Đánh giá các mối quan hệ và ảnh hưởng của tự chấp nhận trong giáo dục thể chất đại học

Tóm tắt:

Bằng phương pháp phỏng vấn tự nguyện chúng tôi tiến hành đánh giá mối quan hệ và ảnh

hưởng của tự chấp nhận trong giáo dục thể chất (GDTC) Đại học đến 1003 sinh viên các trường

đại học khu vực phía Bắc Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu này là điều tra các mối quan hệ giữa

các vấn đề của tính tự chấp nhận, lòng tự trọng và vai trò trung gian của các mục tiêu học tập trong

mối quan hệ giữa lòng tự trọng và tự chấp nhận trong GDTC Đại học. Kết quả cho thấy, nâng cao

lòng tự trọng của cá nhân và thúc đẩy các mục tiêu có tính tích cực, đồng thời giảm các mục tiêu

điểm tiêu cực được cho là có hiệu quả giảm thiểu các vấn đề về tự chấp nhận của cá nhân trong

GDTC Đại học.

Từ khóa: Giáo dục thể chất, tự chấp nhận, sinh viên đại học, Bắc Việt Nam.

Evaluating the relationships and effects of self-acceptance

in university physical education

Summary: Using the voluntary interview method, we assessed the relationship and the effect

of self-acceptance in University Physical Education on 1003 university students in the North of

Vietnam. The purpose of this study is to investigate the relationships between problems of selfacceptance, self-esteem and the mediating role of learning goals in the relationship between

self-esteem and self-acceptance in university physical education. The results showed that,

increasing personal self-esteem and promoting positive goals while reducing negative target goals

are found to effectively reduce individual self-acceptance problems in the university physical

education.

Keywords: Physical education, self-acceptance, university student, the North of Vietnam.

Đánh giá các mối quan hệ và ảnh hưởng của tự chấp nhận trong giáo dục thể chất đại học trang 1

Trang 1

Đánh giá các mối quan hệ và ảnh hưởng của tự chấp nhận trong giáo dục thể chất đại học trang 2

Trang 2

Đánh giá các mối quan hệ và ảnh hưởng của tự chấp nhận trong giáo dục thể chất đại học trang 3

Trang 3

Đánh giá các mối quan hệ và ảnh hưởng của tự chấp nhận trong giáo dục thể chất đại học trang 4

Trang 4

Đánh giá các mối quan hệ và ảnh hưởng của tự chấp nhận trong giáo dục thể chất đại học trang 5

Trang 5

Đánh giá các mối quan hệ và ảnh hưởng của tự chấp nhận trong giáo dục thể chất đại học trang 6

Trang 6

Đánh giá các mối quan hệ và ảnh hưởng của tự chấp nhận trong giáo dục thể chất đại học trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 4540
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá các mối quan hệ và ảnh hưởng của tự chấp nhận trong giáo dục thể chất đại học", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá các mối quan hệ và ảnh hưởng của tự chấp nhận trong giáo dục thể chất đại học

Đánh giá các mối quan hệ và ảnh hưởng của tự chấp nhận trong giáo dục thể chất đại học
127
Sè §ÆC BIÖT / 2020
ÑAÙNH GIAÙ CAÙC MOÁI QUAN HEÄ VAØ AÛNH HÖÔÛNG 
CUÛA TÖÏ CHAÁP NHAÄN TRONG GIAÙO DUÏC THEÅ CHAÁT ÑAÏI HOÏC
Tóm tắt:
Bằng phương pháp phỏng vấn tự nguyện chúng tôi tiến hành đánh giá mối quan hệ và ảnh
hưởng của tự chấp nhận trong giáo dục thể chất (GDTC) Đại học đến 1003 sinh viên các trường
đại học khu vực phía Bắc Việt Nam. Mục đích của nghiên cứu này là điều tra các mối quan hệ giữa
các vấn đề của tính tự chấp nhận, lòng tự trọng và vai trò trung gian của các mục tiêu học tập trong
mối quan hệ giữa lòng tự trọng và tự chấp nhận trong GDTC Đại học. Kết quả cho thấy, nâng cao
lòng tự trọng của cá nhân và thúc đẩy các mục tiêu có tính tích cực, đồng thời giảm các mục tiêu
điểm tiêu cực được cho là có hiệu quả giảm thiểu các vấn đề về tự chấp nhận của cá nhân trong
GDTC Đại học.
Từ khóa: Giáo dục thể chất, tự chấp nhận, sinh viên đại học, Bắc Việt Nam.
Evaluating the relationships and effects of self-acceptance 
in university physical education
Summary: Using the voluntary interview method, we assessed the relationship and the effect
of self-acceptance in University Physical Education on 1003 university students in the North of
Vietnam. The purpose of this study is to investigate the relationships between problems of self-
acceptance, self-esteem and the mediating role of learning goals in the relationship between
self-esteem and self-acceptance in university physical education. The results showed that,
increasing personal self-esteem and promoting positive goals while reducing negative target goals
are found to effectively reduce individual self-acceptance problems in the university physical
education.
Keywords: Physical education, self-acceptance, university student, the North of Vietnam.
*ThS, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
**TS, Trường Đại học Huế
Lê Xuân Điệp*; Lê Anh Dũng**
Trần Văn Tiên*; Nguyễn Văn Quang*
ÑAËT VAÁN ÑEÀ
Tự chấp nhận (TCN) là “một quá trình sử
dụng các chiến lược độc đáo bằng lời nói và
(hoặc) không bằng lời nói về sự bất cẩn, thờ ơ
và trốn tránh trách nhiệm, nhiệm vụ học tập làm
giảm chất lượng học tập” [1]. Các hành vi TCN
được cho là có ảnh hưởng xấu và rất xấu đến
hiệu quả và thành tích cá nhân trong học tập.
Tương tự các môn học khác, các hành vi TCN
cũng được thể hiện rõ trong môn giáo dục thể
chất (PE) đại học (ĐH). Có nhiều lý do được các
sinh viên (SV) dùng để trốn tránh PE hoặc một
bài tập có áp lực như mệt, ốm, chu kỳ kinh
nguyệt, bằng cách này, các SV có thể che giấu
sự yếu kém về năng lực vận động (NLVĐ) trong
đám đông (được cho là để bảo vệ giá trị, hình
ảnh cá nhân) hoặc áp lực môn học. Nói cách
khác, các SV này đã tạo lý do hoặc các “cực
điểm cá nhân” để giải thích cho sự yếu kém về
năng lực bản thân. Các SV có hành vi TCN tin
rằng việc này có thể che giấu hoặc phá vỡ mối
quan hệ giữa năng lực, thành tích với kết quả
trong trường hợp cá nhân họ thực hiện không
tốt. Thực tế cho thấy, trong một số trường hợp
có thể sử dụng hành vi TCN để giảm ảnh hưởng
đến bản thân trước các nhân tố không phù hợp.
Tuy nhiên, lạm dụng hành vi TCN có thể là
nguyên nhân của suy giảm sức khỏe và hạnh
phúc, giảm khả năng thỏa mãn bản thân, giảm
động lực và cảm xúc tiêu cực xuất hiện thường
BµI B¸O KHOA HäC
128
xuyên hơn. Một báo cáo khác cho rằng xu
hướng TCN có liên quan trực tiếp đến sự biến
đổi nhận thức cá nhân và được thể hiện bởi các
yếu tố điển hình như tự trách bản thân, tự phê
bình, vô vọng hoặc bận tâm đến nguy hiểm ở
các SV.
Về mặt tâm lý học, TCN là một phương pháp
bảo vệ lòng tự trọng (LTT) khi một người đối mặt
với một tình huống có yếu tố đe dọa bản thân.
Thực tế cũng cho thấy, LTT và hành vi TCN có
mối tương quan thuận, đồng thời những SV có
LTT thấp thường bị đe dọa đến LTT hơn do đó
cũng thường sử dụng các hành vi TCN hơn.
Yếu tố mục tiêu về thành tích mà SV mong
muốn được cho là đứng giữa hai bên của LTT
và các hành vi TCN. Mục tiêu này là mục đích
chính để các SV tham gia vào các hoạt động
được lựa chọn liên quan đến năng lực (hoặc khả
năng) PE. Đồng thời, cũng tùy vào cách xác
định NL mà có thể chia mục tiêu làm 2 loại phát
triển NLVĐ (thiểu số) và điểm số (số đông). Đối
với SV lựa chọn mục tiêu phát triển NLVĐ, việc
đánh giá năng lực (NL) bản thân dựa vào các
yếu tố xác định như thành tích thi đấu hoặc lịch
sử vận động, trong khi các sv lựa chọn điểm số
thường tìm kiếm và dựa các tiêu chuẩn có sẵn
như chương trình học, nội dung thi [2].
Do sự khác biệt của các mục tiêu phụ thuộc
vào cách các SV xác định NLVĐ, LTT vì vậy
các yếu tố này có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Cụ thể: những SV có LTT cao thường tự nhận
định và tin tưởng NLVĐ cá nhân, đồng thời có
tự tin thể hiện và mong muốn nhận được sự
đánh giá cao về bản thân. Do đó nhóm SV này
có xu hướng lựa chọn các mục tiêu có tính phát
triển NLVĐ cao hơn; những SV có LTT thấp
thường có sự hoài nghi về NL và giá trị bản
thân, thường xuất hiện tâm lý lo lắng bị người
khác đánh giá thấp, vì vậy thường có  ... 
Giả thuyết 1- mối quan hệ tiêu cực: Các hệ
số tương quan thu được trong NC này cho thấy
LTT có tương quan nghịch với TCN, có nghĩa là
các đối tượng có LTT càng cao thì TCN bản thân
càng thấp hơn so với các nhóm đối tượng khác.
TCN là một cách thức hoặc phản ứng tự bảo
vệ được áp dụng khi con người cảm thấy LTT
bị đe dọa, có quan điểm cho rằng những người
có LTT thấp có xu hướng tự khuyết tật mạnh
hơn những người có LTT cao [9]. Thực tế cho
thấy, rất nhiều SV có kết quả hoặc NLVĐ kém
sẽ tìm nhiều phương pháp (bao gồm cả bất lợi)
để tránh các đánh giá thấp nhằm duy trì LTT cá
nhân. LTT được cho là đường dẫn của suy nghĩ
TCN đến hành vi TCN hoặc những người có
LTT thấp có xu hướng cao thực hiện hành vi
TCN để cải thiện đánh giá hoặc kết quả thi đấu.
Một NC trong môn Golf năm 1998 đã minh
chứng kết quả này trong các hoạt động thể thao
[10]. Một báo cáo năm 2011 của Coudevylle và
cộng sự [11] cho rằng, sự tự tin là trung gian
giữa LTT và xu hướng, hành vi TCN. NC này
khẳng định những người có LTT thấp sẽ có sự
tự tin thấp hơn và xu hướng TCN cao hơn. Một
báo cáo khác chứng minh, dưới ảnh hưởng của
thành tích thể thao, LTT và tự đánh giá thể chất
có tương quan nghịch với khuynh hướng TCN.
Nói cách khác LTT càng cao thì mong muốn sử
dụng hành vi TCN càng thấp.
Giả thuyết 2- mối quan hệ tích cực: Giả
thuyết này phù hợp với một số kết quả của NC
và báo cáo của Hao J. năm 2015 [3]. Kết quả
NC này cũng cho thấy, một nhóm các đối tượng
(14.32%) có mong muốn nâng cao NL cá nhân
để hoàn thành các mục tiêu cá nhân và một
nhóm khác (64.2%) hướng vào việc đảnh bảo
sự an toàn và giữ gìn hình ảnh cá nhân. Kết quả
này cũng tương đồng với một báo cáo năm 1997
[12]. Thực tế cũng cho thấy, SV có LTT và sự tự
tin cao thường mong muốn nâng cao hoặc hoàn
thiện bản thân, ngược lại SV có LTT, tự tin có
thiên hướng về nhu cầu tự bảo vệ và tính an toàn.
BµI B¸O KHOA HäC
130
Bảng 3. Mối tương quan và tính đồng nhất của các biến
M SD 1 2 3 4
Lòng tự trọng 3.32 0.49 ׀
Mục tiêu thành tích 3.67 0.61 0.50** ׀
Mục tiêu điểm 3.09 0.70 -0.26** 0.04 ׀
Tự chấp nhận 2.33 0.77 -0.47** -0.39* 0.27** ׀
*p <0.05,**p <0.01.
Bảng 4. Ảnh hưởng của lòng tự trọng đối với TCN
Độ hiệu quả
Lòng tự trọng→mục tiêu thành tích→tự chấp nhận -0.11
Lòng tự trọng→Mục tiêu điểm→tự chấp nhận -0.16
Lòng tự trọng→tự chấp nhận -0.52
Ảnh hưởng của lòng tự trọng đối với tự chấp nhận -0.71
Ghi chú: 0.1 cho hiệu quả thấp; 0.3 cho hiệu quả trung bình; 0.5 cho hiệu quả lớn [8]..
Bảng 1. Đặc điểm cơ bản của biến
Lần 1 Lần 2
Pvalue
Nam (n=129) Nữ (n=102) Nam (n=359) Nữ (n=336)
Tuổi (x ±d) 20.4±0.8 20.3±0.8 20.7±0.5 20.5±0.5 <0.001
Kỳ 2 (%) 32 (24.8) 33 (32.3) 79 (22) 75 (22.3) <0.001
Kỳ 3 (%) 36 (27.9) 40 (39.2) 108 (30.1) 109 (32.4) <0.001
Kỳ 4 (%) 31 (24) 29 (28.4) 92 (25.6) 81 (24.1) <0.001
Kỳ 5 (%) 22 (17.1) 14 (12.7) 44 (12.3) 42 (12.5) <0.001
Kỳ 6-8 (%) 8 (6.2) 4 (3.9) 36 (10.0) 29 (8.6) <0.001
BMI (kg/m2) 22.7 (4.4) 23.2 (5.1) 23.1 (4.3) 23.3 (4.8) <0.283
Tự chấp nhận (điểm) 2.6 (0.6) 2.5 (0.5) 2.6 (0.5) 2.7 (0.4) <0.001
Lòng tự trọng (điểm) 2.1 (0.8) 2.0 (0.9) 2.0 (0.6) 2.2 (0.6) <0.004
PE (điểm) 2.3 (1.1) 2.2 (0.9) 2.2 (1.1) 2.4 (1.2) <0.001
So với những SV có LTT cao, những SV có LTT
thấp dễ dàng tự thỏa hiệp và rút lui trong các
tình huống lựa chọn có bao gồm các mức độ khó
khăn thử thách, điều này dẫn đến xu hướng đảm
bảo tính an toàn, trốn tránh thất bại rõ ràng hơn.
LTT phản ánh sự nhận thức về bản thân và được
kết nối với giá trị bản thân dựa trên sự TCN của
cá nhân trong trải nghiệm tổng thể đã trải qua.
SV có LTT cao luôn đánh giá hoặc mong muốn
bản thân cao hơn, đồng thời tự tin hơn khi lựa
chọn hoặc giải quyết công việc. Do đó, nhóm
SV này có xu hướng chọn các mục tiêu có tính
Bảng 2. Độ tin cậy của biến
CA
Tự chấp nhận (điểm) 0.693
Lòng tự trọng (điểm) 0.817
PE (điểm) 0.704
131
Sè §ÆC BIÖT / 2020
thử thách cao hơn, đồng thời tính nỗ lực vượt
khó cũng cao hơn vì vậy cơ hội để vượt qua mục
tiêu cũng lớn hơn. Ngược lại, nhóm SV có LTT
thấp thường ít coi trọng bản thân hơn, thiếu tự
tin và có xu hướng đánh giá cao hơn những khó
khăn gặp phải trong PE.
Thông qua kết quả NC, nhóm NC có quan
điểm đồng thuận với giả thuyết 2. Mục tiêu
điểm có tác động tiêu cực đáng kể đến các vấn
đề TCN. Theo đó, TCN được tạo ra bởi những
hậu quả mang tính tiêu cực và dự đoán về giá trị
của bản thân như một phản ứng trước các tác
động có đi kèm tính ảnh hưởng, an toàn. Như
vậy, nhóm SV lựa chọn mục tiêu thành tích sẽ ít
bị đe dọa LTT hơn những nhóm SV lựa chọn
mục tiêu điểm. Điều này được giải thích do SV
tập trung sự chú ý vào việc học và phát triển
NLVĐ hơn là những tư duy về hậu quả tiêu cực
có thể ảnh hưởng bản thân. Nhóm SV này có thể
gặp thất bại và thất bại, tuy nhiên nhóm SV có
mục tiêu thành tích cao hơn sẽ dễ dàng chuyển
thất bại thành kinh nghiệm hoàn thiện bản thân
hơn các nhóm mục tiêu khác. 
Ngoài ra, nhóm SV có mục tiêu thành tích
nói chung sẽ cho rằng thất bại là do các yếu tố
có thể thay đổi và kiểm soát được (vd: nỗ lực
thấp). Trên thực tế, hiệu ứng này có thể có tác
dụng hoàn thành mục tiêu đồng thời giảm tỷ lệ
xuất hiện TCN vì các nguy cơ ảnh hưởng
thường được đánh giá theo nhận định cá nhân
và bị ảnh hưởng bởi sự tiếp nhận các cảm quan
và tư duy trước đó của cá nhân, do vậy nó mang
tính ổn định và không thể kiểm soát [13]. Mục
tiêu điểm được nhận định có thể giúp SV duy trì
hình ảnh về giá trị bản thân hoặc NLVĐ của
mình. Vì vậy, những SV có mục tiêu điểm sẽ
khó khăn hơn trong việc biến thất bại thành bài
học cho bản thân.
SV có mục tiêu điểm khác với SV có mục
tiêu NLVĐ, sự khác biệt lớn nhất được cho là
không thu hoạch được các bài học từ các thất
bại. Nguyên nhân được cho là do SV có khuynh
hướng điểm thường tự nhận định năng lực bản
thân thấp, do đó tránh các hoạt động cao hoặc
thậm chí tương đương với năng lực bản thân,
tránh những hoạt động bản thân tự cho rằng có
thể thực hiện không tốt. Điều này được cho là
cá nhân đang tự đặt ra các “cực điểm” không thể
vượt qua hoặc đưa ra các chướng ngại có sẵn để
giải thích cho việc thất bại không liên quan đến
năng lực. Làm như vậy, những SV này tự cho
rằng có thể đạt được mục đích bảo vệ giá trị bản
thân, tránh bị đánh giá là thiếu năng lực trong
mắt người khác. Chính vì vậy, nhóm SV điểm
có nhiều lý do sử dụng hành vi TCN hơn các
nhóm khác.
Giáo dục thể chất học đường hiện chịu sự ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố, 
trong đó có sự tự chấp nhận của học sinh, sinh viên
BµI B¸O KHOA HäC
132
Trong NC này, khi phân tích mối tương quan
của nhóm mục tiêu điểm với TCN, kết quả ghi
nhận có sự khác biệt tương đối lớn. Một nhóm
các SV thuộc nhóm mục tiêu điểm (11.7%) có
mối tương quan thuận và tích cực với tỷ lệ TCN.
Nhóm NC cho rằng, nhóm này cũng mang các
ưu điểm của nhóm mục tiêu NLVĐ, có thể chấp
nhận thất bại và có thể biến thất bại thành động
cơ học tập tốt hơn. Một số SV khác trong nhóm
điểm (72.5%) lại cho thấy có mối tương quan
thuận với TCN. Thông qua NC các yếu tố ảnh
hưởng, nhóm NC cho rằng vấn đề này có thể
liên quan đến quy định giáo dục của Việt Nam.
Theo đó, PE là môn học bắt buộc trong các
trường ĐH ở Việt Nam, tuy nhiên PE không
được coi trọng như chương trình học văn hóa,
là môn học cơ bản nhưng mang tính điều kiện.
Chính vì vậy, quan điểm xã hội đại chúng cho
rằng, PE không quan trọng bằng các môn khác.
Thực tế cũng cho thấy, giá trị nhiệm vụ PE trong
trường học rất thấp, thậm chí một bộ phận
không nhỏ người trong xã hội cho rằng không
hoàn thành chương trình học cũng không phải
là việc lớn và có thể được hoàn thành bằng các
biện pháp không chính quy. Đây là môi trường
thuận lợi để TCN được dễ dàng chấp nhận sử
dụng như một thường pháp.
Thông qua đánh giá chéo ngẫu nhiên một số
SV thuộc các nhóm khác nhau, nhóm NC nhận
thấy rằng, một số SV thuộc nhóm mục tiêu điểm
có các kết quả đánh giá tiếp cận với nhóm mục
tiêu NLVĐ. Điều này được nhận định rằng,
nhóm SV này có những quan điểm rõ ràng về
các giới hạn và quy định chương trình PE, nói
cách khác LTT có tác động đáng kể tới sự lựa
chọn và TCN của bản thân. Phát hiện này cho
thấy mối quan hệ mâu thuẫn của những SV
đứng giữa hai nhóm mục tiêu hoặc giữa LTT và
xu hướng TCN cá nhân. Cụ thể hơn, LTT có thể
được xem như một động lực để duy trì hình ảnh
về giá trị và khả năng của bản thân, trong khi
TCN của bản thân thể hiện một hành vi hướng
đến thành tích. Cơ chế liên kết giữa LTT với
khuyết tật của bản thân trong một số kết quả
được cho là thông qua các mục tiêu thành tích.
Sự chênh lệch không được phân định rõ ràng
dẫn đến các lựa chọn đảm bảo tính an toàn dưới
mức năng lực cá nhân. Số khác có LTT cao, thái
độ tích cực hơn đối với NL và giá trị của bản
thân, tin tưởng vào khả năng hoàn thành nhiệm
vụ một cách tương đối sẽ có xu hướng áp dụng
các mục tiêu theo mục đích đảm bảo hơn, điều
này cũng liên quan đến các yếu tố tâm lý con
người, hơn nữa sự lựa chọn mục tiêu còn liên
quan đến các kế hoạch hoặc tâm lý cá nhân, điều
này có thể làm thay đổi nhu cầu bảo vệ giá trị
bản thân. Đồng thời, những người có lòng tự
trọng thấp có nhiều xu hướng hoài nghi về khả
năng và giá trị của họ và lo lắng khi biểu hiện
kém hơn những người khác, họ sẽ làm hỏng
hình ảnh của chính họ. Do đó, họ có xu hướng
cao lựa chọn dưới NL tự đánh giá của bản thân.
Nhóm NC cũng cho rằng, nhóm SV này cũng
sẽ có xu hướng cao cố ý tạo ra hoặc sử dụng các
khó khăn bên ngoài để giảm lựa chọn xuống
mức an toàn, điều này được giả định có thể
chuyển hướng đánh giá của người khác về NL
cá nhân người thực hiện.
Kết quả NC cũng cho thấy, các mục tiêu thể
hiện vai trò kết nối (trung gian) giữa lòng tự
trọng và TCN. Cũng cho thấy các khía cạnh
khác nhau của TCN khi xem xét trong nhóm
mục tiêu NLVĐ. Đồng thời có ý nghĩa quan
trọng trong môn học PE cấp đại học. Đặc biệt
trong các trường hợp SV chưa xác định chính
xác NL bản thân và các mối quan hệ qua lại giữa
kết quả với quá trình học và sự rèn luyện cá
nhân. Nếu đánh giá toàn diện sẽ đưa ra được các
phương pháp giảm hành vi TCN trong việc học
PE. Chúng tôi cho rằng, giảng viên nên tạo điều
kiện và môi trường để khuyến khích SV theo
hướng tự phát triển bên trong hơn là dùng đánh
giá của người khác để tăng cường sự tự tin và
tích cực. Ngoài ra, việc sử dụng đa dạng có định
hướng các phương tiện đánh giá được cho là có
lợi ích trong hoạt động giáo dục nói chung và
nếu được kết hợp phù hợp có thể cho thấy các
mặt phát triển khác của SV, điều này có thể tăng
cường tự tin và hình thành tính tích cực chủ
động cũng mang lại nhiều cơ hội thử thách và
thành công hơn cho SV. Theo đó, môi trường
giáo dục là học tập tiếp thu phát triển năng lực
người học, do vậy nâng cao các NLVĐ là điều
quan trọng, các mục tiêu cần có tính khó khăn
mới có thể phát triển tiềm năng, hơn thế nữa xu
hướng giáo dưỡng phát triển tư duy động lực
133
Sè §ÆC BIÖT / 2020
tích cực được cho là tối ưu, sai lầm nên được
giáo dưỡng thành bài học hoàn thiện.
Kết quả NC cũng cho thấy một số hạn chế: 1)
Do giới hạn NC, các mối quan hệ giữa các đối
tượng chủ thể với kết quả học tập PE của đối
tượng khách thể chưa được đánh giá, do đó mối
quan hệ giữa lý luận và hiệu quả thực tiễn cần
được mở rộng NC; 2) kết quả NC cũng cho thấy,
bản thân các mục tiêu cũng tồn tại các biến không
đồng nhất, vì vậy sự phân chia trong các nhóm
mục tiêu cũng có thể cần xem xét theo các phân
hướng nhỏ hơn (ví dụ: mục tiêu NLVĐ trong NC
này có thể chia nhỏ thành 3 loại vượt trội, nâng
cao và hoàn thiện); 3) đối tượng NC giới hạn
trong nhóm SV đại học do vậy khả năng tổng
quát của các phát hiện có thể bị hạn chế. Vì vậy,
nhóm NC cho rằng, các NC trong tương lai là cần
thiết để xác nhận mối quan hệ giữa LTT, các mục
tiêu và TCN của bản thân trong các nhóm dân cư
đa dạng. 4) yếu tố phù hợp thực tế của các bảng
đánh giá đối với SV của Việt Nam cần được xem
xét theo khía cạnh khoa học hơn. Nhóm NC cho
rằng, giới hạn NC này là cánh cửa mở cho các
NC tiêu chuẩn hơn, các gợi ý về việc sử dụng
thêm các yếu tố khẳng định và tin cậy cao hơn sẽ
là những căn cứ khoa học tiêu chuẩn cho các NC
tương tự sau này của nhóm.
KEÁT LUAÄN 
Kết quả NC cho thấy nâng cao LTT của cá
nhân và thúc đẩy các mục tiêu có tính tích cực
đồng thời giảm các mục tiêu điểm tiêu cực được
cho là có hiệu quả giảm thiểu các vấn đề về
TCN của bản thân trong PE đại học.
Các NC sâu hơn, tập mẫu lớn hơn và xem xét
các phân chia mục tiêu nhỏ nên được khuyến
khích để khẳng định các kết quả NC này trong
thực tế.
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Wikipedia b.k.t.t.m.p. Self - handicapping.
pdf. 2019: p. https://en.wikipedia. org/wiki/
Self-handicapping.
2. P.R P. An achievement goal theory
perspective on issues in motivation terminology,
theory, and research. Contemporary Educational
Psychology, 2000. 25(1): p. 92-104.
3. J H. A study on the relationship between
high school students’ achievement goal
orientation and parenting styles: The mediating
role of self-esteem (Master’s thesis). Jilin
University, Jilin, China., 2015.
4. Midgley C, U. T. Academic Self-
Handicapping and Achievement Goals: A
Further Examination. Contemp Educ Psychol,
2001. 26(1): p. 61-75.
5. Wikipedia C.t.v., Thang đo lòng tự trọng
Rosenberg. truy cập ngày 06 tháng 06 năm
2020: p.
https://en.wikipedia.org/w/index.php?title=Rose
nberg_self-esteem_scale&oldid=973989765.
6. Andrew J. Elliot, H.A McGregor. Test
Anxiety and the Hierarchical Model of
Approach and Avoidance Achievement
Motivation. Journal of Personality and Social
Psychology, 1999. 76(4): p. 628-644.
7. Urdan T, Midgley C, A. E.M. The role of
classroom goal structure in students’ use of self-
handicapping strategies. American Educational
Research Journal, 1998. 35(1): p. 101-122.
8. J C. Statistical Power Analysis for the
Behavioral Sciences. New york, NY: Routledge,
1988.
9. H M. The relationship between self-esteem
and self-interference of undergraduates. Journal
of Shandong Normal University (Humanities
and Social Sciences), 2010. 55(5): p. 112-115.
10. Prapavessis H, G. J.R. Self-handicapping
and self-esteem. Journal of Applied Sport
Psychology, 1998. 10(2): p. 175-184.
11. Coudevylle G.R, Gernigon C, M.G K.A.
Self-esteem, self-confidence, anxiety and
claimed self-handicapping: A mediational
analysis. Psychology of Sport and Exercise,
2011. 12(6): p. 670-675.
12. Elliot A.J, C. M.A., A hierarchical model
of approach and avoidance achievement
motivation. Journal of Personality and Social
Psychology, 1997. 72(1): p. 218-232.
13. Martin A.J, Marsh H.W, D. R.L., Self-
handicapping and defensive pessimism:
Exploring a model of predictors and outcomes
from a self-protection perspective. Journal of
Educational Psychology, 2001. 93(1): p. 87-102.
(Bài nộp ngày 10/11/2020, phản biện ngày
17/11/2020, duyệt in ngày 4/12/2020
Chịu trách nhiệm chính: Lê Xuân Điệp 
Email: lexuandiep@hpu2.edu.vn)

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_cac_moi_quan_he_va_anh_huong_cua_tu_chap_nhan_trong.pdf