Công tác thu hút nguồn lực trí thức người Việt Nam ở nước ngoài của đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

Kế thừa và phát huy truyền thống lâu đời, tốt đẹp của dân tộc coi “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã có những chủ trương, chính sách phù hợp để tập hợp, đoàn kết, xây dựng, phát huy mạnh mẽ vai trò của trí thức, trong đó có trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, tạo điều kiện và động lực để họ tự do nghiên cứu, sáng tạo và công hiến. Những kết quả đạt được trong công tác thu hút, phát huy nguồn lực trí thức kiều bào trong thời gian qua đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế, rào cản. Thực trạng đó cần được nhìn nhận thẳng thắn, để đề ra những chính sách phù hợp, phát huy hơn nữa kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, rào cản.

Công tác thu hút nguồn lực trí thức người Việt Nam ở nước ngoài của đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới trang 1

Trang 1

Công tác thu hút nguồn lực trí thức người Việt Nam ở nước ngoài của đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới trang 2

Trang 2

Công tác thu hút nguồn lực trí thức người Việt Nam ở nước ngoài của đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới trang 3

Trang 3

Công tác thu hút nguồn lực trí thức người Việt Nam ở nước ngoài của đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới trang 4

Trang 4

Công tác thu hút nguồn lực trí thức người Việt Nam ở nước ngoài của đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới trang 5

Trang 5

Công tác thu hút nguồn lực trí thức người Việt Nam ở nước ngoài của đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới trang 6

Trang 6

docx 6 trang baonam 19640
Bạn đang xem tài liệu "Công tác thu hút nguồn lực trí thức người Việt Nam ở nước ngoài của đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Công tác thu hút nguồn lực trí thức người Việt Nam ở nước ngoài của đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới

Công tác thu hút nguồn lực trí thức người Việt Nam ở nước ngoài của đảng cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới
CÔNG TÁC THU HÚT NGUỒN LỰC TRÍ THỨC NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI
Mai Quốc Dũng
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM
Tóm tắt:
Kế thừa và phát huy truyền thống lâu đời, tốt đẹp của dân tộc coi “hiền tài là nguyên khí của quốc gia”, Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã có những chủ trương, chính sách phù hợp để tập hợp, đoàn kết, xây dựng, phát huy mạnh mẽ vai trò của trí thức, trong đó có trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, tạo điều kiện và động lực để họ tự do nghiên cứu, sáng tạo và công hiến. Những kết quả đạt được trong công tác thu hút, phát huy nguồn lực trí thức kiều bào trong thời gian qua đã khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế, rào cản. Thực trạng đó cần được nhìn nhận thẳng thắn, để đề ra những chính sách phù hợp, phát huy hơn nữa kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, rào cản.
Từ khóa: nguồn lực, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, kiều bào
1. Thực tiễn công tác thu hút nguồn lực trí thức người Việt Nam ở nước ngoài
Về đề NVNONN nói chung và trí thức NVNONN nói riêng là một vấn đề lớn, luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, luôn xác định kiều bào là máu thịt, là nguồn lực của dân tộc. Chính quan điểm nhất quán đó, đã thu hút được sự đóng góp của kiều bào vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng tổ quốc. Đặc biệt từ năm 1986, khi Nhà nước ta bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới, mở cửa, tri thức kiều bào đã tăng cường các mối quan hệ làm ăn với trong nước. Công cuộc đổi mới của Việt Nam thu được nhiều thành tựu quan trọng đã làm tăng thêm lòng tin của trí thức kiều bào đối với công cuộc phát triển đất nước và tương lai của dân tộc, vì thế đã tiếp tục thu hút được ngày càng nhiều người trong tầng lớp trí thức gắn bó với đất nước. 
Bước ngoặt quan trong đối với công tác NVNONN khi lần đầu tiên có một nghị quyết riêng về công tác đối này, đó là Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 29-11-1993 của Bộ Chính trị về Chính sách và công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, nghị quyết xác định: “Tiềm lực của cộng đồng NVNONN, đặc biệt là về khoa học và công nghệ, về vốn, về khả năng tạo mối quan hệ giữa các tổ chức và cá nhân ở nước ngoài với nước ta là một lợi thế và một nguồn lực quan trọng cần phải phát huy để bổ sung và hỗ trợ cho sự phát triển của đất nước” 2, từ đó nghị quyết đề ra chính sách và biện pháp lớn như sau: “Khuyến khích và tạo điều kiện dễ dàng để kiều bào chuyển giao tri thức, công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến” 2. 
Trên cơ sở tổng kết kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết 08-NQ/TW, lần đầu tiên một nghị quyết công khai về công tác này đó là Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26-3-2004 của Bộ Chính trị về Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, nghị quyết nêu nhiệm vụ chủ yếu sau: “Hoàn chỉnh và xây dựng mới hệ thống chính sách thu hút, trọng dụng nhân tài, phát huy sự đóng góp của trí thức kiều bào vào công cuộc phát triển đất nước. Xây dựng chế độ đãi ngộ thỏa đáng đối với những chuyên gia, trí thức NVNONN có trình độ chuyên môn cao, có khả năng tư vấn về quản lý, điều hành, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật cao cho đất nước, góp phần phát triển nền văn hóa, nghệ thuật của nước nhà; Xây dựng và hoàn thiện các chính sách tạo thuận lợi và khuyến khích các ngành, các trung tâm nghiên cứu khoa học - công nghệ, văn hóa nghệ thuật, giáo dục - đào tạo, y tế, thể dục - thể thao, các cơ sở sản xuất, dịch vụ... ở trong nước mở rộng hợp tác, thu hút sử dụng chuyên gia, trí thức NVNONN tham gia công việc ở trong nước, làm việc cho các chương trình, dự án hợp tác đa phương và song phương của Việt Nam với nước ngoài hoặc trong các tổ chức quốc tế có chỉ tiêu dành cho người Việt Nam và tư vấn trong các quan hệ giữa Việt Nam với đối tác nước ngoài” 3.
Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 6-8-2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiếp tục khẳng định lại đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và đề ra các giải pháp thực hiện trong bối cảnh mới, trong đó có giải pháp thu hút và phát huy vai trò của trí thức NVNONN, nghị quyết khẳng định: “Trí thức Việt Nam xuất thân từ nhiều giai cấp, tầng lớp xã hội, nhất là từ công nhân và nông dân; phần lớn trưởng thành trong xã hội mới, được hình thành từ nhiều nguồn đào tạo ở trong và ngoài nước, với nhiều thế hệ nối tiếp nhau, trong đó có bộ phận trí thức người Việt Nam ở nước ngoài Ða số trí thức Việt Nam ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc; nhiều người đã về nước làm việc, hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau, có những đóng góp thiết thực vào sự nghiệp phát triển đất nước” 4. Từ vị trí, vai trò như vậy nghị quyết đề ra nhiệm vụ: “Xây dựng chính sách thu hút, tập hợp trí thức Việt Nam ở trong và ngoài nước tích cực tham gia hiến kế, hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ mới... Trọng dụng, tôn vinh những trí thức có đóng góp thiết thực, hiệu quả vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế” 5.
Ngày 19-5-2 ... u nhiệm vụ và giải pháp: “Rà soát, bổ sung hoàn thiện cơ chế, chính sách và pháp luật tạo hành lang pháp lý thuận lợi để NVNONN về đầu tư, sản xuất kinh doanh, góp phần vào thu hút đầu tư, chuyển giao công nghệ từ các nước vào Việt Nam và thúc đẩy xuất khẩu, hỗ trợ đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Có chính sách thu hút, sử dụng chuyên gia, trí thức NVNONN, nhất là trong các lĩnh vực thiết yếu, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” 6.
Cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ ban hành các chương trình hành động, nghị định thực hiện nghị quyết của Đảng. Đặc biệt Nghị định số 87/2014/NĐ-CP ngày 22-9-2014 của Chính phủ quy định về Thu hút cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ là người Việt Nam ở nước ngoài và chuyên gia nước ngoài tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam, đây là nghị định đầu của Chính phủ liên quan trực tiếp tới công tác thu hút trí thức NVNONN. Nghị định đã nêu các chính thu hút cụ thể như: Chính sách về xuất nhập cảnh và cư trú; chính sách về tuyển dụng, lao động, học tập; chính sách tiền lương; chính sách về nhà ở; chính sách về tiếp cận thông tin; chính sách về khen thưởng, vinh danhvaf một số chính sách khác. Các chính sách đã đề cập cơ bản các vấn đề mà trí thức NVNONN mong mỏi, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho các địa phương, cơ quan mạnh dạn đề ra kế hoạch thu hút trí thức kiều bào theo nhu cầu thực tiễn.
Từ những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hàng năm có khoảng 300 lượt trí thức người Việt Nam ở các nước phát triển như Mỹ, Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Nhật, Australia... về nước làm việc với các bộ ngành, địa phương, các cơ quan nghiên cứu khoa học hoặc các cơ sở sản xuất, chế biến sản phẩm; trong đó có một số người đã được mời làm tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ. Một số lĩnh vực đang nghiên cứu hợp tác có hiệu quả như tin học và ứng dụng tin học, điện tử, viễn thông, y học, vật liệu cômposit, giáo dục-đào tạo, tài chính-kế toán, ngân hàng, xây dựng, công nghệ in, chế biến và bảo quản thực phẩm, giống cây, nuôi trồng thủy sản, xử lý chất thải công nghiệp... Đặc biệt, giai đoạn 3 năm 2015, 2016 và 2017 đánh dấu quá trình hợp tác sôi động với mật độ liên tục, diễn ra trên khắp các lĩnh vực giữa trí thức kiều bào với trong nước với một số sự kiện tiêu biểu như: Diễn đàn Chuyên gia trí thức NVNONN với phát triển kinh tế và hội nhập của Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 do Bộ Ngoại giao phối hợp với Ban Kinh tế TW và Nhóm Sáng kiến Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của hơn 100 đại biểu, trong đó hơn 30 người là các chuyên gia kinh tế, tài chính, luật, hành chính công đang làm việc tại các trường đại học của Mỹ, Pháp, Úc, Nhật và các tổ chức quốc tế; Hội nghị NVNONN đã thu hút khoảng 500 trí thức, doanh nhân, nhà hoạt động xã hội là người Việt Nam đang sinh sống tại 36 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, tham gia đóng góp ý kiến phát triển kinh tế, khoa học, nhân lực cho thành phố Hồ Chí Minh. Diễn đàn kết nối các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của người Việt tại Mỹ và Việt Nam” tại San Francisco và New York, Mỹ, tổ chức tháng 12-2017 thu hút sự tham dự của gần 150 đại biểu bao gồm các cơ quan chức năng và doanh nghiệp khởi nghiệp của Việt Nam, đại diện một số quỹ đầu tư, vườn ươm khởi nghiệp, chuyên gia khởi nghiệp của Mỹ và các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công của người Việt tại Mỹ 7.
Tuy nhiên, trên thực tế, việc huy động chất xám của trí thức kiều bào còn tự phát và manh mún, mới dừng ở việc mời các nhà khoa học về nước làm tư vấn cho một số dự án, tham gia giảng dạy tại các cơ sở giáo dục. Việc động viên khuyến khích các nhà khoa học kiều bào tầm cỡ tham gia vào các lĩnh vực ưu tiên của đất nước vẫn chưa làm được nhiều. Nhiều trí thức NVNONN mong muốn đóng góp trí tuệ và tâm huyết của mình cho đất nước, nhưng họ không biết trong nước cần gì và làm thế nào để có thể đóng góp, trong khi họ bị những ràng buộc về pháp lý, về thời gian... Trong khi đó các cơ quan chức năng trong nước chưa đưa ra những kế hoạch dài hơi, yêu cầu cụ thể cũng như những biện pháp, chính sách thỏa đáng để tranh thủ sự đóng góp chất xám của trí thức kiều bào. Quan trọng hơn là còn thiếu một cơ chế thông thoáng để trí thức kiều bào có nhiều cơ hội làm việc và phát triển, đóng góp trí tuệ của mình cho đất nước. Việc tổng kết, thống kê công tác thu hút trí thức NVNONN còn hạn chế, thậm chí con số chính xác trí thức kiều bào về nước cũng chưa có, các số liệu mới chỉ là ước chừng.
Nguyên nhân hạn chế
Một là, hiện nay đang thiếu một cơ sở dữ liệu mở có khả năng liên kết mạng lưới cộng đồng trí thức người Việt Nam trên thế giới, vừa cập nhật hồ sơ của các cá nhân và chia sẻ thông tin, vừa trở thành diễn đàn tăng cường kết nối trí thức người Việt ở trong cũng như ngoài nước. Đây không chỉ là một cơ sở dữ liệu mà còn là một mạng lưới có sự điều phối cũng như có các hoạt động để tăng cường hiệu quả liên kết của các thành viên. Điều này đặc biệt cần thiết vì hiện nay trong nước đang rất cần kiến thức và kinh nghiệm của các chuyên gia giỏi để hợp tác phát triển một số lĩnh vực công nghệ cao đang ưu tiên như: công nghệ điện hạt nhân, vũ trụ, tự động hóa,...
Hai là, các bộ, ngành, địa phương, các trường đại học, viện nghiên cứu đều có nhu cầu thu hút chuyên gia trí thức kiều bào về hợp tác, làm việc nhưng chưa có các chương trình dự án khả thi; vai trò của trí thức mới được đề cập chung chung trên nhiều văn bản giấy tờ, kết quả của các cuộc hội nghị, hội thảo mà không được triển khai trong thực tế hoặc các kiến nghị của kiều bào không được giải quyết. Các bộ, ngành, địa phương chưa xác định được nhu cầu sử dụng cũng như thiếu thông tin về chuyên gia trí thức NVNONN nên rất khó khăn trong việc tham khảo và sử dụng...
Ba là, một thực tế có thể thấy rõ là việc ứng dụng các công trình nghiên cứu khoa học còn ít hiệu quả, việc trọng dụng và trả lương cho người nghiên cứu chưa thực sự xứng đáng,... cũng là những trở ngại, là điểm không hấp dẫn đối với các chuyên gia, trí thức NVNONN.
Bốn là, trong hoạt động khoa học, sự khác biệt về tư duy và phong cách làm việc,... cũng là rào cản đáng kể đối với các chương trình hợp tác làm việc chung. Vai trò của người trí thức Việt kiều ở các trường đại học, viện nghiên cứu chưa được đề cao. Ngoài ra, tình trạng thiếu thốn các điều kiện nghiên cứu như phòng thí nghiệm, mối liên hệ quốc tế, ê-kíp làm việc mạnh... cũng được xem là những khó khăn không nhỏ. Bên cạnh đó, vướng mắc trong kinh phí xét – cấp cho các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ nói chung và thiếu các chế độ đãi ngộ cụ thể đối với chuyên gia trí thức kiều bào đã và đang là cản trở lớn đối với việc huy động chuyên gia trí thức NVNONN về nước làm việc.
Tiềm năng trí thức của kiều bào là rất lớn, được đánh giá là một thế mạnh của cộng đồng, nhưng hầu như chưa có chính sách khai thác hiệu quả. Vì vậy, để xây dựng một đội ngũ trí thức lớn mạnh, cần có sự quan tâm hơn nữa của Đảng và Nhà nước, đặc biệt phải xây dựng được một cơ chế “đặc biệt” mang tính đột phá nhằm thu hút hơn những nguồn lực cả về kinh tế và chất xám của chuyên gia, trí thức kiều bào. Cần xác định tiêu chí lựa chọn và thu hút người tài, xây dựng các tiêu chuẩn, quy định sàng lọc để lựa chọn được những cá nhân xuất sắc nhất trong cộng đồng NVNONN cũng như xây dựng chính sách hỗ trợ tài chính cho họ. Mặt khác, Nhà nước cũng cần dành ngân sách ưu tiên đầu tư phát triển các cơ sở nghiên cứu khoa học, đầu tư đúng mức cho giáo dục đào tạo, tập trung phát triển nhân lực trình độ cao. Cần có những biện pháp để những chính sách đã được ban hành được thực thi có hiệu quả: tạo điều kiện thuận lợi để kiều bào mua nhà ở, loại bỏ những thủ tục hành chính không cần thiết, thực hiện cơ chế “một cửa” trong giải quyết các thủ tục hành chính đối với kiều bào, sửa đổi, bổ sung một số quy định về tuyển dụng trí thức kiều bào vào các vị trí quản lý tại các cơ quan trong nước.
2. Một số kiến nghị, giải pháp
Tiếp tục sự nghiệp đổi mới, xây dựng mô hình và phát triển kinh tế - xã hội, lấy nền tảng kinh tế tri thức làm mục tiêu, động lực để hội nhập sâu rộng rất cần sự đóng góp trí tuệ hơn nữa của trí thức. Vì vậy, tri thức của dân tộc, của nhân loại cần được tham khảo một cách cầu thị, nghiêm túc, chân thành. Với nguồn “tài nguyên” vô giá từ trí thức NVNONN nếu không được sử dụng sẽ là một sự lãng phí, đáng tiếc, nhưng nếu sử dụng phù hợp sẽ góp phần quan trọng đưa con đường chúng ta đã lựa chọn đi tới thành công. Quá trình sử dụng đó, cần một giải pháp mạnh mẽ, đồng bộ thể hiện trong sự quyết liệt của chính sách là yếu tố then chốt tạo nên hiệu ứng mạnh mẽ và hiệu quả.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách
Quyết tâm của Đảng đã được thể hiện qua các văn kiện, chỉ thị, nghị quyết chuyên đề về công tác đối với NVNONN, tiếp theo đó là cụ thể hóa qua Chương trình hành động của Chính phủ là một bước chuyển mạnh mẽ đi từ tuy duy đến hành động của Nhà nước Việt Nam đối với vấn đề NVNONN. Tuy nhiên, chính sách, cơ chế đặc thù nhằm thu hút trí thức NVNONN còn chung chung, chưa thật sát với tình hình thực tiễn. Điều này dẫn tới một thực trạng là các địa phương, cơ quan khi thực hiện chính sách còn lúng túng, mang tính khẩu hiệu và hình thức.
Điểm lưu ý trong chính sách cần xác định những vướng mắc, cản trở sự đóng góp của NVNONN nói chung và trí thức NVNONN nói riêng từ đó đưa ra giải pháp tháo gỡ, khơi thông. Chính sách “khai thác” và lợi ích chính đáng cần được xem xét thấu đáo, hài hòa, tránh tư duy một chiều nặng về “khai thác” nhẹ về lợi ích, làm như vậy bà con mới không có cảm giác bị “lợi dụng” mà sẵn sàng cống hiến hết mình cho cả hai mục tiêu: ích nước - lợi nhà. Trong thời đại số hóa, việc họ về nước hay không đều có thể có những hình thức đóng góp cho đất nước, vì vậy chính sách cần lưu ý điểm này, để vấn đề địa lý, không gian không là rào cản trong quá trình thu hút.
Trí thức thường rất nhạy cảm và tự trọng cao nên chính sách cũng cần phải đem lại cho họ cảm giác được trân trọng, xóa bỏ hoàn toàn mặc cảm thành phần. Từ đó, đóng góp của họ mới thực sự chân thành, hết lòng, hết sức, hiệu quả.
Xây dựng cơ sở dữ liệu và thành lập nhóm hoạt động
Hiện nay, Uỷ ban Nhà nước về NVNONN đang xây dựng cơ sở dữ liệu về trí thức NVNONN tập hơn danh sách trên 100.000 người có thông tin từng ngành, nghề và địa chỉ. Nhưng danh sách này còn khá khiêm tốn so với tổng số trí thức kiều bào, vì vậy cần đẩy nhanh tiến độ điều tra xã hội học hơn nữa và khi có dữ liệu tương đối cần giữ liên hệ thường xuyên với họ để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng chính đáng và sẵn sàng đặt hàng những vấn đề trong nước đang cần thiết.
Việc thành lập những nhóm hoạt động theo từng vấn đề cần phải thực hiện chuyên nghiệp, có tính định hướng, bên cạnh những vấn đề hiện nay đang được chú trọng như: giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, kinh tế, văn hóa.., thì vấn đề chính trị, chính sách chưa được quan tâm nhiều. Bản thân trí thức NVNONN đang có nhiều trăn trở, suy nghĩ, bàn luận về vấn đề này, tuy nhiên chủ yếu mang tính tự phát, lẻ tẻ, thiếu định hướng. Do đó, một nhóm hoạt động nghiên cứu về chính trị, chính sách do Nhà nước thành lập, bảo trợ sẽ tập hợp được số lượng cũng như định hướng được nội dung sinh hoạt, chủ điểm, chủ đề nghiên cứu, bàn luận phù hợp với nhu cầu của đất nước.
Tổ chức hội thảo, đặt hàng nghiên cứu nội dung cụ thể, chuyên sâu
Hiện nay đã có nhiều hội thảo, gặp gỡ, trao đổi, đối thoại giữa Chính phủ, tỉnh, thành với NVNONN. Tuy nhiên, việc tổ chức và nội dung hội thảo, trao đổi khá rộng, vì vậy tính chuyên sâu, cụ thể chưa được phát huy. Nghiên cứu cách thức, nội dung phù hợp để giải quyết vấn đề này cần phải tiếp tục thực hiện. Phát huy trí tuệ tổng hợp của dân tộc có thêm những ý kiến, góp ý, phản biện, đề xuất từ trí thức kiều bào sẽ góp một phần vào thành công trong quá trình xây dựng, phát triển đất nước.
Về tổ chức, có thể linh hoạt tổ chức trong nước hoặc nước ngoài, nhưng cần đa dạng trí thức người Việt Nam ở nhiều nước khác nhau. Thực tiễn không hẳn chỉ những cường quốc lớn mới có những thế mạnh, mà mỗi nước nhỏ hay yếu thế hơn đều có thế mạnh riêng của mình. Với phương châm cầu thị, việc tiếp nhận những điểm mạnh, điểm yếu của nhiều nước giúp các cấp lãnh đạo có cái nhìn đa dạng, tổng thể, cụ thể, từ đó làm kinh nghiệm quý báu để có nhưng chủ trương phù hợp, tránh phiến diện, nôn nóng làm nhanh, làm gấp hoặc trì trệ, quá thận trọng làm lỡ cơ hội.
Tăng cường thông tin, tuyên truyền 
Luận điệu của các thế lực thù địch mặc dù hiện nay đã yếu ớt, không còn nhiều uy tín trong cộng đồng NVNONN, nhưng lại có những thủ đoạn khó lường và đa dạng hình thức tuyên truyền. Vì thế, cần cảnh giác và có sự tuyên truyền mạnh mẽ hơn của Nhà nước để đập tan luận điệu phản động, xuyên tạc. 
Trong thời gian tới, cần tăng cường thông tin, tuyên truyền đa dạng hình thức, nội dung, để trí thức NVNONN hiểu đúng tình hình đất nước, chính sách của Đảng và Nhà nước, tránh hoang mang, dao động. Trí thức người Việt Nam ở nước ngoài hiểu đúng, hiểu đủ tình hình đất nước, chính sách của Đảng và Nhà nước thì lúc đó họ mới sẵn sàng đóng góp trí tuệ một cách vô tư, khách quan, thực chất.
2. Kết luận
Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị đã khẳng định NVNONN là một bộ phận, một nguồn lực của đất nước và yêu cầu cả hệ thống chính trị và toàn dân có trách nhiệm, kết hợp việc xây dựng đồng bộ các cơ chế, chính sách với công tác vận động, kết hợp các hoạt động trong nước và ngoài nước, bằng nhiều loại hình và biện pháp khác nhau phù hợp với các đối tượng và địa bàn khác nhau. Tuy nhiên đến nay vẫn còn quá ít các chính sách thu hút, tạo môi trường, điều kiện để trí thức kiều bào về đóng góp xây dựng đất nước. Nhiều cấp chính quyền chưa thực sự quan tâm đến việc thu hút và tạo điều kiện, mời chuyên gia, chưa xác định được nhu cầu hợp tác cụ thể. Phần lớn những nơi đã và đang thực hiện các chương trình hợp tác với trí thức NVNONN vẫn chỉ dừng ở mức cung cấp thông tin về giảng dạy ngắn ngày, tổ chức trao đổi, toạ đàm v.v Các bộ ngành, địa phương cũng chưa xây dựng được những cơ chế cụ thể, thiết thực cũng như dành những khoản kinh phí thích đáng để thu hút chuyên gia, trí thức NVNONN. Chúng ta cần xây dựng các cơ chế, chính sách, các giải pháp đồng bộ từ vi mô đến vĩ mô, tăng cường nhận thức và phối hợp của các ngành, các cấp để tạo ra bước chuyển mạnh mẽ, tiếp thêm động lực cho kiều bào ta nói chung và trí thức NVNONN nói riêng, hướng về đất nước, tích cực tham gia đóng góp xây dựng quê hương./.
___________________
1,2. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 08 NQ/TW về công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài, ngày 29-11-1993. 
3. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 36-NQ/TW về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, ngày 26-3-2004. 
45. Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết số 27-NQ/TW về Xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, ngày 6-8-2008. 
6. Bộ Chính trị, Chỉ thị số 45-CT/TW, Về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36 của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới, ngày 19-5-2015.
7.  Phát huy vai trò của trí thức người Việt Nam ở nước ngoài.

File đính kèm:

  • docxcong_tac_thu_hut_nguon_luc_tri_thuc_nguoi_viet_nam_o_nuoc_ng.docx