Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sự kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp

Ngày nay, khi xã hội phát triển không ngừng hòa nhập cùng cách mạng công

nghiệp 4.0 trên toàn thế giới. Điều này đỏi hỏi sự nâng cấp không ngừng về mọi lĩnh vực. Để

nâng cấp được một cách toàn diện việc liên kết đa ngành đã trở thành một trong những chiến

lược chủ đạo trong việc phát triển kinh tế, xã hội của nước ta. Việc đầu tiên cần được chú trọng

chính là nguồn nhân lực chất lượng cao mà một xã hội tương lai cần phải có để nâng cấp hệ

thống kinh tế công nghiệp 4.0. Giải quyết được điều này đã lôi kéo sự quan tâm của hai đối

tượng “cung” và “cầu” - doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc

biệt là với khối ngành Mỹ thuật ứng dụng nói chung và ngành thời trang may mặc nói riêng,

khi nhu cầu phát triển của mỹ thuật ứng dụng trong xã hội ngày càng được chú trọng và quan

tâm. Sự phát triển nhanh chóng của nhu cầu sử dụng và may mặc của xã hội đã đặt ra một

lượng nhu cầu lớn nhân lực đáp ứng được sự phát triển tối ưu hóa này. Cụ thể ở đây là lấy nhu

cầu của doanh nghiệp làm mục tiêu và đổi mới phương thức đào tạo dạy và học. Nhằm mục

đích hướng đến tạo ra một đội ngũ lao động chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của một xã

hội tân tiến, xã hội công nghiệp 4.0.

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sự kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp trang 1

Trang 1

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sự kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp trang 2

Trang 2

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sự kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp trang 3

Trang 3

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sự kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp trang 4

Trang 4

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sự kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 11681
Bạn đang xem tài liệu "Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sự kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sự kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sự kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp
Tạp chí Khoa học Viện Đại học Mở Hà Nội 54 (04/2019) 9-13 9 
ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO 
SỰ KẾT NỐI GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ DOANH NGHIỆP 
TRAINING HIGH QUALITY HUMAN RESOURCE - CONNECTING 
BETWEEN SCHOOL AND BUSINESS 
Điền Thị Hoa Hồng*† 
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 4/10/2018 
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 5/4/2019 
Ngày bài báo được duyệt đăng: 26/4/2019 
Tóm tắt: Ngày nay, khi xã hội phát triển không ngừng hòa nhập cùng cách mạng công 
nghiệp 4.0 trên toàn thế giới. Điều này đỏi hỏi sự nâng cấp không ngừng về mọi lĩnh vực. Để 
nâng cấp được một cách toàn diện việc liên kết đa ngành đã trở thành một trong những chiến 
lược chủ đạo trong việc phát triển kinh tế, xã hội của nước ta. Việc đầu tiên cần được chú trọng 
chính là nguồn nhân lực chất lượng cao mà một xã hội tương lai cần phải có để nâng cấp hệ 
thống kinh tế công nghiệp 4.0. Giải quyết được điều này đã lôi kéo sự quan tâm của hai đối 
tượng “cung” và “cầu” - doanh nghiệp và cơ sở đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Đặc 
biệt là với khối ngành Mỹ thuật ứng dụng nói chung và ngành thời trang may mặc nói riêng, 
khi nhu cầu phát triển của mỹ thuật ứng dụng trong xã hội ngày càng được chú trọng và quan 
tâm. Sự phát triển nhanh chóng của nhu cầu sử dụng và may mặc của xã hội đã đặt ra một 
lượng nhu cầu lớn nhân lực đáp ứng được sự phát triển tối ưu hóa này. Cụ thể ở đây là lấy nhu 
cầu của doanh nghiệp làm mục tiêu và đổi mới phương thức đào tạo dạy và học. Nhằm mục 
đích hướng đến tạo ra một đội ngũ lao động chất lượng cao, đáp ứng được yêu cầu của một xã 
hội tân tiến, xã hội công nghiệp 4.0. 
Từ khóa: đào tạo, ngành thời trang, nguồn nhân lực, doanh nghiệp, nhà trường. 
 Abstract: Today, the society develops constantly with the industrial revolution 4.0 all 
over the world. This requires constant upgrading in all areas. To upgrade, comprehensively, 
interdisciplinary linkage has become one of the key strategies in our country's socio-economic 
development. The first thing to be emphasized is the high quality human resources that a future 
society needs to upgrade the industrial economic system 4.0. This has attracted the interest of 
two subjects "supply" and "demand" - businesses and institutions training high quality human 
resources. Especially, with the block of Applied Fine Arts in general and garment fashion 
industry in particular, when the development demand of applied arts in society is increasingly 
focused and paid attention. The rapid development of social use and apparel demand has set a 
great demand for human resources to meet this optimized development. Specifically, taking the 
*†Trường Đại học Mở Hà Nội 
10 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
needs of enterprises as a goal and innovating teaching and learning training methods, aiming 
to create a high-quality workforce, meeting the requirements of a modern society Industry 4.0. 
Keywords: training, fashion industry, human resources, businesses, schools. 
1. Đặt vấn đề 
Theo ước tính của Tổ chức lao động 
Quốc tế (ILO) có đến 86% lao động ngành 
dệt may của Việt Nam có nguy cơ cao mất 
việc dưới tác động của những đột phá về 
công nghệ do cuộc cách mạng công nghiệp 
4.0. Nguy cơ này có thể chuyển thành con 
số thiệt hại không hề nhỏ khi các ngành dệt 
may đã tạo ra số lượng lớn việc làm cho lao 
động trong nước. Nguyên nhân như vậy có 
thể thấy chủ yếu là do “nguồn nhân lực thực 
sự vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị 
trường, một phần là do trong hệ thống nhà 
trường nhất là những trường đào tạo về kỹ 
thuật còn áp dụng những công nghệ cũ trong 
công tác giảng dạy. Khi cuộc cách mạng 
công nghệ 4.0 ra đời thì các doanh nghiệp 
sẽ đòi hỏi họ phải thay đổi và phát triển để 
đáp ứng yêu cầu của khách hàng. Muốn đáp 
ứng như vậy thì họ cần nguồn nhân lực cao 
hơn. Chính từ những nhu cầu và mục tiêu 
“cung ứng” của xã hội, đòi sự thay đổi mang 
tính hợp tác giữa đào tạo và thực tế. Mối liên 
hệ đó tạo nên quy luật mang tính chất bù trừ, 
bổ sung và cải thiện những khuyết điểm đôi 
lúc còn tồn tại mang tính cố hữu giữa học 
và hành. 
 2. Thực trạng đào tạo Mỹ thuật ứng 
dụng nói chung và thiết kế thời trang nói 
riêng 
 Mỹ thuật ứng dụng vốn là một ngành 
vừa mang tính công nghiệp, vừa mang tính 
nghệ thuật. Xã hội phát triển song hành 
cùng nhận thức thẩm mỹ và yêu cầu thẩm 
mỹ được nâng cao trong từng sản phẩm, 
từng công trình. Điều đó đẩy mạnh sự phát 
triển của việc đào tạo các ngành liên quan 
đến mỹ thuật ứng dụng. Do đó việc nhiều 
cơ sở đào tạo được mở ra đã tạo một làn 
sóng mang tính cạnh tranh về chất lượng 
đào tạo. Mặc dù cũng phải nhìn nhận một 
cách thẳng thắn rằng, tuy có nhiều cơ sở đào 
tạo như vậy nhưng ở nước ta hiện nay nhìn 
chung cũng xảy ra những bất cập cơ bản về 
nhiều mặt như sau: Đội ngũ giảng viên cao 
đẳng, đại học còn mỏng và yếu; Cơ sở vật 
chất chưa đáp ứng với yêu cầu đào tạo; 
Phương thức đào tạo vẫn theo kiểu cũ, lối 
mòn, thiếu sự gắn kết với thực tiễn, dẫn đến 
chất lượng nguồn nhân lực sau đào tạo chưa 
đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã 
hội trong xu thế phát triển vũ bão và tác 
động mạnh mẽ, sâu rộng tới mọi mặt đời 
sống xã hội của cuộc CMCN 4.0. Áp lực đặt 
ra với việc đào tạo ngành mỹ thuật ứng dụng 
nói chung và đào tạo nguồn nhân lực chất 
lượng chất cao cho ngành thiết kế thời trang 
nói riêng cũng đang phải đối mặt với những 
điều như vậy. Trước đây việc tư duy về thiết 
kế cho rằng một nhà thiết kế điều cốt lõi và 
quan trọng nhất là phải biết vẽ thiết kế ra 
những sản phẩm độc đáo là được, những 
việc khác chỉ là phụ trợ và không cần thiết, 
Chính từ những quan điểm như vậy khiến 
các chương trình dành cho việc đào tạo nhân 
lực lúc bấy giờ là một hệ thống lý thuyết và 
các môn chuyên ngành trong lĩnh vực mỹ 
thuật, các môn tư duy thiết kế mà quên đi 
những kiến thức mang tính thực hành, 
những kiến thức mang tính quản lý, mang 
tính kinh doanh điều đó khiến nhiều sinh 
viên sau khi ra trường, tiếp xúc với môi 
trường thực tế đã gặp phải những bỡ ngỡ, 
thụ động trong chính công tác chuyên môn. 
Khi chỉ quan tâm đến thiết kế, các sản phẩm 
được vẽ ra nhưng lại không có lời giải cho 
hướng dựng triển khai; có những sản phẩm 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 11 
hoàn hảo trên bản vẽ nhưng lại thiếu tính 
thực tế do không có sự nghiên cứu về chất 
liệu thể hiện, phương pháp dựng mẫu và 
ngược lại, có năng lực thiết kế nhưng thiếu 
năng lực kĩ thuật dẫn đến yếu trong quản lý 
và khó trong việc trao đổi và xử lý tất cả 
điều đó đã thể hiện sự thiếu đống nhất trong 
quan điểm, thiếu sự kết nối, sẻ chia về nhu 
cầu lao động và tuyển dụng lạo động thiết 
kế. Người đào tạo cứ việc đào tạo, doanh 
nghiệp tuyển dụng cứ việc tuyển dụng 
điều đó dẫn đến chất lượng đầu ra bị ảnh 
hưởng, trực tiếp ở đây là sinh viên - người 
lao động, được đào tạo chuyên ngành thiết 
kế nhưng lại không được làm đúng chuyên 
môn do không đáp ứng được nhu cầu của xã 
hội, và ngược lại có người phải mất thời 
gian đầu tư “học lại từ đầu” sau khi tốt 
nghiệp. Trước thực tế đó một số trường bắt 
đầu thay đổi và nâng cấp chương trình đạo 
tạo “lấy người học làm trung tâm”, thay đổi 
phương pháp dạy và thực hành hướng đến 
bổ sung thêm những mặt còn thiếu trong 
đào tạo trước đây. Các xưởng thiết kế, 
xưởng thực hành may sản phẩm đã bắt đầu 
được thành lập, các môn công nghệ dựng 
mẫu được đưa vào chương trình và thời 
lượng nhiều hơn. Tuy nhiên, sự thay đổi này 
vẫn thiếu đồng bộ và chưa triệt để. Đấy là 
do mới chỉ có sự liên kết giữa “cơ sở đào 
tạo” và “người lao động” mà quên mất mối 
liên hệ có tính chất quyết định, đó là “người 
sử dụng lao động - Doanh nghiệp”. Có thể 
nói mối liên hệ này còn rất lỏng lẻo, và mới 
chỉ dừng ở việc cho sinh viên đi thực tập tại 
Doanh nghiệp. 
Chính vì thế, trong giai đoạn hiện 
nay cũng như định hướng phát triển trong 
giai đoạn tới, việc đào tạo, phát triển nguồn 
nhân lực chất lượng cao cho ngành thiết kế 
thời trang trong cuộc Cách mạng công 
nghiệp 4.0 cần được xem xét, đánh giá toàn 
diện với nhiều yêu cầu và thách thức mới 
đặt ra cho các cơ sở đào tạo mỹ thuật ứng 
dụng nói chung và thiết kế thời trang nói 
riêng, đó là: 
Cần chủ động đón đầu xu thế và yêu 
cầu của thị trường lao động. Bài toán về 
phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân 
lực chất lượng cao trong bối cảnh hiện nay 
đã có thêm những tiêu chí, điều kiện ràng 
buộc mới, hết sức khó khăn, đòi hỏi sự đổi 
mới toàn diện trong công tác đào tạo. 
Các cơ sở đào tạo không thể vẫn sử 
dụng phương pháp cũ, thiếu tính tương tác, 
thiếu thực tiễn của mô hình sản xuất mới để 
đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng sự phát 
triển và ứng dụng nhanh chóng của các công 
nghệ hiện đại từ cuộc cách mạng công 
nghiệp 4.0. Điều này sẽ dẫn đến nguy cơ tụt 
hậu và đào thải rất cao. 
Hệ thống đào tạo cả nước cần sớm 
đổi mới nội dung và chương trình đào tạo 
nhằm đáp ứng trước những thay đổi từ thực 
tiễn. Ví dụ, trong lĩnh vực thiết kế thời 
trang, một số kiến thức chuyên ngành và kỹ 
năng cần được các trường nghiên cứu, bổ 
sung như: kỹ năng quản lý, thực hành sản 
phẩm, tư duy sản xuất công nghiệp khả 
năng nghiên cứu và tìm hiểu về chất liệu, 
cấu tạo chất liệu, phương thức nghiên cứu 
những chất liệu mới làm quen và sử dụng 
các máy móc công nghiệp. 
Đặc biệt, đổi mới phương thức đào 
tạo và quản trị đại học, đẩy mạnh ứng dụng 
công nghệ thông tin, công nghệ số vào trong 
hoạt động giảng dạy và nâng cao năng lực 
và chất lượng của đội ngũ giáo viên, cán bộ 
quản lý. 
3. Giải pháp cho việc đào tạo 
nguồn nhân lực phục vụ nhu cầu xã hội - 
Mối liên kết giữa Nhà trường và Doanh 
nghiệp sản xuất và kinh doanh thời trang 
Với xã hội thay đổi, khi các luồng 
thông tin phản hồi được tiếp nhận đã bắt đầu 
12 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 
có những bước chuyển. Tuy chỉ là bắt đầu 
nhưng cũng đã có những hiệu quả then chốt. 
Để nắm bắt nhanh chóng và có định hướng 
rõ ràng thì “cung” cần phải xác định mục 
tiêu của “cầu”. Chính vì thế, đào tạo ngành 
thời trang bắt đầu chuyển hướng và tập 
trung vào những gì xã hội “cần” và xã hội 
“muốn” để hoàn thiện, sửa đổi và đáp ứng 
yêu cầu đào tạo trong môi trường mới, đội 
ngũ giảng viên phải có những năng lực mới, 
năng lực sáng tạo và do đó đòi hỏi phải có 
những phẩm chất mới trên cơ sở chuẩn hóa, 
thông qua các hoạt động đào tạo, tự đào tạo 
và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn. Bên 
cạnh hoạt động đào tạo, cần tích cực tham 
gia công tác nghiên cứu khoa học để nâng 
cao trình độ, kiến thức chuyên môn, gắn 
nghiên cứu với các hoạt động chuyển giao 
tại cơ sở. 
Cần đẩy mạnh công tác dự báo nhu 
cầu thị trường nhân lực trong tương lai gần 
và xa hơn. Đây là nội dung cần được đặc 
biệt quan tâm, bởi cuộc CMCN 4.0 sẽ có tác 
động rất lớn tới cơ cấu của nền kinh tế, đến 
cơ chế tuyển dụng và sử dụng lao động, đến 
tư duy trong thẩm mỹ thiết kế, thẩm mỹ sản 
phẩm. 
Cần sự kết hợp 3 “nhà”: Nhà trường 
- Nhà khoa học - Nhà doanh nghiệp trong 
đào tạo nhân lực phục vụ CMCN 4.0. Hiện 
tại, chủ yếu là phía Doanh nghiệp có nhu 
cầu gắn kết với nhà trường - nhà khoa học, 
còn nhà trường, nhất là các trường công lập, 
chỉ tập trung công tác đào tạo chứ chưa chủ 
động hợp tác với Doanh nghiệp. Đây là một 
trong những giải pháp then chốt để có thể 
giải quyết được mẫu thuẫn còn tồn đọng 
giữa “cung” và “cầu” hay nói đơn giản là 
giữa “đào tạo nguồn nhân lực” và “sử dụng 
nguồn nhân lực”. Lấy cái “cần” của xã hội 
là mục tiêu, làm cái “đủ” để xây dựng một 
chương trình đào tạo mang tính thực tế. Sự 
kết nối giữa Doanh nghiệp và Nhà trường 
và ngược lại sẽ rút ngắn được khoảng cách 
giữa học viên và môi trường thực tế, tạo 
điều kiện cho sinh viên rèn luyện khả năng 
tư duy thiết kế, thực hành thiết kế ngay khi 
còn trên ghế nhà trường, việc được học và 
đào tạo trong một môi trường chuyên 
nghiệp sẽ nâng cao năng lực chuyên môn. 
Với sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, 
nhà trường sẽ chủ động và cập nhập tốt hơn 
trong việc nâng cao chất lượng đào tạo và 
xây dựng được chuẩn đầu ra cho người học. 
Mặt khác, doanh nghiệp tham gia đào tạo 
bằng cách góp ý kiến về xây dựng, đánh giá 
và cải tiến chương trình đào tạo, qua đó nhà 
trường có những chỉnh sửa cho phù hợp với 
thực tế. Doanh nghiệp có thể các chuyên gia 
thiết kế, các chuyên gia kĩ thuật tham gia 
trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn thực hành. 
Không những thế việc hợp tác giữa Nhà 
trường và Doanh nghiệp trong vấn đề 
Nghiên cứu khoa học, thương mại hóa các 
kết quả nghiên cứu cũng góp phần mang lại 
những giá trị không nhỏ về mặt khoa học. 
4. Kết luận 
Mối liên kết giữa “Nhà trường và 
doanh nghiệp” là một sự kết nối bền vững 
để tạo nên những thế hệ nhân lực cao đáp 
ứng được chuẩn mực mà xã hội công nghệ 
cần có. Xây dựng một vòng tròn khép về 
Điều đó không chỉ giúp chương trình đạo 
tạo gắn liền với thực tiễn mà còn giúp người 
học - những nhà thiết kế thời trang tương lai 
được trang bị những điều kiện “cần” và 
“đủ” để phát triển chuyên môn của mình 
một cách trọn vẹn trong xã hội đang tiến dần 
theo cách mạng công nghiệp 4.0 
Tài liệu tham khảo: 
1. Hải Bình (10/2017),“Giải pháp tạo gắn kết 
bền vững giữa nhà trường và doanh 
nghiệp”, Báo điện tử giáo dục và thời đại. 
Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion 13 
2. Nhật Anh (10/2018),“Gắn kết giữa nhà 
trường – đoanh nghiệp trong đào tạo dạy 
nghề, Báo Nhân dân điện tử 
3. Khắc Kiên (3/2018), Gắn lết giữa nhà 
trường và doanh nghiệp, Báo Kinh tế và đô 
thị 
Địa chỉ tác giả: Trường Đại học Mở Hà Nội 
Email: dienhoahong@gmail.com 

File đính kèm:

  • pdfdao_tao_nguon_nhan_luc_chat_luong_cao_su_ket_noi_giua_nha_tr.pdf