Đánh giá về một số chính sách sử dụng đất nông nghiệp hiện nay

Bài viết nghiên cứu một số chính sách sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) bao gồm chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài; chính sách dồn điền đổi thửa; chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số trên ba khía cạnh: tìm hiểu nội dung, đánh giá thực trạng và khuyến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách.

Đánh giá về một số chính sách sử dụng đất nông nghiệp hiện nay trang 1

Trang 1

Đánh giá về một số chính sách sử dụng đất nông nghiệp hiện nay trang 2

Trang 2

Đánh giá về một số chính sách sử dụng đất nông nghiệp hiện nay trang 3

Trang 3

Đánh giá về một số chính sách sử dụng đất nông nghiệp hiện nay trang 4

Trang 4

Đánh giá về một số chính sách sử dụng đất nông nghiệp hiện nay trang 5

Trang 5

Đánh giá về một số chính sách sử dụng đất nông nghiệp hiện nay trang 6

Trang 6

Đánh giá về một số chính sách sử dụng đất nông nghiệp hiện nay trang 7

Trang 7

Đánh giá về một số chính sách sử dụng đất nông nghiệp hiện nay trang 8

Trang 8

Đánh giá về một số chính sách sử dụng đất nông nghiệp hiện nay trang 9

Trang 9

Đánh giá về một số chính sách sử dụng đất nông nghiệp hiện nay trang 10

Trang 10

pdf 10 trang Trúc Khang 10/01/2024 5420
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá về một số chính sách sử dụng đất nông nghiệp hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá về một số chính sách sử dụng đất nông nghiệp hiện nay

Đánh giá về một số chính sách sử dụng đất nông nghiệp hiện nay
 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN – SỐ 1/2017 
 85
* PGS.TS., Trường Đại học Luật Hà Nội. 
** ThS., Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng, Quận Đống Đa – Hà Nội. 
ĐÁNH GIÁ VỀ MỘT SỐ CHÍNH SÁCH 
SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HIỆN NAY 
 NGUYỄN QUANG TUYẾN* 
BÙI THẾ HÙNG** 
Tóm tắt: 
Bài viết nghiên cứu một số chính 
sách sử dụng đất nông nghiệp (SDĐNN) 
bao gồm chính sách giao đất nông nghiệp 
cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định 
lâu dài; chính sách dồn điền đổi thửa; 
chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất 
cho đồng bào dân tộc thiểu số trên ba khía 
cạnh: tìm hiểu nội dung, đánh giá thực 
trạng và khuyến nghị giải pháp hoàn thiện 
chính sách. 
Từ khóa: 
Đất nông nghiệp, giao đất nông 
nghiệp, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất 
nông nghiệp 
Abstract: 
The article examines some 
agricultural land use policies, including 
the policy of allocation of agricultural 
land to households or individual for 
stable use; the consolidation and swap of 
land parcels policy, the policy of 
resolving residential land and productive 
land for ethnic minorities in three 
perspectives: exploring the contents, 
evaluating the situation and offering 
recommendations to complete such 
policies. 
Key words: 
Agriculture land, allocation of 
agricultural land, households, individual 
using agriculture land 
1. Chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài 
1.1. Tổng quan về chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn 
định lâu dài 
Ở nước ta, đổi mới cơ chế quản lý đất đai được bắt đầu từ việc đổi mới chính sách quản 
lý, SDĐNN bằng việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài 
vào mục đích sản xuất nông nghiệp (sau đây gọi là giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá 
nhân sử dụng ổn định lâu dài). Trong thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp trước đây, đất nông 
nghiệp chủ yếu do các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất nông nghiệp, các nông trường,... quản lý 
và sử dụng thì hiện nay, trong nền kinh tế thị trường, hộ gia đình, cá nhân là người được 
SDĐNN ổn định, lâu dài. Chính sách giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng 
ổn định lâu dài manh nha hình thành từ cơ chế khoán hộ được thử nghiệm tại một số địa 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT – ĐẠI HỌC HUẾ 
 86
phương trong thời kỳ tập trung quan liêu bao cấp trước đây như ở tỉnh Vĩnh Phú (cũ), huyện 
Vĩnh Bảo (TP. Hải Phòng), và đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, năng suất lao động được 
nâng cao, tạo ra động lực thúc đẩy sản xuất trong nông nghiệp do có sự gắn kết giữa người 
nông dân với đất đai. Chính sách này đã được tổng kết và ghi nhận trong Chỉ thị số 100/CT- 
TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 13/01/1981 “Về cải tiến công tác khoán, mở rộng 
khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp” và Nghị quyết số 
10/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 05/04/1988 “Về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp”. Nó 
được thể chế hóa trong Luật Đất đai 1993 và Nghị định số 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính 
phủ (Nghị định 64/CP) về giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu 
dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. Để bảo đảm sự ổn định, đoàn kết, bình đẳng trong nội 
bộ nhân dân và tạo tâm lý yên tâm cho người nông dân trong sử dụng ổn định đất nông 
nghiệp, Nghị định 64/CP đã xác lập các nguyên tắc cơ bản trong việc Nhà nước giao đất nông 
nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp, 
bao gồm: i) Giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục 
đích sản xuất nông nghiệp trên cơ sở hiện trạng sử dụng đất, điều chỉnh đất nông nghiệp bằng 
việc rút bớt diện tích đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân sử dụng nhiều đất sang giao 
cho hộ gia đình, cá nhân không có đất hoặc thiếu đất nông nghiệp để sản xuất; ii) Đảm bảo sự 
công bằng trong việc giao đất (mỗi hộ gia đình, cá nhân được giao các loại đất nông nghiệp 
khác nhau dựa trên nguyên tắc “có gần có xa, có tốt, có xấu”), ổn định, tránh xáo trộn và duy 
trì sự đoàn kết trong nội bộ nhân dân; iii) Giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử 
dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp là giao chính thức và người SDĐNN 
ổn định lâu dài được Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; iiii) Đất nông nghiệp 
giao cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp 
được xác định thời hạn sử dụng cụ thể; theo đó, thời hạn giao đất trồng cây hàng năm, đất 
nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 20 năm; thời hạn giao 
đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng là 50 năm. Thời 
hạn giao đất được tính từ ngày có quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; 
trường hợp đất được Nhà nước giao trước ngày 15/10/199310 thì thời hạn giao đất được tính 
từ ngày 15/10/1993. Khi hết thời hạn, người sử dụng đất được Nhà nước tiếp tục giao đất nếu 
có nhu cầu tiế ... ẽ công nghiệp chế biến, bảo quản nông sản hàng hóa sau thu 
hoạch nhằm hỗ trợ người nông dân. Do sự phát triển yếu kém của ngành công nghiệp này mà 
hàng hóa nông sản của Việt Nam thường có giá trị thấp trên thị trường thế giới và bị nông sản 
của các nước khác cạnh tranh; thậm chí nông sản nước ta bị thua ngay trên sân nhà. Điều này 
bộc lộ ngày càng nghiêm trọng khi Việt Nam đã gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ngày 
31/12/2015) và đã ký kết Hiệp định Thương mại xuyên Thái bình dương (TPP). 
Thứ ba, về nguồn vốn sử dụng cho công tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính, sổ sách 
địa chính và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi thực hiện dồn điền, đổi thửa. 
Thực tiễn việc dồn điền, đổi thửa ở một số địa phương cho thấy, kinh phí dành cho công 
tác này còn hạn chế và gặp rất nhiều khó khăn; đặc biệt là những xã, thị trấn không có đấu giá 
quyền sử dụng đất cho nhân dân làm nhà ở. Xin đơn cử báo cáo kết quả thực hiện công tác 
dồn điền đổi thửa và kế hoach năm 2016 của huyện Mộ Đức (tỉnh Quảng Ngãi); trong đó có 
đề cập vấn đề kinh phí: “Nhu cầu kinh phí thực hiện dồn điền, đổi thửa năm 2014 là 
1.815.641.500 đồng; nhu cầu kinh phí thực hiện dồn điền, đổi thửa năm 2015 là 
3.708.187.700 đồng. Trong khi đó, ngân sách tỉnh cấp kinh phí cho thực hiện dồn điền, đổi 
thửa trong 02 năm (2014 và 2015) là 504.000.000 đồng. Như vậy kinh phí còn thiếu là 
5.019.829.200 đồng”15. 
 Vậy, vấn đề đặt ra là nguồn vốn đầu tư cho các xã chỉnh lý biến động đất đai do thực 
hiện dồn điền, đổi thửa lấy ở đâu? Ngân sách Trung ương không thể cấp một lượng tiền lên 
đến hàng ngàn tỷ đồng để phục vụ cho công tác đo vẽ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền 
sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa; bởi lẽ, đây là một chủ trương và Nhà nước khuyến khích 
hộ gia đình, cá nhân nông dân tự nguyện thực hiện việc này mà không có văn bản mang tính 
pháp lý quy định. Do vậy, Bộ Tài chính không có cơ sở pháp lý để cấp phát kinh phí từ ngân 
sách nhà nước cho công tác đo vẽ địa chính sau khi dồn điển, đổi thửa. Trên thực tế, các tỉnh, 
thành phố trực thuộc Trung ương trích kinh phí từ ngân sách địa phương để chi cho công tác 
đo vẽ địa chính sau khi hộ gia đình, cá nhân thực hiện dồn điền đổi thửa mà kinh phí địa 
phương thì rất hạn hẹp; vì vậy, các địa phương cũng không “mặn mà” với việc tiến hành dồn 
điền đổi thửa. 
Thứ tư, tâm lý của người nông dân e ngại không muốn dồn điền đổi thửa một cách triệt 
để; bởi lẽ, thực hiện việc này một cách triệt để sẽ tiềm ẩn nguy cơ rủi ro trong sản xuất nông 
nghiệp. Theo điều tra, phỏng vấn trực tiếp của chúng tôi tại một thôn của huyện Thuận Thành 
(tỉnh Bắc Ninh) đối với các hộ gia đình thực hiện dồn điền đổi thửa, người nông dân đã nhận 
thức được ích lợi của việc làm này mang lại. Tuy nhiên, họ chỉ muốn giảm số lượng từ 07 - 10 
mảnh ruộng/hộ xuống còn từ 03 - 04 mảnh mà không muốn đổi thành 01 mảnh; bởi lẽ, nếu 
15 Ủy ban nhân dân huyện Mộ Đức: “Báo cáo số 183/BC-UBND ngày 20/07/2015 - Báo cáo kết quả thực hiện 
công tác dồn điền, đổi thửa và kế hoạch năm 2016”. 
 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN – SỐ 1/2017 
 91
đổi từ 07 - 10 mảnh xuống còn 01 mảnh ruộng ở vị trí cao thì gặp năm mưa ít sẽ bị hạn hán và 
có nguy cơ mất mùa. Ngược lại, nếu đổi lấy 01 mảnh ruộng ở vị trí thấp thì những năm có 
nhiều mưa bão, lũ lụt cũng sẽ tiềm ẩn nguy cơ mất mùa. 
Thứ năm, ở một số địa phương, cán bộ xã cũng không muốn thực hiện dồn điền đổi thửa 
một cách triệt để. Bởi lẽ, dồn điền đồi thửa thì phải tiến hành đo vẽ, chỉnh lý lại hồ sơ địa 
chính mà qua đó sẽ dễ bị phát hiện những diện tích đất nông nghiệp được địa phương để 
ngoài sổ sách, không khai báo và sử dụng cho các mục đích riêng. 
2.2. Khuyến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp 
Để khắc phục một số vướng mắc nảy sinh trong quá trình thực thi chính sách dồn điền 
đổi thửa đất nông nghiệp, chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể sau: 
- Tiếp tục thực hiện tuyên truyền, phổ biến về chính sách dồn điền đổi thửa sâu rộng tới 
các hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp để họ thấy được mục đích, ý nghĩa và 
ích lợi của chính sách này mang lại. Trên cơ sở đó, vận động, khuyến khích hộ gia đình, cá 
nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp tự nguyện chuyển đổi ruộng đất cho nhau nhằm khắc 
phục tình trạng SDĐNN nhỏ lẻ, manh mún, phân tán. 
- Để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách dồn điền đổi thửa, Nhà nước 
cần triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ cho nông dân về giống, hướng dẫn ứng dụng 
thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại vào sản xuất nông nghiệp; tìm kiếm thị 
trường đầu ra cho sản phẩm nông sản hàng hóa và đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến 
sau thu hoạch. 
- Thực hiện chính sách phát triển, mở rộng các ngành nghề dịch vụ ở khu vực nông thôn 
nhằm thu hút số lao động dôi dư khi thực hiện dồn điền đổi thửa vào làm việc; đi đôi với đầu 
tư vốn đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp và chú trọng xuất khẩu lao động nhằm giải quyết việc 
làm cho người nông dân. 
- Nhà nước cần bố trí một nguồn vốn hỗ trợ các địa phương trong việc đo vẽ, chỉnh lý 
hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sau khi thực 
hiện dồn điền đổi thửa. 
 - Tăng cường thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện và xử lý nghiêm minh việc chính 
quyền một số địa phương để lại quỹ đất nông nghiệp sử dụng cho mục đích công ích nằm 
ngoài sổ sách và đang sử dụng không đúng quy định của pháp luật... 
3. Chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số 
3.1. Khái quát về thực hiện chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc 
thiểu số 
Đồng bào dân tộc thiểu số thuộc 53/54 dân tộc anh em, có khoảng 12,3 triệu người, 
chiếm 14,27% dân số cả nước, cư trú xen kẽ và phân bố trong phạm vi ¾ diện tích tự nhiên 
của đất nước. Đây là những nơi có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, an 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT – ĐẠI HỌC HUẾ 
 92
ninh, quốc phòng và môi trường sinh thái; có nhiều tiềm năng và lợi thế về nông, lâm nghiệp, 
thủy điện, khoáng sản, du lịch, kinh tế cửa khẩu. Tuy nhiên, vùng dân tộc thiểu số và miền núi 
vẫn là vùng khó khăn nhất, địa hình hiểm trở, chia cắt phức tạp, thường xuyên bị ảnh hưởng 
của thiên tai; dân cư phân tán, tỷ lệ đói nghèo cao gấp nhiều lần so với bình quân chung của 
cả nước, sản xuất chưa phát triển, trình độ dân trí thấp; các thế lực thù địch vẫn thường xuyên 
lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để kích động, mua chuộc, chia rẽ; tiềm ẩn nhiều nguy cơ 
mất ổn định chính trị, an ninh của đất nước. Nhận thức được vấn đề này, thời gian qua, Đảng 
và Nhà nước ta đã ban hành, triển khai thực hiện nhiều chính sách, chương trình về đầu tư, hỗ 
trợ phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi mà một trong những chính sách đó là chính 
sách giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số thiếu hoặc không có đất ở, 
đất sản xuất; bao gồm: 
Thứ nhất, chính sách hỗ trợ trực tiếp đối với hộ nghèo giải quyết đất đai, nhà ở, nước 
sinh hoạt. 
Chính sách này được thể hiện trong một số văn bản như Quyết định số 134/2004/QĐ- 
TTg ngày 20/07/2004 của Thủ tướng Chính phủ "Về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, 
đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn"; 
Quyết định số 146/2005/QĐ-TTg ngày 15/06/2005 của Thủ tướng Chính phủ "Về chính sách 
thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường để giao cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số 
nghèo”; Quyết định số 57/2007/QĐ-TTg ngày 04/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ "Về sửa 
đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 146/2005/QĐ-TTg ngày 15/6/2005 của Thủ tướng 
Chính phủ về chính sách thu hồi đất sản xuất của các nông trường, lâm trường để giao cho hộ 
đồng bào dân tộc thiểu số nghèo”; Quyết định số 198/2007/QĐ-TTg ngày 31/12/2007 của 
Thủ tướng Chính phủ “Về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg 
của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh 
hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn”; Quyết định số 
03/2005/QĐ-BNN ngày 07/01/2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 
ban hành quy định về khai thác gỗ để hỗ trợ nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời 
sống khó khăn theo Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg ngày 20/7/2004 của Thủ tướng Chính 
phủ; Quyết định số 1592/2009/QĐ-TTg ngày 12/10/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp 
tục thực hiện Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg... Việc thực thi các chính sách này bước đầu 
giải quyết được nhu cầu cấp bách của đồng bào dân tộc thiểu số về đất ở, đất sản xuất và nhà 
ở. Nhờ có đất sản xuất mà nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo đã từng bước cải thiện 
điều kiện kinh tế, xóa đói, giảm nghèo; đồng thời, đất đai ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và 
miền núi ngày càng được sử dụng có hiệu quả, khắc phục một bước tình trạng sử dụng bừa 
bãi, lãng phí hoặc bỏ hoang hóa đất đai 
Thứ hai, chính sách về giao đất để trồng rừng và giao, nhận khoán, chăm sóc và bảo 
vệ rừng. 
Các vấn đề quy hoạch lâm nghiệp; quản lý và bảo vệ rừng; giao đất, giao rừng và cho 
thuê đất rừng; trồng mới 5 triệu ha rừng được quy định trong Luật Bảo vệ và phát triển rừng, 
 TẠP CHÍ PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN – SỐ 1/2017 
 93
02 Nghị định thi hành Luật; 06 quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, 
nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (Quyết định số 
661/QĐ-TTg ngày 29/07/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án 
trồng mới 5 triệu ha rừng và Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/07/2007 của Thủ 
tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 
29/07/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha 
rừng); về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, thuê, nhận khoán 
rừng và đất lâm nghiệp (Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng 
Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận 
khoán rừng và đất lâm nghiệp); về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-
2010 (Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/09/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số 
chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007 - 2015); Quy chế Quản lý hoạt động du 
lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên (Nghị định số 05/2008/NĐ-CP 
ngày 14/1/2008 của Chính phủ về quỹ bảo vệ và phát triển rừng). 
Có 06 Thông tư hướng dẫn giao thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp; quản lý rừng 
cộng đồng dân cư thôn, bản; hưóng dẫn cấp gạo cho đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền 
núi trồng rừng thay thế canh tác nương rẫy... 
Thông qua việc thực hiện pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; tỷ lệ che phủ rừng 
được nâng lên, rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ được chú trọng bảo vệ. Đời sống của hộ đồng 
bào dân tộc thiểu số tham gia bảo vệ rừng từng bước được cải thiện. Các quy định về giao 
rừng gắn liền với giao đất lâm nghiệp đã tạo tâm lý ổn định cho các tổ chức, cá nhân tham gia 
nhận rừng, khẳng định tính pháp lý của chủ rừng, tạo động lực cho người dân tham gia trồng 
và bảo vệ rừng, cho các chủ rừng yên tâm đầu tư các nguồn lực để quản lý, bảo vệ, sử dụng, 
phát triển rừng và đất lâm nghiệp được giao. 
Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách này còn bộc lộ một số hạn chế: 
- Chính sách khoán và bảo vệ rừng còn chồng chéo, thủ tục phức tạp, chưa rõ ràng. 
Định mức giao khoán thấp. Đời sống của người dân chưa được đảm bảo, chưa thật sự yên tâm 
sống bằng nghề rừng. Quy định chế tài đối với hộ nhận khoán để mất rừng chưa cụ thể, nhiều 
hộ gia đình nhận khoán bảo vệ rừng thiếu trách nhiệm dẫn đến mất rừng, vẫn xảy ra hiện 
tượng mất rừng làm rẫy. 
- Chính sách hưởng lợi từ tham gia bảo vệ rừng quy định nhiều nhưng với chu kỳ dài, 
quy mô sản xuất manh mún, nhỏ lẻ. Bên cạnh đó, chính sách giải quyết đất sản xuất cho đồng 
bào dân tộc thiểu số có xu hướng coi trọng mục tiêu xã hội trước mắt mà coi nhẹ việc bảo vệ 
và phát triển rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ổn định lâu dài. Điều này dẫn đến rủi ro, đất 
lâm nghiệp và rừng được giao sử dụng không đúng mục đích như bán, sang nhượng, cho thuê 
trái phép. Công tác quản lý của các ban quản lý rừng còn nhiều hạn chế. 
- Việc lồng ghép khoanh nuôi bảo vệ rừng chưa thực hiện tốt. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT – ĐẠI HỌC HUẾ 
 94
3.2. Khuyến nghị giải pháp hoàn thiện chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng 
bào dân tộc thiểu số 
 - Xây dựng chính sách đặc thù về giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc 
thiểu số cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng bao gồm các nội dung hỗ trợ đất ở, 
đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ nghèo ở xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn và đối với hộ 
nghèo dân tộc thiếu số. 
 - Tiếp tục rà soát, bố trí, sắp xếp lại quỹ đất mà các nông trường, lâm trường quản lý; 
phần diện tích đất sử dụng kém hiệu quả, lãng phí hoặc sử dụng không đúng mục đích phải 
giao lại cho các địa phương để giao cho đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất 
ở, đất sản xuất. 
 - Nhà nước tiếp tục bố trí đủ nguồn vốn để triển khai có hiệu quả các chính sách về 
giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. 
 - Triển khai chính sách giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số đặt 
trong quá trình thực hiện tổng thể, đồng bộ các chính sách đầu tư, hỗ trợ, phát triển vùng đồng 
bào dân tộc thiểu số và miền núi, bao gồm chính sách khuyến nông, chính sách về thuế và tín 
dụng, chính sách y tế, chính sách giáo dục, chính sách phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, chính 
sách bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc, chính sách xóa đói, giảm nghèo, chính sách việc làm và 
chính sách về tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và trợ giúp pháp lý đối với đồng bào 
các dân tộc thiểu số, nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực này một cách toàn diện, 
vững chắc và bền vững. 
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Chỉ thị số 100/CT- TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng ngày 13/01/1981 “Về cải tiến 
công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã 
nông nghiệp”. 
2. Nghị quyết số 10/NQ-TW của Bộ Chính trị ngày 05/04/1988 “Về đổi mới quản lý kinh tế 
nông nghiệp”. 
3. Luật Đất đai 1993. 
4. Nghị định số 64/CP ngày 27/09/1993 của Chính phủ về giao đất nông nghiệp cho hộ gia 
đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp. 
5. Luật Đất đai 2003. 
6. Luật Đất đai 2013. 
7. Xuân Thị Thu Thảo, Phạm Phương Nam, Hồ Thị Lam Trà: “Kết quả thực hiện dồn điền 
đổi thửa trên địa bàn tỉnh Nam Định”, Tạp chí Khoa học và Phát triển 2015, tập 13 số 6: 
931 - 942 (J.Sci & Devel.2015, Vol 13, No 6: 931 - 942); Tr. 931 - 932. 
8. Ủy ban nhân dân huyện Mộ Đức - tỉnh Quảng Ngãi: “Báo cáo số 183/BC-UBND ngày 
20/07/2015 - Báo cáo kết quả thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa và kế hoạch 
năm 2016”. 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_ve_mot_so_chinh_sach_su_dung_dat_nong_nghiep_hien_n.pdf