Dạy học âm nhạc cho học sinh Tiểu học theo hướng phát triển năng lực

Trí thông minh của con người được bộc lộ qua từ vựng - ngôn ngữ, suy luận - toán học, thị

giác - không gian và âm nhạc là một trong những trí thông minh độc đáo của con người. Âm

nhạc là biểu hiện của những suy nghĩ, cảm xúc điển hình cho sự sáng tạo của con người. Âm nhạc

là một dạng hình thái của văn hóa và di sản. Âm nhạc luôn đóng vai trò quan trọng trong các sự

kiện chính của cuộc sống con người.

Âm nhạc quan trọng và có ảnh hưởng lớn đối với nền tảng giáo dục của mỗi đứa trẻ. Mỗi

tác phẩm, kiến thức âm nhạc đều chứa đựng những giá trị thẩm mỹ, lịch sử và văn hóa. Bởi vậy,

âm nhạc không thể tách rời khỏi nền văn hóa và là một phần không thể thiếu được trong giáo dục.

Giáo dục âm nhạc trong trường học mang lại cho học sinh những giá trị tích cực trong học tập, phát

triển các kỹ năng tư duy phê phán. Âm nhạc phát triển ở học sinh năng lực giải quyết vấn đề và nỗ

lực hợp tác. Giáo dục âm nhạc là một lĩnh vực nghiên cứu gắn liền với việc dạy và học âm nhạc.

Dạy học âm nhạc là một khoa học tổng hợp, nó bao gồm tất cả các lĩnh vực học tập như:

tâm lý, nhận thức và đặc biệt là cảm xúc. Dạy học âm nhạc ở bậc học phổ thông được coi là một

thành phần cơ bản trong giáo dục văn hóa và hành vi con người. Mỗi quốc gia, mỗi nền giáo dục

trên thế giới có thể lựa chọn những phương pháp dạy học âm nhạc khác nhau tùy thuộc vào nền

kinh tế, lịch sử và chính trị ở đó.

Dạy học âm nhạc cho học sinh Tiểu học theo hướng phát triển năng lực trang 1

Trang 1

Dạy học âm nhạc cho học sinh Tiểu học theo hướng phát triển năng lực trang 2

Trang 2

Dạy học âm nhạc cho học sinh Tiểu học theo hướng phát triển năng lực trang 3

Trang 3

Dạy học âm nhạc cho học sinh Tiểu học theo hướng phát triển năng lực trang 4

Trang 4

Dạy học âm nhạc cho học sinh Tiểu học theo hướng phát triển năng lực trang 5

Trang 5

Dạy học âm nhạc cho học sinh Tiểu học theo hướng phát triển năng lực trang 6

Trang 6

Dạy học âm nhạc cho học sinh Tiểu học theo hướng phát triển năng lực trang 7

Trang 7

Dạy học âm nhạc cho học sinh Tiểu học theo hướng phát triển năng lực trang 8

Trang 8

Dạy học âm nhạc cho học sinh Tiểu học theo hướng phát triển năng lực trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 11240
Bạn đang xem tài liệu "Dạy học âm nhạc cho học sinh Tiểu học theo hướng phát triển năng lực", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Dạy học âm nhạc cho học sinh Tiểu học theo hướng phát triển năng lực

Dạy học âm nhạc cho học sinh Tiểu học theo hướng phát triển năng lực
 Tạp chí Khoa học - Trường ĐH Quy Nhơn, ISSN: 1859-0357, Tập 13, SốTập 2, 2019, 13, Số Tr. 2, 73-81 2019
 DẠY HỌC ÂM NHẠC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC 
 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC
 PHẠM THỊ THU HÀ
 Khoa Giáo dục Tiểu học và Mầm non, Trường Đại học Quy Nhơn
 TÓM TẮT
 Âm nhạc là một trong những trí thông minh sẵn có của con người. Âm nhạc luôn gắn với nền văn hóa 
và là một phần thiết yếu trong giáo dục của mỗi đứa trẻ. Trong thực tế, chương trình giáo dục phổ thông 
đã dạy âm nhạc cho tất cả học sinh, bắt đầu ở bậc tiểu học. Tri thức của nhân loại phát triển và đổi mới 
nhanh chóng, phương pháp dạy học thông báo kiến thức sẽ không còn phù hợp nữa. Vậy nên, dạy học âm 
nhạc cho học sinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực là điều tất yếu và cần làm ngay. 
 Từ khóa: Dạy học âm nhạc, dạy âm nhạc cho học sinh tiểu học, phát triển năng lực. 
 ABSTRACT
 Teaching music to primary students in the direction of capacity development
 Music is one of the human’s available intelligence. Music is always associated with culture and is 
an essential part of every child’s education. In fact, the general eduation has taught music to all students, 
which starts at the primary education. The knowledge of humankind develops and innovates rapidly, so 
teaching methods of knowledge notification will no longer be appropriate. Therefore, teaching music to 
primary students in the direction of capacity development is indispensable and should be done immediately. 
 Keywords: Teaching music, teaching music to elementary students, capacity development. 
1. Mở đầu
 Trí thông minh của con người được bộc lộ qua từ vựng - ngôn ngữ, suy luận - toán học, thị 
giác - không gian và âm nhạc là một trong những trí thông minh độc đáo của con người. Âm 
nhạc là biểu hiện của những suy nghĩ, cảm xúc điển hình cho sự sáng tạo của con người. Âm nhạc 
là một dạng hình thái của văn hóa và di sản. Âm nhạc luôn đóng vai trò quan trọng trong các sự 
kiện chính của cuộc sống con người. 
 Âm nhạc quan trọng và có ảnh hưởng lớn đối với nền tảng giáo dục của mỗi đứa trẻ. Mỗi 
tác phẩm, kiến thức âm nhạc đều chứa đựng những giá trị thẩm mỹ, lịch sử và văn hóa. Bởi vậy, 
âm nhạc không thể tách rời khỏi nền văn hóa và là một phần không thể thiếu được trong giáo dục. 
Giáo dục âm nhạc trong trường học mang lại cho học sinh những giá trị tích cực trong học tập, phát 
triển các kỹ năng tư duy phê phán. Âm nhạc phát triển ở học sinh năng lực giải quyết vấn đề và nỗ 
lực hợp tác. Giáo dục âm nhạc là một lĩnh vực nghiên cứu gắn liền với việc dạy và học âm nhạc.
 Dạy học âm nhạc là một khoa học tổng hợp, nó bao gồm tất cả các lĩnh vực học tập như: 
tâm lý, nhận thức và đặc biệt là cảm xúc. Dạy học âm nhạc ở bậc học phổ thông được coi là một 
*Email: phamthithuha@qnu.edu.vn
Ngày nhận bài: 13/11/2018; Ngày nhận đăng: 14/3/2019
 73
Phạm Thị Thu Hà
thành phần cơ bản trong giáo dục văn hóa và hành vi con người. Mỗi quốc gia, mỗi nền giáo dục 
trên thế giới có thể lựa chọn những phương pháp dạy học âm nhạc khác nhau tùy thuộc vào nền 
kinh tế, lịch sử và chính trị ở đó. 
 Ở nước ta, âm nhạc là một nội dung được đưa vào giảng dạy trong chương trình giáo dục 
phổ thông - bậc tiểu học. Dạy học âm nhạc ở bậc học tiểu học là bước khởi đầu giúp cho học sinh 
tiếp cận với một lĩnh vực khoa học - nghệ thuật âm nhạc. Dạy học âm nhạc ở bậc học tiểu học về 
cơ bản đã đạt được những mục tiêu nhất định, góp phần hình thành và phát triển nhân cách toàn 
diện cho học sinh. 
 Thế kỷ 21, với nhiều thách thức và mang đến cho học sinh những trải nghiệm trong học tập. 
Dạy học âm nhạc cho học sinh tiểu học đã có những thay đổi theo hướng tích cực từ quan điểm, 
nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy nhằm phát triển tối đa năng lực của học sinh. 
Dạy học âm nhạc theo hướng phát triển năng lực cho học sinh tiểu học chính là giúp cho các em 
một quan điểm hiện đại về kiến thức, kỹ năng và thái độ của cá nhân đối với nghệ thuật âm nhạc.
2. Nội dung 
2.1. Giáo dục âm nhạc cho học sinh tiểu học
2.1.1. Vai trò của giáo dục âm nhạc 
 Âm nhạc có thể được tìm thấy trong mọi nền văn hóa trên toàn thế giới. Âm nhạc có vai 
trò quan trọng trong đời sống của trẻ em nói riêng và con người nói chung. Âm nhạc có nhiều lợi 
ích thiết thực đối với trẻ như: góp phần vào sự phát triển của ngôn ngữ, toán học, kỹ năng khoa 
học và thành tích học tập chung; Âm nhạc phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo; Âm nhạc phát 
triển tính tích cực, sáng tạo, kỷ luật và kỹ năng xã hội; Âm nhạc phát triển nhận thức và biểu hiện 
thẩm mỹ; Âm nhạc phát triển những đặc trưng tâm lý; Âm nhạc mang lại lợi ích cho cộng đồng, 
cá nhân và nhân loại Trẻ em học âm nhạc sẽ có vốn từ vựng phong phú và kỹ năng đọc nâng 
cao hơn so với những trẻ không tham gia vào các bài học âm nhạc. Hầu hết mọi trẻ em đều bị 
cuốn hút bởi âm nhạc. 
 Giáo dục âm nhạc cho trẻ em có thể tiến hành trong nhà trường, cũng có thể thông qua 
những tình huống trải nghiệm hoạt động âm nhạc ngoài xã ... a tên cho bản nhạc không lời, tưởng tượng ra nội dung của bản nhạc; Biết 
làm dụng cụ học tập âm nhạc đơn giản theo hướng dẫn của giáo viên.[2]
 Để đáp ứng những mục tiêu, yêu cầu của môn Âm nhạc trong chương trình đề ra, mỗi giáo 
viên cần nâng cao chất lượng chuyên môn, đổi mới phương pháp và tận tâm với nghề. 
2.3. Một số lưu ý khi dạy học môn Âm nhạc theo hướng phát triển năng lực cho học sinh
 Dạy học phát triển năng lực không còn chỉ là truyền đạt, cung cấp thông tin mà chủ yếu là 
khả năng tìm, quản lý thông tin và xử lý thông tin thành sản phẩm có ý nghĩa trong học tập và đời 
sống. Phát triển năng lực đáp ứng nhu cầu xã hội, giáo dục và đào tạo theo định hướng phát triển 
năng lực là xu hướng hiện đại. Phát triển năng lực cần dựa trên cơ sở phát triển các thành phần 
(kiến thức, kỹ năng, thái độ) trong đó phải thực hành, huy động tổng hợp các thành phần trong 
các tình huống đa dạng từ đó mà năng lực được hình thành, phát triển.[7]
 Dạy học âm nhạc trước đây, học sinh ở vị trí “lắng nghe” phần lớn thời gian của bài học âm 
nhạc. Học sinh lắng nghe lời giải thích, hướng dẫn bằng lời nói hoặc ca hát của giáo viên. Nhưng, 
dạy học âm nhạc mới hiện nay, phát triển năng lực sẽ không còn tình trạng học sinh thụ động và 
làm theo hướng dẫn của giáo viên trong các bài học âm nhạc. Quá trình dạy học âm nhạc nhằm 
hình thành, rèn luyện, phát triển năng lực cá nhân tất yếu phải đưa cá nhân vào tham gia các hoạt 
động âm nhạc. 
 Dạy học âm nhạc phát triển năng lực có nghĩa là giúp học sinh: học âm nhạc, hiểu âm nhạc, 
sử dụng và sáng tạo âm nhạc. Đồng thời, qua âm nhạc phát triển tối đa các phẩm chất và năng lực 
của học sinh tiểu học. 
2.3.1. Dạy học âm nhạc theo hướng “học sinh làm trung tâm”
 Dạy học theo hướng “học sinh làm trung tâm” có thể coi là dạy học tập trung phát triển 
phẩm chất và năng lực của người học. Dạy học tập trung vào học sinh luôn đặt lợi ích của học sinh 
 77
Phạm Thị Thu Hà
lên hàng đầu, thừa nhận lấy học sinh là trung tâm cho việc tổ chức học tập. Trong một lớp học tập 
trung vào học sinh, thường là học sinh sẽ chọn những gì muốn học, cách học và cách đánh giá việc 
học của chính họ. Dạy học tập trung vào học sinh không có trong giáo dục truyền thống mà phù 
hợp với hướng dạy học phát triển năng lực của học sinh hiện nay. Việc lấy “học sinh làm trung 
tâm” yêu cầu học sinh phải và trở thành những người tham gia tích cực, có trách nhiệm trong việc 
học tập và tự quyết định tốc độ học tập của chính mình. 
 Thực chất, dạy học tập trung vào học sinh là nhận ra điểm khác biệt trong mỗi học sinh. 
Muốn vậy, giáo viên cần tìm hiểu kỹ về trình độ, đặc điểm và khả năng riêng biệt của mỗi học 
sinh. Giáo viên hướng dẫn học tập cho từng cá nhân, dựa trên đặc điểm riêng biệt để có thể phát 
triển tối đa năng lực của học sinh.
 Dạy học âm nhạc cho học sinh tiểu học trước hết phải xác định mục tiêu hướng tới đó là: 
tập trung vào khả năng âm nhạc và phát triển năng lực học sinh lứa tuổi tiểu học. Trong lớp học 
âm nhạc, tập trung vào học sinh có nghĩa là phải chú ý tới phong cách học tập âm nhạc và lợi ích 
cụ thể của học sinh sau khi học âm nhạc. 
 Dạy âm nhạc theo hướng “học sinh làm trung tâm” ở bậc tiểu học là cách dạy có thể phát 
huy tối đa năng lực chung và năng lực âm nhạc của mỗi học sinh. Mỗi học sinh khác nhau sẽ có 
trình độ, kỹ năng và nhu cầu âm nhạc khác nhau. Vậy nên, trước hết giáo viên phải tìm hiểu khả 
năng, năng lực âm nhạc sẵn có của học sinh, từ đó đặt ra nhiệm vụ học tập âm nhạc và yêu cầu cần 
đạt phù hợp với từng em. Kiến thức, kỹ năng âm nhạc đặt ra cho học sinh lý tưởng nhất là không 
quá khó nhưng cũng không quá đơn giản. Nếu giáo viên đặt ra yêu cầu cao và khó thực hiện ngay 
từ đầu sẽ khiến cho học sinh chán nản, không có động lực để hoàn thành bài học. 
 Giáo viên hướng dẫn học sinh học theo sự khác biệt của cá nhân bằng cách lập các góc học 
tập âm nhạc như: góc nghe nhạc, góc xem video, góc chơi nhạc cụ học sinh tham gia lần lượt 
các góc và ở đó các em sẽ được rèn luyện và hình thành năng lực âm nhạc. Học sinh tiểu học tiếp 
cận với âm nhạc một cách tự nhiên, tùy theo khả năng mỗi em sẽ có một cách tiếp cận với âm 
nhạc khác nhau. Vậy nên, đồng thời vừa phát triển năng lực âm nhạc có sẵn, vừa bổ khuyết những 
năng lực chưa có sẵn.
 Dạy học âm nhạc “học sinh làm trung tâm” không chỉ quan tâm sự khác biệt của từng học 
sinh mà giáo viên cũng cần khuyến khích học sinh giao tiếp, hợp tác với nhau. Trong lớp học âm 
nhạc, các em học sinh có khá nhiều cơ hội để tương tác, hợp tác với nhau như: hoạt động âm nhạc 
theo nhóm, biểu diễn cá nhân, trao đổi kiến thức âm nhạc trong lớp học dưới sự hướng dẫn của 
giáo viên... Âm nhạc vốn đã có sự giao hòa giữa người biểu diễn và người thưởng thức. Trường 
hợp học sinh cá biệt khả năng âm nhạc không tốt, sẽ tự tin hơn khi được hợp tác với bạn. Những 
bài học âm nhạc ở trên lớp có thể trở thành chủ đề trò chuyện ngoài lớp học.
 Giáo viên cần thành lập các nhóm âm nhạc trong lớp sau khi đã xem xét mức độ kiến thức, 
kỹ năng âm nhạc của học sinh. Học sinh tham gia nhóm âm nhạc sẽ có điều kiện để phát triển năng 
lực âm nhạc và nhóm năng lực chung. 
 Dạy học phát triển năng lực âm nhạc, tập trung vào học sinh cần tạo điều kiện để cho các 
em được trải nghiệm trực tiếp với âm nhạc. Hoạt động trải nghiệm âm nhạc cần dựa trên nguyên 
tắc “hình xoắn ốc” đi từ đơn giản đến phức tạp. Quá trình trải nghiệm âm nhạc sẽ thúc đẩy phát 
triển các năng lực thành phần như: hiểu biết âm nhạc, xúc cảm âm nhạc, phân tích và đánh giá âm 
78
 Tập 13, Số 2, 2019
nhạc, sáng tạo và ứng dụng âm nhạc. Giáo viên hướng dẫn học sinh cùng trải nghiệm âm nhạc, 
theo 3 bước sau:
 Bước 1: Lắng nghe.
 Lắng nghe là một phần tất yếu và yêu cầu quan trọng trong giáo dục âm nhạc. Giáo viên 
cùng với học sinh lắng nghe các tác phẩm âm nhạc ở các phong cách, thời kỳ khác nhau. Các tác 
phẩm âm nhạc này có thể quen hay không quen, tác phẩm cổ điển hay hiện đại, tác phẩm trong 
nước hay nước ngoài... 
 Bước 2: Phản ứng.
 Sau khi đã lắng nghe tác phẩm âm nhạc, ở học sinh đã xuất hiện phản ứng với âm nhạc. 
Phản ứng này có thể được biểu hiện qua biểu hiện trên ánh mắt, nét mặt hoặc cử động của cơ thể. 
Tuy nhiên, giáo viên vẫn cần khơi gợi và tập trung sự chú ý của học sinh về âm nhạc bằng các câu 
hỏi như: “Nó đến từ đâu?”; “Bạn nghe thấy nhạc cụ nào?”; “Âm nhạc nói gì?”; “Âm nhạc làm bạn 
cảm thấy thế nào?”; “Âm nhạc nhanh hay chậm? Tại sao?” Sau đó hãy cho học sinh lắng nghe 
và nhắc lại! Khuyến khích học sinh nói về phản ứng của họ với những bản nhạc. Với những phản 
ứng sau khi lắng nghe tác phẩm âm nhạc, học sinh bộc lộ năng lực về kiến thức, hiểu biết và xúc 
cảm âm nhạc. Khi học sinh nói về phản ứng của chúng đối với những bản nhạc là thời điểm năng 
lực phân tích, đánh giá âm nhạc được hình thành và phát triển.
 Bước 3: Biểu diễn.
 Bản chất của âm nhạc đòi hỏi nó phải được biểu diễn hoặc chia sẻ với khán giả. Quá trình 
biểu diễn, chia sẻ tác phẩm âm nhạc đòi hỏi phải có sự sáng tạo. Giáo viên phải tạo ra các chương 
trình biểu diễn, thực hiện các tiết mục trình diễn hoàn chỉnh để đảm bảo học sinh có trải nghiệm 
tốt. Một buổi biểu diễn thành công sẽ khiến học sinh có hứng thú và động lực lớn hơn để chủ động 
tham gia biểu diễn ở cấp độ lớn hơn, khó hơn. Hơn thế, tham gia biểu diễn là tham gia vào quá 
trình sáng tạo bản nhạc theo cảm xúc mà học sinh có được. Từ đó, học sinh có thể ứng dụng âm 
nhạc vào trong đời sống thực tiễn và tự tin, độc lập hơn trong trải nghiệm âm nhạc.
2.3.2. Thái độ tích cực và khả năng ứng dụng công nghệ của giáo viên âm nhạc
 Lớp học âm nhạc ở thế kỷ 21 phải là lớp học sống động. Để có một lớp học âm nhạc sống 
động thì mỗi giáo viên âm nhạc cần có thái độ tích cực, lạc quan, luôn sẵn sàng đàn hoặc hát cả 
ngày và mỗi ngày. Giáo viên âm nhạc có thể chơi nhạc cụ cơ bản, đọc nhạc và hát. Giáo viên âm 
nhạc có thể tổ chức dạy học và phát triển năng lực cho học sinh theo chương trình âm nhạc. Giáo 
viên âm nhạc cũng phải sẵn sàng khám phá hàng loạt các thể loại âm nhạc khác nhau với mọi lứa 
tuổi. Không chỉ trong lớp học, giáo viên cũng phải luôn sẵn sàng chia sẻ với học sinh về âm nhạc 
hoặc những vấn đề giáo dục khác ngoài lớp học. Hãy để thái độ tích cực của giáo viên lan tỏa và 
ảnh hưởng lên học sinh, học sinh sẽ cảm nhận được tâm trạng của giáo viên và học tập tốt hơn 
bình thường. Thái độ tích cực của giáo viên còn được thể hiện ở trong việc chủ động lên kế hoạch 
dạy học, tham gia hoạt động âm nhạc trong cộng đồng ngoài trường học. 
 Dạy học âm nhạc thời kỳ 4.0 đòi hỏi ở giáo viên âm nhạc phải nhạy bén hơn với công nghệ 
thông tin. Giáo viên âm nhạc không chỉ là ca sĩ, nhạc sĩ mà còn là chuyên gia công nghệ ở lĩnh 
vực âm nhạc. Thông qua các phương tiện kỹ thuật số, thông qua máy tính và internet, giáo viên 
có thể học hỏi để trở thành nhà sản xuất âm nhạc. Điều này khiến cho những nhiệm vụ “bất khả 
 79
Phạm Thị Thu Hà
thi” lại là “khả thi”. Trước đây, giáo viên không thể hoặc rất khó để tự viết những bản nhạc điện 
tử, sản xuất một đĩa nhạc, video âm nhạc thì giờ đây đã trở nên dễ dàng hơn nhờ sự phát triển của 
khoa học kỹ thuật. 
 Những phần trình diễn của học sinh có thể được thu âm hoặc làm video để các em kiểm 
nghiệm lại những gì mình đã trình diễn. Hoạt động âm nhạc được thu âm, biểu diễn trực tiếp là 
những cách giúp mình và mọi người cùng trải nghiệm âm nhạc. Giáo viên có thể biến buổi trình 
diễn của lớp thành một chương trình biểu diễn trực tiếp bằng cách “live stream” cho cha mẹ học 
sinh hoặc bạn bè của các em thưởng thức. Vậy nên, hãy phát triển năng lực của học sinh bằng 
cách khuyến khích các em sáng tạo âm nhạc của riêng mình thông qua việc ghi âm và chia sẻ nó. 
Tuy nhiên, giáo viên cũng cần có những hướng dẫn cần thiết để giúp học sinh nhận ra khả năng 
sáng tạo của họ.
 Học sinh tiểu học hiện nay được tiếp xúc và sử dụng phương tiện, đồ dùng công nghệ số 
từ rất sớm. Công nghệ số là một nguồn tài nguyên vô tận và hữu ích cho giáo dục ở mọi cấp học, 
mọi môn học. Âm nhạc là lĩnh vực lý tưởng cho việc sử dụng công nghệ số trong lớp học. Giáo 
viên sử dụng thiết bị công nghệ một cách hợp lý và thông minh sẽ làm cho việc dạy học hiệu quả 
hơn nhiều. Hiện nay, nhiều lớp học được trang bị tivi kết nối internet, giáo viên có thể sử dụng 
ứng dụng và YouTube hoặc các trang web video khác hỗ trợ giảng dạy. Việc được xem video có 
thể giúp học sinh nhớ bài học tốt hơn so với việc chỉ nghe mà không có hình ảnh...
2.3.3. Đa dạng hóa các dạng sách, học liệu âm nhạc
 Dạy học phát triển năng lực dựa trên cơ sở đặc điểm riêng biệt của từng học sinh để phát 
triển. Bên cạnh đó, sách và tài liệu học tập cũng cần phải đa dạng hóa để người dạy và người học 
có thể lựa chọn theo sự khác biệt có sẵn. 
 Sách học là nguồn học liệu chính thống được giáo viên dùng để giảng dạy. Đặc điểm tình 
hình kinh tế - văn hóa và xã hội của mỗi vùng miền là khác nhau, vậy nên cần có nhiều bộ sách 
khác nhau để có thể phát huy tối đa những ưu điểm và bổ sung những thiếu sót của thực tiễn. 
 Trong dạy học âm nhạc, không chỉ là kiến thức mà còn cả kỹ năng sử dụng và biểu diễn 
nhạc cụ. Nhạc cụ là một loại học liệu cần có để dạy cho học sinh tiểu học. Việt Nam là một quốc 
gia mà có rất nhiều loại nhạc cụ dân tộc truyền thống đặc sắc, tính năng sử dụng từ đơn giản đến 
phức tạp. Vậy nên, không nhất thiết chỉ dạy một loại nhạc cụ cho tất cả học sinh trong cả nước, 
trong khi bản thân các em, văn hóa mỗi vùng miền đã có sự khác biệt. Vậy nên, phát huy và sử 
dụng hữu ích sự khác biệt về năng lực chơi nhạc cụ trong mỗi giáo viên âm nhạc để lựa chọn nhạc 
cụ sẽ dạy cho học sinh.
 Ngoài ra, cần sự thay đổi về cấu trúc lớp học âm nhạc để đạt hiệu quả cao hơn trong dạy 
học âm nhạc. Không gian lớp học cần phù hợp với nội dung dạy học, phù hợp với các hoạt động 
trải nghiệm âm nhạc của học sinh 
3. Kết luận
 Thế kỷ 21 với nhiều thách thức, đòi hỏi thế hệ công dân mới của đất nước phải chủ động để 
hội nhập và phát triển. Qua nhiều lần cải cách, giáo dục nước ta đã có những đổi mới có tính định 
hướng phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, văn hóa và xã hội.
80
 Tập 13, Số 2, 2019
 Dạy học âm nhạc phát triển năng lực cho học sinh tiểu học là bước chuyển tất yếu để đáp 
ứng mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - môn Âm nhạc ở bậc tiểu học. Hướng 
dạy học này tạo sự chủ động trong tiếp cận tri thức âm nhạc của nhân loại. Từ đó, học sinh có 
thể hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần thiết để khẳng định vị trí của mình 
trong xã hội. 
 Dạy học âm nhạc phát triển năng lực cho học sinh tiểu học phải bắt đầu từ nguồn “năng 
lượng” tốt của giáo viên âm nhạc. Nguồn “năng lượng” tốt của giáo viên âm nhạc chính là thái độ 
tích cực, năng lực âm nhạc, năng lực sư phạm của giáo viên. Đồng thời, giáo viên phải luôn nhạy 
bén với công nghệ thông tin, nắm bắt nhanh các xu hướng dạy học âm nhạc hiện đại. 
 Dạy học âm nhạc phát triển năng lực cho học sinh có thành công hay không phần lớn phụ 
thuộc vào giáo viên. Đổi mới, thay đổi tư duy trong giáo dục cần tiến hành với tất cả các bậc học 
từ bậc học mầm non cho tới các bậc đại học. Vậy nên, các trường sư phạm cũng phải xây dựng 
chương trình đào tạo giáo viên âm nhạc theo định hướng phát triển năng lực. Dạy học theo hướng 
phát triển năng lực cần đồng bộ từ giảng viên các trường sư phạm đến giáo viên phổ thông, để đáp 
ứng Chương trình giáo dục phổ thông mới, đáp ứng công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền 
giáo dục Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.[3]
 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông 2000 - môn Âm nhạc, Website:
 moet.gov.vn/chuong-trinh-gdpt-hien-hanh/chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-cap-tieu-hoc-4542.
 html, (2003). 
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể - môn Âm nhạc. 
 Website: 
 thao-chuong-trinh-mon-am-nhac-4612.html, (2018). 
3. Đặng Văn Đức, Đổi mới chương trình đào tạo giáo viên theo định hướng phát triển năng lực, Tạp 
 chí khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội, Vol 8, số 8A, tr. 60-68, (2016). 
4. Hồ Ngọc Khải, So sánh chương trình giáo dục âm nhạc của Việt Nam và Hoa Kỳ, những đề xuất cho 
 đổi mới giáo dục, Website:
 DUC-AM-NHAC-O-CAC-NUOC, (2013).
5. Nguyễn Minh Toàn, Nguyễn Hoành Thông, Nguyễn Đắc Quỳnh, Âm nhạc và phương pháp dạy học 
 âm nhạc (giáo trình đào tạo giáo viên tiểu học), Nxb Giáo dục, tr. 6, (2000). 
6. Lê Anh Tuấn, Phân tích một vài định hướng đổi mới giáo dục âm nhạc ở trường phổ thông Việt Nam. 
 Website:
 GIAO-DUC-AM-NHAC/Phan-tich-mot-vai-dinh-huong-doi-moi-giao-duc-Am-nhac-o-truong-
 pho-thong-Viet-Nam-933, (2016). 
7. Nguyễn Hải Thập và các tác giả, Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên chính 
 hạng II, Nxb Giáo dục Việt Nam, tr. 325, (2017). 
8. Student-centred learning, Website: https://en.wikipedia.org/wiki/Student-centred_learning.
 81

File đính kèm:

  • pdfday_hoc_am_nhac_cho_hoc_sinh_tieu_hoc_theo_huong_phat_trien.pdf