Đặc điểm cấu trúc hình thức và nhịp điệu của hò sông Mã
Hò sông Mã là điệu hò độc đáo của người dân Thanh Hoá, bắt nguồn từ lao động
trên sông nước. Hò sông Mã có đặc trưng riêng, hoàn chỉnh từ lời ca đến các làn điệu, gắn
với sự diễn xướng của những người lao động trên những chuyến đò ngược xuôi dòng sông
Mã. Lời ca của các làn điệu Hò sông Mã phản ánh đầy đủ cuộc hành trình của những
người tham gia lưu thông trên dòng sông Mã từ khi con đò khởi hành cho đến khi kết thúc
cuộc hành trình. Thể thức, trình tự Hò sông Mã được chia làm 5 làn điệu chính: hò rời bến,
hò đò ngược, hò đò xuôi, hò m?c cạn và hò cập bến. Thể thức, trình tự này phản ánh chu
trình và đặc điểm lao động của những người làm công việc chèo đò trên dòng sông Mã.
Lời ca trong các làn điệu Hò sông Mã ở các chặng có sự pha trộn nhau nhưng cấu trúc nhịp
điệu thì hoàn toàn khác. Bài viết này tìm hiểu về đặc điểm cấu trúc hình thức và nhịp điệu
của Hò sông Mã.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Đặc điểm cấu trúc hình thức và nhịp điệu của hò sông Mã
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018 ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC HÌNH THỨC VÀ NHỊP ĐIỆU CỦA HÒ SÔNG MÃ Cao Xuân Hải1 TÓM TẮT ài viết tìm hiểu về đặc điểm cấu trúc hình thức và nhịp đi u của Hò sông Mã. Theo tác giả, Hò sông Mã là một thể loại hò độc đáo của người dân Thanh Hoá, với nhiều làn đi u, có hình thức phong phú, nhịp đi u linh hoạt. Hình thức (theo nhiều kết hợp các câu thơ) và nhịp đi u (đa số là nhịp chẵn) của Hò sông Mã vừa là đặc trưng của thể loại vừa phản ánh được đặc trưng dòng chảy của con sông và tính chất lao động sông nước của cư dân v ng hạ lưu sông Mã. Từ khóa: Cấu trúc, nhịp, Hò sông Mã. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hò sông Mã là điệu hò độc đáo của người dân Thanh Hoá, bắt nguồn từ lao động trên sông nước. Hò sông Mã có đặc trưng riêng, hoàn chỉnh từ lời ca đến các làn điệu, gắn với sự diễn xướng của những người lao động trên những chuyến đò ngược xuôi dòng sông Mã. Lời ca của các làn điệu Hò sông Mã phản ánh đầy đủ cuộc hành trình của những người tham gia lưu thông trên dòng sông Mã từ khi con đò khởi hành cho đến khi kết thúc cuộc hành trình. Thể thức, trình tự Hò sông Mã được chia làm 5 làn điệu chính: hò rời bến, hò đò ngược, hò đò xuôi, hò m c cạn và hò cập bến. Thể thức, trình tự này phản ánh chu trình và đặc điểm lao động của những người làm công việc chèo đò trên dòng sông Mã. Lời ca trong các làn điệu Hò sông Mã ở các chặng có sự pha trộn nhau nhưng cấu trúc nhịp điệu thì hoàn toàn khác. Bài viết này tìm hiểu về đặc điểm cấu trúc hình thức và nhịp điệu của Hò sông Mã. 2. NỘI DUNG 2.1. Đặc điểm về cấu trúc hình thức của Hò sông Mã Như đã nói ở trên, Hò sông Mã bao gồm 5 làn điệu chính, mỗi làn điệu khi được hò lên bao gồm cả phần xướng, phần xô và phần lời ca. Phần xướng và phần xô chính là phần nhạc hoá hiệu lệnh chèo đò, nó có các dạng như: dô ta, dô tà, í ta dô ta hay dô khoan dô huầy, í dô khoan dô huầy;... Phần lời ca vừa chính là nhạc hoá động tác chèo đò được người chèo đò hát theo lịch trình của chuyến đi. Lời ca của Hò sông Mã chủ yếu thơ, đa dạng về mặt hình thức cấu trúc, bao gồm thơ 4 chữ, thơ 7 chữ, song thất lục bát và thể thơ lục bát. Tuy nhiên, các làn điệu hò sông Mã chủ yếu là những bài thơ, đoạn thơ lục bát. 1 Giảng viên khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Hồng Đức 41 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018 Khảo sát 239 lời của các bài hò trong các làn điệu Hò sông Mã được in trong Dân ca Thanh Hóa [8], chúng tôi nhận thấy về hình thức thể loại, Hò sông Mã có các dạng cấu trúc như sau: Hò sông Mã có cấu trúc xen kẽ hai câu thơ 4 chữ + một câu thơ 8 chữ: (1) Trống đánh đò đưa Trống dục đò đưa Đôi nàng đã có chồng chưa đôi nàng? Trống đánh đò Giàng, Trống dục đò Giàng, Có đi anh đợi, có sang anh chờ? [8; tr.84] Hò sông Mã có cấu trúc 1 cặp thơ lục bát + n câu thơ 4 chữ + 1 câu thơ 8 chữ: (2) Đầu làng có một cây trôi Mượn thợ đánh xuống, đóng đôi chiếc đò. Này đôi chiếc đò, Rước o nhân ngãi, Đứng lại mà xem, Đôi đò, đôi chữ, Ớ o lịch sự, Anh không lấy tiền, Rồi sau nhân ngãi kết duyên Tấn Tần. [8; tr.85] Hò sông Mã có cấu trúc là một bài thơ lục bát biến thể: Hò sông Mã là những bài thơ lục bát biến thể ở câu 8 (8 →10) (3) Thuyền tôi ván Táu, sạp lim Đôi mạn sang lẻ lại có con chim phượng hoàng. Tiện đây mời cả bạn hàng, Rửa chân cho sạch vào khoang ta ngồi. [8; tr.82] Hò sông Mã là những bài thơ lục bát biến thể ở câu 6 (7 → 7 hoặc 8) (4) Em thương ai nấp bụi nấp bờ, Sớm trông đò ngược, tối chờ đò xuôi. Thuyền anh đậu bến lâu rồi, Sao em chưa xuống mà ngồi thuyền anh? [8; tr.83]. (5) Cô kia ăn nói ỡm ờ, Thuyền anh chật chội còn nhờ làm sao? Miệng nói nhưng tay anh bẻ lái vào, Rửa chân cho sạch bước vào trong khoang! [8; tr.84]. Hò sông Mã có cấu trúc: n câu thơ 4 chữ + 1 cặp thơ lục bát: (6) Sông sâu nước chảy Nước chảy sông sâu. Thuyền anh thuyền câu, Ngược sông ngược suối, 42 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018 Ngược rừng, ngược núi, Sông nước gặp mình. Chẳng thà ngoảnh mặt làm thinh, Cười như huê nở, sao tình như vôi? [8; tr.95] Hò sông Mã có cấu trúc là một bài thơ 7 chữ có n câu: (7) Ê dô khoan, dô khoan, dô huầy Ếch lột da, băm xương nấu xáo Em lộn chồng như áo vá vai Áo vá vai còn có người chuộng, Em lộn chồng như ruộng bỏ khô. Ruộng bỏ khô còn có người cuốc, Em lộn chồng như guốc đứt quai. Guốc đứt quai còn có người xách, Em lộn chồng đừng trách chi ai! Dô khoan, dô khoan, dô huầy. [8; tr.140]. Hò sông Mã có cấu trúc là một bài thơ có: 2 câu thơ 4 chữ + n câu lục bát biến thể: (8) Thiếp sắm cho chàng , Tiểu đại hoa chanh, Đôi đầu chữ thọ, chung quanh hoa hồi, Anh chàng đã về kiếp ấy thời thôi, Mời anh chàng ngồi dậy ăn xôi, nghe kèn. Anh chàng đã về kiếp ấy xin đừng ghen, Để em lấy chồng khác cầm quyền thay anh! Giàu thời thịt cá cơm canh, Khó, em lưng rau đĩa muối cùng anh thiên thường. [8; tr.140]. Hò sông Mã có cấu trúc là một bài thơ lục bát chữ có n câu (đây là kiểu cấu trúc chiếm đại đa số các bài hò trong thể loại Hò sông Mã): (9) Một bên chữ nghĩa văn chương, Một bên chèo đẩy, em thương bên nào? Chữ nghĩa em để bờ rào, Quần nâu áo vá, chân sào em thương. [8; tr.63]. Nhìn chung, hình thức cấu trúc của các điệu hò trong Hò sông Mã vừa bị chi phối bởi hình thức đặc trưng của các thể thơ truyền thống, vừa bị chi phối bởi nhịp chảy của dòng nước sông Mã, đồng thời vừa bị chi phối bởi tâm trạng của những người chèo đò. 2.2. Đặc điểm cấu trúc nhịp của Hò sông Mã Như đã nói ở trên, cấu trúc nhịp của các làn điệu hò trong Hò sông Mã chủ yếu là nhịp chẵn. Cách ngắt nhịp của các câu hò trong diễn xướng cũng rất linh hoạt. Sự linh hoạt của việc ngắt nhịp trong Hò sông Mã nhằm tạo ra không khí thoải mái giữa chủ đò và hành khách đi đò. 43 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018 (10) Kể từ/ bến Tử/ ra đi Sắm sanh thuyền lạt,/ thiếu gì những đâu? Kể từ /trên bế/ ra khơi, Anh tài/ đạp lái,/ bốn anh em tôi/ cầm chèo. Thuyền tôi/ ván táu/, sạp lim, Đôi mạn sang lẻ/ lại có/ con chim phượng hoàng Hỡi cô/ yếm thắm/ răng đen! Muốn lên/ mạn ngược,/ ngồi thuyền/ cùng anh Tiện đây/ mời cả/ bạn hàng, Rửa chân/ cho sạch/ vào khoang/ ta ngồi. [8; tr.82-83] Một số bài hò có cấu trúc nhịp lẻ, tuy nhiên số lượng không nhiều. Tuy nhiên, khi được xướng lên trong các làn điệu hò theo các chặng đường sông nước, nhịp của các làn điệu hò sông Mã được thay đổi rất linh hoạt theo tính chất của dòng chảy và động tác chèo đò của những người chèo đò và tài ứng biến của người lĩnh xướng. 2.2.1. Nhịp trong Hò rời bến Dòng sông Mã, nước chảy xiết, khi rời bến để đi lên mạn ngược đòi hỏi phải có một lực lớn để di chuyển con thuyền vượt dòng chảy. Nhịp của làn điệu hò lúc này là mỗi nhịp gồm 2 tiếng hoặc 4 tiếng, tương ứng với mỗi nhịp của một động tác chèo thuyền. “Nhịp này tạo ra sự khỏe khoắn, thoải mái, nhộn nhịp và phù hợp với không khí vui vẻ lúc con đò ra đi” [8, tr.80]. Đồng thời nó cũng là hiệu lệnh để người chèo đò thực hiện động tác chèo đò cho đều nhằm di chuyển con đò vượt dòng nước. Ban đầu, “người bắt cái xướng <dô tà>, các trai hò lặp lại , người bắt cái xướng thêm , các trai đò xô theo , và tiếp theo là người bắt cái xướng câu hò lên” [8, tr.80]. Những câu hò khi hò lên bị cắt làm nhiều đoạn, “cứ hai tiếng xướng thì có một phần xô vào. Có khi người bắt cái ngừng xướng câu hò, chỉ xướng để nghỉ hơi trai dò vẫn xô theo để chờ đợi” [8, tr.80] . Một câu lục bát được ngắt thành 7 nhịp (2 từ một) và đệm theo (tùy thích ) “í ta dô ta”; lời xô là hai tiếng “dô ta” ” . Một câu thơ lục bát (kể cả lục bát biến thể) khi được hò lên theo làn điệu hò rời bến được ngắt nhịp và đệm thêm thành 24 lượt xướng và xô. Phần xướng là “phần mở”, rất linh hoạt do đó có thể bớt đi. Chẳng hạn thơ lục bát sau: (11) Hỡi cô yếm thắm răng đen! Muốn lên mạn ngược, ngồi thuyền cùng anh [8; tr.82] Được hò là: Xướng : Dô tà Xô: Dô tà Xướng: Í ta dô ta Xô: Dô tà Xướng: Hỡi cô Xô: Dô tà 44 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018 Xướng: Yếm thắm Xô: Dô tà Xướng: Răng đen Xô: Dô tà Xướng: Í ta dô tà Xô: Dô ta Xướng: Muốn lên Xô: Dô ta Xướng: Mạn ngược Xô: Dô tà Xướng: Í ta dô ta Xô: Dô tà Xướng: Ngồi thuyền Xô: Dô tà Xướng: Cùng anh Xô: Dô tà Xướng: Í ta dô ta Xô: Dô tà 2.2.2. Nhịp trong Hò đò ngược Hò đò ngược là làn điệu hò được cất lên khi con đò đi ngược dòng nước hoặc ngược gió không thể căng buồm. Lúc này, công việc chèo đò không được thoải mái như lúc thuận buồm xuôi gió. Nhịp điệu của hò đò ngược vẫn được người nói ngắt nhịp theo đặc trưng của thể loại thơ. Tuy nhiên, sự đan xen giữa người xướng và người xô “không bị ngắt ra thành từng đoạn hai hoặc bốn tiếng như ở các làn điệu khác. Người bắt cái hò trọn cả câu thơ lục bát, sau đó hoặc là tốp trước mũi, hoặc tốp sau mũi (theo thứ tự trước sau) nhắc lại cả câu; khi dứt câu thì tốp đó hò tiếp: (có nghĩa là thêm sức vào việc chống thuyền); tốp khác sẽ hưởng ứng ngay bằng câu: . Sau đó, người bắt cái lại tiếp sang câu khác...” [8; tr.86]. Người bắt cái có thể thêm các từ đệm: ơ, à, ế, dô, ố... để tạo ra những nhịp điệu linh hoạt cho câu hò. Chẳng hạn, câu thơ: (12) Thuyền ngược anh bổ sào xuôi Em đừng lo lắng cho người kém xinh [8; tr.86] Được hò là: Tất cả cùng xô: Ê ê ế/ ... dô ô ố ô.... Lời xướng: Thuyền anh/ ngược bỏ/ ... ơ/ ... sào/ ... ơ/ ... xuôi/ Em đừng lo lắng/ ... ơ/... cho người/ ... ơ/ ... kém xinh này/! Lời xô (Tốp trước lặp lại): Thuyền anh/ ngược bỏ/ ... ơ/ ... sào/ ... ơ/ ... xuôi/ Em đừng lo lắng/ ... ơ/... cho người/ ... ơ/ ... kém xinh này/! Lời xô (Tốp sau): Ê/.... ế/... có dây/ Tất cả xô: Ê ê ế/ ...dô ô ố ô/ 45 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018 Trong ví dụ trên, nhịp của làn điệu hò được thay đổi liên tục không theo một qui luật nào của đặc trưng về nhịp của các thể thơ mà phụ thuộc vào nhịp của người hò. Nhịp của câu hò được thay đổi linh hoạt giữa nhịp chẵn và nhịp lẻ, giữa số lượng tiếng được cất lên của một nhịp trong làn điệu hò này “biểu hiện, tính chất công việc nặng nhọc của những con người đang dồn hết sức mình vào một công việc lao động khó khăn vất vả” [8; tr.86]. 2.2.3. Nhịp trong Hò đò xuôi Hò đò xuôi là những điệu hò khi thuyền xuôi dòng sông Mã hoặc khi con thuyền thuận theo chiều gió, bao gồm: gồm nhiều làn điệu khác nhau: hò nhịp đôi I, hò nhịp đôi II, hò giọng dã, hò làn ai, hò làn văn, hò ni m phật và hò ru ngủ. Nhịp điệu của câu hò có vai trò giữ cho mái chèo đều nhịp để con đò xuôi dòng với một tốc độ bình thường mà không gặp trở ngại gì. Nhịp trong hò đò xuôi không theo một thứ tự nhất định nào cả mà phụ thuộc vào khung cảnh của hai bên bờ sông, tính chất dòng chảy của con sông và nhịp của người bắt cái. Các làn điệu trong hò đò xuôi có sự biến tấu của lời xô hoặc theo nhịp đôi đều đều, hoặc láy và ngân cao, khoặc kéo dài các tiếng dô ta .., dô khoan dô huầy... ế dô khoan là dô khoan... có sử dụng lời niệm trong đạo Phật “A di đà Phật” một cách sáng tạo. Còn câu lục bát thì câu 6 , hai từ giữa (3 và 4) được lặp lại hai lần để có mỗi lần xướng là 4 từ, kết hợp câu 8 ngắt làm 2 (4/4) và như vậy lời xướng luôn là 4/4/4/4. Trong hò đò xuôi các lời xướng trong các làn điệu đều ngắt 4 từ làm một “cụm” của câu lục bát để cho câu hò có nhịp đôi, còn tùy câu lục bát và cách đưa hơi mà người bắt cái vận dụng cho linh hoạt và tâm tình. Chẳng hạn câu hò: (13) Anh đây tài tư giai nhân, Vì tình nên phải xuất thân giang hồ [8; tr.99]. Được ngắt nhịp là 4/4 nhưng vì câu 6 chỉ có 6 tiếng nên chữ thứ 3 và thứ 4 được lặp lại để tạo ra nhịp 4/4. Vì vậy khi diễn xướng câu hò trên được hò là: Xướng: Là dô dô huầy, Xô: Là dô dô huầy Xướng: Anh đây tài tử Xô: Là dô dô huầy, Xướng: Tài tử giai nhân Xô: Là dô dô huầy, Xướng: Vì tình nên phải Xô: Là dô dô huầy, Xướng: Xuất thân giang hồ Xô: Là dô dô huầy, Xướng: Là dô dô huầy, Xô: Là dô dô huầy. 46 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018 2.2.4. Nhịp trong Hò m c cạn Hò mắc cạn là điệu hò được cất lên khi đò mắc cạn vào bãi cát ngầm trên sông. Lúc này, những người chèo đò sử dụng làn điệu hò để làm hiệu lệnh. Hò mắc cạn có hai làn điệu: hò vác và hò kéo. Hò vác, trai đò đứng dưới nước, chờ người bắt cái xướng lên câu hò (phần lời của câu lục bát), kết thúc câu lục bát mọi người đồng thanh hô: vác, hoặc ơ, hoặc dô... để đẩy thuyền hoặc kéo thuyền ra khỏi chỗ mắc cạn. Nhịp trong hò mắc cạn không cố định như các làn điệu khác mà nhịp tùy thuộc vào nhịp của câu lục bát. Thông thường nhịp của phần xướng nhấn mạnh vào chữ thứ 6 của câu 6; chữ thứ 4 và chữ thứ 8 của câu bát. Chẳng hạn câu hò: Đông ken cho rét quan da, Thương anh vác cạn thuyền ta nhọc nhằn! [8; tr.121] Được hò là: Xướng: Đông ken cho rét quan da, Thương anh vác cạn thuyền ta nhọc nhằn! Xô: Vác! 2.2.5. Nhịp trong Hò cập bến Hò cập bến là điệu hò được cất lên khi con đò sắp đến đích và chuẩn bị cập bến. “Khi nhìn thấy bến, mọi người hớn hở vui mừng chuẩn bị gồng gánh hành lý lên bờ, trong không khí ấy, người bắt cái chuyển sang hò cập bến” [8; tr.122] thì trai đò dồn mạnh mái chèo, đều nhịp theo lời xướng của người bắt cái. Nhịp của làn điệu hò cập bến gần giống như nhịp của điệu hò rời bến. Một câu thơ lục bát cũng bị cắt và thêm ở phần xô và xướng sao cho thành 24 nhịp chẵn. Tuy nhiên, nhịp ở làn điệu không khoan thai theo kiểu: , hoặc , mà đổi thành: . Nhịp của điệu hò nay dồn dập hơn, gấp hơn, nhộn nhịp hơn. Chẳng hạn, câu hò: (14) Trông lên phố chợ cao cao, Miệng khoang tay bắt lái vào cho nhau. [8; tr.122] Được hò là: Xướng: Dô ta, dô ta dô tà dô ta Xô: Dô tà Xướng: Trông lên, Xô: Dô tà Xướng: phố chợ Xô: Dô tà Xướng: cao cao Xô: Dô tà Xướng: Miệng khoan, Xô: Dô tà Xướng: tay bắt 47 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018 Xô: Dô tà Xướng: lái vào, Xô: Dô tà Xướng: cho mau. Xô: Dô ta dô tà dô ta, dô ta oa oa oa dô ta, dô ta dô ta [8; tr.123]. 3. KẾT LUẬN Hò sông Mã là một thể loại dân ca đặc biệt của người dân Thanh Hoá. Về hình thức, chúng bao gồm nhiều thể thơ khác nhau: thơ 4 chữ, thơ 7 chữ, thơ 8 chữ, thơ lục bát, thơ song thất lục bát... Nhưng phần lớn lời các làn điệu hò thuộc thể thơ lục bát. Nhịp điệu của các làn điệu hò chủ yếu là nhịp chẵn. Trong các chặng hò, nhịp điệu của các bài hò hoàn toàn khác nhau. Một mặt nhịp điệu phản ánh được hoạt động, tính chất nặng nhọc của công việc chèo đò, mặt khác nó phản ánh được tính chất dòng chảy của con sông và tâm trạng của những người chèo đò. Trong Hò sông Mã, lời hò của làn điệu này có thể được sử dụng cho làn điệu khác. Tuy nhiên, nhịp điệu được sử dụng thì hoàn toàn thay đổi. Nhìn chung, Hò sông Mã là làn điệu hò rất mở, việc ngắt nhịp không bị bó buộc trong một khuôn khổ nhất định. Người lĩnh xướng các làn điệu hò tùy theo khả năng của mình để ngắt nhịp sao cho phù hợp với nhịp chèo của các trai đò nhằm điều khiển nhịp chèo bằng âm nhạc. Vì thế, xét về số tiếng (âm tiết) thì nhịp của Hò sông Mã có thể là 1 tiếng, 2 tiếng, 4 tiếng, 5 tiếng, 6 tiếng, 7 tiếng, 8 tiếng hoặc nhiều hơn phụ thuộc vào tốc độ đi của con đò, dòng chảy của con sông. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nguyễn Phan Cảnh (2001), Ngôn ngữ thơ, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội. [2] Mai Ngọc Chừ (2005), Vần thơ Vi t Nam dưới ánh sáng ngôn ngữ học, Nxb. Văn hoá Thông tin, Hà Nội. [3] Edwrad Sapir (2000), Ngôn ngữ dẫn luận và vi c nghiên cứu tiếng nói, Nxb. Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh. [4] George Yule (2002), Phân tích diễn ngôn (Trần Thuần dịch), Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [5] George Yule (2003), Dụng học, một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ, Đại học Tổng hợp Oxford, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [6] Ngôn ngữ văn hoá và xã hội - một cách tiếp cận liên ngành (2006), (tuyển tập Vũ Thị Thanh Hương và Hoàng Tử Quân dịch), Nxb. Thế giới, Hà Nội. [7] Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (2001), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. [8] Nhóm Lam Sơn (1965), Dân ca Thanh Hóa, Nxb. Văn học, Hà Nội. 48 TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 42.2018 FEATURES OF STRUCTURAL FORM AND RHYTHM OF MA RIVER SHANTIES Cao Xuan Hai ABSTRACT This article explores the features of the structural form and the rhythm of Ma River shanties (Ho Song Ma). It points out that Ma river shanties are a unique shanty by Thanh Hoa people, which is rich in form and flexible in rhythm. They have the features of the genre and reflect the characteristics of the river flow as well. They also indicate the labor on the river of the residents in the lower Ma River. Keywords: Structural form, rhythm, Ma River “shanty”. 49
File đính kèm:
- dac_diem_cau_truc_hinh_thuc_va_nhip_dieu_cua_ho_song_ma.pdf