Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên tại trường Đại học Tiền Giang

Nghiên cứu khoa học (NCKH) đã được quy định tại Điểm 4, Điều 40, Điều lệ Trường Đại học năm 2014, trong

đó trường đại học có nhiệm vụ: “Xây dựng các nhóm nghiên cứu đa ngành, liên ngành; xây dựng các nhóm nghiên

cứu - giảng dạy kết hợp chặt chẽ giữa NCKH với hoạt động đào tạo; đảm bảo các điều kiện cần thiết để giảng viên

thực hiện NCKH; tổ chức hoạt động NCKH cho người học” (Thủ tướng Chính phủ, 2014). Vấn đề NCKH của SV

đã được nhiều tác giả đề cập trong thời gian gần đây, điển hình như: Lương Thị Tâm Uyên (2016), Nguyễn Thị Thu

Hồng (2016), Nguyễn Thị Thắng (2015). Nhìn chung, các nghiên cứu đều xuất phát từ thực tiễn để đề xuất biện pháp

nâng cao chất lượng hoạt động NCKH của SV ở từng đơn vị cụ thể. Với sứ mệnh “đào tạo nguồn nhân lực trình độ

cao và nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững vùng Đồng bằng Sông Cửu

Long, mang đến cho người học cơ hội nghề nghiệp để thăng tiến” (Trường Đại học Tiền Giang, 2006), Trường Đại

học Tiền Giang luôn chú trọng phát triển chất lượng của hoạt động NCKH bên cạnh chất lượng giảng dạy và trách

nhiệm phục vụ cộng đồng của một trường đại học. Với lợi thế là trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, các hoạt động

NCKH trong sinh viên (SV) Nhà trường rất phong phú và đa dạng. Trong những năm qua, nhiều đề tài NCKH của

SV được triển khai, nghiệm thu thành công trên nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp, công nghệ thực phẩm, công nghệ

sinh học, kinh tế, giáo dục, văn hóa,. Mặc dù vậy, trên thực tế, việc triển khai thực hiện một đề tài NCKH đối với

SV là cả một quá trình đầy khó khăn và vất vả. Không thể phủ nhận các lợi ích mà NCKH mang lại cho SV nhưng

cũng không thiếu những khó khăn, thách thức khi một hoặc một nhóm SV thực hiện đề tài NCKH của mình. Chính

vì vậy, một thực tế nữa là trường đại học có thể đào tạo hàng nghìn SV nhưng trong một năm học có rất ít SV tham

gia NCKH và dĩ nhiên số lượng các đề tài NCKH trong SV cũng rất hạn chế.

Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi cho rằng, cần phải nghiên cứu thực trạng một cách nghiêm túc để từ đó làm

cơ sở đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa số lượng và chất lượng hoạt động NCKH trong SV tại

Trường Đại học Tiền Giang nói riêng và trong các trường đại học nói chung.

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên tại trường Đại học Tiền Giang trang 1

Trang 1

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên tại trường Đại học Tiền Giang trang 2

Trang 2

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên tại trường Đại học Tiền Giang trang 3

Trang 3

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên tại trường Đại học Tiền Giang trang 4

Trang 4

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên tại trường Đại học Tiền Giang trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 03/01/2022 3360
Bạn đang xem tài liệu "Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên tại trường Đại học Tiền Giang", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên tại trường Đại học Tiền Giang

Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên tại trường Đại học Tiền Giang
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 55-59 ISSN: 2354-0753 
55 
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 
TRONG SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC TIỀN GIANG 
Nguyễn Minh Quân 
Trường Đại học Tiền Giang 
Email: nguyenminhquan@tgu.edu.vn 
Article History 
Received: 12/9/2020 
Accepted: 28/9/2020 
Published: 05/11/2020 
Keywords 
Solutions, scientific research, 
students, Tien Giang 
University. 
ABSTRACT 
Students’ scientific research is one of the factors that contribute to the quality 
and brand of a university. Student is a potential scientific force with youth, 
enthusiasm, creativity, time and spirit of dare to think and dare to do, in 
addition, there are also certain limitations in knowledge and awareness when 
students do research. In recent years, scientific research activities among 
students at Tien Giang University are focused on investing more and have 
significant development steps. The article focuses on assessing the current 
situation and then proposing solutions to further promote the scientific 
research movement among students at Tien Giang University. These 
solutions will bring positive effects and contribute to promoting scientific 
research activities among students of the university. 
1. Mở đầu 
Nghiên cứu khoa học (NCKH) đã được quy định tại Điểm 4, Điều 40, Điều lệ Trường Đại học năm 2014, trong 
đó trường đại học có nhiệm vụ: “Xây dựng các nhóm nghiên cứu đa ngành, liên ngành; xây dựng các nhóm nghiên 
cứu - giảng dạy kết hợp chặt chẽ giữa NCKH với hoạt động đào tạo; đảm bảo các điều kiện cần thiết để giảng viên 
thực hiện NCKH; tổ chức hoạt động NCKH cho người học” (Thủ tướng Chính phủ, 2014). Vấn đề NCKH của SV 
đã được nhiều tác giả đề cập trong thời gian gần đây, điển hình như: Lương Thị Tâm Uyên (2016), Nguyễn Thị Thu 
Hồng (2016), Nguyễn Thị Thắng (2015). Nhìn chung, các nghiên cứu đều xuất phát từ thực tiễn để đề xuất biện pháp 
nâng cao chất lượng hoạt động NCKH của SV ở từng đơn vị cụ thể. Với sứ mệnh “đào tạo nguồn nhân lực trình độ 
cao và nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững vùng Đồng bằng Sông Cửu 
Long, mang đến cho người học cơ hội nghề nghiệp để thăng tiến” (Trường Đại học Tiền Giang, 2006), Trường Đại 
học Tiền Giang luôn chú trọng phát triển chất lượng của hoạt động NCKH bên cạnh chất lượng giảng dạy và trách 
nhiệm phục vụ cộng đồng của một trường đại học. Với lợi thế là trường đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, các hoạt động 
NCKH trong sinh viên (SV) Nhà trường rất phong phú và đa dạng. Trong những năm qua, nhiều đề tài NCKH của 
SV được triển khai, nghiệm thu thành công trên nhiều lĩnh vực như: nông nghiệp, công nghệ thực phẩm, công nghệ 
sinh học, kinh tế, giáo dục, văn hóa,... Mặc dù vậy, trên thực tế, việc triển khai thực hiện một đề tài NCKH đối với 
SV là cả một quá trình đầy khó khăn và vất vả. Không thể phủ nhận các lợi ích mà NCKH mang lại cho SV nhưng 
cũng không thiếu những khó khăn, thách thức khi một hoặc một nhóm SV thực hiện đề tài NCKH của mình. Chính 
vì vậy, một thực tế nữa là trường đại học có thể đào tạo hàng nghìn SV nhưng trong một năm học có rất ít SV tham 
gia NCKH và dĩ nhiên số lượng các đề tài NCKH trong SV cũng rất hạn chế. 
Từ những vấn đề nêu trên, chúng tôi cho rằng, cần phải nghiên cứu thực trạng một cách nghiêm túc để từ đó làm 
cơ sở đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa số lượng và chất lượng hoạt động NCKH trong SV tại 
Trường Đại học Tiền Giang nói riêng và trong các trường đại học nói chung. 
2. Kết quả nghiên cứu 
2.1. Tình hình hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên tại Trường Đại học Tiền Giang 
- Về số lượng đề tài NCKH trong SV qua các năm học 
Năm 2014-2015: 8; năm 2015-2016: 10; năm 2016-2017: 14; năm 2017-2018: 28; năm 2018-2019: 11; năm 
2019-2020: 10 (Nguồn: Phòng Quản lí khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế). 
Có thể thấy, số lượng đề tài NCKH trong SV tăng dần qua các năm học từ năm học 2014-2015 đến năm học 
2017-2018. Tuy nhiên, đến năm học 2018-2019 và 2019-2020, số lượng đề tài lại giảm một cách đáng kể và có xu 
hướng giảm dần. 
- Về số lượng đề tài NCKH trong SV theo khoa chuyên ngành (bảng 1): 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 55-59 ISSN: 2354-0753 
56 
Bảng 1. Thống kê số lượng đề tài NCKH trong SV theo khoa chuyên ngành 
Năm học 
Khoa 2014-2015 2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020 
Sư phạm 0 1 0 7 1 0 
Nông nghiệp 
và Công nghệ thực phẩm 
0 3 8 11 4 9 
Kỹ thuật công nghiệp 5 0 2 3 1 0 
Công nghệ thông tin 1 1 1 0 3 0 
Kỹ thuật xây dựng 0 0 1 0 2 0 
Kinh tế - Luật 3 5 2 2 0 0 
Khoa học xã hội 
và Nhân văn 
0 0 0 5 0 1 
Tổng cộng 8 10 14 28 11 10 
(Nguồn: Phòng Quản lí khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế) 
Thống kê rõ hơn về hoạt động NCKH của SV các khoa chuyên ngành, chúng tôi thấy rằng, hoạt động NCKH 
trong SV ở các khoa cũng chưa đồng đều, chủ yếu tập trung ở Khoa Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm và Khoa 
Kinh tế - Luật, tuy nhiên, mức độ phát triển cũng không ổn định qua từng năm học. 
- Về chế độ của SV khi tham gia NCKH, theo Quy chế chi tiêu nội bộ (Trường Đại học Tiền Giang, 2020), kinh 
phí hỗ trợ cho một đề tài NCKH của SV không quá 10 triệu đồng (tr 28); về quyền lợi, SV tham gia NCKH sẽ được 
hưởng các quyền lợi: 
+ Được tạo điều kiện sử dụng các thiết bị sẵn có của Khoa, Trường để tiến hành NCKH; 
+ Được hỗ trợ kinh phí thực hiện công trình NCKH theo quy định của trường; 
+ Được ưu tiên xét cấp học bổng; xét các danh hiệu thi đua và các hình thức khen thưởng khác nếu có thành tích 
NCKH xuất sắc; 
+ Được tính điểm rèn luyện, khen thưởng, cộng vào điểm trung bình chung học kì theo quy định của Bộ GD-ĐT; 
+ Được công bố kết quả NCKH trên các tạp chí, kỉ yếu, hội nghị khoa học,... Riêng các bài báo gửi đăng trên tạp 
chí khoa học của Trường được miễn lệ phí thẩm định (Trường Đại học Tiền Giang, 2018, tr 57). 
2.2. Nhận thức của sinh viên Trường Đại học Tiền Giang về vấn đề nghiên cứu khoa học 
Để có những cơ sở đưa ra các đánh giá cho vấn đề này, tác giả đã thực hiện một cuộc khảo sát trên 1.033 SV 
đang theo học chính quy tại Trường Đại học Tiền Giang, kết quả khảo sát được phân tích như sau: 
- Về mẫu khảo sát, cuộc khảo sát được thực hiện trên 1.033 SV, trong đó có 721 nữ (69,8%) và 312 nam (30,2%). 
SV được khảo sát đang theo học tại 7 khoa chuyên ngành của Nhà trường và được phân bổ đều theo năm theo học 
(biểu đồ 1 và biểu đồ 2). 
Biểu đồ 1. Tỉ lệ SV tham gia khảo sát theo khoa 
6%
32%
11%3%
1%
45%
2%
Sư phạm
Nông nghiệp và Công nghệ thực 
phẩm
Kỹ thuật công nghiệp
Công nghệ thông tin
Kỹ thuật xây dựng
Kinh tế - Luật
Khoa học xã hội và Nhân văn
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 55-59 ISSN: 2354-0753 
57 
Biểu đồ 2. Tỉ lệ SV tham gia khảo sát theo năm học 
- Với câu hỏi, “Theo bạn, NCKH trong SV có cần thiết không?”, có 848 ý kiến cho rằng “Có” (chiếm 82,1%), 
có 174 ý kiến cho rằng “Có cũng được, không có cũng được” (chiếm 16,8%) và 11 ý kiến cho rằng “Không cần 
thiết” (chiếm 1,1%). Điều này cho thấy: đại đa số SV đánh giá hoạt động NCKH trong SV là cần thiết. 
- Với câu hỏi: “Theo bạn, SV có cần NCKH không?”, kết quả thu về có 243 ý kiến cho rằng “Rất cần thiết” 
(chiếm 23,5%), 587 ý kiến cho rằng “Cần thiết” (chiếm 56,8%), 188 ý kiến cho rằng “Có cũng được, không có cũng 
được” (chiếm 18,2%) và 15 ý kiến cho rằng “Không cần thiết” (chiếm 1,5%). Như vậy, trên 80% SV đánh giá rằng, 
SV cần phải NCKH. 
- Khi được hỏi về lợi ích khi SV tham gia NCKH, tác giả đưa ra 5 lựa chọn để SV đánh giá, kết quả khảo sát 
được tổng hợp ở biểu đồ 3. 
Biểu đồ 3. Ý kiến của SV khi đánh giá về lợi ích khi SV tham gia NCKH 
- Khi được hỏi về “các quyền lợi/lợi ích mà SV sẽ có được sau khi NCKH”, chỉ có 378 SV trả lời “Biết rõ” (chiếm 
36,6%), 303 SV “Biết mơ hồ” (chiếm 29,3%), 336 SV “Chưa biết” (chiếm 32,5%) và 16 SV “Không quan tâm” vấn 
đề này (chiếm 1,5%). Điều này cho thấy, SV còn chưa nhận thức hết các quyền lợi, lợi ích mà bản thân các em sẽ có 
được khi tham gia NCKH. 
- Với giả định SV sẽ tham gia NCKH trong thời gian tới, tác giả đưa ra 4 lựa chọn về những điều mà SV cần 
được hỗ trợ, kết quả thu về được trình bày ở biểu đồ 4. 
- Về mục đích tham gia NCKH, các ý kiến tập trung vào: 
+ Tích lũy kiến thức, kĩ năng: 508 ý kiến (chiếm 48,2%); 
+ Tìm kiếm cơ hội cho bản thân (việc làm, kinh phí,...): 329 ý kiến (chiếm 31,8%); 
+ Điểm cộng vào Điểm TBC tích lũy để ra trường: 78 ý kiến (chiếm 7,6%); 
Năm thứ 1
31%
Năm thứ 2
44%
Năm thứ 3
18%
Năm thứ 4
7%
642
755
646
753
55
0 100 200 300 400 500 600 700 800
Củng cố và bổ sung kiến thức
Phát triển và rèn luyện các kĩ năng tư duy 
sáng tạo, làm việc nhóm
Phát triển và rèn luyện kĩ năng mềm trong 
đó có kỹ năng thuyết trình
Tích lũy kinh nghiệm cho mình bằng 
những thành tích đạt được và cơ hội việc 
Chưa thấy lợi ích gì, chỉ thấy tốn thời gian 
và công sức!
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 55-59 ISSN: 2354-0753 
58 
Biểu đồ 4. Nhu cầu của SV về sự hỗ trợ khi NCKH 
+ Điểm rèn luyện: 62 ý kiến (chiếm 6%); 
+ Mục đích khác: 22 ý kiến (chiếm 2,1%); 
+ Chưa xác định được: 34 ý kiến (chiếm 3,3%); 
- Về mong muốn sẽ tham gia NCKH trong thời gian là SV, có 532 ý kiến cho là “Có mong muốn” (chiếm 51,5%), 
có 452 ý kiến “Còn phân vân” (chiếm 43,8%) và 49 ý kiến cho rằng “Không muốn và không có nhu cầu” (chiếm 4,7%). 
- Câu hỏi khảo sát cuối cùng là “bạn có muốn được tham gia NCKH không?”, kết quả chỉ có 677 SV trả lời “Có” 
(chiếm 65,5%) và có 356 SV trả lời là “Không” (chiếm 34,5%). 
2.3. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học trong sinh viên Trường Đại học Tiền Giang 
Căn cứ vào kết quả khảo sát, đồng thời qua nghiên cứu tình hình thực tế tại Nhà trường, tác giả đề xuất 2 nhóm 
giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động NCKH trong SV Trường Đại học Tiền Giang như sau: 
2.3.1. Nhóm giải pháp tạo động cơ, động lực thúc đẩy sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học 
Động lực, động cơ thúc đẩy con người hành động chính là yếu tố quan trọng nhất để hoạt động đạt được mục 
đích và kết quả cao nhất. Nắm bắt được nhận thức của SV về các lợi ích khi tham gia NCKH, Nhà trường cần có các 
biện pháp để thúc đẩy động cơ tham gia NCKH của SV bằng các việc làm cụ thể như: 
- Tổ chức các diễn đàn, tọa đàm, trao đổi về những lợi ích cụ thể khi tham gia NCKH dành cho SV, chú ý hướng 
đối tượng vào những SV khá, giỏi và đang có nhu cầu tham gia NCKH thông qua các khảo sát định hướng trước khi 
tổ chức các hoạt động. 
- Xây dựng và ban hành các quy chế về giải thưởng NCKH trong SV, giúp SV thấy rõ các quyền lợi của mình 
khi tham gia NCKH. Vấn đề này cần được sớm thực hiện và thực một cách mạnh mẽ, phát huy đúng thực chất giá 
trị giải thưởng. 
- Tìm kiếm nguồn lực về kinh tế đẩy mạnh giá trị các giải thưởng về NCKH trong SV nhằm kích thích sự chinh 
phục của SV từ đó tạo động lực tích cực tham gia NCKH. Yếu tố kinh tế vẫn có giá trị tạo động lực tốt, vì vậy, giá 
trị giải thưởng càng cao, mong muốn chinh phục của SV càng lớn thì giá trị của các NCKH sẽ càng có chất lượng. 
- Đổi mới cách thức, quy trình thực hiện đề tài NCKH trong SV theo hướng tinh gọn, đơn giản hóa nhưng vẫn 
đảm bảo thủ tục về mặt pháp lí và khoa học, trong đó chú ý giải quyết vấn đề thanh quyết toán kinh phí sao cho đơn 
giản và nhanh chóng nhất. 
2.3.2. Nhóm giải pháp hỗ trợ sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học 
- Kết quả khảo sát cho thấy, sự hỗ trợ mà SV cần nhất khi tham gia NCKH chính là người hướng dẫn. Vì vậy, 
Nhà trường cần bố trí các GV có chuyên môn gắn với đề tài mà SV có định hướng nghiên cứu để kịp thời hỗ trợ, 
619
869
788
62
0
100
200
300
400
500
600
700
800
900
1000
Kinh phí Người hướng dẫn Điều kiện tiến hành 
nghiên cứu (Phòng thí 
nghiệm, xưởng thực 
hành,...)
Các nội dung hỗ trợ 
khác
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 55-59 ISSN: 2354-0753 
59 
định hướng cho SV nghiên cứu đạt kết quả tốt nhất; cũng cần chú ý đến chế độ dành cho GV khi tham gia hướng 
dẫn SV NCKH để tạo động lực cho GV khi thực hiện nhiệm vụ được giao. 
- Điều kiện tiến hành các nghiên cứu cũng là yếu tố mà SV cho rằng cần phải được hỗ trợ khi tham gia NCKH. 
Vì vậy, Nhà trường cần chú ý đầu tư các phòng thí nghiệm chuyên ngành, nhà xưởng, phòng thực hành, phòng lab... 
nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho SV có thể tiến hành các thí nghiệm, thực nghiệm trong quá trình thực hiện đề tài 
NCKH của mình. Bên cạnh đó, Nhà trường cũng cần mở rộng và đẩy mạnh mối quan hệ hợp tác với các đơn vị, 
công ty, doanh nghiệp, nhà xưởng... ngoài trường nhằm tìm kiếm sự hỗ trợ cho việc sử dụng các trang thiết bị của 
các đơn vị ngoài trường giúp SV có thêm điều kiện thực hiện các nghiên cứu chuyên sâu, gắn với thực tế. 
- Nhà trường cần nghiên cứu, cải tiến chương trình đào tạo, trong đó cần điều chỉnh việc giảng dạy các học phần 
Phương pháp NCKH cho SV càng sớm càng tốt trong quá trình đào tạo nhằm khơi gợi, tạo mong muốn được tham 
gia NCKH của SV từ những năm thứ nhất, năm thứ hai thì khả năng SV tham gia NCKH vào năm thứ hai, năm thứ 
ba là rất cao; đồng thời, giảng viên giảng dạy học phần này cũng cần có kiến thức chuyên môn gần với chuyên ngành 
mà SV theo học, hoặc những GV có nhiều đề tài NCKH trong lĩnh vực đó vì như vậy giảng viên sẽ định hướng tốt 
nhất các hướng nghiên cứu cho SV khi theo học học phần này từ đó có thể phát triển thành những đề tài NCKH trong 
tương lai. 
- Phát huy vai trò của các đơn vị chức năng và các đoàn thể nhà trường trong việc tổ chức đa dạng các hình thức 
hỗ trợ SV NCKH như: báo cáo chuyên đề, seminar, tập huấn các kĩ năng bổ trợ (thuyết trình, viết báo cáo, làm việc 
nhóm,...), tìm kiếm thêm các nguồn lực, tổ chức các hội nghị SV NCKH, hội thi báo cáo kết quả NCKH,... tạo môi 
trường đa dạng giúp SV rèn luyện các kĩ năng, bổ sung các kiến thức cần thiết giúp quá trình NCKH thuận tiện và 
dễ dàng hơn. 
- Một trong những sự hỗ trợ thiết thực nhất cho SV NCKH chính là vấn đề kinh phí. Hiện tại, theo Quy chế chi 
tiêu nội bộ, Nhà trường hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng cho một đề tài NCKH của SV, kinh phí này tương đối cao so với 
một số trường và đủ cho việc thực hiện một đề tài NCKH do SV thực hiện. Tuy nhiên, NCKH còn rất nhiều hình 
thức khác ngoài việc thực hiện các đề tài, dự án. Nhà trường cần nghiên cứu, bổ sung các hạng mục cụ thể trong 
NCKH nhằm mở rộng các loại hình NCKH trong SV, giúp SV có nguồn lực để thực hiện các nghiên cứu của mình 
theo các lĩnh vực cụ thể mà SV theo học hoặc có định hướng nghiên cứu. 
3. Kết luận 
Trên cơ sở phân tích các số liệu thống kê về tình hình NCKH trong SV và kết quả khảo sát về nhận thức, nhu cầu 
của SV trong vấn đề NCKH, tác giả đã chỉ ra một số vấn đề đang tồn tại trong hoạt động NCKH của SV Trường Đại 
học Tiền Giang; từ đó đề xuất 2 nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động NCKH trong SV Nhà trường. Hai nhóm 
giải pháp này bao hàm nhiều biện pháp khác nhau, đều là những biện pháp cụ thể và hoàn toàn có khả năng triển 
khai trong thực tế. Hi vọng rằng, các giải pháp sẽ được triển khai và mang lại hiệu quả tích cực, góp phần đẩy mạnh 
hoạt động NCKH trong SV Nhà trường; đồng thời các cơ sở giáo dục khác cũng có thể nghiên cứu, áp dụng một 
cách linh hoạt các biện pháp để phát triển hoạt động NCKH trong SV của đơn vị mình. 
Tài liệu tham khảo 
Lương Thị Tâm Uyên (2016). Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của sinh viên. Tạp chí Giáo dục, số đặc 
biệt tháng 11, tr 103-106. 
Nguyễn Thị Thắng (2015). Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu của sinh viên - Nút nhấn để nâng cao chất lượng đào 
tạo theo tín chỉ. Tạp chí Giáo dục, số đặc biệt tháng 4, tr 42-44. 
Nguyễn Thị Thu Hồng (2016). Thực trạng và đề xuất biện pháp nhằm nâng cao hoạt động nghiên cứu khoa học của 
sinh viên ngành Kĩ thuật ở Trường Đại học Hải Phòng. Tạp chí Giáo dục, số 375, tr 9-11. 
Thủ tướng Chính phủ (2014). Điều lệ trường đại học (Ban hành kèm theo Quyết định số 70/2014/QĐ-TTg ngày 
10/12/2014). 
Trần Thanh Phong, Đặng Như Ngà (2020). Hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ của sinh viên Trường Đại 
học Tiền Giang: Thực trạng và giải pháp. Kỉ yếu Hội thảo khoa học cấp trường, Trường Đại học Tiền Giang, 
tr 6-11. 
Trường Đại học Tiền Giang (2006). Giới thiệu và Sứ mạng. Truy cập tại www.tgu.edu.vn, ngày 20/8/2020. 
Trường Đại học Tiền Giang (2018). Sổ tay sinh viên 2018. 
Trường Đại học Tiền Giang (2020). Quyết định số 26/QĐ-ĐHTG ngày 15/01/2020 về Quy chế chi tiêu nội bộ năm 
2020. 

File đính kèm:

  • pdfday_manh_hoat_dong_nghien_cuu_khoa_hoc_trong_sinh_vien_tai_t.pdf