Dạy học trực tuyến cho sinh viên: Nghiên cứu trường hợp sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Trong những năm gần đây, cụm từ “E-Learning” đã và đang trở nên gần gũi với tất cả mọi người. E-Learning

(học tập trực tuyến) là một phương thức học tập bằng truyền thông thông qua mạng Internet theo cách tương tác với

nội dung học tập và được thiết kế trên nền tảng phương pháp dạy học và được quản lí bởi các hệ thống quản lí học

tập nhằm đảm bảo sự tương tác, hợp tác đáp ứng nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi của người học. Phương pháp học tập

này đáp ứng cho nhu cầu học tập, tích lũy kiến thức cho tất cả mọi người, đồng thời sẽ đem lại nhưng lợi ích to lớn,

tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc, đồng thời cũng nâng cao chất lượng truyền đạt và tiếp thu kiến thức cho

học viên. Chính vì những ưu điểm, lợi ích mà đào tạo E-Learning mang lại và cũng là xu thế chung trong tương lai

nên các cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học đang không ngừng tìm cách tiếp cận thị trường này (Gurmak

Singh và cộng sự, 2005).

Ở Việt Nam, dạy học trực tuyến mới chỉ bắt đầu phát triển một số năm gần đây, đồng thời với việc kết nối Internet

băng thông rộng được triển khai mạnh mẽ tới tất cả các trường học. Tuy nhiên, dạy học trực tuyến ở các trường đại

học ở Việt Nam trước đại dịch Covid-19 còn diễn ra ở quy mô nhỏ, mang tính chất thử nghiệm. Có thể nói, đại dịch

Covid-19 là cơ hội cho việc sử dụng hình thức dạy học trực tuyến, chuyển đổi số trong giáo dục ở Việt Nam nói

chung và các trường đại học nói riêng.

Mặc dù đã bắt đầu có những quy định có tính pháp lí về dạy học trực tuyến nhưng xung quanh việc triển khai

dạy học trực tuyến trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay còn nhiều ý kiến: Có nên học trực tuyến toàn phần

đối với một môn học hay không?; Hiện nay, tỉ lệ các học phần giảng dạy trực tuyến nên chiếm bao nhiêu phần trăm

trong một chương trình đào tạo, hay trong một học phần?; Làm thế nào để quản lí tốt các lớp học trực tuyến?; Dạy

học trực tuyến thế nào cho hiệu quả? Để góp phần trả lời cho các câu hỏi này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu thực

trạng dạy học trực tuyến ở các trường đại học Việt Nam hiện nay và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất

lượng dạy học trực tuyến hiện nay (qua nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - một trường đại

học kĩ thuật hàng đầu của cả nước với quy mô khoảng 40.000 sinh viên (SV), học viên).

Dạy học trực tuyến cho sinh viên: Nghiên cứu trường hợp sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội trang 1

Trang 1

Dạy học trực tuyến cho sinh viên: Nghiên cứu trường hợp sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội trang 2

Trang 2

Dạy học trực tuyến cho sinh viên: Nghiên cứu trường hợp sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội trang 3

Trang 3

Dạy học trực tuyến cho sinh viên: Nghiên cứu trường hợp sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội trang 4

Trang 4

Dạy học trực tuyến cho sinh viên: Nghiên cứu trường hợp sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội trang 5

Trang 5

Dạy học trực tuyến cho sinh viên: Nghiên cứu trường hợp sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội trang 6

Trang 6

Dạy học trực tuyến cho sinh viên: Nghiên cứu trường hợp sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 03/01/2022 6140
Bạn đang xem tài liệu "Dạy học trực tuyến cho sinh viên: Nghiên cứu trường hợp sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dạy học trực tuyến cho sinh viên: Nghiên cứu trường hợp sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội

Dạy học trực tuyến cho sinh viên: Nghiên cứu trường hợp sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 48-54 ISSN: 2354-0753 
48 
DẠY HỌC TRỰC TUYẾN CHO SINH VIÊN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP 
SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI 
Đinh Thanh Xuân 
Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 
Email: xuan.dinhthanh@hust.edu.vn 
Article History 
Received: 24/8/2020 
Accepted: 16/9/2020 
Published: 05/11/2020 
Keywords 
E-learning, students, Hanoi 
University of Science and 
Technology, solutions, 
effective. 
ABSTRACT 
In the current Industrial Revolution 4.0 era, online teaching and learning is 
increasingly affirming many outstanding advantages. On the basis of theory 
combined with analyzing data collected through online learning surveys of 
Hanoi University of Science and Technology students, the article analyzed 
and evaluated the current situation of online learning of Vietnamese students 
today. From there, the author proposes solutions on the part of the school, the 
faculty and students to promote an active role, overcoming the limitations of 
online learning to use this form of teaching more and more effective in 
Vietnamese universities nowadays. Online teaching will be a part of teaching, 
not just a situational solution that is only applied in certain contexts. However, 
in order for online teaching to be really effective, it is necessary to have 
synchronous solutions from the university, especially the faculty and students. 
1. Mở đầu 
Trong những năm gần đây, cụm từ “E-Learning” đã và đang trở nên gần gũi với tất cả mọi người. E-Learning 
(học tập trực tuyến) là một phương thức học tập bằng truyền thông thông qua mạng Internet theo cách tương tác với 
nội dung học tập và được thiết kế trên nền tảng phương pháp dạy học và được quản lí bởi các hệ thống quản lí học 
tập nhằm đảm bảo sự tương tác, hợp tác đáp ứng nhu cầu học mọi lúc, mọi nơi của người học. Phương pháp học tập 
này đáp ứng cho nhu cầu học tập, tích lũy kiến thức cho tất cả mọi người, đồng thời sẽ đem lại nhưng lợi ích to lớn, 
tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc, đồng thời cũng nâng cao chất lượng truyền đạt và tiếp thu kiến thức cho 
học viên. Chính vì những ưu điểm, lợi ích mà đào tạo E-Learning mang lại và cũng là xu thế chung trong tương lai 
nên các cơ sở giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học đang không ngừng tìm cách tiếp cận thị trường này (Gurmak 
Singh và cộng sự, 2005). 
Ở Việt Nam, dạy học trực tuyến mới chỉ bắt đầu phát triển một số năm gần đây, đồng thời với việc kết nối Internet 
băng thông rộng được triển khai mạnh mẽ tới tất cả các trường học. Tuy nhiên, dạy học trực tuyến ở các trường đại 
học ở Việt Nam trước đại dịch Covid-19 còn diễn ra ở quy mô nhỏ, mang tính chất thử nghiệm. Có thể nói, đại dịch 
Covid-19 là cơ hội cho việc sử dụng hình thức dạy học trực tuyến, chuyển đổi số trong giáo dục ở Việt Nam nói 
chung và các trường đại học nói riêng. 
Mặc dù đã bắt đầu có những quy định có tính pháp lí về dạy học trực tuyến nhưng xung quanh việc triển khai 
dạy học trực tuyến trong các trường đại học ở Việt Nam hiện nay còn nhiều ý kiến: Có nên học trực tuyến toàn phần 
đối với một môn học hay không?; Hiện nay, tỉ lệ các học phần giảng dạy trực tuyến nên chiếm bao nhiêu phần trăm 
trong một chương trình đào tạo, hay trong một học phần?; Làm thế nào để quản lí tốt các lớp học trực tuyến?; Dạy 
học trực tuyến thế nào cho hiệu quả? Để góp phần trả lời cho các câu hỏi này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu thực 
trạng dạy học trực tuyến ở các trường đại học Việt Nam hiện nay và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất 
lượng dạy học trực tuyến hiện nay (qua nghiên cứu trường hợp Trường Đại học Bách khoa Hà Nội - một trường đại 
học kĩ thuật hàng đầu của cả nước với quy mô khoảng 40.000 sinh viên (SV), học viên). 
2. Kết quả nghiên cứu 
2.1. Khái niệm học trực tuyến 
E-learning là viết tắt của từ “Electronic Learning”, hiểu theo nghĩa rộng là một hình thức học tập, đào tạo dựa 
trên nền tảng công nghệ thông tin. Hiện nay, có rất nhiều cách hiểu về E-learning, có thể kể ra một số định nghĩa đặc 
trưng nhất: 
- Việc học tập hay đào tạo được chuẩn bị, truyền tải hoặc quản lí sử dụng nhiều công cụ của công nghệ thông tin, 
thông tin khác nhau ở mức cục bộ hay toàn cục (Means và cộng sự, 2009). 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 48-54 ISSN: 2354-0753 
49 
- E-learning là sự phân phát các nội dung học sử dụng các công nghệ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ 
tinh, mạng Internet, Intranet, trong đó, nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio, 
thông qua một máy tính hay tivi; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các hình thức như: 
E-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo video, (Atkins, 2016). 
Có 2 hình thức giao tiếp giữa người dạy và người học: giao tiếp đồng bộ (Synchronous) và giao tiếp không đồng 
bộ (Asynchronous). Giao tiếp đồng bộ là hình thức giao tiếp trong đó có nhiều người truy cập mạng tại cùng một 
thời điểm và tr ... 4% sử dụng mạng WiFi công cộng, 3% sử dụng điểm truy cập mạng 
hotspot, 3% có câu trả lời khác. Về tình trạng kết nối mạng Internet, 49% SV cho rằng tình trạng kết nối Internet là 
tốt và rất tốt, 38% SV cho rằng tình trạng kết nối mạng Internet là không ổn định, 13% cho rằng tình trạng kết nối 
Internet là bình thường. Tỉ lệ này phản ánh một thực tế về cơ sở hạ tầng để đảm bảo cho giảng dạy trực tuyến còn 
phải cải thiện đáng kể mới đáp ứng được chất lượng dạy học trực tuyến. 
Về loại thiết bị được sử dụng để học trực tuyến, theo kết quả khảo sát, 73% SV sử dụng điện thoại thông minh 
nhưng trong đó khoảng 20% sử dụng điện thoại có cấu hình thấp, 16% sử dụng máy tính để bàn, 10% sử dụng máy 
tính xách tay, 1% sử dụng thiết bị khác/gặp khó khăn do không có thiết bị để học trực tuyến. Như vậy, tỉ lệ SV sử 
dụng điện thoại thông minh có cấu hình thấp và gặp khó khăn không có thiết bị cho việc học trực tuyến còn cao. 
Ngoài chất lượng đường truyền Internet, các thiết bị sử dụng để học trực tuyến cũng ảnh hưởng đến chất lượng học 
tập của SV, bởi vậy, để đảm bảo chất lượng dạy học trực tuyến thì việc đảm bảo cho SV có đầy đủ thiết bị phục vụ 
cho việc học trực tuyến cũng là một yêu cầu đặt ra. 
Về tính dễ sử dụng của nền tảng học trực tuyến, kết quả khảo sát cho thấy, 58% SV đồng ý và rất đồng ý rằng 
nền tảng học trực tuyến là dễ sử dụng, 23% trung lập, 19% không đồng ý và rất không đồng ý. Đây là lần đầu tiên 
100% SV Việt nam nói chung, 100% SV Trường Đại học Bách khoa Hà Nội nói riêng học tập theo hình thức trực 
tuyến nên việc vẫn còn 19% ý kiến không đồng ý và rất không đồng ý, 23% có ý kiến trung lập về tính dễ sử dụng 
của nền tảng học trực tuyến là không tránh khỏi. Bởi vậy, với câu hỏi “Học cách thao tác trên nền tảng học trực tuyến 
có dễ dàng hay không” cho kết quả: 62% SV cho rằng học cách thao tác trên nền tảng học trực tuyến là dễ dàng, 
24% có ý kiến trung lập, chỉ có 14% không đồng ý và rất không đồng ý. Hay với câu hỏi: “Cần sự hỗ trợ của kĩ thuật 
viên mới có thể sử dụng được nền tảng học trực tuyến” thì 55% SV đồng ý và rất đồng ý, 31% trung lập, 14% không 
đồng ý và rất không đồng ý. 
2.3.2. Hiệu quả của dạy học trực tuyến ở Trường Đại học Bách khoa Hà Nội 
Khi trả lời câu hỏi về tính hữu ích khi học trực tuyến, 34% SV không đồng ý và rất không đồng ý, 34% có ý kiến 
trung lập, 32% đồng ý. Kết quả này cho thấy hiệu quả của hình thức học tập chưa được SV đánh giá cao. Thực ra, 
kết quả này không thể đánh giá được hình thức dạy học trực tuyến nói chung có hiệu quả hay không bởi có nhiều 
hình thức dạy học trực tuyến, có thể hiệu quả với hình thức này nhưng không hiệu quả với hình thức khác. Hơn nữa, 
có nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả của dạy học trực tuyến như: kĩ năng dạy học trực tuyến của GV, chất lượng 
đường truyền Internet, chất lượng thiết bị sử dụng cho dạy và học trực tuyến, cho đến kĩ năng học tập trực tuyến của 
SV. Tuy nhiên, kết quả đó lại phản ánh phần nào hiệu quả của hình thức dạy học 100% trực tuyến đang sử dụng phổ 
biến hiện nay bởi đối với câu hỏi: “Học trực tuyến có nâng cao hiệu suất giảng dạy và học tập hay không” thì 30% 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 48-54 ISSN: 2354-0753 
52 
SV có ý kiến trung lập, 47% không đồng ý và rất không đồng ý, chỉ có 23% đồng ý và rất đồng ý. Hay đối với câu 
hỏi: “Tương tác giữa người học với GV và bạn học trên nền tảng học trực tuyến là rõ ràng và dễ hiểu” thì 42% SV 
có ý kiến trung lập, 34% không đồng ý và rất không đồng ý, chỉ có 24% đồng ý và rất đồng ý; và câu hỏi: “Học trực 
tuyến cho phép nhanh chóng nhận được phản hồi và nhận xét từ GV và bạn học” cho kết quả 30% SV có ý kiến 
trung lập, 17% không đồng ý và 18% rất không đồng ý, chỉ có 21% đồng ý và 14% rất đồng ý. Kết quả này có thể 
do nền tảng học trực tuyến đang được sử dụng chưa phù hợp hoặc do kĩ năng của GV, SV trong dạy học trực tuyến 
chưa tốt, 
Bảng 1. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của dạy học trực tuyến 
TT Nội dung câu hỏi 
Rất không 
đồng ý (%) 
Không 
đồng ý 
(%) 
Trung lập 
(%) 
Đồng ý 
(%) 
Rất 
đồng ý 
(%) 
1 
Học trực tuyến vì đây là phương thức học tập 
bắt buộc tạm thời có điểm danh của trường 
13 15 31 19 22 
2 
Có đủ các nguồn lực (về hạ tầng kĩ thuật) để 
sử dụng học trực tuyến 
8 9 40 23 21 
3 
Có hiểu biết cần thiết (về học trực tuyến) để sử 
dụng học trực tuyến 
6 5 41 28 20 
4 
Có người (nhóm người) sẵn sàng hỗ trợ giải 
quyết các trục trặc khi học trực tuyến 
15 10 46 18 11 
5 
Học trực tuyến phức tạp một cách không cần 
thiết 
24 28 29 12 8 
6 
Các nền tảng học trực tuyến được tích hợp rất 
tốt với nhau 
14 12 39 24 11 
7 
Phần lớn mọi người sẽ học rất nhanh cách sử 
dụng nền tảng học trực tuyến 
10 12 31 31 16 
Kết quả ở bảng 1 cũng phù hợp với nhận định: hiệu quả của học trực tuyến phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn 
lực về hạ tầng kĩ thuật cho dạy học trực tuyến, đặc biệt trong giai đoạn đầu phải luôn có sự hỗ trợ để giải quyết những 
vấn đề xảy ra trong quá trình dạy học, kĩ năng dạy - học trực tuyến của GV và SV. 
Để đánh giá hiệu quả của học trực tuyến, có thể dựa trên kết quả khảo sát với nhóm câu hỏi về thái độ của SV 
đối với học trực tuyến: 
Bảng 2. Thái độ của SV đối với học trực tuyến 
TT Nội dung câu hỏi 
Rất không 
đồng ý (%) 
Không 
đồng ý 
(%) 
Trung lập 
(%) 
Đồng ý 
(%) 
Rất 
đồng ý 
(%) 
1 
Hài lòng và thoả mãn khi sử dụng hình thức 
học trực tuyến để học tập 
12 15 34 26 13 
2 Việc học trực tuyến thường xuyên thật là tuyệt 17 18 37 15 13 
3 
Việc học trực tuyến vừa tốt cho bản thân vừa 
tốt cho nhà trường 
18 17 33 18 14 
4 Học trực tuyến là một trải nghiệm dễ chịu 11 18 29 26 17 
5 
Học trực tuyến vì đây là phương thức học tập 
bắt buộc tạm thời có điểm danh của trường 
13 15 31 19 22 
Bảng 3. Tác động của học trực tuyến lên kết quả học tập 
TT Nội dung câu hỏi 
Rất không 
đồng ý (%) 
Không 
đồng ý 
(%) 
Trung lập 
(%) 
Đồng ý 
(%) 
Rất 
đồng ý 
(%) 
1 
Học trực tuyến giúp bản thân tiến bộ trong học 
tập 
24 16 39 17 5 
2 Học trực tuyến giúp nâng cao hiệu suất học tập 24 17 33 16 10 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 48-54 ISSN: 2354-0753 
53 
3 
Học trực tuyến giúp việc học tập dễ đạt hiệu 
quả hơn 
23 19 32 19 7 
4 
Học trực tuyến giúp tiết kiệm được nhiều thời 
gian và công sức trong việc triển khai học tập 
10 9 27 28 30 
Kết quả này cũng cho thấy SV chưa đánh giá cao hiệu quả của dạy học trực tuyến. Thực ra, kết quả này là phù hợp 
với hình thức triển khai dạy học trực tuyến 100% online hiện nay, SV bắt buộc phải nghe giảng như học trực tiếp, 
thậm chí không có bài giảng của GV để nghe lại thì chắc chắn không thể hiệu quả như được ngồi nghe giảng trực tiếp 
trên lớp. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả của nhóm câu hỏi về dự định học trực tuyến của SV ở bảng 4. 
Bảng 4. Dự định học trực tuyến của SV 
TT Nội dung câu hỏi 
Rất không 
đồng ý (%) 
Không 
đồng ý 
(%) 
Trung lập 
(%) 
Đồng ý 
(%) 
Rất 
đồng ý 
(%) 
1 Muốn sử dụng học trực tuyến thường xuyên hơn 25 18 27 18 12 
2 
Có kế hoạch sẽ tiếp tục học trực tuyến trong 
học kì tới 
38 13 24 16 9 
3 Khuyến nghị bạn bè tham gia học trực tuyến 33 10 30 18 9 
2.4. Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến hiện nay 
2.4.1. Về phía các trường đại học 
- Dạy học trực tuyến thường có hai phần, học theo thời gian thực và không theo thời gian thực, trong đó học 
không theo thời gian thực mới là phần chính của học trực tuyến. Vấn đề quản lí việc giảng dạy trong thời gian đó 
như thế nào để đảm bảo thực hiện đúng, có chất lượng, hiệu quả, nội dung dạy học theo quy định. Bởi vậy, các trường 
đại học phải ban hành những quy định cụ thể trong dạy học trực tuyến: có dạy học trực tuyến toàn phần không, học 
phí cho khoá học trực tuyến thế nào? vấn đề bản quyền bài giảng, Cần quy định thống nhất và đồng bộ một phần 
mềm dạy học trực tuyến an toàn, bảo mật, đảm bảo quá trình dạy học hiệu quả nhất. Thực hiện tổ chức đánh giá chất 
lượng dạy học trực tuyến của GV và kết quả học tập của SV. 
- Chuẩn bị đầy đủ về hạ tầng công nghệ đáp ứng dạy học trực tuyến gồm: đường truyền Internet, thiết bị học trực tuyến, 
hệ thống nền tảng phần mềm tích hợp tổng thể: giảng dạy trực tuyến, tương tác SV, cho phép SV trao đổi ý kiến của mình 
thông qua mạng, có thể trao đổi thông qua hệ thống Messenger, GV có thể chấm bài trực tuyến, trả bài trực tuyến, kiểm 
soát việc học của SV trực tuyến. Luôn có bộ phận hỗ trợ cho những GV và SV trong dạy học trực tuyến. 
- Tổ chức bồi dưỡng, huấn luyện kĩ năng dạy học trực tuyến cho đội ngũ GV để họ có thể sử dụng thành thạo nền 
tảng phần mềm được nhà trường sử dụng trong dạy học trực tuyến, để “dạy học trực tuyến trở thành nghề chứ không 
phải cứ đơn giản biết công nghệ là dạy được”. 
- Sử dụng hình thức dạy trực tuyến phù hợp với từng học phần, từng nội dung. Các học phần có thể chia nhỏ ra 
thành nhiều nội dung. Nội dung nào phù hợp với dạy học trực tuyến thì thực hiện dạy học trực tuyến để phát huy 
hiệu quả như: giảm áp lực về cơ sở vật chất (không cần phải có bàn ghế, trường lớp); tiết kiệm thời gian; giảm chi 
phí; tri thức được lan tỏa dễ dàng, Tuy nhiên, nội dung nào không phù hợp thì vẫn dạy học trực tiếp trên lớp hay 
kết hợp giữa trực tuyến và trực tiếp. 
- Sử dụng hình thức dạy trực tuyến phù hợp với nguyện vọng của SV. Mỗi SV là một cá thể, phương pháp học 
tập, điều kiện học tập (thiết bị học trực tuyến, việc tiếp cận mạng Internet,) rất khác nhau. Bởi vậy, có những học 
phần dạy học trực tuyến là phù hợp về nội dung giảng dạy nhưng lại không phù hợp với phương pháp học tập, điều 
kiện học tập của một số SV nên bên cạnh những lớp học trực tuyến đối với học phần này, nhà trường vẫn cần tổ chức 
lớp học trực tiếp đối với học phần đó để đáp ứng những nhu cầu đa dạng, khơi dậy được tinh thần, hứng thú học tập 
của SV, qua đó nâng cao chất lượng đào tạo. 
2.4.2. Về phía giảng viên 
GV phải chủ động tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng phương pháp sư phạm dạy trực tuyến để dạy học trực 
tuyến trở thành nghề. 
Bên cạnh những kiến thức được diễn đạt bằng nhiều phương tiện, cách thức dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông 
tin giúp việc giảng dạy đạt được hiệu quả cao hơn thì còn một bộ phận những kiến thức trừu tượng, phức tạp, khó 
mô phỏng. Vì vậy, ngoài việc thiết kế tích hợp những minh họa cho bài giảng, GV cũng cần đổi mới trong phương 
pháp giảng dạy để đạt hiệu quả cao nhất trong học trực tuyến. 
VJE Tạp chí Giáo dục, Số 489 (Kì 1 - 11/2020), tr 48-54 ISSN: 2354-0753 
54 
Cùng với đó, GV cũng cần tăng cường mối liên hệ, trao đổi với SV, hỗ trợ một phần nào đó cho SV cách tiếp 
cận với công nghệ mới, tăng hiệu quả giảng dạy. Để nâng cao chất lượng học tập của SV còn cần sự chung tay của 
GV trong việc đảm bảo hoạt động học tập bằng việc tăng tần suất tương tác giữa GV và SV trong giờ học. 
2.4.3. Về phía sinh viên 
Cần nâng cao ý thức học tập của SV vì đối với hình thức học trực tuyến thì tinh thần ham học hỏi, phát huy tính 
sáng tạo, luôn chủ động trong học tập, ý thức tự giác, trách nhiệm trong học tập của mỗi cá nhân SV là rất quan trọng, 
giúp các em có thể vượt qua những cám dỗ khi đứng trước một thiết bị điện tử hiện đại, có kết nối Internet. 
Đổi mới phương pháp học tập bằng cách SV chủ động thay đổi tốc độ học, khối lượng học cho phù hợp với bản 
thân, giảm căng thẳng và tăng hiệu quả học tập. Nâng cao thêm kiến thức thông qua những tài liệu của thư viện trực 
tuyến, các khoá học trực tuyến miễn phí trên Internet, giúp SV giảm chi phí học tập. 
3. Kết luận 
Dạy học trực tuyến (hay chuyển đổi số) trong giáo dục là một xu thế tất yếu. Theo Thông tư số 20/2020/TT-
BGDĐT quy định chế độ làm việc của GV đại học (có hiệu lực từ ngày 11/9/2020) thì lần đầu tiên dạy trực tuyến 
được công nhận như dạy trực tiếp (Bộ GD-ĐT, 2020). Theo đó, dạy học trực tuyến sẽ là một phần của hoạt động dạy 
học, không phải là biện pháp tình thế chỉ được áp dụng trong thời gian dịch bệnh như giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, 
để dạy học trực tuyến thực sự hiệu quả, cần có những biện pháp đồng bộ từ phía nhà trường, đặc biệt là đội ngũ GV 
và cả SV. Có như vậy, các trường đại học Việt Nam mới có thể hoàn thành được sứ mạng của mình là cung cấp 
nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay. 
Tài liệu tham khảo 
Adlakha, N., Mehta, M., Kaur, J., & Kocher, G. (2012). A Study into the Effects of e-Learning on Higher Education. 
IJCA Proceedings on National Workshop-Cum-Conference on Recent Trends in Mathematics and Computing 
2011 RTMC(15):16-18. 
Atkins, S. S. (2016). The 2016-2021 Worldwide Self-paced eLearning Market: The Global eLearning Market is in 
Steep Decline. Ambient Insight. 
Bộ GD-ĐT (2020). Thông tư số 20/2020/TT-BGDĐT ngày 20/7/2020 quy định chế độ làm việc của giảng viên cơ sở 
giáo dục đại học. 
Bùi Kiên Trung, Nguyễn Đức Hòa (2014). Sơ kết chương trình đào tạo từ xa theo phương thức E-learning. Kỉ yếu 
hội thảo khoa học “Sơ kết chương trình đào tạo từ xa NEU-EDUTOP theo phương thức E-learning”, Trường Đại 
học Kinh tế Quốc dân. 
Gurmak Singh, John O’Donoghue & Harvey Worton (2005). A Study into the Effects of eLearning on Higher 
Education. Journal of University Teaching & Learning Practice, 2(1), 14-24. 
Lê Huy Hoàng (2011). E-learning và ứng dụng trong dạy học. NXB Đại học Sư phạm. 
Means, B. Toyama, Y. Murphy, R., Bakia, M., & Jones, K. (2009). Evaluation of Evidence-Based Practices in Online 
Learning: A Meta-Analysis and Review of Online Learning Studies. Available from the U.S. Department of 
Education at https://files.eric.ed.gov/fulltext/ED505824.pdf. 
Nguyễn Thị Bạch Tuyết (2014). E-learning - Xu thế đào tạo tất yếu trong nền kinh tế tri thức. Kỉ yếu hội thảo khoa 
học “Sơ kết chương trình đào tạo từ xa NEU-EDUTOP theo phương thức E-learning”, Trường Đại học Kinh tế 
Quốc dân. 
Parker, A. (1997). A Distance Education How-To Manual: Recommendation from the field. Educational Technology 
Review, 8, 7-10. 
Vũ Hữu Đức (2017). Nghiên cứu về phương thức học tập, đào tạo dựa trên công nghệ thông tin (E-Learning) trong 
giáo dục đại học và đào tạo trực tuyến mở dành cho đại chúng MOOCs (Massive Online Open Courses): Kinh 
nghiệm thế giới và ứng dụng tại Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp quốc gia, mã số KHGD/16-20.ĐT.043, 
Trường Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh. 
Vũ Quý Phan, Lương Thiện Quang (2020). Học tập trực tuyến của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội hiện nay - thực 
trạng và giải pháp. Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên, mã số LLCT.05, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. 
Willis, B. (1995). Distance Education at a Glance. University of Idaho Engineering Outreach. 
Zandberg, I. & Lewis, L. (2008). Technology-Based Distance Education Courses for Public Elementary and 
Secondary Schools: 2002-03 and 2004-05. National Center for Education Statistics, Institute of Education 
Sciences, U.S. Department of Education. Washington, DC.

File đính kèm:

  • pdfday_hoc_truc_tuyen_cho_sinh_vien_nghien_cuu_truong_hop_sinh.pdf