Đại lý hải quan tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Tóm tắt:

Nghiên cứu này tìm hiểu thực trạng hoạt động của các đại lý hải quan tại Việt Nam

trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, tác giả tiến hành phân tích đánh giá các kết quả đạt được

của các đai lý hải quan qua số liệu thu thập được như: số lượng đại lý Hải quan tại Việt Nam,

tỷ lệ phân bổ đại lý Hải quan theo các thành phố, số lượng tờ khai đại lý hải quan đứng tên

hay kim ngạch XNK mà đại lý hải quan thực hiện từ đó đánh giá được hiệu quả hoạt động của

các dịch vụ mà đại lý hải quan đem lại, đồng thời nêu ra các vấn đề còn tồn tại trong hoạt

động của các đại lý và nguyên nhân dẫn đến các tồn tại đó. Từ đó đề xuất các giải pháp khắc

phục để hoạt động của đại lý hải quan được hiệu quả hơn trong thời gian tới.

Từ khóa: đại lý hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK), số lượng, tỷ lệ, cách

mạng công nghiệp 4.0

Abstract:

This study shows the current situation of customs agents in Vietnam in the 4.0

revolution. The author analyzes the results of the customs valuation by collecting data, such

as: the number of customs agents in Vietnam, the rate of distribution of customs agents in

cities, the number of declarations of customs agents in the name or export turnover that

customs agents carry out from there. Moreover , the study evaluates The effectiveness of the

services provided by the customs agent, and points the problems that exist in the operation of

the agents and their reasons. From that, wethe paper propose solutions to improve the

operation of customs agents in the coming time.

Keywords: customs agency, import export turnover,number, proportion, revolutionary

industrial 4.0

Đại lý hải quan tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 1

Trang 1

Đại lý hải quan tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 2

Trang 2

Đại lý hải quan tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 3

Trang 3

Đại lý hải quan tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 4

Trang 4

Đại lý hải quan tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 5

Trang 5

Đại lý hải quan tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 trang 6

Trang 6

pdf 6 trang baonam 9800
Bạn đang xem tài liệu "Đại lý hải quan tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đại lý hải quan tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Đại lý hải quan tại Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 304 
ĐẠI LÝ HẢI QUAN TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG 
CÔNG NGHIỆP 4.0 
(CUSTOMS AGENT IN VIET NAM IN THE INDUSTRIAL REVOLUTION 4.0) 
ThS. Nguyễn Thị Hòa – Đại học Hải Phòng 
Tóm tắt: 
Nghiên cứu này tìm hiểu thực trạng hoạt động của các đại lý hải quan tại Việt Nam 
trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, tác giả tiến hành phân tích đánh giá các kết quả đạt được 
của các đai lý hải quan qua số liệu thu thập được như: số lượng đại lý Hải quan tại Việt Nam, 
tỷ lệ phân bổ đại lý Hải quan theo các thành phố, số lượng tờ khai đại lý hải quan đứng tên 
hay kim ngạch XNK mà đại lý hải quan thực hiện từ đó đánh giá được hiệu quả hoạt động của 
các dịch vụ mà đại lý hải quan đem lại, đồng thời nêu ra các vấn đề còn tồn tại trong hoạt 
động của các đại lý và nguyên nhân dẫn đến các tồn tại đó. Từ đó đề xuất các giải pháp khắc 
phục để hoạt động của đại lý hải quan được hiệu quả hơn trong thời gian tới. 
Từ khóa: đại lý hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK), số lượng, tỷ lệ, cách 
mạng công nghiệp 4.0 
Abstract: 
This study shows the current situation of customs agents in Vietnam in the 4.0 
revolution. The author analyzes the results of the customs valuation by collecting data, such 
as: the number of customs agents in Vietnam, the rate of distribution of customs agents in 
cities, the number of declarations of customs agents in the name or export turnover that 
customs agents carry out from there. Moreover , the study evaluates The effectiveness of the 
services provided by the customs agent, and points the problems that exist in the operation of 
the agents and their reasons. From that, wethe paper propose solutions to improve the 
operation of customs agents in the coming time. 
Keywords: customs agency, import export turnover,number, proportion, revolutionary 
industrial 4.0 
Giới thiệu: 
 Hòa cùng xu thế toàn cầu hóa về hợp tác kinh tế với sự phát triển mạnh mẽ của các 
nền kinh tế thị trường và vai trò của hoạt động ngoại thương là hết sức quan trọng đối với các 
nền kinh tế đó. Cụ thể, hoạt động xuất nhập khẩu luôn là hoạt động chủ lực để phát triển, nâng 
cao giá trị nền kinh tế, để hoạt động này mang lại hiệu quả cao cần phải có chiến lược phát 
triển hợp lý và tối ưu các quy trình, thủ tục thông quan hàng hóa và đại lý hải quan ra đời với 
mục đích như vậy: đại diện cho các doanh nghiệp Xuất Nhập khẩu, nhân danh bản thân kí tên 
và đóng dấu trên tờ khai hải quan, làm việc trực tiếp với cơ quan hải quan. Trên thế giới, đại 
lý hải quan là một trong những ngành dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá 
trình thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, nhưng tại Việt Nam, đại lý Hải quan vẫn còn là 
dịch vụ khá non trẻ và chưa hoạt động đúng với tên gọi của mình, số lượng doanh nghiệp sử 
dụng loại hình dịch vụ này không đáng kể, chỉ chiếm 5-10 %. Vậy, để phân tích thực trạng 
hoạt động của các đại lý hải quan tại Việt Nam và những vấn đề còn tồn tại, tác giả thực hiện 
bải nghiên cứu để có thể đưa ra các giải pháp giúp phát triển hoạt động này hơn nữa tại Việt 
Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 
1. Cơ sở lý thuyết: 
Ở Việt Nam, hoạt động dịch vụ đại lý hải quan đã được hình thành và tồn tại từ năm 1999 
dưới hình thức là chủ hàng tự khai và ủy quyền cho người khác khai hải quan và giao nhận hàng 
hóa XNK. Nghị định số 79/2005/NĐ-CP ngày 16-6-2005 của Chính phủ được ban hành nhằm thiết 
lập một cơ sở pháp lý cụ thể để triển khai và quản lý hoạt động của các đại lý làm thủ tục hải quan 
chuyên nghiệp (Đến nay, Nghị định số 79/2005/NĐ-CP đã được thay thế bằng Nghị định số 
14/2011/NĐ-CP của Chính phủ). 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
305 
Theo Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 12/2015/TT-BTC quy định:“Đại lý làm thủ tục hải 
quan là doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 điều 20 Luật Hải quan, 
thay mặt người có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi chung là chủ hàng) thực hiện 
việc khai hải quan; nộp; xuất trình bộ hồ sơ hải quan có liên quan đến lô hàng xuất khẩu, nhập 
khẩu theo quy định và thực hiện toàn bộ hoặc một phần các công việc liên quan đến thủ tục 
hải quan theo thoả thuận trong hợp đồng ký với chủ hàng” gồm: 
a) Xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan kiểm tra theo quy định của pháp luật; 
b) Vận chuyển, làm thủ tục hải quan đưa vào, đưa ra khu vực giám sát hải quan đối 
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; 
c) Cung cấp dịch vụ tư vấn về thủ tục hải quan và quản lý thuế cho chủ hàng; 
d) Nộp các khoản thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật 
có liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; 
đ) Thực hiện thủ tục miễn thuế, xét miễn thuế, hoàn thuế, xét hoàn thuế, giảm thuế, 
xét giảm thuế, không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; 
e) Thực hiện các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan hải quan; 
g) Thực hiện các thủ tục hành chính khác với cơ quan hải quan. [30] 
Khoản 1 Điều 20 Luật Hải quan Việt Nam năm 2014 quy định điều kiện là đại lý làm 
thủ tục hải quan: 
a. Có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh 
nghiệp có ngành, nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá hoặc đại lý làm thủ tục hải 
quan; 
b. Có nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; 
c. Có hạ tầng công nghệ thông tin đáp ứng điều kiện để thực hiện khai hải quan điện tử 
và các điều kiện khác theo quy định. 
Theo Khoản 2 Điều 5 Chương 3 Thông tư số 12/2015/TT-BTC quy định: “Giám đốc 
đại lý hoặc người được giám đốc ủy quyền theo quy định của pháp luật thực hiện việc ký tên, 
đóng dấu trên tờ khai hải quan và các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan khi thực hiện các công 
việc quy định tại khoản 1 Điều này.” 
2. Thực trạng hoạt động đại lý hải quan Việt Nam những năm gần đây 
2.1. Thực trạng phân bổ đại lý hải quan tại Việt Nam 
Đại lý Hải quan ở Việt Nam bắt đầu hình thành từ những năm 1999 - 2000, tuy nhiên khi đó 
vẫn còn manh mún và nhỏ lẻ, đến khi Chính phủ ban hành Nghị định số 79/2005/NĐ-CP quy định 
về điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan thì các doanh nghiệp bắt đầu hình 
thành khái niệm và ý tưởng về hoạt động dịch vụ này. 
Biểu đồ 1.1. Số lƣợng đại lý Hải quan ở Việt Nam 
(Nguồn: Cục Giám sát Quản lý về hải quan – Tổng Cục Hải quan ) 
[30] Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thủ tục cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan; cấp và 
thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục hải quan; trình tự, thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 306 
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, số lượng đại lý hải quan ở nước ta tăng lên nhanh 
chóng.Trong suốt giai đoạn 2007 – 2012, số lượng đại lý tăng nhẹ, có từ 87 đến 128 đại lý 
được công nhận hoạt động trong thời gian này. Đến năm 2013, số lượng tăng vượt trội, đạt 
258 đại lý, hơn năm 2012 130 đại lý, tăng hơn 100%. Giải thích cho việc này, năm 2013, 
Tổng cục Hải quan và các ban ngành quyết định thử nghiệm chương trình làm thủ tục hải 
quan điện tử qua hệ thống VNACCS/VCIS, yêu cầu làm thủ tục hải quan điện tử là phải có hệ 
thống cơ sở hạ tầng, máy tính thiết bị nối mạng. Lúc này câu hỏi đặt ra, có rất nhiều DN XNK 
nhỏ lẻ hoạt động không thường xuyên, hơn nữa nguồn vốn để đầu tư trang thiết bị lớn, không 
phải DN nào cũng đáp ứng được, bên cạnh đó là các hướng dẫn, quy định mới liên quan DN 
không nắm vững. Lúc này là lúc DN cần tìm đến sự trợ giúp của các địa lý hải quan. Đó là lí 
do vì sao năm 2013, số lượng đại lý hải quan lại “phát” đến như vậy. 
Tiếp tục trên đà tăng trưởng cũng như nhu cầu của DN XNK, số lượng địa lý tăng lên 
tỷ lệ thuận với tốc độ tăng lượng của các DN XNK. Tính đến hết ngày 20/03/2017, cả nước ta 
đạt 743 đại lý, gấp hơn 3 lần so với năm 2013. Có thể nói, các doanh nghiệp đã và đang nhìn 
được tương lai cũng như lợi của hoạt động dịch vụ này đối với doanh nghiệp. 
Biểu đồ 1.2: Tỷ lệ phân bổ đại lý hải quan ở Việt Nam năm 2017 
Nguồn: Cục Giám sát Quản lý về hải quan – Tổng Cục Hải quan 
Bảng số liệu và biểu đồ trên cho thấy, đại lý hải quan ở Việt Nam tập trung ở một số các 
tỉnh thành lớn, có nhiều cảng, có nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất.Trong đó, năm 2017, Thành 
phố Hồ Chi Minh chiếm tỉ lệ gần 50% tổng số đại lý hải quan của cả nước, tiếp đến là Hà Nội 
chiếm 20%, Hải Phòng chiếm 13%, các tỉnh thành như Đà Nẵng, Quảng Ninh, Bình Dưỡng, Lạng 
Sơn, Đồng Nai chiếm từ 2 4%, số lượng đại lý còn lại phần bố rải rác ở các tỉnh thành khác, chiếm 
tỷ trọng nhỏ chỉ 8%. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
307 
Biểu đồ 1.3. Số lƣợng tờ khai đại lý hải quan đứng tên 2014 – 2016 
Biểu đồ 1.4. Kim ngạch XNK do ĐLHQ thực hiện 2014 – 2016 
Nguồn: Thống kê Hải quan 
Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, số tờ khai do các đại lý hải quan trực tiếp ký tên, đóng 
dấu có dấu hiệu tăng nhưng nó vẫnchỉ chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn, dao động khoảng 10 - 
13% tổng số tờ khai thực hiện và những đại lý chịu đứng tên vẫn tập trung ở địa bàn 4 tỉnh, 
thành phố chính: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Bình Dương. Có nhiều nguyên nhân 
khiến các đại lý hải quan và doanh nghiệp ngại ký kết hợp đồng đại lý và đại lý hải quan 
không ký tên, đóng dấu trên tờ khai hải quan. Trong đó, một phần do chính sách thuế và chính 
sách hàng hóa XNK ở Việt Nam khá phức tạp và thường xuyên thay đổi, trong khi chưa có 
Hiệp hội đại lý hải quan đứng ra bảo vệ quyền lợi cho các đại lý hải quan. 
Kim ngạch XNK do đại lý hải quan thực hiện có xu hướng tăng dần, do số lượng đại 
lý cũng như các số đại lý hoạt động đúng nghĩa gia tăng dẫn đến việc giá trị hàng xuất nhập 
khẩu của các chủ hàng thông quan tỷ lệ thuận theo xu hướng phát triển số lượng. Có thể nói 
đây là bước phát triển đáng mừng của ngành dịch vụ đại lý hải quan tại Việt Nam. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 308 
Qua phân tích nghiên cứu đánh giá số liệu thu thập được, tác giả có đưa ra các tồn tại 
của đại lý hải quan tại Việt nam như sau: 
Về pháp luật: nguồn luật vẫn còn những mâu thuẫn và chưa hoàn thiện gây cản trở cho hoạt 
động của đại lý hải quan nói riêng cũng như toàn ngành hải quan nói chung 
Về mặt hoạt động: thực tiễn cho thấy đại lý hải quan ở Việt Nam đã được thừa nhận 
về mặt pháp lý, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, tuy nhiên, hoạt 
động của các đại lý hải quan ở Việt Nam hiện nay còn manh mún và chưa thực sự là “cánh tay 
nối dài” hỗ trợ cho công tác quản lý của cơ quan hải quan. Phần lớn các đại lý hải quan chưa 
nhận thức đầy đủ và đúng đắn về vai trò, vị trí của mình nên chưa đầu tư thỏa đáng như trang 
bị cơ sở vật chất, tuyển dụng đào tạo nhân sự để phục tụ tốt dịch vụ của mình. Các đại lý hiện 
nay chủ yếu chỉ hoạt động theo kiểu được chủ hàng ủy quyền, thực hiện khai thuê hải quan để 
hưởng phí dịch vụ 
Về liên kết: mạng lưới hoạt động giữa các đại lý hải quan và các doanh nghiệp còn 
thiếu sự liên kết ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả kinh doanh, đồng thời chưa có sự liên 
kết giữa các đại lý với các viện nghiên cứu trường đại họctrong hoạt động đào tạo bồi 
dưỡng nhân lực. 
Về cạnh tranh: các đại lý của Việt Nam chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ của các đại lý có 
uy tín và nổi tiếng trên thế giới, làm cho việc thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của các đại 
lý hải quan của Việt Nam bị gặp khó khăn. 
Nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trên là do: 
Số lượng doanh nghiệp xuất nhập khẩu của Việt Nam tuy lớn và đang tăng nhanh 
nhưng quy mô chỉ vừa và nhỏ, tần suất thực hiện lại không thường xuyên nên họ không có 
nhu cầu sử dụng dịch vụ đại lý hải quan. 
Chưa có hiệp hội đại lý hải quan đại diện tiếng nói chung của các đại lý và là đầu mối 
liên hệ giữa các cơ quan quản lý nhà nước và cộng đồng đại lý hải quan 
Các đại lý không hoạt động đúng nghĩa của mô hình này do còn e ngại trách nhiệm và 
không nắm rõ các thông tin về hàng hóa cũng như tập quan giao dịch của doanh nghiệp cũng 
như đối tác của họ. 
Trong tương lai, đại lý hải quan cần nâng cao hơn nữa chất lượng dịch vụ của mình để 
đáp ứng, thỏa mãn nhu cầu của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở mức độ cao nhất, nâng cao 
uy tín cũng như độ tin cậy đối với khách hàng, tăng cường mở rộng hoạt động, nâng cấp cơ sở 
vật chất cũng như quảng bá hình ảnh của mình. 
Kết luận 
Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, để đạt được điều đó ngoài sự hỗ trợ về mặt 
pháp lý của các cơ quan chức năng, thì chính bản thân các đại lý cũng phải có những chiến 
lược cụ thể. Bản thân các đại lý cần tăng cường năng lực chuyên môn và kĩ năng cho nhân 
viên đại lý, đầu tư máy móc thiết bị cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động hải quan và điển hình là 
hệ thống phần mềm khai hải quan điện tử với hệ thống đường truyền ổn định giúp việc kê 
khai hải quan được nhanh chóng và thuận lợi. Ngoài ra, cần kết hợp thực hiện các gói dịch vụ 
logistics đi kèm để phục vụ nhu cầu của doanh nghiệp một cách tốt nhất và hệ thống nhất. 
Đồng thời cũng cần tập trung đào tạo, nâng cao nghiệp vụ của nhân viên đại lý hải quan bằng 
các hoạt đồng bồi dưỡng chuyên môn, kiểm tra đánh gia năng lực định kì đối với các nhân 
viên trong đơn vị mình. Tăng cường marketing các dịch vụ để thu hút các doanh nghiệp đến 
với đại lý như những khách hàng thường xuyên và quen thuộc, đơn giản hóa các quy trình làm 
hợp đồng, rút ngắn thời gian giao dịch nâng cao tiện ích và độ an toàn cho các doanh nghiệp 
khi sử dụng dịch vụ này. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
309 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
Luật hải quan Việt Nam năm 2014 
Báo điện tử Tapchitaichinh.vn: Hải quan Việt Nam- chặng đường 70 năm xây dựng và 
phát triển: 
quan-Viet-Nam-chang-duong-70-nam-xay-dung-va-phat-trien-67583.html 
Giáo trình nghiệp vụ hải quan- Đại Học Ngoại thương 
Nghị định số 01/2015/NĐ-CP ngày 06/01/2015 của Chính phủ “Quy đinh chi tiết 
phạm vi địa bàn hoạt động hải quan;trách nhiệm phối hợp trong phòng, chống buôn lậu, vận 
chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới”. 
Tuyên ngôn phục vụ khách hàng (Đã sửa đổi theo quyết định số 952/QĐ-TCHQ) của 
Tổng cục Hải Quan 
Thông tư số 12/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thủ 
tục cấp chứng chỉ nghiệp vụ khai hải quan;cấp và thu hồi mã số nhân viên đại lý làm thủ tục 
hải quan, trình tự thủ tục công nhận và hoạt động của đại lý làm thủ tục hải quan. 
Báo cáo thi hành luật Hải quan – Chính phủ ngày 12/09/2013 
Các website:   /Pages/An-ninh- 
xuat-nhap-khau.aspx 
https://www.baomoi.com/www.baohaiquan.vn-bao-hai-quan-hai-quan/p/259.epi 

File đính kèm:

  • pdfdai_ly_hai_quan_tai_viet_nam_trong_boi_canh_cuoc_cach_mang_c.pdf