Đánh giá năng lực quản trị công ty của các công ty Cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Năng lực quản trị công ty được thể hiện thông qua trách nhiệm của HĐQT (Hội đồng

quản trị), sự độc lập của BGĐ (Ban giám đốc) và BKS (Ban kiểm soát), sự minh bạch và công

bố thông tin, việc đối xử bình đẳng với cổ đông Việc cải thiện các yếu tố này sẽ giúp cho

các công ty nâng cao năng lực quản trị công ty của mình góp phần nâng cao hiệu quả kinh

doanh. Đối với các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời

gian qua, năng lực quản trị công ty theo đánh giá chung vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém cần

phải khắc phục và cải thiện hơn trong thời gian tới. Các công ty cổ phần niêm yết trên thị

trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới cần nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao

trách nhiệm của HĐQT, cần đảm bảo sự độc lập của BGĐ và BKS, đảm bảo sự minh bạch và

công bố thông tin cũng như cần đối xử bình đẳng với các cổ đông của mình.

Đánh giá năng lực quản trị công ty của các công ty Cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 1

Trang 1

Đánh giá năng lực quản trị công ty của các công ty Cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 2

Trang 2

Đánh giá năng lực quản trị công ty của các công ty Cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 3

Trang 3

Đánh giá năng lực quản trị công ty của các công ty Cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 4

Trang 4

Đánh giá năng lực quản trị công ty của các công ty Cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 5

Trang 5

Đánh giá năng lực quản trị công ty của các công ty Cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 6

Trang 6

Đánh giá năng lực quản trị công ty của các công ty Cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 7

Trang 7

Đánh giá năng lực quản trị công ty của các công ty Cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 8

Trang 8

Đánh giá năng lực quản trị công ty của các công ty Cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 9

Trang 9

Đánh giá năng lực quản trị công ty của các công ty Cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trang 10

Trang 10

pdf 10 trang baonam 11780
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá năng lực quản trị công ty của các công ty Cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá năng lực quản trị công ty của các công ty Cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Đánh giá năng lực quản trị công ty của các công ty Cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
211 
ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC QUẢN TRỊ CÔNG TY CỦA CÁC CÔNG TY CỔ PHẦN 
NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 
ThS. Đỗ Tiến Tới 
Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh 
TÓM TẮT: 
 Năng lực quản trị công ty được thể hiện thông qua trách nhiệm của HĐQT (Hội đồng 
quản trị), sự độc lập của BGĐ (Ban giám đốc) và BKS (Ban kiểm soát), sự minh bạch và công 
bố thông tin, việc đối xử bình đẳng với cổ đông Việc cải thiện các yếu tố này sẽ giúp cho 
các công ty nâng cao năng lực quản trị công ty của mình góp phần nâng cao hiệu quả kinh 
doanh. Đối với các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong thời 
gian qua, năng lực quản trị công ty theo đánh giá chung vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém cần 
phải khắc phục và cải thiện hơn trong thời gian tới. Các công ty cổ phần niêm yết trên thị 
trường chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới cần nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao 
trách nhiệm của HĐQT, cần đảm bảo sự độc lập của BGĐ và BKS, đảm bảo sự minh bạch và 
công bố thông tin cũng như cần đối xử bình đẳng với các cổ đông của mình. 
Từ khóa: Quản trị công ty, hội đồng quản trị, ban giám đốc, ban kiểm soát, đối xử 
bình đẳng với cổ đông, minh bạch và công bố thông tin. 
Abstract: 
Corporate governance capability is expressed through the responsibilities of the 
Board of Directors, the independence of the Board of Directors and the Inspection 
Committee, transparency and information, Equal treatment with shareholders ... Improving 
these factors will help companies improve their corporate governance capabilities to improve 
business efficiency. For the listed companies on the stock market of Vietnam in the past time, 
corporate governance capacity in general is still limited, weak that needs to be overcome and 
improved in the coming time. The listed companies on the stock market of Vietnam should 
make greater efforts to enhance the Board's responsibility in the coming time, ensuring the 
independence of the Board of directors and the Inspection Committee, ensuring transparency 
and Information as well as treating its shareholders equally. 
Keywords: Corporate governance, board of directors, inspection committee, equal 
treatment of shareholders, transparency and information. 
1. MỞ ĐẦU 
Trên thế giới từ đầu thế kỷ 21 cho đến nay vai trò đối với quản trị công ty ngày càng 
trở nên rõ ràng hơn khi chứng kiến hàng loạt các vụ sụp đổ doanh nghiệp gây tổn thất lớn về 
giá trị tài sản cho các cổ đông có nguyên nhân xuất phát từ các hành vi gian lận, sự không 
tuân thủ và những bất cẩn về mặt quản lý. Chính vì vậy việc quản trị công ty tốt sẽ giúp giải 
quyết tốt các mối quan hệ giữa HĐQT, BGĐ, các cổ đông và các đối tượng liên quan. Thêm 
vào đó quản trị công ty tốt sẽ tạo điều kiện cho các công ty thu hút các nhà đầu tư, thu hút 
khách hàng đồng thời giúp cho công ty không ngừng cải thiện Hiệu quả kinh doanh và qua đó 
thúc đẩy công ty ngày càng phát triển. 
Thêm vào đó, một công ty được xem như một tập những hợp đồng thiết lập, một cấu 
trúc nhất định những quyền sở hữu. Trong công ty tồn tại nhiều kiểu quyền sở hữu khác nhau 
như quyền sở hữu tư nhân, quyền sở hữu tập thể hay Nhà nước, các tác nhân có thể có 
nhiều quyền sở hữu trên cùng một tài sản, các quyền sở hữu khác nhau được gắn với các tài 
sản được giới hạn và phân phối. Như vậy, trong công ty tồn tại một cấu trúc nhất định những 
quyền sở hữu và đó là một hệ thống những quyền sở hữu thống nhất với nhau. Trong thực tiễn 
các quyền sở hữu lại bị giới hạn bởi những ràng buộc pháp lý và những ràng buộc do những 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 212 
hợp đồng ký kết với người nắm giữ tài sản. Do sự đa dạng, độc đáo của quyền sở hữu và sự 
tồn tại một cấu trúc nhất định những quyền sở hữu trong một công ty vì vậy các ràng buộc 
hợp đồng cũng được thiết lập và các quan hệ trong một công ty cần phải đảm bảo tuân theo 
khuôn khổ của những quan hệ hợp đồng này. Chính vì vậy, quản trị công ty tốt sẽ đảm bảo 
giải quyết tốt các quan hệ hợp đồng trong công ty, giúp giảm thiểu các vấn đề về lạm dụng 
quyền lực nhằm tư lợi riêng hoặc làm lãng phí các nguồn lực của công ty. 
Mặt khác, quản trị công ty và quản trị kinh doanh luôn tồn tại, luôn được diễn ra một 
cách đồng thời. Quản trị kinh doanh bao gồm việc điều hành hoạt động sản xuất, kinh doanh 
của doanh nghiệp do BGĐ thực hiện. Còn Quản trị công ty đó lại là một quá trình thực hiện 
việc giám sát và kiểm soát nhằm bảo đảm cho việc thực thi phù hợp với lợi ích của các cổ 
đông. Quản trị công ty thực hiện việc bảo vệ cho các quyền lợi của các cổ đông và các đối 
tượng liên quan trong đó có cán bộ nhân viên trong công ty, khách hàng 
Ngày nay, trong các công ty cổ phần, quyền sở hữu được mở rộng cho một số lượng 
lớn các cá nhân và tổ chức. Thông qua đó, các công ty có thể thực hiện việc huy động vốn từ 
các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh 
của mình. Do đó, để thu ... y định số 
lượng thành viên trong BKS phải đảm bảo thấp nhất là 03 người và cao nhất là 05 người) và 
con số này cao hơn so với năm 2015 (năm 2015 tỷ lệ này là 91,8%). Về quy định trưởng BKS 
là kiểm toán viên hay kế toán viên chuyên nghiệp, pháp luật quy định phải cần có thấp nhất 
01 thành viên là kiểm toán viên hay kế toán viên. Tuy nhiên qua khảo sát cho năm 2016 chỉ 
có 84 trên tổng số 344 công ty niêm yết được khảo sát (đạt tỷ lệ 24,4%) đáp ứng được điều 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 216 
kiện này và con số này giảm hơn so với năm 2015 (năm 2015 tỷ lệ này là 26%). Điều này cho 
thấy vai trò của BKS chưa được các công ty quan tâm nhiều. Cũng theo kết quả khảo sát, có 
265 trên tổng số 344 công ty được khảo sát (đạt tỷ lệ 77%) BKS thực hiện việc đánh giá hoạt 
động đối với HĐQT và chủ tịch HĐQT, thêm vào đó có tới 205 trên tổng số 344 công ty được 
khảo sát (đạt tỷ lệ 60%) BKS không thực hiện việc đánh giá sự phối kết hợp giữa BKS với 
HĐQT và tổng giám đốc hay giám đốc, tỷ lệ này thấp hơn so với năm 2015 (năm 2015 là 
63,3%). Về thực hiện việc đánh giá về công ty kiểm toán độc lập và báo cáo tài chính, năm 
2016 có 101 trên tổng số 344 công ty được khảo sát (đạt tỷ lệ 29,36%) không thực hiện và 
thấp hơn so với năm 2015 (năm 2015 là 33,6%). 
2.3.4. Minh bạch và c ng bố th ng tin 
Vấn đề minh bạch và công bố thông tin của công ty phải đảm bảo cung cấp báo cáo 
thường niên sao cho đảm bảo chất lượng đặc biệt là những thông tin về công ty và hiệu quả 
kinh doanh của công ty. Các nhà đầu tư muốn đánh giá năng lực quản lý của lãnh đạo công ty 
và đưa ra các quyết định đầu tư của mình sao cho có hiệu quả. Mặt khác, vấn đề minh bạch 
trong công bố thông tin và trách nhiệm, nghĩa vụ của HĐQT là vấn đề rất quan trọng đối với 
các nhà đầu tư. 
Bảng 3. Khảo sát về Minh bạch v công bố thông tin trong giai đoạn từ 2009 đến 2011 
Chỉ số 
Điểm số tính 
theo % năm 
2009 
Điểm số tính 
theo % năm 
2010 
Điểm số tính 
theo % năm 
2011 
Mức điểm cao nhất có thể đạt được 30,0 30,0 30,0 
Điểm cao nhất của công ty đạt được trên 
thực tế 18,8 18,4 18,0 
Điểm số thấp nhất công ty đạt được trong 
thực tế 4,7 7,3 6,5 
Mức điểm bình quân trong thực tế khảo 
sát 11,8 13,0 12,0 
Nguồn: Đánh giá về thẻ điểm quản trị công ty 2012 
Kết quả tại bảng 3 cho thấy: Mức điểm bình quân của công ty đạt được trên thực tế 
tăng từ 11,8% năm 2009 lên đến 13% cho năm 2010. Điều này chứng tỏ chất lượng công bố 
thông tin của các doanh nghiệp năm 2010 đã có sự tiến bộ hơn năm 2009. Mặc dù vậy, đến 
năm 2011 lại bị giảm xuống ở mức 12% nhưng vẫn cao hơn mức 11,8% của năm 2009 và 
chưa bằng một nửa số điểm cần đạt được đối với hoạt động công bố thông tin có chất lượng 
(điểm trung bình năm 2011 là 40,1%) chính vì vậy các công ty Việt Nam cần cố gắng nhiều 
hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng công bố thông tin của mình. 
Trong giai đoạn từ 2011 đến 2013: Việc công khai minh bạch trong công bố thông tin 
những năm qua đã được các công ty niêm yết Việt Nam chú trọng nhiều hơn. Theo đánh giá 
thẻ điểm quản trị công ty ASEAN năm 2014, chỉ tiêu minh bạch trong công bố thông tin đã 
được cải thiện một cách rõ rệt qua các năm từ 2011 đến 2013. Mặc dù vậy, đánh giá cũng chỉ 
ra rằng việc minh bạch trong công bố thông tin cần phải được tập trung quan tâm nhiều hơn 
nữa trong thời gian tới bởi vì điểm số của lĩnh vực quản trị công ty này có năm vẫn có sự sụt 
giảm và điểm số còn thấp hơn khá nhiều so với các nước ASEAN. 
Đối với giai đoạn từ 2013 đến 2015: Các công ty cổ phần niêm yết tại Việt Nam đã 
thể hiện sự nỗ lực của mình đối với minh bạch trong công bố thông tin mặc dù vẫn vi phạm 
về việc công bố thông tin nhưng số lượt vi phạm có xu hướng giảm xuống từ 2013-2015 cụ 
thể: Theo thống kê của Ủy ban chứng khoán Nhà nước năm 2013 lượt vi phạm trong công bố 
thông tin là 351, năm 2014 số lượt vi phạm đã giảm xuống còn 295 lượt và tính đến cuối 
tháng 8 năm 2015 số lượt vi phạm chỉ còn 146 lượt. Tuy nhiên, các công ty cũng cần phải cải 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
217 
thiện nhiều hơn nữa ở một số mặt chẳng hạn như việc công khai về các giao dịch và lợi ích 
liên quan. Thực tế cho thấy, việc công khai về các giao dịch và lợi ích liên quan đã có sự tăng 
trưởng tốt từ mức 58% năm 2014 lên thành 72% năm 2015, tính đến năm 2015 đã có tới 77% 
các công ty niêm yết có quy chế trong nội bộ về quản trị công ty nhưng theo đánh giá việc 
thực hiện các quy chế này vẫn chưa thực sự tốt. 
Từ 2015 đến 2016 các công ty niêm yết đã quan tâm nhiều hơn đến chất lượng của 
việc công khai minh bạch và công bố thông tin. 
Bảng 4. Điểm số trung bình về minh bạch trong công bố thông tin của các công ty trên 
s n HNX từ 2015 đến 2016 
Chỉ tiêu 
Năm 
2015 
Năm 
2016 
Điểm minh bạch trong công bố thông tin trung bình không trọng số (%) 54,9 55,4 
Điểm minh bạch trong công bố thông tin trung bình có trọng số (%) 50,8 51,3 
 Nguồn: Báo cáo của sở giao dịch chứng khoán Hà Nội từ 2015 đến 2016 
Bảng 4 cho thấy: Năm 2016 điểm minh bạch trong công bố thông tin trung bình đã có 
sự cải thiện hơn so với năm 2015. Năm 2016 mức điểm trung bình có trọng số đối với minh 
bạch và công bố thông tin là 51,3%, năm 2015 mức điểm này là 50,8%. Điều này cho thấy 
năm 2016 mức điểm này đã tăng hơn so với năm 2015 (tăng 0,5%). Kết quả này có được là do 
sự nỗ lực rất lớn từ các công ty niêm yết trong việc triển khai thực hiện các quy định về minh 
bạch trong công bố thông tin, các công ty đã có sự nhận thức tốt hơn đối với việc quản trị 
công ty của mình. 
Bảng 5. Điểm minh bạch trong công bố thông tin của HNX30 từ 2015 đến 2016 
Chỉ tiêu 
Năm 2015 Năm 2016 
Chung HNX30 Chung HNX30 
Điểm minh bạch trong công bố thông tin 18,9 20,2 19,0 20,6 
Thông lệ 13,0 15,2 12,3 13,0 
Tuân thủ 41,4 44,7 42,9 46,8 
 Nguồn: Báo cáo của sở giao dịch chứng khoán Hà Nội từ 2015 đến 2016 
Bảng 5 cho thấy: Phương pháp tính chỉ số HNX30 đó là dựa vào 30 công ty có tính 
thanh khoản cao nhất trên thị trường và danh sách các công ty này được cập nhật một cách 
định kỳ, đây chính là các công ty nhận được sự quan tâm lớn của thị trường và các nhà đầu tư. 
Kết quả tính toán ở bảng 5 cho thấy việc thực hiện minh bạch trong công bố thông tin có xu 
hướng tốt lên, các công ty này đã đảm bảo được các thông lệ của quản trị công ty. Năm 2016 
điểm số minh bạch trong công bố thông tin là 20,6 điểm và cao hơn mức điểm của năm 2015 
(năm 2015 đạt 20,2 điểm). Điều này cho thấy năm 2016 các công ty trong nhóm này đã có sự 
cải thiện về minh bạch trong công bố thông tin so với năm 2015 (năm 2016 đã tăng hơn so 
với năm 2015 khoảng 2%). Các công ty niêm yết cũng thể hiện sự nỗ lực đáng kể về mặt điểm 
số của chỉ tiêu này và đã tăng từ 18,9 điểm năm 2015 lên thành 19 điểm năm 2016. Mặc dù 
vậy điểm số của các công ty trong nhóm HNX30 luôn cao hơn so với mặt bằng chung của các 
công ty niêm yết, năm 2016 điểm số của các công ty niêm yết nói chung là 19 điểm thì điểm 
số của các công ty trong nhóm HNX30 là 20,6 điểm (tăng hơn so với các công ty niêm yết nói 
chung là 8,4%). Một vấn đề đáng chú ý đó là nhóm các công ty niêm yết trong HNX30 có 
điểm tuân thủ cao hơn 3,9%, và điểm thông lệ cao hơn 0,7% so với toàn bộ các công ty niêm 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 218 
yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Điều này chỉ ra rằng các công ty niêm yết trong 
HNX30 vượt trội hơn về cả việc tuân thủ những quy định cũng như thông lệ của quản trị công 
ty và minh bạch trong công bố thông tin. 
2.3.5. Đối xử bình đẳng với cổ đ ng 
Theo nguyên tắc của OECD (2004) quản trị công ty phải tạo ra sự bình đẳng với các 
cổ đông. Các cổ đông có cùng hạng, cùng nhóm phải có quyền đối xử bình đẳng với nhau. 
Tuy nhiên, trong những năm qua tại Việt Nam nguyên tắc này vẫn chưa được đảm bảo, các 
công ty vẫn chưa chấp hành tốt nguyên tắc này. 
Bảng 6. Khảo sát về đối xử bình đẳng với các cổ đông trong giai đoạn 2009-2011 
Chỉ số 
Điểm số 
tính theo 
% năm 
2009 
Điểm số 
tính theo 
% năm 
2010 
Điểm số tính 
theo % năm 
2011 
Mức điểm cao nhất có thể đạt được 20 20 20 
Điểm số cao nhất trên thực tế công ty đạt được 17,2 15,6 16,1 
Điểm số thấp nhất trên thực tế của công ty khảo 
sát 
5 7,8 2,78 
Mức điểm bình quân trên thực tế khảo sát 13 12,2 11,6 
Nguồn: Theo đánh giá về thẻ điểm quản trị công ty 2012 
Bảng 6 cho thấy: Mức điểm số bình quân trên thực tế khảo sát đối với lĩnh vực này có 
xu hướng giảm dần qua các năm trong giai đoạn từ 2009-2011. Mặt khác, năm 2009 chỉ đạt 
13% so với mức tối đa là 20% (đạt tỷ lệ 65%); năm 2010 đạt 12,2% so với mức tối đa là 20% 
(đạt tỷ lệ 61%) và năm 2011 đạt 11,6% so với mức tối đa là 20% (đạt tỷ lệ 58%). Như vậy các 
công ty được khảo sát chưa chấp hành tốt việc tạo ra sự bình đẳng với các cổ đông và mức độ 
chấp hành ngày càng có xu hướng giảm trong giai đoạn 2009-2011. Việc tạo ra sự bình đẳng 
với các cổ đông cũng đã được quy định trong luật doanh nghiệp tuy nhiên các công ty vẫn 
chưa quan tâm đầy đủ đến việc thực hiện đúng tinh thần của các quy định trong luật doanh 
nghiệp. Như vậy có thể thấy rằng nhận thức về những yêu cầu cơ bản trong quản trị công ty 
vẫn chưa thực sự được các công ty quan tâm nhiều trong thời gian qua. 
Giai đoạn từ 2011 đến 2013: Theo đánh giá thẻ điểm quản trị công ty ASEAN năm 
2014, việc tạo ra sự bình đẳng với các cổ đông đã được các công ty quan tâm nhiều hơn, điều 
này thể hiện bởi điểm số đã được cải thiện một cách rõ rệt và năm sau luôn cao hơn so với 
năm trước. Như vậy có thể thấy rằng các nhà quản trị công ty đã thấy được ý nghĩa của việc 
tạo ra sự bình đẳng với các cổ đông với hiệu quả của công ty và họ đã không ngừng nỗ lực 
nhằm cải thiện vấn đề này. Tuy nhiên, qua khảo sát, đánh giá cũng chỉ ra rằng việc thực hiện 
các quyền của các cổ đông tại các công ty ở Việt Nam vẫn chưa được chú trọng trong những 
năm qua do đó các công ty Việt Nam cần phải có sự thay đổi để cải thiện vấn đề này trong 
thời gian tới. 
Năm 2016, sở giao dịch chứng khoán Hà Nội đã thực hiện khảo sát trên sàn HNX đối 
với việc tạo ra sự bình đẳng với các cổ đông theo nguyên tắc của OECD (2004) và thu được 
kết quả sau: 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
219 
Bảng 7. Khảo sát việc tạo ra sự bình đẳng với các cổ đông 
của SGD chứng khoán H Nội 2016 
Chỉ tiêu 
Số công ty 
không 
thực hiện 
Số công 
ty thực 
hiện một 
phần 
Số công 
ty thực 
hiện 
không 
đầy đủ 
Tổng số 
công ty 
đƣợc 
khảo sát 
Công bố nghị quyết và biên bản Đại hội đồng 
cổ đông bằng tiếng Anh 
341 1 2 344 
Hướng dẫn cổ đông thực hiện ủy quyền đại 
diện tham gia tại Đại hội đồng cổ đông 
62 44 238 344 
Báo cáo tài chính (BCTC) đảm bảo tuân theo 
chuẩn mực quốc tế và công bố trên Website 
324 20 0 344 
Website có công bố giấy mời họp và chương 
trình họp tại Đại hội đồng cổ đông bằng tiếng 
Anh 
331 8 5 344 
Công bố báo cáo tài chính bằng tiếng Anh 322 22 0 344 
Nguồn: Báo cáo của SGD chứng khoán Hà Nội 2016 
Kết quả khảo sát ở bảng 7 cho thấy: Năm 2016 có tới 322 trong số 344 công ty niêm 
yết được khảo sát (tỷ lệ 93,6%) chưa công bố báo cáo tài chính bằng tiếng Anh; khoảng 96% 
các công ty chưa công bố giấy mời họp và chương trình họp Đại hội cổ đông bằng tiếng anh 
trên website, có tới 331 trên 344 công ty niêm yết được khảo sát chưa thực hiện vấn đề này (tỷ 
lệ này năm 2015 là 96-99% chưa đáp ứng được tiêu chí này); về BCTC năm của công ty theo 
chuẩn mực quốc tế và công bố thông tin trên Website có tới 324 trên tổng số 344 công ty niêm 
yết được khảo sát (tỷ lệ 94%) chưa thực hiện, tỷ lệ này năm 2015 là 99% (đối với các nhà đầu 
tư nước ngoài, việc hiểu và phân tích báo cáo tài chính của một công ty là rất quan trọng, đây là 
điều kiện tiên quyết đối với việc đưa ra quyết định đầu tư vào một công ty Việt Nam); vấn đề 
công bố nghị quyết và biên bản Đại hội đồng cổ đông bằng Tiếng Anh phần lớn các công ty vẫn 
chưa thực hiện, kết quả khảo sát cho thấy có tới 341 trên tổng số 344 công ty niêm yết được 
khảo sát không thực hiện vấn đề này (chiếm tỷ lệ 99%). Tóm lại, việc tạo ra sự bình đẳng với 
các cổ đông đã được cải thiện qua các năm tuy nhiên thực tế cho thấy các công ty niêm yết vẫn 
chưa chú trọng nhiều, phần lớn công ty vẫn chưa thực hiện tốt. 
3. KẾT LUẬN 
Kết quả và đánh giá cho thấy năng lực quản trị công ty của các công ty niêm yết trên 
thị trường chứng khoán Việt Nam trong những năm qua đã có sự cải thiện nhưng vẫn còn rất 
thấp, nhìn chung các công ty vẫn chưa quan tâm nhiều đến quản trị công ty theo các thông lệ 
quốc tế đặc biệt là theo các nguyên tắc của OECD, vấn đề về trách nhiệm của HĐQT của các 
công ty theo đánh giá là tương đối yếu kém, mặc dù đã có nhiều công ty thực hiện việc tách 
bạch giữa chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc hay giám đốc tuy nhiên sự độc lập của các thành 
viên HĐQT vẫn chưa thực sự được coi trọng, BKS trong các công ty vẫn chưa đảm bảo thực 
hiện tốt nhiệm vụ của mình, việc công khai minh bạch trong công bố thông tin đã được các 
công ty chú trọng nhiều hơn trong những năm qua, chất lượng công bố thông tin đã có sự tiến 
bộ tuy nhiên vẫn còn có sự vi phạm về quy chế công bố thông tin, vấn đề đối xử bình đẳng 
với cổ đông cũng được các công ty quan tâm nhiều và không ngừng cải thiện nhưng vấn đề 
thực hiện quyền của các cổ đông vẫn chưa được chú trọng đúng mức Chính vì vậy, trong 
thời gian tới các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam muốn nâng 
cao hiệu quả kinh doanh của mình, cần thiết phải tập trung hơn nữa trong việc nâng cao năng 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 220 
lực trong quản trị công ty. Các công ty này cần nâng cao trách nhiệm của HĐQT, đảm bảo sự 
độc lập của BGĐ và BKS, đảm bảo sự minh bạch và công bố thông tin và phải đảm bảo đối 
xử bình đẳng với các cổ đông của mình. Thêm vào đó, các công ty cũng cần xây dựng và áp 
dụng các chuẩn mực quốc tế trong quản trị công ty và đặc biệt phải đảm bảo quản trị công ty 
theo các nguyên tắc mà OECD đưa ra. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
TIẾNG VIỆT 
[1] Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (2015, 2016): Báo cáo kết quả chương trình đánh giá 
chất lượng công bố thông tin và minh bạch của sở giao dịch chứng khoán Hà Nội năm 
2015 và 2016 
 [2] Tổ chức tài chính quốc tế & diễn đàn quản trị công ty toàn cầu phối hợp cùng ủy ban 
chứng khoán Nhà nước Việt Nam (2012, 2014): Báo cáo thẻ điểm quản trị công ty 
2012, 2014 
TIẾNG ANH 
[1] H. Kent Baker & Ronal Anderson (2010), Corporate Governance: A Synthesis of Theory, 
Research, and Practice Hardcover – October 5, 2010 
[2] Mathiesen, H., (2002), Managerial Ownership and Financial Performance, Ph.D. 
dissertation, series 18.2002, Copenhagen Business School, Denmark 
[3] Maw, N., Horsell, Lord Lane of, M. Craig-Cooper (1994), Maw on Corporate 
Governance, Darthmouth Press, Aldershot, GB 
[4] OECD (1999, 2004), Principles of Corporate Governance, Paris: OECD 
[5] Shleifer, Andrei, Vishny, R., (1997), "A Survey of Corporate Governance," Journal of 
Finance, 52 (2): p. 737–783 

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_nang_luc_quan_tri_cong_ty_cua_cac_cong_ty_co_phan_n.pdf