Công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế khu vực thành phố Sầm Sơn - Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá
Hoạt động kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một trong những chức
năng quản lý thuế quan trọng giúp ngăn chặn, phát hiện sai sót nhằm đảm bảo thực hiện
kế hoạch, mục tiêu đã đề ra [14, 16]. Hay nói cách khác hoạt động kiểm tra giúp cơ quan
thuế thu đúng, thu đủ, phòng ngừa ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi
phạm, gian lận thuế TNDN và tuyên truyền các chính sách pháp luật về thuế đến với
người nộp thuế, giúp người nộp thuế biết được quyền và nghĩa vụ của mình từ đó nâng
cao trách nhiệm trong việc chấp hành luật thuế [16]. Trong bài báo này, tác giả sẽ tập
trung hệ thống hoá lý thuyết về kiểm tra thuế TNDN, phân tích thực trạng và đề xuất kiến
nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm tra Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế
khu vực thành phố Sầm Sơn - Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, một chi cục có địa bàn
quản lý rộng với số lượng doanh nghiệp lớn.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại chi cục thuế khu vực thành phố Sầm Sơn - Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá
TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 53.2021 46 CÔNG TÁC KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠI CHI CỤC THUẾ KHU VỰC THÀNH PHỐ SẦM SƠN - QUẢNG XƢƠNG, TỈNH THANH HOÁ Nguyễn Thị Loan1, Trịnh Thị Hoa2 TÓM TẮT Hoạt động kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một trong những chức năng quản lý thuế quan trọng giúp ngăn chặn, phát hiện sai sót nhằm đảm bảo thực hiện kế hoạch, mục tiêu đã đề ra [14, 16]. Hay nói cách khác hoạt động kiểm tra giúp cơ quan thuế thu đúng, thu đủ, phòng ngừa ngăn chặn, phát hiện, xử lý kịp thời những hành vi vi phạm, gian lận thuế TNDN và tuyên truyền các chính sách pháp luật về thuế đến với người nộp thuế, giúp người nộp thuế biết được quyền và nghĩa vụ của mình từ đó nâng cao trách nhiệm trong việc chấp hành luật thuế [16]. Trong bài báo này, tác giả sẽ tập trung hệ thống hoá lý thuyết về kiểm tra thuế TNDN, phân tích thực trạng và đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động kiểm tra Thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực thành phố Sầm Sơn - Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá, một chi cục có địa bàn quản lý rộng với số lượng doanh nghiệp lớn. Từ khoá: Kiểm tra, thuế thu nhập doanh nghiệp. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong công cuộc xây dựng đất nƣớc ta hiện nay, thuế đóng vai trò hết sức quan trọng, là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nƣớc, công cụ điều tiết kinh tế và cơ sở đảm bảo công bằng xã hội thúc đẩy cạnh tranh phát triển Chính vì vậy, việc xây dựng chính sách Thuế và hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thu Thuế có ý nghĩa chiến lƣợc trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc [9, 12]. Hệ thống chính sách, Pháp luật Thuế cơ bản đƣợc sửa đổi, điều chỉnh, hoàn thiện và đã trở thành công cụ của Đảng, Nhà nƣớc điều tiết vĩ mô nền kinh tế theo hƣớng khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển sản xuất, khuyến khích xuất khẩu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển sản xuất và chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế [12, 16]. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống chính sách Thuế, bộ máy quản lý Thuế đƣợc thành lập theo hệ thống dọc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng trên cơ sở bảo đảm việc triển khai và thực thi các Luật Thuế đƣợc thống nhất giữa các vùng, các địa phƣơng trên phạm vi cả nƣớc, việc chống thất thu Thuế có hiệu quả thông qua việc phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan thuế với các cơ quan chức năng khác trong công tác quản lý ngƣời nộp Thuế, đảm bảo công tác Thuế triển khai đồng bộ Trong công tác quản lý Thuế, công tác kiểm tra, kiểm soát Thuế là công việc có ý nghĩa quan trọng quyết định hiệu quả [15]. Chi cục thuế khu vực thành phố Sầm Sơn - Quảng Xƣơng đƣợc thành lập theo chủ trƣơng sắp xếp, sáp nhập các Chi cục thuế quận huyện, thị xã, thành phố thành Chi cục 1 Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, Trường Đại học Hồng Đức; Email:nguyenloan@hdu.edu.vn 2 Học viên Lớp cao học Kế toán K12B, Trường Đại học Hồng Đức TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 53.2021 47 Thuế khu vực vì vậy có sự thay đổi về quy mô, địa bàn và đối tƣợng quản lý, từ đó tạo nên những khó khăn nhất định trong công tác quản lý nói chung và hoạt động kiểm tra, kiểm soát nói riêng. Với 1091 doanh nghiệp trên địa bàn hoạt động đa dạng trong các lĩnh vực, hàng năm đóng góp 13,4% thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) trong tổng thu thuế trên địa bàn. Tuy nhiên cũng còn rất nhiều tồn đọng, sai sót, gian lận trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, vì vậy việc kiểm tra, kiểm soát thuế TNDN là việc làm quan trọng và cấp thiết. Trong nghiên cứu này tác giả tập trung hệ thống hoá lý thuyết, phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra Thuế TNDN tại địa bàn Chi cục Thuế khu vực thành phố Sầm Sơn - Quảng Xƣơng [7]. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM TRA THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 2.1. Thuế thu nhập doanh nghiệp Thuật ngữ “thuế thu nhập doanh nghiệp” đƣợc biết đến tại Việt Nam từ năm 1997 khi công tác nghiên cứu và ban hành luật thuế TNDN đƣợc thực hiện và áp dụng vào năm 1999 để thay thế cho Luật thuế lợi tức trƣớc đó Thuế TNDN đƣợc hiểu là một loại thuế trực thu, có nghĩa là đối tƣợng nộp thuế và đối tƣợng chịu thuế là đồng nhất. Thuế TNDN đánh vào thu nhập chịu thuế (TNCT) của doanh nghiệp, mức đóng góp vào NSNN đối với loại thuế này phụ thuộc rất lớn vào hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp Nhƣ vậy có thể khái quát Thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế tính trên thu nhập chịu thuế của các doanh nghiệp trong kỳ tính thuế (Lê Hoằng Bá Huyền, 2016). Thuế TNDN là khoản thu quan trọng của NSNN, công cụ quan trọng của Nhà nƣớc trong việc điều tiết các hoạt động kinh doanh và góp phần thực hiện công bằng xã hội [9,12,16]. Xuất phát từ khái niệm và vai trò, thuế TNDN có các đặc điểm nổi bật nhƣ là thuế trực thu, đối tƣợng nộp thuế TNDN là các doanh nghiệp, các nhà đầu tƣ thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đồng thời cũng là ngƣời chịu thuế; thuế TNDN phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tƣ; thuế TNDN đƣợc khấu trừ trƣớc thuế thu nhập cá nhân và không gây phản ứng mạnh mẽ bằng thuế thu nhập ... nhất trên địa bàn thành phố Sầm Sơn và huyện Quảng Xƣơng là hiện tƣợng các doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đơn hoặc xuất hóa đơn không đúng với giá thực tế bán, thực tế xuất hóa đơn bán hàng thấp hơn giá bán thực tế rất nhiều [6,8,9]. 3.3. Đánh giá chung về công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp tại Chi cục Thuế khu vực thành phố Sầm Sơn - Quảng Xƣơng 3.3.1. Những kết quả đạt được Từ thực trạng trên có thể thấy kiểm tra thuế TNDN tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Sầm Sơn trong thời gian vừa qua thu đƣợc kết quả đáng khích lệ. Nhìn chung ý thức chấp hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp của ngƣời nộp thuế có nhiều biến chuyển tích cực. Mặc dù trong thời gian qua, do áp dụng các luật thuế mới nhƣng hầu hết các doanh nghiệp cũng đã cập nhật kịp thời và có ý thức trong việc kê khai, nộp ngân sách. Chi cục thuế đã tăng cƣờng các biện pháp đôn đốc, nhắc nhở, kết hợp với xử phạt hành chính nên thái độ và tính tự giác của đại bộ phận ngƣời nộp thuế có nhiều tiến bộ, nhiều doanh nghiệp đã thực hiện tốt chế độ sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ. Tuy còn nhiều biểu hiện tiêu cực, hành vi trốn thuế ở một số doanh nghiệp, nhƣng khi bị phát hiện các doanh nghiệp nhanh chóng chấp hành những hình thức xử lý của cơ quan thuế, ít có biểu hiện chống đối, tái phạm. Chi cục thuế luôn tích cực, cố gắng thƣờng xuyên và liên tục trong công tác kiểm tra thuế nói chung và kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng Do đó, số thuế TNDN của các doanh nghiệp năm sau luôn cao hơn năm trƣớc Để có đƣợc kết quả trên TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 53.2021 52 thì nguyên nhân khách quan phải kể đến là nhờ sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo Chi cục, sự phối hợp chặt chẽ của các phòng ban trong và ngoài Chi cục. Nguyên nhân chủ quan phải kể đến đó là sự nỗ lực, cố gắng trong công tác quản lý, nhằm hoàn thành nhiệm vụ của ban lãnh đạo Chi cục và toàn thể cán bộ công chức trong Chi cục. Cán bộ thuế đã có nhiều biện pháp năng động, sáng tạo trong quản lý đôn đốc khai thác tăng thu, đồng thời có biện pháp chống thất thu khá hiệu quả, tích cực học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Công tác kiểm tra, quyết toán thuế thu nhập DN đƣợc thực hiện nghiêm túc, qua đó phát hiện và xử lý kịp thời các trƣờng hợp vi phạm, góp phần tăng thu Đã ứng dụng tin học phục vụ công tác kiểm tra thuế nhƣ ứng dụng cơ sở dữ liệu báo cáo tài chính, các ứng dụng tổng hợp dữ liệu, ứng dụng quản lý thuế, ứng dụng quản lý thông tin doanh nghiệp. Phối hợp phòng tin học Cục thuế Thanh hóa tổ chức cài đặt, triển khai, hƣớng dẫn các chƣơng trình ứng dụng, nhằm phục vụ công tác cải cách hành chính và phục vụ công tác quản lý thuế của từng bộ phận, từng Đội thuế trong Chi cục đáp ứng nhu cầu công việc đƣợc giao. Với kế hoạch đã đề ra, cùng với việc thƣờng xuyên bám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ thu, theo dõi việc chấp hành luật thuế của doanh nghiệp, khai thác tăng thu cho Ngân sách Nhà nƣớc. Công tác kiểm tra hóa đơn chứng từ đƣợc nâng cao, đáp ứng đƣợc các yêu cầu kế hoạch đặt ra. Việc thực hiện kiểm tra đã đảm bảo tuân thủ đúng thời gian, đúng quy trình Công tác cải cách, hiện đại hóa quy trình, nghiệp vụ kiểm tra cũng đã đƣợc chú trọng, góp phần tích cực trong việc chống thất thu Ngân sách Nhà nƣớc, nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của ngƣời nộp thuế, tạo sự công bằng về nghĩa vụ thuế, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế Đồng thời, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách thuế để nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế. 3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân Công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra thuế còn hạn chế: Trong những năm qua, công tác xây dựng kế hoạch kiểm tra tuy đã đƣợc thực hiện hàng năm nhƣng xây dựng kế hoạch còn chủ yếu và dựa trên kinh nghiệm, đánh giá chủ quan của Cơ quan thuế, chƣa tập trung vào kiểm tra chuyên đề, trọng điểm, chƣa đi sâu phân tích và căn cứ vào kết quả phân tích thông tin doanh nghiệp để lập kế hoạch sát đúng với yêu cầu. Nhìn chung, kế hoạch còn mang tính chủ quan chƣa bám sát những diễn biến thực tế kinh doanh của đối tƣợng nộp thuế; việc khai thác thông tin, phân tích hồ sơ, lựa chọn đối tƣợng kiểm tra để định hƣớng trọng tâm cần kiểm tra còn mang nặng tính hình thức. Số lượng và chất lượng các cuộc kiểm tra chưa cao: Hàng năm Chi cục thuế đã tiến hành kiểm tra tại cả trụ sở Cơ quan thuế và trụ sở ngƣời nộp thuế, nhƣng chủ yếu tập trung kiểm tra theo kế hoạch chƣa chú trọng nhiều tới kiểm tra đột xuất, số lƣợng tờ khai thuế đƣợc kiểm tra hàng quý theo kế hoạch kiểm tra rủi ro còn thấp và mới chỉ mang tính hình thức, chƣa chú trọng kết hợp giữa hồ sơ khai, quyết toán tại cơ quan thuế để phát hiện tình trạng khai sai, khai thiếu, mâu thuẫn trên hồ sơ để đề xuất kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp. Năng lực quản lý của cán bộ kiểm tra còn hạn chế: Còn có một số cán bộ, công chức còn thiếu kinh nghiệm chuyên môn, có tƣ tƣởng ngại khó, ngại khổ, ngại va chạm, xử lý TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 53.2021 53 công việc qua loa, theo cảm tính, chƣa nêu cao tinh thần trách nhiệm và tính chủ động tích cực trong thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao Đặc biệt, là công tác quản lý thuế thời vụ hè chƣa khoa học và chi tiết dẫn đến bỏ sót đối tƣợng gian lận thuế. Công tác kiểm tra đăng ký thuế, kê khai thuế còn chƣa sâu sát thực tế, chƣa triệt để. nhiều khi còn nặng về quản lý hành chính thông qua thủ tục giấy tờ gây phiền hà cho doanh nghiệp. Số tiền thuế truy thu, xử phạt sau kiểm tra chưa tương ứng với mức độ vi phạm: Số tiền thuế truy thu, xử phạt qua kiểm tra có tăng qua các năm, tuy nhiên, số thuế truy thu và phạt tính trung bình còn thấp Điều này chƣa phản ánh đúng với thực trạng khai sai, gian lận thuế của các doanh nghiệp trên địa bàn hiện nay Thời gian tiến hành một số cuộc kiểm tra còn kéo dài: Việc thiếu tính kế hoạch và thiếu nghiệp vụ dẫn đến còn nhiều cuộc kiểm tra còn kéo dài, chậm có kết luận Đôi khi những vi phạm của ngƣời nộp thuế chƣa đƣợc xử lý kịp thời, chƣa dứt khoát thống nhất nội dung biên bản sau kiểm tra, đã vô tình tạo điều kiện cho một số ngƣời nộp thuế không có ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình, trông chờ ỷ lại vào sự nhắc nhở đốc thúc của cán bộ thuế Công tác đôn đốc thực hiện kết luận kiểm tra chưa tốt: kết quả đôn đốc nộp số thuế truy thu, phạt vi phạm hành chính qua kiểm tra còn chƣa cao, trong 03 năm mới chỉ đôn đốc DN nộp đƣợc khoảng trên 85% số thuế truy thu và phạt vào ngân sách nhà nƣớc [8]. Hệ thống cơ sở dữ liệu về người nộp thuế còn chưa đầy đủ, thống nhất và chính xác: Các thông tin thay đổi từ doanh nghiệp chƣa đƣợc cập nhật kịp thời nhƣ doanh nghiệp mở nhiều hệ thống tài khoản ở các ngân hàng, cơ quan thế không thu thập đƣợc thông tin sẽ gây khó khăn cho công tác phối hợp với ngân hàng cƣỡng chế nợ thuế, hệ thống cơ sở dữ liệu thƣờng hay gặp lỗi ứng dụng trong quản lý của ngƣời nộp thuế. Năng lực quản lý của cán bộ kiểm tra còn hạn chế: Còn có một số cán bộ, công chức còn thiếu kinh nghiệm chuyên môn, có tƣ tƣởng ngại khó, ngại khổ, ngại va chạm, xử lý công việc qua loa, theo cảm tính, chƣa nêu cao tinh thần trách nhiệm và tính chủ động tích cực trong thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao Đặc biệt, là công tác quản lý thuế thời vụ hè chƣa khoa học và chi tiết dẫn đến bỏ sót đối tƣợng gian lận thuế. 3.4. Kiến nghị hoàn thiện công tác kiểm tra thuế thu nhập doanh nghiệp Để công tác kiểm tra thuế đạt mục tiêu và hiệu quả, đảm bảo nguyên tắc thu đúng, thu đủ, công bằng và thúc đẩy phát triển kinh tế, tác giả kiến nghị một số giải pháp sau: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuế: trƣớc tiên cần nâng cao năng lực chuyên môn, tinh thần nhiệt huyết và đạo đức của cán bộ thuế làm nền tảng để thực hiện các nhiệm vụ thanh kiểm tra thuế đƣợc hiệu quả, rút ngắn thời gian kiểm tra, tăng tính chính xác của các cuộc kiểm tra và xây dựng lộ trình kế hoạch kiểm tra khoa học Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin: Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin về ngƣời nộp thuế đáp ứng đƣợc yêu cầu kiểm tra trên cơ sở phân tích rủi ro, hạn chế xảy ra lỗi khi doanh nghiệp kê khai số liệu, các mẫu biểu kịp thời, đầy đủ Thông tin dữ liệu trong hệ thống cơ sở dữ liệu phản ánh đúng nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp từ đó tăng tính công khai, minh bạch, khoa học và hạn chế sự can thiệp của cán bộ vào công TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 53.2021 54 tác kiểm tra Thƣờng xuyên rà soát dữ liệu trên ứng dụng quản lý thuế tập trung TMS để đảm bảo số liệu của ngƣời nộp thuế, các hồ sơ khai thuế, báo cáo kế toán thuế đƣợc đầy đủ, chính xác, đồng thời, nâng cao chất lƣợng công tác tuyên truyền, hỗ trợ, hƣớng dẫn chính sách thuế để ngƣời nộp thuế hiểu rõ và tự giác chấp hành nghiêm việc đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế theo quy định của pháp luật về thuế Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan có liên quan: Công tác phối hợp giữa CQT với các cơ quan ban ngành nhƣ Cơ quan Công an, ngành thuế, các Ngân hàng thƣơng mại... trong việc thu thập thông tin về tình hình hoạt động của ngƣời nộp thuế còn thiếu chủ động. Cơ quan thế phải liên kết đƣợc các thông tin của các cơ quan quản lý Nhà nƣớc để có biện pháp quản lý kịp thời. Thường xuyên tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn giải thích chính sách thuế đến các doanh nghiệp: để họ tự giác trong nghĩa vụ nộp thuế, tiếp nhận với công nghệ thông tin để kê khai thuế từ đó hạn chế hành vi trốn và gian lận thuế. Xây dựng quy trình kiểm tra rõ ràng, nhanh gọn: hạn chế các cuộc kiểm tra kéo dào, chậm có kết luận dẫn đến phiền hà cho doanh nghiệp. Quy trình kiểm tra cần đƣợc xây dựng dựa trên thực tế hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn Tăng cường công tác kiểm tra trong các khâu của quy trình quản lý thuế: từ đăng ký, kê khai, nộp thuế, thu nợ thuế, công tác kế toán thuế để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu của quản lý thuế TNDN tại Chi cục thuế khu vực thành phố Sầm Sơn - Quảng xƣơng 4. KẾT LUẬN Công tác kiểm tra thuế là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần đem lại hiệu quả trong công tác quản lý thuế vì một mặt kiểm tra giúp phát hiện, ngăn ngừa sai sót, định hƣớng điều chỉnh đáp ứng mục tiêu kế hoạch. Tại Chi cục Thuế khu vực thành phố Sầm Sơn - Quảng Xƣơng có sự quan tâm chú trọng nhất định cho hoạt động kiểm tra, số doanh nghiệp đƣợc kiểm tra ngày càng nhiều, hạn chế đƣợc số vụ sai phạm, thu về cho NSNN khoản thu đáng kể và nâng cao nhận thức trách nhiệm cho ngƣời nộp thuế. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại trong hoạt động kiểm tra thuế TNDN trên địa bàn Chi cục Thuế khu vực thành phố Sầm Sơn - Quảng Xƣơng quản lý nhƣ kiểm tra nhƣng đôi lúc còn hình thức, vẫn còn nhiều sai phạm, tình trạng nợ đọng thuế còn nhiều, kiểm tra chƣa triệt để, chƣa sát thực tế, nghiệp vụ cán bộ kiểm tra chƣa đồng đều Xuất phát từ thực trạng và nguyên nhân tác giả đề xuất 4 nhóm kiến nghị giúp hoàn thiện hoạt động kiểm tra thuế TNDN trên địa bàn Chi cục Thuế khu vực thành phố Sầm Sơn - Quảng Xƣơng quản lý trong thời gian tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính Phủ. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 53.2021 55 [2] Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. [3] Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP ngày 01 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế. [4] Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 hướng dẫn quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP. [5] Bộ Tài chính (2015), Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổ, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2017/TT-BTC ngày 18/06/2014, thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính. [6] Bộ Tài chính (2016), Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên thuế. [7] Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 176/2016/TT-BTC ngày 31/10/2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn. [8] Chi cục thuế khu vực Thành phố Sầm Sơn - Quảng Xƣơng (2018,2019,2020), Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác thuế năm 2018, năm 2019, năm 2020. [9] Chi cục Thuế khu vực thành phố Sầm Sơn - Quảng Xƣơng (2020), Biên bản kiểm tra chấp hành pháp luật thuế. [10] Chính phủ (2013), Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 thay thế Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007, Nghị định 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế. [11] Chính phủ (2013), Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN. [12] Lê Hoằng Bá Huyền (2016), Chính sách và nghiệp vụ Thuế, Nxb. Lao động, Hà Nội. [13] Nguyễn Văn Tiến (2013), Một số giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra kiểm tra thuế tại chi cục thuế Nam Định, Luận văn thạc sĩ kinh tế Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội. [14] Tổng Cục Thuế (2015), Quyết định số 746/QĐ-TCT ngày 20/4/2015 của Tổng Cục trưởng Tổng Cục thuế về việc ban hành quy trình kiểm tra thuế. [15] Tổng cục Thuế (2019), Quyết định số 110/QĐ-TCT ngày 14/01/2019 quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Chi cục thuế trực thuộc Cục thuế. [16] Lê Xuân Trƣờng (2010), Giáo trình Quản lý thuế, Học viện Tài chính. [17] Gaston Jeze (1934), Finances Publiques. TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 53.2021 56 CORPORATE INCOME TAX INSPECTION AT TAX DEPARTMENT IN SAM SON CITY - QUANG XUONG DISTRICT, THANH HOA PROVINCE Nguyen Thi Loan, Trinh Thi Hoa ABSTRACT In tax administration, Corporate income tax (CIT) inspection is one of the important functions because it helps prevent, detect and adjust errors in order to ensure the implementation of plans and objectives. In other words, the inspection helps tax authorities to correctly and fully collect, prevent, detect and promptly handle violations of corporate income tax, propagating tax policies and laws to taxpayers, helping taxpayers know their rights and obligations, thereby improving their responsibility in observing tax laws. In this article, the author will focus on systematizing the theory of corporate income tax inspection, analyzing the current situation and proposing recommendations to complete the corporate income tax inspection in the area of Tax Department Sam Son City - Quang Xuong District Thanh Hoa Province. Keywords: Inspection, Coperate income tax. * Ngày nộp bài:23/12/2020; Ngày gửi phản biện: 8/1/2021; Ngày duyệt đăng: 29/1/2021
File đính kèm:
- cong_tac_kiem_tra_thue_thu_nhap_doanh_nghiep_tai_chi_cuc_thu.pdf