Đầu tư và hiệu quả đầu tư nuôi tôm ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Để đánh giá thực trạng đầu tư và hiệu quả nuôi tôm, nghiên cứu tiến hành khảo sát 50 hộ ở 2 xã

thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các hộ nuôi tôm chỉ

tiến hành đầu tư cải tạo ao nuôi và không có tiến hành đầu tư ao mới. Chi phí đầu tư ban đầu cho ao nuôi

diện tích 445 m2 với hình thức thâm canh là 500 triệu đồng và là khoản chi phí lớn đối với hộ nuôi. Chi phí

dự kiến đầu tư sửa chữa ao hồ trong giai đoạn 2018-2023 là 39,1 triệu đồng/ha và 97,8 triệu đồng/ha đối

với hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh. Hiệu quả kinh tế của vụ nuôi năm 2017 và hiệu quả đầu

tư cho thấy hình thức thâm canh đem lại nhiều lợi nhuận hơn so với hình thức nuôi bán thâm canh. Giá trị

hiện tại ròng của hình thức nuôi thâm canh gấp 2,26 lần so với hình thức bán thâm canh và thu nhập bình

quân hàng năm của hình thức nuôi thâm canh gấp 3 lần hình thức nuôi bán thâm canh. Để nâng cao hiệu

quả nuôi tôm, cơ quan chính quyền địa phương cần phải khuyến khích các hộ nuôi đảm bảo vệ sinh

nguồn nước, hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư, sử dụng vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng

kỹ thuật phục vụ nuôi tôm. Các hộ nuôi nên chuyển đổi hình thức nuôi từ bán thâm canh sang hình thức

nuôi thâm canh, nâng cao kỹ thuật cho người nuôi thông qua các đợt tập huấn về kỹ thuật, thị trường và

tổ chức sản xuất.

Đầu tư và hiệu quả đầu tư nuôi tôm ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 1

Trang 1

Đầu tư và hiệu quả đầu tư nuôi tôm ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 2

Trang 2

Đầu tư và hiệu quả đầu tư nuôi tôm ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 3

Trang 3

Đầu tư và hiệu quả đầu tư nuôi tôm ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 4

Trang 4

Đầu tư và hiệu quả đầu tư nuôi tôm ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 5

Trang 5

Đầu tư và hiệu quả đầu tư nuôi tôm ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 6

Trang 6

Đầu tư và hiệu quả đầu tư nuôi tôm ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 7

Trang 7

Đầu tư và hiệu quả đầu tư nuôi tôm ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 8

Trang 8

Đầu tư và hiệu quả đầu tư nuôi tôm ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 9

Trang 9

Đầu tư và hiệu quả đầu tư nuôi tôm ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 13 trang Trúc Khang 10/01/2024 1480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Đầu tư và hiệu quả đầu tư nuôi tôm ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đầu tư và hiệu quả đầu tư nuôi tôm ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đầu tư và hiệu quả đầu tư nuôi tôm ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế
 Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển; ISSN 2588–1205 
Tập 127, Số 5A, 2018, Tr. 39–51; DOI: 10.26459/hueuni-jed.v127i5A.4854 
* Liên hệ: ngvtoan@hueuni.edu.vn 
Nhận bài: 19–06–2018; Hoàn thành phản biện: 04–07–2018; Ngày nhận đăng: 17–7–2018 
ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ NUÔI TÔM Ở HUYỆN 
QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 
Nguyễn Văn Toàn*, Lê Nữ Minh Phương 
Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế, 99 Hồ Đắc Di, Huế, Việt Nam 
Tóm tắt: Để đánh giá thực trạng đầu tư và hiệu quả nuôi tôm, nghiên cứu tiến hành khảo sát 50 hộ ở 2 xã 
thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các hộ nuôi tôm chỉ 
tiến hành đầu tư cải tạo ao nuôi và không có tiến hành đầu tư ao mới. Chi phí đầu tư ban đầu cho ao nuôi 
diện tích 445 m2 với hình thức thâm canh là 500 triệu đồng và là khoản chi phí lớn đối với hộ nuôi. Chi phí 
dự kiến đầu tư sửa chữa ao hồ trong giai đoạn 2018-2023 là 39,1 triệu đồng/ha và 97,8 triệu đồng/ha đối 
với hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh. Hiệu quả kinh tế của vụ nuôi năm 2017 và hiệu quả đầu 
tư cho thấy hình thức thâm canh đem lại nhiều lợi nhuận hơn so với hình thức nuôi bán thâm canh. Giá trị 
hiện tại ròng của hình thức nuôi thâm canh gấp 2,26 lần so với hình thức bán thâm canh và thu nhập bình 
quân hàng năm của hình thức nuôi thâm canh gấp 3 lần hình thức nuôi bán thâm canh. Để nâng cao hiệu 
quả nuôi tôm, cơ quan chính quyền địa phương cần phải khuyến khích các hộ nuôi đảm bảo vệ sinh 
nguồn nước, hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư, sử dụng vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng 
kỹ thuật phục vụ nuôi tôm. Các hộ nuôi nên chuyển đổi hình thức nuôi từ bán thâm canh sang hình thức 
nuôi thâm canh, nâng cao kỹ thuật cho người nuôi thông qua các đợt tập huấn về kỹ thuật, thị trường và 
tổ chức sản xuất. 
Từ khóa: đầu tư, hiệu quả đầu tư, nuôi tôm, huyện Quảng Điền, bán thâm canh, thâm canh 
1 Đặt vấn đề 
Ngành nuôi tôm nước lợ chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển 
kinh tế của ngành thủy sản Việt Nam trong 10 năm qua và tôm được xác định là sản phẩm chủ 
lực của thủy sản xuất khẩu [2]. So sánh với các cây trồng, vật nuôi khác, ngành nuôi tôm có sự 
tăng trưởng vượt bậc về diện tích, sản lượng và giá trị xuất khẩu. Nuôi tôm nước ta chủ yếu là 
nghề nuôi tôm sú, chiếm tỷ trọng cao nhất trong sản lượng nuôi trồng thủy sản [3]. 
Đối với vùng ven biển, đầm phá là nơi có nguồn thủy hải sản phong phú và diện tích 
mặt nước rộng lớn. Cùng với khai thác, nuôi trồng thủy sản đã trở thành nghề sản xuất 
phổ biến ở nông thôn trong cả nước, mang lại hiệu quả kinh tế cao, được Chính phủ và 
người dân chú trọng đầu tư phát triển. Tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung và huyện Quảng Điền 
nói riêng có tiềm năng lớn để phát triển nuôi trồng thủy sản. Huyện Quảng Điền là địa phương 
có tỷ lệ lớn dân số sống dựa vào nhờ vào nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Trong khi các nguồn 
Nguyễn Văn Toàn, Lê Nữ Minh Phương Tập 127, Số 5A, 2018 
40 
lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt thì nhiều mô hình nuôi trồng thủy sản phát triển như nuôi tôm, 
nuôi cá lồng, nuôi cá lúa, nuôi xen ghép tôm cua cá. 
Nhờ những lợi thế về đầm phá nước lợ, nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nghề nuôi tôm 
là tiềm năng phát triển của vùng đầm phá huyện Quảng Điền. Nghề nuôi tôm đã phát triển 
khoảng 20 năm tại huyện Quảng Điền. Bên cạnh hình thức nuôi tôm bán thâm canh (BTC) trước 
đây, hình thức nuôi thâm canh (TC) cũng đang phát triển và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì 
vậy, nghiên cứu này được thực hiện nhằm (1) đánh giá mức độ đầu tư nuôi tôm của 2 hình thức 
nuôi, (2) so sánh hiệu quả đầu tư nuôi tôm của 2 hình thức nuôi ở huyện Quảng Điền. 
2 Phương pháp nghiên cứu 
2.1 Thu thập số liệu 
Trước khi tiến hành thu thập số liệu, tác giả thu thập ý kiến của cán bộ quản lý tại 
địa phương, cán bộ phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cán bộ phụ trách lĩnh vực 
nuôi trồng thủy sản làm cơ sở cho việc tiến hành điều tra. 
Báo cáo tổng kết ngành thủy sản năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017 của Ủy 
ban nhân dân huyện Quảng Điền không có diện tích nuôi tôm của từng xã nhưng lại có số liệu 
giống thả làm căn cứ để đánh giá quy mô. Bảng 1 cho thấy trên địa bàn toàn huyện, các hộ nuôi 
trồng thủy sản tập trung ở 3 xã Quảng Công, Quảng An và Quảng Phước, nhưng 2 xã 
Quảng Phước và Quảng Công có số lượng tôm giống thả lớn nhất. Mục tiêu của nghiên cứu này 
là đánh giá hiệu quả của hình thức nuôi BTC và TC nên mẫu khảo sát tập trung vào khảo sát 30 
hộ nuôi BTC ở xã Quảng Phước là xã ven phá và 20 hộ nuôi TC ở xã Quảng Công là 
xã ven biển. Ở huyện Quảng Điền, hình thức nuôi chủ yếu là nuôi xen ghép; vì vậy, 50 hộ được 
khảo sát ở 2 xã đã bao quát phạm vi nghiên cứu. 
Bảng 1. Diện tích và lượng tôm giống thả 
Huyện 
Diện tích nuôi thủy 
sản (ha) 
Lượng giống thả (vạn con) 
Tôm sú Tôm trên cát 
Quảng Phước 166,2 2.621 0 
Quảng An 130,55 1.660 0 
Quảng Thành 72,29 780 0 
Quảng Công 120,28 980 1.500 
Quảng Ngạn 95,2 1.020  ... iệu điều tra năm 2017 
Nguyễn Văn Toàn, Lê Nữ Minh Phương Tập 127, Số 5A, 2018 
46 
Diện tích nuôi bình quân đối với hộ nuôi theo hình thức bán thâm canh là 0,85 ha và theo 
hình thức thâm canh là 0,445 ha (Bảng 5). Chi phí đầu tư của hình thức TC gấp gần 6 lần hình 
thức BTC; vì vậy, ao hồ nuôi thâm canh có sự đầu tư bài bản về hệ thống hạ tầng ao, hệ thống 
cấp, thoát nước, hệ thống ao lắng, hệ thống điện và quạt nước 
 Đối với hình thức nuôi BTC, do đã đầu tư từ những năm 1997 nên phát sinh chi phí 
sửa chữa lớn trung bình là 18,4 triệu đồng/ha. Các hồ nuôi TC do mới được đầu tư từ năm 2008 
nên chưa phát sinh chi phí sửa chữa lớn. Ngoài chi phí đầu tư ao hồ, chi phí đầu tư cho 
máy móc thiết bị trung bình trên 1 ha của hình thức TC gấp 2,5 lần hình thức BTC. 
Theo số liệu khảo sát, trong những năm tới các hộ nuôi dự kiến không mở rộng quy mô, 
diện tích sản xuất mà chỉ đầu tư tu sửa ao hồ. Chi phí dự kiến cải tạo ao hồ cho những năm tới 
đối với hộ nuôi BTC là 39,1 triệu đồng/ha, hộ nuôi TC là 97,8 triệu đồng/ha. Các hộ nuôi không 
có kế hoạch đầu tư mới mà chỉ đầu tư cải tạo dựa trên ao hồ sẵn có. Trên địa bàn toàn huyện 
chưa có hộ áp dụng công nghệ mới, nên chưa tạo được mô hình mẫu cho địa phương. 
4.3 Kết quả và hiệu quả vụ nuôi 2017 
Chi phí nuôi 
Chi phí trung bình sản xuất trên một đơn vị diện tích có sự chênh lệch lớn giữa hai 
hình thức nuôi. Chi phí đối với hình thức nuôi TC là 156,2 triệu đồng/ha, bằng 235,79 % so với 
hình thức nuôi BTC. Trong đó, chi phí bằng tiền của hai hình thức trên đều chiếm trên 56 % 
tổng chi phí; đây là chi phí trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình nuôi. Trong các 
khoản mục chi phí bằng tiền, chi phí thức ăn là lớn nhất, chiếm 49,6 % và 68,7 %. Chi phí thức 
ăn của hình thức TC lớn do sử dụng 100 % thức ăn công nghiệp, hình thức BTC sử dụng kết 
hợp thức ăn tươi và thức ăn công nghiệp. Xu hướng trong những năm trở lại đây các hộ tăng tỷ 
trọng thức ăn công nghiệp và giảm dần tỷ trọng thức ăn tươi mang lại đầy đủ hàm lượng chất 
dinh dưỡng, ít gây ô nhiễm môi trường. Đi kèm với sử dụng thức ăn tươi, các hộ nuôi BTC 
sử dụng thuốc phòng trừ dịch bệnh cao hơn so với TC là 750 ngàn đồng/ha. 
Chi phí con giống không thể hiện sự khác biệt lớn đối với 2 hình thức nuôi. Đối với hình 
thức nuôi TC, các hộ nuôi có xu hướng thả lượng giống với mật độ dày hơn so với BTC. Tuy 
nhiên, do chất lượng ao của BTC kém nên tỷ lệ sống của BTC chỉ từ 20 % đến 35 %. Ngoài chi 
phí giống, thức ăn và thuốc, còn có các chi phí khác như chi phí xử lý cải tạo ao hồ mỗi vụ, chi 
phí điện năng, nhiên liệu và chi phí lao động thuê ngoài của hình thức TC cao hơn hình thức 
BTC; đối với hình thức nuôi TC không có khoản chi phí thuê đất. Ngược lại, chi phí tự có gồm 
lao động gia đình và thức ăn có sẵn của nhóm hình thức nuôi BTC cao hơn hình thức nuôi TC 
do hình thức BTC sử dụng thức ăn có sẵn. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 5A, 2018 
47 
Với hình thức nuôi BTC phục vụ cho hoạt động NTTS, các hộ nuôi TC phải đầu tư chi phí 
ban đầu khá lớn; vì vậy, chi phí xây dựng ao, hệ thống cấp nước, thoát nước, quạt nước và 
hệ thống điện khá lớn. Do đó, các hộ nuôi cần có chi phí ban đầu khá lớn, nhưng hầu hết các hộ 
nuôi không có nguồn vốn tự có hoặc nguồn vốn tự có hạn chế. Vì vậy, các hộ phải đi vay và 
mức chi phí tài chính hàng năm phải trả khoảng 2,23 triệu đồng/ha đối với BTC và 3,37 triệu 
đồng/ha đối với TC. Chi phí tài chính chiếm một tỷ lệ không nhỏ trong tổng chi phí sản xuất 
nên ảnh hưởng đến chi phí nuôi tôm. Tổng chi phí đối với nuôi TC gấp 2,36 lần so với nuôi 
BTC. 
Bảng 6. Cơ cấu chi phí nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh (bình quân 1 ha) 
Khoản mục 
Bán Thâm canh Thâm canh So sánh TC/BTC 
Tr. đ (%) Tr. đ (%) (+/–) Lần 
I. Chi phí bằng tiền 38,25 57,75 88,31 56,54 50,07 2,31 
1. Chi phí giống 5,22 13,67 8,93 10,12 3,71 1,71 
2. Chi phí thức ăn 18,96 49,60 60,67 68,70 4,171 3,20 
3. Chi phí thuốc phòng trừ dịch bệnh 1,894 4,95 1,15 1,30 –0,75 0,61 
4. Chi phí xử lý, cải tạo ao hồ 4,80 12,56 7,87 8,97 3,06 1,64 
5. Chi phí điện năng, nhiên liệu 1,63 4,26 3,40 3,86 1,78 2,09 
6. Chi phí thuê đất 1,64 4,29 0 0 –1,64 0 
7. Lao động thuê ngoài 4,08 10,68 6,29 7,12 2,21 1,54 
II. Chi phí tự có 19,41 29,31 36,63 23,45 17,22 1,89 
III. Lãi vay 2,23 3,36 3,37 2,19 1,14 1,51 
IV. Khấu hao TSCĐ 6,35 9,58 27,87 17,84 21,52 4,39 
Tổng chi phí 66,24 100 156,20 100 89,95 2,36 
Nguồn: số liệu điều tra năm 2017 
Hiệu quả kinh tế năm 2017 của nhóm hộ điều tra 
Dựa trên số liệu ở Bảng 7, năng suất nuôi theo hình thức TC cao gấp 2,74 lần so với BTC 
do đầu tư đầy đủ và bài bản về cơ sở hạ tầng ao, trang thiết bị máy móc và sự lựa chọn kỹ về 
con giống. Năm 2017, năng suất bình quân của hộ TC là 1.793 kg/ha gấp 2,74 lần so với BTC. 
Bình quân 1 ha giá trị sản xuất của hình thức nuôi BTC là 82,05 triệu đồng trong khi đó giá trị 
sản xuất của TC cao hơn gần gấp 3 lần BTC. Do GO của hình thức nuôi TC gấp 5 lần GO của 
hình thức nuôi BTC, trong khi đó tổng chi phí của TC chỉ gấp 2,36 lần của BTC nên LN của TC 
gấp hơn 5 lần LN của BTC. Đối với hình thức BTC, 1 triệu đồng giá trị sản xuất tạo ra được 190 
ngàn đồng lợi nhuận và một triệu đồng chi phí tạo ra được 239 ngàn đồng lợi nhuận. Tỷ suất 
LN/GO và LN/TC đối với hình thức nuôi TC đều có giá trị gấp 1,83 lần và 2,29 lần so với hình 
thức BTC. Năm 2017, 6 hộ thua lỗ, chiếm 12 % tổng số hộ điều tra; tất cả các hộ thua lỗ đều nuôi 
theo hình thức BTC. Toàn bộ hộ nuôi theo hình thức TC đều có lãi. Số liệu của Bảng 4 cho thấy 
hình thức nuôi TC với chi phí đầu tư lớn vào hệ thống ao hồ, máy móc thiết bị và chi phí bằng 
Nguyễn Văn Toàn, Lê Nữ Minh Phương Tập 127, Số 5A, 2018 
48 
tiền từng vụ nuôi cao hơn so với hình thức BTC, nhưng hình thức TC đạt được hiệu quả cao 
hơn nhiều so với hình thức BTC. 
Bảng 7. Hiệu quả kinh tế vụ nuôi năm 2017 phân theo hình thức nuôi 
Chỉ tiêu ĐVT BTC TC 
TC/BTC 
(lần) 
1. Năng suất Kg/ha 655,08 1793,26 2,74 
2. Giá trị sản xuất (GO) Tr. đ/ha 82,05 241,69 2,95 
3. Tổng chi phí (TC) Tr. đ/ha 66,24 156,19 2,36 
4. Lợi nhuận (LN) Tr. đ/ha 15,82 85,50 5,41 
5. Tỷ suất LN/GO Lần 0,19 0,35 1,83 
6. Tỷ suất LN/TC Lần 0,239 0,547 2,29 
Nguồn: số liệu điều tra năm 2017 
4.4 Hiệu quả đầu tư của hộ nuôi tôm 
Kết quả tính toán các chỉ tiêu tài chính ở Bảng 8 cho thấy hiện giá chi phí đầu tư của BTC 
chỉ bằng 1/5 của TC. Hiện giá thu nhập bình quân các năm 2012–2016 của TC gấp 2,94 lần của 
BTC. Kết quả ở Bảng 8 cho thấy thời gian khai thác của hình thức TC chỉ từ 2008 nhưng NPV 
của TC gấp 2,26 lần của BTC. Mặc dù NPV của TC lớn hơn gấp 2 của BTC nhưng B/C của BTC 
lại gấp 2 lần của TC do chi phí đầu tư của BTC chỉ bằng 1/5 chi phí đầu tư của TC. Mặc dù khác 
nhau về chi phí đầu tư ban đầu và thu nhập hằng năm, nhưng cả 2 hình thức nuôi này có thời 
gian thu hồi vốn đều ở mức 3,5–4 năm. Năm khai thác ao của hộ BTC khác nhau nằm trong giai 
đoạn 1997–2001 và năm bắt đầu nuôi của hộ TC là 2008; vì vậy để loại bỏ sự khác nhau về thời 
gian đầu tư, nghiên cứu sử dụng chỉ tiêu thu nhập bình quân hàng năm. Thu nhập bình quân 
hàng năm của BTC là 70,62 triệu đồng, trong khi đó thu nhập bình quân hàng năm của hình 
thức TC cao hơn gấp 3 lần (Bảng 8). 
Bảng 8. Hiệu quả đầu tư nuôi tôm của các hộ điều tra (bình quân 1 ha) 
Đơn vị tính: Tr. đ 
Chỉ tiêu hiệu quả đầu tư Bán TC TC TC/BTC (lần) 
PV (Chi phí đầu tư) 103,4 503,4 4,87 
PV (Lợi nhuận 2012–2016) 240,6 706,3 2,94 
PV (Lợi nhuận bình quân/năm 2012–2016) 75,9 222,8 2,94 
Lợi nhuận bình quân năm trước năm 2012 – chưa 
điều chỉnh lạm phát 
98,7 245,0 2,48 
PV (Lợi nhuận) 681,0 1811,0 2,66 
Năm xây dựng 1997–2001 2008 – 
NPV 579,2 1307,6 2,26 
PMT 70,62 212,81 3,01 
B/C (lần) 6,95 3,60 0,52 
T (năm) 3,76 3,50 0,93 
Nguồn: số liệu điều tra 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 5A, 2018 
49 
5 Kết luận và gợi ý chính sách nâng cao hiệu quả đầu tư nuôi tôm 
5.1 Kết luận về tình hình đầu tư và hiệu quả đầu tư nuôi tôm 
Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi trồng thủy sản chưa được quy hoạch bài bản và hoàn thiện, 
môi trường nước ngày càng bị ô nhiễm. Có đến 92 % hộ nuôi trên địa bàn huyện có giấy chứng 
nhận quyền sử dụng đất và có trên 10 năm kinh nghiệm trong nuôi tôm. Hình thức nuôi tôm 
bán thâm canh là chủ yếu và đặc biệt tập trung vào hình thức nuôi xen ghép kết hợp nhiều đối 
tượng nuôi trên một đơn vị diện tích nhằm tận dụng những đặc điểm sinh học của các đối 
tượng nuôi để hạn chế dịch bệnh. 
Hoạt động nuôi tôm cần thiết phải có chi phí đầu tư ban đầu lớn, đặc biệt đối với 
hình thức nuôi TC cần vốn đầu tư ban đầu khoảng 500 triệu đồng. Điều kiện hạn chế 
về vốn và cơ hội tiếp cận tín dụng thấp dẫn đến khả năng đầu tư mở rộng cũng như chuyển đổi 
hình thức nuôi khó khăn. Đối với hoạt động nuôi tôm, chi phí đầu tư dự kiến vào 5 năm tới của 
hình thức nuôi TC và BTC lần lượt là 39,1 triệu đồng/ha và 97,8 triệu đồng/ha. 
Năng suất nuôi TC gấp 2,7 lần nuôi BTC. Lợi nhuận vụ nuôi 2017 theo hình thức TC gấp 
5,4 lần so với hình thức BTC và các chỉ số tỷ suất giá trị sản xuất trên tổng chi phí và tỷ suất 
lợi nhuận trên tổng chi phí của hình thức TC tốt hơn hình thức BTC. Giá trị hiện tại ròng của 
hình thức nuôi TC cao gấp 2,26 lần hình thức BTC và thu nhập bình quân hàng năm của TC gấp 
3 lần hình thức BTC. Do chi phí đầu tư TC lớn hơn gần 5 lần của BTC nên tỷ lệ lợi ích chi phí 
của TC chỉ bằng ½ so với BTC. 
5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nuôi tôm 
Quy hoạch vùng nuôi, khuyến khích hộ nuôi đảm bảo vệ sinh nguồn nước chung cho cả 
vùng nuôi. Hoàn thiện chính sách thu hút, sử dụng vốn đầu tư vào xây dựng cơ sở hạ tầng 
kỹ thuật phục vụ cho vùng nuôi tập trung vào đê bao, kênh cấp và thoát nước, cống và trạm 
bơm Hoàn thiện hệ thống quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh đang hình thành. 
Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nhằm kiểm soát và phòng trừ dịch bệnh, nghiên cứu ứng dụng 
công nghệ xử lý môi trường, xử lý chất thải trong hệ thống các ao nuôi. 
Giải pháp chuyển đổi, đa dạng hóa các hình thức và đối tượng nuôi để đạt hiệu quả 
cao nhất. TC đem lại hiệu quả cao; vì vậy cần định hướng chuyển đổi hình thức nuôi được xem 
là giải pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả đầu tư và phát triển bền vững trong tương lai. Đối với 
một số hộ nuôi BTC không có đủ nguồn lực để chuyển đổi sang hình thức TC thì có thể thực 
hiện hình thức nuôi xen ghép. 
Xây dựng hệ thống dịch vụ hỗ trợ hộ nuôi tiếp cận các sản phẩm đầu vào như thức ăn, 
thuốc với giá cả hợp lý, chất lượng cao. Đặc biệt là chất lượng con giống chưa đảm bảo, nguồn 
giống chủ yếu mua ngoại tỉnh gây khó khăn trong vấn đề quản lý và kiểm tra chất lượng theo 
Nguyễn Văn Toàn, Lê Nữ Minh Phương Tập 127, Số 5A, 2018 
50 
đúng quy chuẩn trước khi thả nuôi... Tạo điều kiện cho các hộ nuôi tiếp cận các nguồn vốn 
chính thức giảm chi phí hoạt động. 
Giải pháp nâng cao trình độ kỹ thuật của cán bộ khuyến nông và người nuôi thông qua 
các đợt tập huấn về kỹ thuật, thị trường, tổ chức sản xuất Tăng cường công tác xúc tiến 
thương mại và tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh công tác tiếp thị, tăng cường quan hệ hợp tác, 
liên doanh liên kết với các doanh nghiệp. 
Tài liệu tham khảo 
1. Báo cáo tổng kết ngành thủy sản (2016), Phương hướng nhiệm vụ năm 2017, Ủy ban Nhân 
dân huyện Quảng Điền, Thừa Thiên Huế. 
2. Nguyễn Văn Hảo (2005), Một số vấn đề về kỹ thuật nuôi tôm sú công nghiệp, Nxb. Nông 
nghiệp, TP. Hồ Chí Minh. 
3. Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt nam (VASEP) (2017), Báo cáo kết quả xuất 
khẩu thủy sản năm 2016 và định hướng sản xuất, xuất khẩu thủy sản năm 2017 và hướng đến 
2020. 
4. Nguyễn Quang Linh (2011), Hệ thống và quản lý nuôi trồng thủy sản, Nxb. Nông nghiệp, 
TP. Hồ Chí Minh. 
5. Nguyễn Thành Long (2016), Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú thâm 
canh ở tỉnh Cà Mau, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 46, 89–94. 
6. Nguyễn Bạch Nguyệt (2012), Giáo trình Lập dự án đầu tư, Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân. 
Hà Nội. 
7. Nguyễn Tài Phúc, Phạm Xuân Hùng (2009), Khảo sát, so sánh hiệu quả kinh tế các mô 
hình nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá huyện Quảng Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế, Tạp 
chí Khoa học Đại học Huế, 54, 113–119. 
8. Nguyễn Đức Toàn và Quách Thị Khánh Ngọc (2015), Đo lường lợi nhuận cho nghề nuôi 
tôm hùm tại Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Thủy 
sản, 2, 176–182. 
9. Bùi Văn Trịnh và Nguyễn Quốc Nghi (2010), Hiệu quả sản xuất tôm của nông hộ ở Đồng 
bằng Sông Cửu Long: Trường hợp so sánh mô hình nuôi bán thâm canh tỉnh Trà Vinh và 
tỉnh Bạc Liêu, Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 13, 105–112. 
10. Lê Văn Thu, Mai Văn Xuân (2014), Hiệu quả kinh tế nuôi tôm thẻ chân trắng của hộ gia 
đình trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, 
4 (77), 141–144. 
Jos.hueuni.edu.vn Tập 127, Số 5A, 2018 
51 
11. Adeoye D., Akegbejo-Samsons Y., Omoniyi T., Dipeolu A. (2012), Challenges and 
investment opportunities for large-scale farmers in Nigeria, IIFET 2012 Tanzania Proceedings. 
12. Sara R. R, Ismail M. M, Kamarulzaman N. H and Mohamed Z. A. (2014), The impact of 
government incentives on financial viability of selected aquaculture species in Malaysia, 
International Food Research Journal, 21 (4), 1451–1456. 
INVESTMENT AND ITS EFFICIENCY IN SHRIMP FARMING 
IN QUANG DIEN DISTRICT, THUA THIEN HUE PROVINCE 
Nguyen Van Toan*, Le Nu Minh Phuong 
HU – University of Economics, 99 Ho Dac Di, Hue, Vietnam 
Abstract: To evaluate the investment and shrimp farming efficiency, the authors conducted a survey of 50 
farmers in two communes in Quang Dien district, Thua Thien Hue province. The results indicated that the 
farmers only invested in improving existing ponds but not in new ponds. The initial investment cost for a 
pond of 445 m2 was VND 500 million for intensive farming, and this was a big expenditure for the farmers. 
The capital of pond renovation will be estimated at 39.1 million VND/ha and 97.8 million VND/ha for 
semi-intensive and intensive farming, respectively. The economic performance and investment efficiency 
of intensive farming were more profitable than those of semi-intensive farming. The net present value of 
intensive farming was 2.26 times as high as that of semi-intensive farming, and the average annual income 
of intensive farming was 3 times as high as that of semi-intensive farming. In order to improve the 
efficiency of shrimp farming, local authorities should encourage farmers to ensure the common water 
environment, improve the policy of attracting investment, use public investment funds to build technical 
infrastructure for shrimp farming. Shrimp farmers should shift from semi-intensive farming to intensive 
farming. The farmers should be provided the farming techniques through technical training, marketing, 
and production organization. 
Keywords: investment, efficiency, shrimp farming, Quang Dien, semi-intensive farming, intensive farming 

File đính kèm:

  • pdfdau_tu_va_hieu_qua_dau_tu_nuoi_tom_o_huyen_quang_dien_tinh_t.pdf