, cắt uốn tóc, trông trẻ). Hoạt động này mang tính phi vật chất – 
cung cấp trực tiếp cho người tiêu dùng là khách. 
 Kinh doanh ăn uống và câc dịch vụ bổ sung kèm theo. Hoạt động này 
nhằm sản xuất, bán và phục vụ hàng hoá có dịch vụ cho việc ăn uống 
và giải trí của khách. 
1.2.Các loại giá phòng 
1.2.1. Giá công bố( Rack Rate): 
Là loại giá phòng của khách sạn được đề trên bảng giá phòng tính cho 1 đêm 
lưu trú của một loại phòng cụ thể. Giá này không bao gồm ăn uống hay 
chương trình giảm gía nào. Loại giá này là cao nhất trong khách sạn và 
thường được áp dụng cho khách Walk-in. 
1.2.2. Giá cho đoàn( Group and tour rates): 
Là giá được giảm phần trăm nào đó so với mức giá phòng công bố áp dụng 
cho khách đặt với số lượng phòng lớn (công ty du lịch, công ty đặt cho hội 
nghị hội thảo) 
 2
1.2.3 Giá đặc biệt và giá khuyến mại( Special and promotion rates): 
1.2.3.1.Giá đặc biệt: 
 Giá hợp tác: giá giảm cho các khách hàng thường xuyên, khách có 
thời gian lưu trú dài ở khách sạn hoặc khách hợp tác là nhân viên của 
các công ty có quan hệ kinh doanh với khách sạn. 
 Giá ưu đãi cho gia đình: là loại giá giảm hoặc miễn phí cho các gia 
đình có trẻ em đi kèm. Độ tuổi thường là do từng khách sạn quy định, 
thường là dưới 12 tuổi sẽ được miễn phí tiền phòng khi ở chung 
phòng với bố mẹ. 
 Giá phòng ngày: giá phòng thuê theo giờ trong ngày, khách không 
thuê qua đêm. 
1.2.3.2. Giá khuyến mại: 
Giá này được đưa ra trong các chương trình quảng cáo hợc khuyến mại để 
thu hút khách tới ở khách sạn. 
1.2.4. Giá trọn gói( Package Rates): 
Giá trọn gói bao gồm giá phòng, các bữa ăn, các dịch vụ cui chơi giải trí 
trong khách sạn họăc vé đi tham quan hay tham dự các sự kiện đặc biệt. Giá 
trọn gói thường thấp hơn so với giá chuẩn của các dịch vụ kết hợp lại. 
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới việc xác định giá phòng 
1.3.1.Giá và các biến số khác của giá: 
Giá chỉ là một công cụ thuộc Marketing-mix được sử dụng để đạt mục tiêu 
của khách sạn đề ra. Điều đó có nghĩa là khi ra quyết định về giá nó phải 
được đặt trong một chính sách tổng thể và phức tạp hơn. 
 3
Việc đặt giá vào một tổng thể của chiến lược marketing-mix đòi hỏi các 
quyết định về giá phải đảm bảo tính nhất quán với các quyết định về sản 
phẩm, kênh phân phối và xúc tiến bán. Cụ thể: 
 Giá và các chiến lược khác của Marketing-mix phải có sự hỗ trợ lẫn 
nhau để khách sạn thực hiện được chiến lược định vị và các mục tiêu 
đã chọn. 
 Sụ lựa chọn về giá phải được đặt trên cơ sở của các sự lựa chọn về các 
biến số khác của Marketing đã được thông qua. 
1.3.2.Chi phí sản xuất: 
Giá thành quyết định giới hạn thấp nhất của giá. Vì vậy khi ấn định mức giá 
bán, giá thành được coi là cơ sở quan trọng nhất. Khi xác định được chính 
xác và quản lý được chi phí các nhà quản lý có thể tìm ra được giải pháp 
thay đổi, hạ thấp chúng để gia tăng lợi nhuận, điều chỉnh mức giá một cách 
chủ động và tránh mạo hiểm. 
1.3.3. Các yếu tố tâm lý khách hàng: 
 Nhận thức của khách hàng về giá trong nhiều trường hợp chịu ảnh 
hưởng của yếu tố tâm ký. Đặc điểm này thường rất phổ biến ở những 
hàng hoá phi vật chất( dịch vụ ) hoặc những hàng hoá mà sự hiểu biết 
về khách hàng về sản phẩm, về nhãn hiệu, về giá của đối thủ cạnh 
tranh còn hạn chế. 
 Trong cảm nhận về giá của khách hàng thừa nhận có một mối quan hệ 
giữa giá và chất lượng: Giá càng cao, chất lượng được cảm nhận càng 
cao. Phần lớn khách hàng đều coi giá là chỉ số đầu tiên thông báo cho 
họ về chất lượng sản phẩm. 
 Nhiều khách hàng có những niềm tin, sở thích về giá khó giải thích 
được bằng lập luận logíc. Ví dụ: khách thích giá lẻ, ví dụ thích giá của 
sản phẩm là 2999 hơn là 3000, và họ cảm thấy rẻ hơn nhiều. 
 4
1.3.4. Các đặc điểm của khách sạn: 
1.3.4.1. Vị trí của khách sạn: các khách sạn nằm ở vị trí thuận tiện cho giao 
thông, gần các khu trung tâm, gần khu vực tài chính kinh tế, khu trung tâm 
của thành phố thường có giá phòng cao hơn các khách sạn khác. 
1.3.4.2. Vị trí của phòng trong khách sạn: thông thường trong các khách sạn 
cao cấp vị trí phòng càng ở trên những tầng cao càng có giá đắt hơn các 
phòng khác vì nó có sự biệt lập và có view đẹp hơn các tầng thấp 
1.3.4.3. Loại phòng: căn cứ vào lạoi phòng trong khách sạn mà có từng mức 
giá thích hợp. Chất lượng phòng càng cao thì càng có g ... nhiều loại thẻ nhanh gọn và chính xác. 
Hạn chế: 
 Khách sạn cũng rất thành công trong việc tổ chức hội nghị hội thảo và 
lượng khách hàng có nhu cầu lưu trú từ thị trường này là khá lớn tuy 
nhiên khách sạn lại không tận thu được từ khách hàng này vì khách 
sạn không có mức giá ngày. 
 Vào các thời điểm mà mức nhu cầu của thị trường rất cao và các đối 
thủ cạnh tranh khác không có khả năng đáp ứng khách sạn lại không 
chủ động tăng gía để tận thu được doanh thu từ phòng lưu trú. 
 Mức giá cho khách Walk-in cao, ít phù hợp với khả năng chi trả của 
người Việt Nam cũng như nước ngoài khi khách sạn còn nhiều 
phòng. Trong các thời điểm mà công suất phòng thấp thì doanh thu từ 
khách Walk-in là rất đáng kể. 
 15
 Khách sạn chưa áp dụng hình thức giá trọn gói mà hình thức này lại 
rất hiệu quả khi áp dụng với những đối tượng khách có thời gian lưu 
trú tại khách sạn lâu và có sử dụng nhiều dịch vụ khác trong khách 
sạn. 
 Trong những thời điểm nhạy cảm mà công suất phòng của các khách 
sạn tại Hà Nội đều giảm do nguyên nhân khách quan như bệnh dịch 
SARS, cúm gia cầm khách sạn chưa ứng phó kịp thời để giảm giá 
và thu hút thị trường khách. Việc giảm giá chỉ diễn ra khi các đối thủ 
cạnh tranh khác có chiến lược giảm gía mạnh, khi đó thì khách sạn 
giảm giá nhưng cũng không thu hút được nhiều thị phần về phía mình. 
 Tuy áp giá trên mạng nhưng hạn chế của chiến lược này là khách sạn 
không thường xuyên cập nhật giá phòng cho khách hàng biết và các 
loại phòng để đưa ra áp giá rất đơn giản, khó cảm nhận được sự khác 
biệt về chất lượng của các loại phòng. 
2.5.Chiến lược giá của đối thủ cạnh tranh 
Đối thủ cạnh tranh: 
Khách sạn Nikko nằm ở vị trí trung tâm của thủ đô Hà Nội nơi tập trung rất 
nhiều các khách sạn 5 sao lớn. Đặc biệt phải kể tới là khách sạn Melia Hà 
Nội. Đây là khách sạn có vị trí trung tâm, chuyên cung cấp dịch vụ hội nghị 
hội thảo có qui mô cũng như sản phẩm dịch vụ tương đối giống với khách 
sạn Nikko. Có thể nói khách sạn Melia Hà Nội là đối thủ cạnh tranh trực tiếp 
và sát sườn nhất của khách sạn Nikko. 
Khách sạn Melia Hà Nội áp dụng những chiến lược giá như sau: 
 Giá công bố của khách sạn từ 155 USD trở lên. 
 16
 Vì khách sạn Melia có ưu thế về tổ chức hội nghị và hội thảo nên 
khách sạn áp dụng giá ngày cho những khách hàng không lưu trú qua 
đêm và tới tham dự hội nghị hội thảo tại khách sạn. Giá này thường rẻ 
hơn mức giá công bố từ 30% đến 35%. 
 Khách sạn áp dụng giá khách đoàn giảm so với giá công bố là 10%. 
 Khách sạn cũng có chiến lược giảm giá trong mùa vắng khách 5% 
 Khách sạn có mức giá ưu đãi cho khách hàng thường xuyên , giảm giá 
từ 5% đến 10% tuỳ theo từng thời điểm và trường hợp cụ thể. 
2.6. So sánh chiến lược giá của đối thủ cạnh tranh và khách sạn: 
Khách sạn Melia và khách sạn Nikko đều có chung thị trường mục tiêu là 
phục vụ khách MICE. Hai khách sạn đều có những chiến lược giá tương đối 
giống nhau. Tuy nhiên có thể thấy là mức giá mà khách sạn Melia đưa ra cao 
hơn so với khách sạn Nikko. 
Đối với khách sạn Melia các chiến lược giảm giá ít quan tâm tới khách hàng 
thường xuyên mà chỉ chú trọng tới thị trường khách MICE. Chiến lược giá 
của Melia thường có thời gian áp dụng khá dài, ít thay đổi mức giá. Đối với 
Melia doanh thu từ phòng lưu trú không phải là nguồn doanh thu được đặt ở 
vị trí cao nhất mà nó được đánh giá ngang bằng với doang thu từ hoạt động 
hội nghị hội thảo. Trái lại với khách sạn Nikko đã rất thành công trong việc 
áp dụng chiến lược giá cho thị trường khách này. 
Khách sạn Nikko đã đưa ra các mức giá linh hoạt và phong phú ứng với từng 
loại phòng mà khách sạn có như vậy vừa có thể tận thu được từ nguồn phòng 
trong khách sạn vừa có thể áp dụng Up selling trong việc bán phòng. Các 
loại giá áp dụng cho các loại phòng trong khách sạn Melia không có sự khác 
biệt nhiều nên khó tận thu được doanh thu từ các loại phòng khác nhau. 
 17
Khách sạn Melia ít giảm giá trong thời điểm vắng khách mà khách sạn thay 
vào sự thiếu hụt doanh thu từ phòng lưu trú bằng doanh thu từ hội nghị hội 
thảo, tổ chức tiệc. Ưu điểm của Melia là áp dụng mức giá ngày cho khách 
hàng sử dụng dịch vụ hội nghị hội thảo. Trong các thời điểm vắng khách 
khách sạn Nikko đưa ra mức giá thấp hơn đồng thời vẫn thu được doanh thu 
từ hoạt động hội nghị hội thảo như vậy đảm bảo công suất phòng trong 
khách sạn luôn ở mức cao và ổn định doanh thu. 
Khách sạn Melia thành công với chiến lược giá cho thị trường khách MICE 
hơn so với khách sạn Nikko. Khách sạn Melia được đánh giá là rất chuyên 
nghiệp trong việc cung cấp dịch vụ hội nghị hội thảo và bên cạnh đó khách 
sạn còn áp dụng mức giá ngày cho thị trường khách này. 
Hai khách sạn này đều áp giá trên mạng Internet và cho phép đặt phòng qua 
mạng Internet nhưng khách sạn Melia chú trọng vào quảng cáo giá của các 
dịch vụ hội nghị hội thảo hơn so với việc công bố giá phòng. Nên thực tế 
cho thấy giá phòng được công bố trên mạng của khách sạn Nikko cụ thể hơn 
và cập nhật hơn so với khách sạn Melia. 
Việc phân tích chiến lược giá của đối thủ cạnh tranh rất có lợi cho việc áp 
dụng các chiến lược giá cho khách sạn Nikko, vì thông qua các thông tin về 
gía của đối thủ cạnh tranh giúp khách sạn có cái nhìn đúng đắn hơn và có 
những thay đổi thích hợp với những biến đổi về giá của đối thủ cạnh tranh 
nói riêng và toàn bộ thị trường nói chung. 
 18
CHƯƠNG III 
GIẢI PHÁP VỀ CHIẾN LƯỢC GIÁ KHÁCH SẠN 
NIKKO- HÀ NỘI 
Khách sạn Nikko- Hà Nội đang áp dụng những chiến lược gía phù hợp và có 
hiệu quả, các chiến lược giá của khách sạn áp dụng với từng phân đoạn thị 
trường giúp cho khách sạn có thể đạt lợi nhuận cao nhất và doanh thu ổn 
định. Tuy nhiên trên thực tế cũng còn nhiều áp dụng chưa thoả đáng và một 
số chiến lược giá rất đơn giản và hiệu quả chưa được đưa vào áp dụng. Qua 
những phân tích về chiến lược giá của khách sạn Nikko- Hà Nội cũng như 
đối thủ cạnh tranh của khách sạn là khách sạn Melia, có thể bổ xung và đề 
xuất một số chiến luợc giá và những áp dụng cụ thể của chúng trong thực tế. 
3.1. Chiến lược giá trọn gói 
Đối tượng áp dụng: Là khách hàng lưu trú hoặc không lư trú tại khách sạn và 
có nhu cầu sử dụng nhiều dịch vụ bổ xung khác trong khách sạn ví dụ như: 
các dịch vụ phục vụ hội nghị hội thảo( phòng họp, các thiết bị kỹ thuật, 
business centre...), các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ ( Jacuzzi, Spa, Massage, 
tắm hơi...) 
 19
Chiến lược giá: Giá trọn gói cho các đối tượng khách này rất ưu đãi và thấp 
hơn giá của các dịch vụ riêng lẻ. Giá áp dụng thương thấp hơn 20% so với 
tổng mức giá của các dịch đơn lẻ. Như vậy khách hàng sẽ cảm nhận được lợi 
ích của họ và thay vì chỉ sử dụng một vài dịch vụ riêng lẻ họ có lựa chọn sử 
dụng nhiều dịch vụ khác hơn trong khách sạn. 
Việc áp dụng chiến lược giá này trong khoảng thời gian có thể kéo dài và 
đặc biệt giúp khách sạn tận thu trong thời điểm vắng khách. Trong các thời 
điểm đông khách vẫn có thể áp dụng vì nó ít ảnh hưởng tới công suất phòng 
trong khách sạn. 
3.2. Chiến lược giá áp dụng cho khách đoàn: 
Đối tượng áp dụng: Trên thực tế khách sạn áp dụng chiến lược giá này cho 
đoàn khách đặt phòng từ 6 phòng trở lên. Khách sạn Nikko giảm giá cho 
đoàn khách từ 20% đến 25% so với giá công bố tuỳ từng thời điểm. Tuy 
nhiên có thể áp dụng mức giá ưu đãi này cho khách đoàn với đơn đặt phòng 
từ 6 phòng trở lên và với đối tượng khách thuê 5 phòng và có thời gian lưu 
trú tại khách sạn từ 4 ngày trở lên. 
Như vậy với những đoàn khách nhỏ hơn họ cũng có cơ hội để hưởng những 
ưu đãi của khách sạn. Do thời gian lưu trú khá dài và số lượng phòng cũng 
tương đối lớn nên doanh thu của khách sạn cũng không bị ảnh hưởng quá 
nhiều. Bù lại khách sạn có thể thu được nguồn bổ xung từ các dịch vụ khác 
trong khách sạn đặc biệt là F&B. Mặt khác, thị trường khách lưu trú tại 
khách sạn cũng khá ổn định, như vậy nguồn khách hàng này có thể trở thành 
khách hàng trung thành của khách sạn. Điều này rất có ý nghĩa với khách 
sạn và lâu dài đây sẽ trở thành nguồn doanh thu ổn định của khách sạn và 
khách sạn có thể tận thu được từ nguồn khách này. 
 20
3.3. Chiến lược giá đặc biệt và giá khuyến mại: 
Chiến lược giá đặc biệt: 
Khách sạn Nikko đang áp dụng chiến lược giá đặc biệt đối với khách hàng 
trung thành và các đối tác của khách sạn là nhà cung ứng, đối tác có quan hệ 
hợp tác trong xúc tiến bán. Chiến lược giá hiện nay của khách sạn là giảm 
10% so với mức giá công bố. Có thể bổ xung một vài điều kiện khi áp dụng 
mức giá này như: trong các thời điểm vắng khách có thể giảm tới 15% thay 
vì 10% vì như vậy có thể hấp dẫn khách hàng hơn. Trong các thời điểm công 
suất sử dụng phòng cao, thì mức giá sẽ không cố định ở một mức cụ thể mà 
thay vào đó khách hàng vẫn được hưởng giảm giá 10% so với mức giá công 
bố vào thời điểm khách tới nhận phòng. Cách làm này vừa cho thấy sự ưu 
đãi cửa khách sạn cho khách hàng của mình vừa giúp khách sạn vẫn đảm 
bảo tận thu tối đa từ phòng lưu trú. Khi khách sạn hết khả năng đáp ứng với 
loại phòng mà khách yêu cầu có thể áp dụng chiến lược bán phòng Up-
selling cho những loại phòng cao cấp hơn mà mức chênh lệch về giá không 
quá lớn. 
Chiến lược giá khuyến mại: 
Trong các thời điểm vắng khách: khách sạn có thể áp dụng hình thức tặng 
thêm 1 ngày nếu khách hàng lưu trú tại khách sạn ít nhất 3 ngày. Như vậy có 
thể kéo dài thời gian lưu trú tại khách sạn và khách sạn có thể thu được 
doanh thu từ các dịch vụ khác mà khách sử dụng tại khách sạn đặc biệt là 
F&B. 
Trong mùa cuới khoảng tháng 11 hàng năm, khách sạn có thể có chiến lược 
tặng 1 phòng tân hôn cho cô dâu và chú rể với mức giá bằng 50% giá công 
bố nếu họ tổ chức tiệc cưới trọn gói tại khách sạn. Vì đây cũng trùng với 
 21
thời điểm vắng khách trong khách sạn nên hoạt động tổ chức tiệc cưới có thể 
đem lại doanh thu bù vào doanh thu từ phòng của khách sạn. 
Trong thời điểm nhạy cảm như ảnh hưởng của dịch SARS, cúm gia cầm... 
lượng khách tới Việt Nam sẽ giảm đồng nghĩa với lượng khách lưu tú tại 
khách sạn cũng sẽ giảm sút. Để thu hút khách hàng, thay vì giảm giá khách 
sạn có thể đưa ra mức giá trọn gói bao gồm giá phòng, các bữa ăn trong 
ngày, các hoạt động thể chất, vui chơi giải trí, chăm sóc, thẩm mỹ với giá 
giảm 30% so với tổng giá trị của các dịch vụ riêng lẻ. Hoặc tặng thêm 1 đêm 
miễn phí và bữa tối tại một trong các nhà hàng của khách sạn. Như vậy có 
thể vừa thu hút khách hàng lại vừa có thể kéo dài thời gian lưu trú của họ tại 
khách sạn. 
Trong dịp lễ Noel và Tết Nguyên Đán: tổ chức những hoạt động vui chơi 
giải trí như ca nhạc, tiệc cho khách lưu trú tại khách sạn cũng như những 
khách hàng có nhu cầu không lưu trú tại khách sạn. Khách lưu trú tại khách 
sạn có thể tham gia miễn phí vào các hoạt động này, khách sạn bán coupon 
cho khách không lưu trú tại khách sạn vì nhu cầu vui chơi trong cac dịp lễ tết 
của các gia đình tại Hà Nội là khá lớn. Như vậy giúp khách sạn thu hút được 
khách lưu trú tại khách sạn trong mùa vắng khách vừa tận thu được từ các 
dịch vụ khác và nguồn khách bên ngoài khách sạn. 
3.4. Chiến lược giá ngày: 
Đối tượng áp dụng: Khách sạn Nikko rất chuyên nghiệp trong việc tổ chức 
hội nghị hội thảo song lại chưa tận thu được từ hoạt động này. Một số hội 
nghị hội thảo chỉ kéo dài trong một ngày, và nhu cầu nghi ngơi của khách 
hàng tham dự hoạt động này trong khách sạn là khá lớn. 
 22
Chiến lược giá ngày có thể áp dụng trong những thời điểm vắng khách để 
tận thu doanh thu từ phòng lưu trú. Mức giá áp dụng có thể giảm so với mức 
giá công bố tại cùng thời điểm là 30% đến 35%. 
3.5. Tối đa hoá lợi nhuận: 
Hội nghị cấp cao APECH tổ chức vào tháng 11/ 2006 tại thủ đô Hà Nội là 
một sự kiện lớn mang tầm quốc tế. Sự kiện này có ảnh hưởng lớn tới hoạt 
động của các khách sạn 5 sao trên địa bàn Hà Nội. Hiện nay Hà Nội có 8 
khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao và số khách sạn đáp ứng nhu cầu hội nghị hội 
thảo còn khá ít. Vì vậy khách sạn Nikko đứng trước một cơ hội rất lớn để tối 
đa lợi nhuận trong thời điểm diễn ra hội nghị cấp cao APECH. Khách sạn 
nên chủ động tăng giá bán phòng lên từ 35% đến 50% tuỳ từng loại phòng. 
Khách sạn không áp dụng mức giá đoàn trong thời điểm này. Việc chủ động 
tăng giá sẽ không ảnh hưởng tới công suất sử dụng phòng mà thêm vào đó 
còn giúp khách sạn có lợi nhuận lớn vì hầu hết các khách sạn 5 sao khác đều 
hết phòng. 
Đối với khách Walk-in, khách sạn rất khó có khả năng đáp ứng, tuy nhiên 
nếu vẫn còn phòng phù hợp với yêu cầu của khách sẽ áp dụng mức giá cao 
của khách sạn trong thời điểm này. 
3.6. Kết luận: 
Vói những giải pháp và đề xuất trong việc áp dụng các chiến lược giá khác 
nhau cho khách sạn Nikko –Hà Nội giúp khách sạn kinh doang tránh được 
những rủi ro, thách thức trong thị trường. Giá là một công cụ hữu ích giúp 
cho khách sạn luôn giữ được thế cân bằng so với những thay đổi từ thị 
 23
trường kinh doanh khách sạn. Những chiến lược giá thích hợp nhất sẽ giúp 
khách sạn Nikko – Hà Nội luôn vững vàng theo đuổi mục tiêu dẫn đầu thị 
trường và ổn định doanh thu cũng như tối đa hoá lợi nhuận. 
Tài liệu tham khảo: 
Marketing cơ bản - NXB Kinh Tế Quốc Dân 
Tổng quan du lịch - Viện Đại Học Mở Hà Nội 
Nghiệp vụ lễ tân văn phòng - Viện Đại Học Mở Hà Nội 
Quản trị lễ tân văn phòng – Viện Đại Học Mở Hà Nội 
 24
Mục lục 
Chương I Cơ sở lý thuyết ..............................................................................1 
1.1 Khái niêm khách sạn và hoạt động kinh doanh khách sạn ........................1 
1.2 Các loại giá phòng .....................................................................................1 
1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới việc xác định giá phòng ...................................2 
1.4 Các chiến lược giá trong ngành khách sạn ...............................................6 
Chương II Thực trạng chiến lược giá khách sạn Nikko - Hà Nội.............
 9 
2.1 Giới thiệu chung về khách sạn Nikko........................................................9 
2.2 Giới thiệu về mẫu đơn đặt phòng của khách sạn Nikko 
trên mạng Internet ............................................................................. ...........11 
2.3 Bảng giá phòng khách sạn Nikko............................................................12 
2.4 Chiến lược giá của khách sạn Nikko ......................................................12 
2.5 Chiến lược giá của đối thủ cạnh tranh.....................................................15 
2.6 So sánh chiến lược giá của đối thủ cạnh tranh và khách sạn ..............16 
Chương III Giải pháp về chiến lược giá khách sạn Nikko - Hà Nội. 18 
3.1 Chiến lược giá trọn gói.........
 ..18 
3.2 Chiến lược giá áp dụng cho khách đoàn.19 
3.3 Chiến lược giá đặc biệt và khuyến 
mại19 
3.4 Chiến lược giá ngày.....................21 
3.5 Tối đa hoá lợi nhuận21 
3.6 Kết luận........................................................................................ ...........22 
 25

File đính kèm:

  • pdfde_tai_chien_luoc_gia_khach_san_nikko_ha_noi_thuc_trang_va_g.pdf