Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương - Những vấn đề đặt ra trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Tóm tắt: Trong gần 30 năm qua, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã

góp phần đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương, thúc đẩy tăng trưởng kinh

tế, tăng giá trị xuất khẩu, đóng góp vào ngân sách địa phương và tạo việc làm cho người lao

động.Tuy nhiên trước xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đã và đang đặt ra nhiều vấn

đề cần phải thay đổi, phải cải thiện, phải đầu tư đối với tỉnh Hải Dương nếu không muốn bị tụt

hậu. Trong bài viết này, Tác giả tổng hợp những thành tựu cũng như các hạn chế về thu hút và

sử dụng FDI trong 20 năm qua của tỉnh Hải Dương là cơ sở thực tiễn đề xuất một số định

hướng về giải pháp trong quản lý nhà nước đối với FDI của tỉnh Hải Dương trong cuộc cách

mạng công nghiệp 4.0.

Abstract: Foreign Direct Investment sector had been making a considerable

contribution to socio-economic development in Hai Duong province for almost 30 years. For

the addition, FDI sector has impulsed the development of economic, raise up the export value,

contribute directly to provine budget, make the job opportunities for employees. However, the

trend of The Industrial Revolution 4.0 has given a large of matters which need to changed, to

improved, to invested by Hai Duong province or lagged behind. The author in this article had

been racapitulated not only Hai Duong‟s achievements but also shortcomings in attracting and

using FDI capital for past 20 years. From this basis of reality, this article gave some proposals

for future-oriented and solutions in order to strengthen Hai Duong‟s state management of FDI

sector in The Industrial Revolution 4.0.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương - Những vấn đề đặt ra trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 1

Trang 1

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương - Những vấn đề đặt ra trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 2

Trang 2

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương - Những vấn đề đặt ra trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 3

Trang 3

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương - Những vấn đề đặt ra trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 4

Trang 4

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương - Những vấn đề đặt ra trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 5

Trang 5

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương - Những vấn đề đặt ra trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 6

Trang 6

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương - Những vấn đề đặt ra trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 7

Trang 7

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương - Những vấn đề đặt ra trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 8

Trang 8

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương - Những vấn đề đặt ra trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 9

Trang 9

pdf 9 trang baonam 9700
Bạn đang xem tài liệu "Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương - Những vấn đề đặt ra trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương - Những vấn đề đặt ra trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở tỉnh Hải Dương - Những vấn đề đặt ra trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 248 
ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI Ở TỈNH HẢI DƢƠNG - NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT 
RA TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
FOREIGN DIRECT INVESTMENT IN HAI DUONG PROVINCE - A LARGE OF 
MATTERS IN THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0 
ThS. Nguyễn Thị Thu Hà 
Trƣờng Đại học Hải Dƣơng 
Tóm tắt: Trong gần 30 năm qua, khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã 
góp phần đáng kể trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương, thúc đẩy tăng trưởng kinh 
tế, tăng giá trị xuất khẩu, đóng góp vào ngân sách địa phương và tạo việc làm cho người lao 
động...Tuy nhiên trước xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đã và đang đặt ra nhiều vấn 
đề cần phải thay đổi, phải cải thiện, phải đầu tư đối với tỉnh Hải Dương nếu không muốn bị tụt 
hậu. Trong bài viết này, Tác giả tổng hợp những thành tựu cũng như các hạn chế về thu hút và 
sử dụng FDI trong 20 năm qua của tỉnh Hải Dương là cơ sở thực tiễn đề xuất một số định 
hướng về giải pháp trong quản lý nhà nước đối với FDI của tỉnh Hải Dương trong cuộc cách 
mạng công nghiệp 4.0. 
 Abstract: Foreign Direct Investment sector had been making a considerable 
contribution to socio-economic development in Hai Duong province for almost 30 years. For 
the addition, FDI sector has impulsed the development of economic, raise up the export value, 
contribute directly to provine budget, make the job opportunities for employees. However, the 
trend of The Industrial Revolution 4.0 has given a large of matters which need to changed, to 
improved, to invested by Hai Duong province or lagged behind. The author in this article had 
been racapitulated not only Hai Duong‟s achievements but also shortcomings in attracting and 
using FDI capital for past 20 years. From this basis of reality, this article gave some proposals 
for future-oriented and solutions in order to strengthen Hai Duong‟s state management of FDI 
sector in The Industrial Revolution 4.0. 
Từ khóa: Cách mạng công nghiệp 4.0, đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh Hải Dương. 
Keywords: The Industrial Revolution 4.0, Foreign direct investment (FDI), Hai 
Duong Province. 
1. GIỚI THIỆU 
Tỉnh Hải Dương ở trung tâm vùng Đồng bằng sông hồng (ĐBSH), có nhiều lợi thế 
trong giao lưu, trao đổi thương mại với các đỉnh tam giác kinh tế trọng điểm miền Bắc (thủ đô 
Hà Nội, thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh) cũng như các tỉnh lân cận. Dân số của Hải 
Dương năm 2016 là 1.774,480 nghìn người. Dân số thành thị chiếm 24,1% có khoảng 62,4% 
dân số trong độ tuổi lao động. GRDP giai đoạn 2011-2015 tăng bình quân 7,9%/năm. Năm 
2015 GRDP bình quân đầu người đạt 2.000 USD. 
Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, XIV, XV, XVI đã đề ra chủ trương 
khuyến khích, thu hút đầu tư vào địa bàn của tỉnh, theo các định hướng cơ bản là (1) Tạo môi 
trường thuận lợi, thu hút mọi nguồn vốn đầu tư nước ngoài và trong nước vào địa bàn tỉnh; (2) 
Xây dựng và phát triển hạ tầng các khu công nghiệp để thu hút đầu tư; (3) Lấy công nghiệp là 
ngành chủ đạo tạo ra nền tảng cho sự tăng trưởng nhanh, bền vững và có hiệu quả của toàn bộ 
nền kinh tế trong tỉnh; (4) Tập trung các nguồn vốn, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư để 
hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp theo quy hoạch được duyệt là chiến lược 
trọng điểm của tỉnh trong giai đoạn đầu của thế kỷ XXI. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
249 
2. NỘI DUNG 
2.1. Hoạt động đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài tại tỉnh Hải Dƣơng 
Tính đến năm 2015 có 367 dự án FDI còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư (VĐT) đăng ký 6,4338 
tỷ USD chiếm 2,63% cả nước và 12% vùng ĐBSH, tổng vốn thực hiện 3,18436 tỷ USD, đạt 
49,49% (cả nước 46,01%, vùng ĐBSH 48,88%) quy mô VĐT bình quân 1 dự án 16,3 triệu USD 
(cả nước 14,3 triệu USD, vùng ĐBSH 12,53 triệu USD) [7]. 
Số liệu Hình 1 cho thấy, giai đoạn 2006 - 2010 có 155 dự án được cấp phép mới gấp 
9,69 lần giai đoạn 1997 - 2000. Giai đoạn từ 1997 đến 2000 có 16 dự án đầu tư mới, tổng VĐT 
đăng ký là 44 triệu USD. Từ năm 2011- 2015 là giai đoạn có nhiều dự án có quy mô lớn, quy 
mô bình quân 1 dự án đạt 27,98 triệu USD, gấp 10,18 lần giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2000, 
hơn nữa quy mô bình quân 1 dự án đều tăng liên tục qua các giai đoạn. FDI chủ yếu tập trung 
vào lĩnh vực công nghiệp và xây dựng (CN&XD), với tổng VĐT là 2,8808 tỷ USD, chiếm 
98,91% vào các lĩnh vực sản xuất điện và điện tử, lắp ráp ô tô, sản xuất xi măng, sắt thép, cơ khí 
chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, gia công hàng giầy da, dệt may. 
44
373
1901
3665
16
65
155
131
2,75 5,74
12,26
27,98
66,97 69,96
54,27
44,63
0
20
40
60
80
100
120
140
160
180
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
1997 - 2000 2001 - 2005 2006 - 2010 2011 - 2015
Vốn đăng 
ký (triệu 
USD)
Số lượng 
Dự án
Quy mô 1 
dư án 
(triệu 
USD)
Hình 1: M t số chỉ tiêu ĐTTTNN của tỉnh Hải Dương phân theo gi i đoạn 
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Dương và tác giả tính toán) 
2.2. Tác động của FDI đến phát triển  ... ốn đầu tư. ICOR giai đoạn 1997-2000 tính trung bình 
cả tỉnh là 8,4, của khu vực FDI là 6,75 Từ năm 2001 đến năm 2015 hệ số ICOR của khu vực 
FDI đã giảm nhanh lần lượt là 2,36, 1,94 và 2,25 nằm trong khoảng 2 đến 3, chứng tỏ việc sử 
dụng vốn FDI của tỉnh Hải Dương thực sự có hiệu quả (Hình 2). 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 250 
0
2
4
6
8
10
1997-2000 2001-2005 2006-2010 2011-2015
ICOR
ngoài
FDI
ICOR 
của FDI
ICOR
chung
Hình 2: Hệ số ICOR của tỉnh Hải Dương gi i đoạn 1997 - 2015 
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hải Dương các năm và tính toán của tác giả) 
(4) Đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) giai đoạn 2010-2015. 
Hình 3: FDI trong GTSXCN của tỉnh gi i đoạn 2010-2015 
(Nguồn: NGTK tỉnh Hải Dương năm 2015 và tính toán của tác giả) 
Tỷ trọng FDI trong GTSXCN chiếm trên 50%. Tốc độ tăng trưởng bình quân của 
GTSXCN toàn tỉnh là 14,1%, phần của FDI trong GTSXCN tăng bình quân 17,9%. Như 
vậy, sự phát triển của ngành công nghiệp phụ thuộc 50% vào hoạt động của FDI. Trên cơ 
sở đó cơ cấu kinh tế (CCKT) của tỉnh Hải Dương đã có sự chuyển dịch mạnh theo hướng 
tăng nhanh tỷ trọng ngành CN&XD trong GRDP, đồng thời nâng cao năng lực sản xuất 
công nghiệp.của tỉnh làm cho tốc độ tăng trưởng lĩnh vực CN&XD nhanh góp phần chuyển 
dịch CCKT của tỉnh theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nâng cao năng lực sản xuất 
công nghiệp (Hình 3). 
(5) Hoạt động xuất khẩu. Tỷ trọng xuất khẩu của FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu 
giai đoạn 1997-2015 chiếm tỷ trọng lớn (Hình 4), góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kim 
ngạch xuất khẩu, tăng bình quân 30,07%/năm. Như vậy hoạt động xuất khẩu tỉnh Hải Dương 
chủ yếu là khu vực FDI. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
251 
 Hình 4: Tỷ trọng xuất nhập khẩu của FDI tỉnh Hải Dương gi i đoạn 1997-2015 
(Nguồn: Sở Công thương tỉnh Hải Dương và tính toán của tác giả) 
(6) Hoạt động nhập khẩu: Tỷ trọng nhập khẩu của FDI trong tổng kim ngạch nhập 
khẩu giai đoạn 1997 - 2015 chiếm tỷ trọng lớn trên 60% (Hình 4), tốc độ tăng trưởng bình 
quân kim ngạch nhập khẩu 29,6%, của FDI là 31,9%. Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là vật tư, 
nguyên liệu, phụ tùng cho sản xuất các sản phẩm cho các ngành may mặc, giày da và lắp ráp 
ô tô hoặc máy móc, thiết bị để đầu tư XDCB của các DN FDI. 
(7) Giải quyết việc làm cho người lao động 
Các DN FDI trên địa bàn tỉnh thu hút lao động đều tăng từ năm 1997 đến năm 2015 và 
có xu hướng tăng nhanh qua các giai đoạn, cụ thể giai đoạn 1997 - 2003 tỷ lệ lao động khu 
vực FDI chỉ chiếm dưới 1% tổng lao động đang làm việc của tỉnh, giai đoạn 2004 - 2010 đã 
tăng và đạt đến 8,47%, giai đoạn 2011 - 2015, đã đạt trên 10%, năm 2015 lao động làm việc 
trong khu vực FDI là 148.199 người chiếm 13,73%. Tốc độ giải quyết việc làm của tỉnh tăng 
bình quân giai đoạn 1997 - 2015 là 18,99%, khi đó khu vực FDI tăng bình quân là 67,82%, 
như vậy khu vực FDI đã có đóng góp đáng kể trong việc giải quyết việc làm trực tiếp cho lực 
lượng lao động trên địa bàn tỉnh [8]. Theo WB cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho từ 2 
đến 3 lao động gián tiếp, phục vụ trong khu vực dịch vụ và công nghiệp xây dựng. Như vậy 
nếu tính theo tỷ lệ này, thì tổng số lao động (gồm cả trực tiếp và gián tiếp) do các doanh 
nghiệp FDI tạo ra, tính đơn cử cho năm 2015 là 592.796 người chiếm 54,91% tổng lao động 
của tỉnh. 
(8) Năng suất lao động 
Năng suất lao động của khu vực FDI của tỉnh, giai đoạn 1997 - 2015 cao hơn rất nhiều 
lần so với năng suất lao động của các DN nội địa trên địa bàn tỉnh. Điều đó đã phản ánh các 
DN trong khu vực FDI của tỉnh, giai đoạn 1997 - 2015 có trình độ công nghệ, kỹ thuật, trình 
độ tay nghề của người lao động, hiệu suất lao động có sự vượt trội hơn hẳn so với các DN nội 
địa trong tỉnh. Mặt khác từ năm 1997 đến năm 2002 cao gấp trên 14 lần đến trên 20 lần, 
nhưng từ năm 2003 đến năm 2015 có xu hướng giảm nhanh dưới 10 lần đến trên 2 lần, như 
vậy có thể thấy sự tác động lan tỏa tích cực từ khu vực FDI sang các DN nội địa, giúp cho các 
DN nội địa trên địa bàn tỉnh nâng cao trình độ công nghệ và tay nghề của người lao động 
trong DN thu hẹp khoảng cách về năng suất lao động với các DN FDI (Hình 5). 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 252 
0
50
100
150
200
250
1
9
9
7
1
9
9
8
1
9
9
9
2
0
0
0
2
0
0
1
2
0
0
2
2
0
0
3
2
0
0
4
2
0
0
5
2
0
0
6
2
0
0
7
2
0
0
8
2
0
0
9
2
0
1
0
2
0
1
1
2
0
1
2
2
0
1
3
2
0
1
4
2
0
1
5
Năng suất 
lao động 
DN nội địa 
(triệu đ/lao 
động) 
Năng suất 
lao động 
khu vực 
FDI (triệu 
đ/lao động)
 Hình 5: Năng suất l o đ ng của tỉnh Hải Dương gi i đoạn 1997- 2015 ( Nguồn [3]) 
 (9) Quá trình đô thị hoá. Quan hệ giữa tỷ lệ tăng FDI thực hiện và tỷ lệ tăng dân số 
đô thị tỷ lệ thuận, nếu lấy năm 1997 làm gốc, thì năm 2000 FDI thực hiện tăng 17% thì dân số 
đô thị tỉnh Hải Dương tăng 25%, tương tự năm 2010 FDI thực hiện tăng 169% thì dân số đô 
thị tăng 36%. Như vậy FDI đã có tác động tích cực đến quá trình đô thị hóa của tỉnh Hải 
Dương. (Hình 6). 
0
25
16
36
1817
90
169
81
0
50
100
150
200
Năm 1997 Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2015
Tỷ lệ tăng 
dân số đô thị 
(%)
Tỷ lệ tăng 
vốn FDI 
thực hiên 
(%)
 Hình 6: Tỷ lệ DS đ thị và tỷ lệ FDI thực hiện của tỉnh Hải Dương gi i đoạn 1997-2015 
(Nguồn: “Cục Thống kê tỉnh Hải Dương và tính toán của tác giả”) 
2.2.2. Tác đ ng tiêu cực 
(1) Cơ cấu phát triển kinh tế - xã hội mất cân đối 
Mục đích của FDI là lợi nhuận. Do vậy những ngành và lĩnh vực có lợi nhuận cao, rủi 
ro thấp thì FDI quan tâm, những ngành và lĩnh vực rất cần thiết cho phát triển kinh tế - xã hội 
(KT - XH) của tỉnh, nhưng lợi nhuận thấp thì không thu hút được FDI. Về địa điểm, FDI khi 
lựa chọn địa điểm cho dự án là nơi có kết cấu hạ tầng KT - XH thuận lợi. Do đó FDI phần lớn 
tập trung ven quốc lộ 5A, nơi thuận lợi về giao thông và kết cấu hạ tầng. 
(2) Hình thức đầu tư mất cân đối. FDI vào tỉnh Hải Dương theo hình thức 100% vốn 
nước ngoài chiếm 82,7% vốn đăng ký và 72,73% vốn thực hiện, còn lại là hình thức liên 
doanh với tỷ lệ tương ứng là 17,3% và 27,27%. Như vậy, đã có sự mất cân đối trong các 
hình thức FDI, đã ảnh hưởng đến khả năng học tập kinh nghiệm quản lý, kinh doanh và 
công nghệ từ đối tác nước ngoài (Hình 7). 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
253 
27,27
72,73
Tỷ trọng vốn thực hiện 
Liên doanh
100% vốn 
nước ngoài
Hình 7: FDI vào tỉnh Hải Dương theo hình thức đầu tư năm 2015 
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở KH&ĐT Hải Dương) 
(3) Vốn đầu tư đăng ký và thực hiện mất cân đối. Tỷ lệ vốn FDI thực hiện trên tổng 
lượng vốn đầu tư đăng ký còn thấp mới đạt tỷ lệ 49,49% [7]. Điều đó đặt ra vấn đề mà tỉnh 
Hải Dương cần có giải pháp để nâng cao chất lượng thu hút FDI, tránh tình trạng hiện tượng 
“dự án đắp chiếu”. 
(4) Chênh lệch thu nhập của các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp trong nước 
 Hình 8: Thu nhập bình quân 1 l o đ ng trong các doanh nghiệp 
(Nguồn: Sở LĐ - TB &XH tỉnh Hải Dương và tính toán của tác giả) 
Thu nhập bình quân của các DN FDI giai đoạn 1997- 2000 lớn hơn gấp 18,47 lần so 
với DN trong nước. Tuy nhiên khoảng cách chênh lệch có xu hướng giảm dần, giai đoạn 
2005- 2010 là 3,52 lần, đến giai đoạn 2011-2015 còn 2,43 lần, nhưng về số tuyệt đối thì chênh 
lệch lớn hơn, cụ thể giai đoạn 2005- 2010 thu nhập bình quân 1 lao động của DN FDI lớn hơn 
DN trong nước là 6,494 triệu đồng nhưng giai đoạn 2011- 2015 là 8,602 triệu đồng gấp 1,33 
lần, điều này thể hiện sự phân hóa giàu nghèo giữa DN trong nước và DN FDI, ảnh hưởng 
đến sự phát triển bền vững của xã hội (Hình 8). 
 (5) Hiệu ứng lan tỏa của FDI còn hạn chế. Tuy FDI đã thúc đẩy liên kết hợp tác với 
các DN nội địa trong hoạt động SXKD, nhưng các DN FDI chủ yếu tập trung phát triển bản 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 254 
thân nó, chưa đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ. FDI mới chỉ đầu tư trong một số 
ngành công nghiệp giầy da, dệt may, cơ khí lắp ráp ô tô, công nghiệp điện tử, nên mặc dù 
giá trị sản xuất đạt khối lượng lớn nhưng giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng thấp. DN FDI đóng 
góp chủ yếu vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh nhưng cũng nhập khẩu nhiều. Từ năm 1997 
đến năm 2008 tỷ trọng nhập khẩu/xuất khẩu lớn hơn 100%, chỉ từ năm 2009 đến năm 2015 
có xu hướng giảm dưới 100%, tuy nhiên vẫn trên 70%, thể hiện sự yếu kém của ngành công 
nghiệp hỗ trợ và sự lan tỏa thúc đẩy sản xuất đến các DN nội địa trong tỉnh của khu vực FDI 
còn thấp. (Hình 9). 
Hình 9: Nhập khẩu/xuất khẩu (%) 
(Nguồn: “Sở Công thương tỉnh Hải Dương và tính toán của tác giả”) 
(6) Quy mô vốn của các dự án đầu tư không ổn định và không đồng đều 
Quy mô vốn bình quân 1 dự án qua các năm trong giai đoạn 1997- 2015 tăng giảm 
thất thường, sẽ tác động xấu đến sự phát triển ổn định và bền vững các chỉ tiêu KT - XH, 
bởi vì thông thường quy mô đầu tư của dự án gắn liền với trình độ công nghệ sản xuất, với 
xử lý chất thải, an sinh xã hội, năng lực cạnh tranh...đồng thời xét về yếu tố quản lý vĩ mô, 
trong chừng mực nhất định việc thu hút và sử dụng FDI chưa có sự chọn lọc về chất lượng, 
chủ yếu chú trọng đến số lượng đáp ứng nhu cầu trước mắt để phát triển kinh tế (Hình 10). 
8,8
1
0,2
1,5 2,1
4,7 5,1
12,5
4,8
18,8
8 8,1
13,2
11,9
2,6 2,7
11,1
9,8
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18
20
Hình 10: Quy mô bình quân 1 dự án FDI (triệu USD)
Quy mô 
bình 
quân 1 
dự án 
(triệu 
USD)
Hình 10: Quy mô bình quân 1 dự án FDI (triệu USD) 
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Sở KH&ĐT Hải Dương) 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
255 
2.3. Định hƣớng giải pháp thu hút và sử dụng FDI tại tỉnh Hải Dƣơng trong bối 
cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 
Từ thực trạng về thu hút và sử dụng FDI trong 20 năm qua của tỉnh Hải Dương, có thể 
thấy. Tuy FDI đã có nhiều đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hải Dương, 
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng giá trị xuất khẩu, đóng góp vào ngân sách địa phương và tạo 
việc làm cho người lao động...Nhưng các dự án đầu tư của FDI chủ yếu nhằm mục tiêu khai 
thác lợi thế lao động phổ thông giá rẻ trên địa bàn tỉnh, được biểu hiện là các DN FDI chủ yếu 
tập trung phát triển bản thân nó, chưa đẩy mạnh phát triển công nghiệp phụ trợ. FDI mới chỉ 
đầu tư trong một số ngành công nghiệp giầy da, dệt may, cơ khí lắp ráp ô tô, công nghiệp điện 
tử, nên mặc dù giá trị sản xuất đạt khối lượng lớn nhưng giá trị gia tăng chiếm tỷ trọng thấp 
DN FDI đóng góp chủ yếu vào kim ngạch xuất khẩu của tỉnh nhưng cũng nhập khẩu nhiều. 
Với xu thế của cách mạng công nghiệp 4.0, yếu tố về lao động phổ thông giá rẻ không 
còn là lợi thế của Việt Nam nói chung và tỉnh Hải Dương nói riêng. Cách mạng công nghiệp 
4.0 sẽ tác động mạnh đến nhóm ngành công nghiệp chế tạo vì nó bị ảnh hưởng bởi những 
biến đổi của công nghệ trong kinh tế toàn cầu, cơ chế lan truyền công nghệ qua hoạt động 
xuất nhập khẩu. Chính sự thay đổi mạnh mẽ của công nghệ và máy móc làm cho thay đổi 
dòng chảy thương mại quốc tế, phân hóa lại nhu cầu lao động giá rẻ được sử dụng để sản xuất 
phục vụ cho các thị trường lớn. Với nhóm ngành điện tử, xét về năng lực sản xuất bị tác động 
bởi các tập đoàn đa quốc gia đặt cơ sở sản xuất linh kiện điện tử và lắp ráp thành phẩm ở Việt 
Nam. Năng lực sản xuất của những doanh nghiệp nội địa trong nhóm ngành này càng ngày 
thu hẹp hoặc phải đóng cửa bởi các sản phẩm công nghệ cao đòi hỏi sự đổi mới liên tục, bởi 
vậy các doanh nghiệp trong nước khó tham gia chuỗi cung ứng trên thị trường thế giới. 
Do vậy trong xu thế của cuộc cách mạng công nghệ 4.0 hiện nay giải pháp về điều 
chỉnh cơ chế chính sách thu hút và sử dụng FDI của Việt Nam nói chung, tỉnh Hải Dương nói 
riêng cần phải theo những định hướng cơ bản sau: 
Một là, Thu hút FDI cần tập trung vào nguồn chất lượng cao, vào các công nghệ tương 
lai. Chiến lược thu hút FDI cần hướng tới lợi ích chung của quốc gia, khuyến khích các địa 
phương hợp tác và cạnh tranh thu hút FDI thông qua hình thành các cụm ngành không giới 
hạn về không gian. 
Hai là, Thu hút FDI một số ngành và sản phẩm công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng 
lớn như công nghệ thông tin, điện tử, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo 
(VR), tương tác thực tại ảo (AR), điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn (SMA), cơ khí chế 
tạo, tự động hóa. 
Ba là, Đồng thời với việc thu hút FDI từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì cần chú trọng 
vào vốn đầu tư từ các tập đoàn kinh tế (TNCs) hàng đầu thế giới trong ngành và lĩnh vực công 
nghệ cao để tạo ra sản phẩm mới có giá trị gia tăng lớn và chất lượng cao, có sức cạnh tranh 
trên thị trường thế giới. Do đó, cần có chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư gắn với định 
hướng phát triển kinh tế xã hội ở từng vùng, từng địa phương. 
Bốn là, Thu hút FDI không chỉ nhìn vào FDI thuê đất, lao động ,trả công lao động, 
nộp ngân sách mà cần phải chú trọng về nâng cao công nghệ, sự lan toả khu vực trong nước, 
để FDI và nội địa thực sự gắn kết trong chuỗi sản xuất và cung ứng. 
Năm là, Thu hút FDI phải tạo sự liên kết, hợp tác với những doanh nghiệp, các trung 
tâm nghiên cứu hàng đầu thế giới, để phát triển năng lực nội tại của nền kinh tế Việt Nam. 
3. KẾT LUẬN 
Trong quá trình toàn cầu hóa, cùng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, sẽ tác động 
mạnh mẽ đến nền kinh tế Việt Nam nói chung, tỉnh Hải Dương nói riêng đã và đang tạo ra 
nhiều cơ hội những cũng nhiều thách thức trong thu hút và sử dụng FDI. Cần phải có sự đổi 
mới căn bản về quan điểm, cơ chế chính sách để khai thác hiệu quả nguồn vốn FDI phục vụ 
cho mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, cơ cấu lại nền kinh tế. Để các DN trong 
nước tham gia được đầy đủ có hiệu quả trong chuỗi giá trị giá trị toàn cầu, trước hết là sự 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 256 
gắn kết chặt chẽ với các DN FDI, tạo sự lan tỏa tích cực của FDI trong nền kinh tế quốc gia 
và từng địa phương. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hải Dương lần thứ XVI (2015); 
2. Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Hải Dương (2017), Báo cáo tình hình đầu tư và phát 
triển KCN, CCN trên địa bàn tỉnh; 
3. Cục Thống kê tỉnh Hải Dương, Niên giám thống kê các năm 2000, 2005, 2010, 2015, 2016; 
4. Cục thuế tỉnh Hải Dương, Báo cáo tình hình nộp NS của FDI trên địa bàn tỉnh Hải 
Dương giai đoạn 1997 – 2015; 
5. Đảng bộ tỉnh Hải Dương, Nghị quyết ĐH Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, XIV, XV; 
6. Hội đồng biên soạn địa chí Hải Dương (2008), Địa chí Hải Dương, Nxb CTQG; 
7. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương (2016), Báo cáo tổng hợp tình hình VĐT trực tiếp 
nước ngoài trên địa bàn tỉnh Hải Dương và Báo cáo tổng hợp tình hình phát triển DN; 
8. Sở Lao động và Thương binh xã hội tỉnh Hải Dương (2016), Báo cáo tổng hợp tình hình 
lao động việc làm và thu nhập trên địa bàn tỉnh Hải Dương giai đoạn 1997 - 2015; 
9. Sở Công thương tỉnh Hải Dương (2017), Báo cáo tình hình phát triển công nghiệp, 
thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh; 
10. 
co-ban-dinh-huong-thu-hut-fdi.html 
11.  

File đính kèm:

  • pdfdau_tu_truc_tiep_nuoc_ngoai_o_tinh_hai_duong_nhung_van_de_da.pdf