Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trường đại học sư phạm thể dục thể thao Hà Nội hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên giáo dục thể chất ở Việt Nam
Tóm tắt: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa
quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công
tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; hướng tới mục
tiêu là tạo được sự thay đổi trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục thể chất
(GDTC) của Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội.
Summary: Training and retraining of cadres is a regular and important task
contributing positively to raising the professional qualifications, working capacity,
quality and efficiency of cadres, Public servants; Towards the goal is to create a
qualitative change in the training and fostering of Physical Education teachers of Hanoi
University of Physical Education and Sports.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Tóm tắt nội dung tài liệu: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trường đại học sư phạm thể dục thể thao Hà Nội hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên giáo dục thể chất ở Việt Nam
52 CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TDTT HÀ NỘI HƯỚNG TỚI MỤC TIÊU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN GDTC Ở VIỆT NAM TS. Hướng Xuân Nguyên và Nguyễn Minh Tư Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội Tóm tắt: Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; hướng tới mục tiêu là tạo được sự thay đổi trong công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục thể chất (GDTC) của Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội. Summary: Training and retraining of cadres is a regular and important task contributing positively to raising the professional qualifications, working capacity, quality and efficiency of cadres, Public servants; Towards the goal is to create a qualitative change in the training and fostering of Physical Education teachers of Hanoi University of Physical Education and Sports. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; hướng tới mục tiêu là tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Đào tạo, bồi dưỡng tập trung trang bị những kiến thức, kỹ năng, thái độ thực hiện công việc cho cán bộ, công chức, viên chức; trong đó, cung cấp và bổ sung những kiến thức, lý luận cơ bản, trang bị kỹ năng, cách thức hoạt động thực thi công việc, giáo dục thái độ thực hiện công việc thể hiện sự nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của người cán bộ, công chức, viên chức của trường sư phạm TDTT đặc thù. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cán bộ là gốc của mọi công việc”, “công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém”. Muốn có đội ngũ cán bộ tốt, thì cần phải quan tâm chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ toàn diện cả về kiến thức lý luận và kỹ năng thực hành, như vậy mới đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn đặt ra. Suốt chặng đường hơn 55 năm qua, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội luôn đặc biệt quan tâm tới công tác này và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nhất là trong những năm gần đây, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức của Trường có nhiều chuyển biến tích cực, bước đầu đạt được những kết quả quan trọng. Chỉ tính riêng trong 5 năm gần đây (giai đoạn 2011-2016), công tác đào tạo, bồi dưỡng tiếp tục có sự bứt DIỄN ĐÀN - TRAO ĐỔI 53 phá mới không chỉ tạo đà cho sự phát triển của nhà trường, mà nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức (nhất là cán bộ chủ chốt) ở các đơn vị có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng động và sáng tạo; tích cực thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của ngành. Từ thực tiễn của những năm đổi mới và kết quả đạt được, bài viết đề cập một vài giải pháp và phương hướng cho công tác cán bộ, để góp phần vào mục tiêu của trường đào tạo đầu ngành về đào tạo giáo viên GDTC. II. TÌNH HÌNH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ Ở TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TDTT HÀ NỘI (GIAI ĐOẠN 2011 - 2016) 1. Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và triển khai nghị quyết của Đảng ủy trường về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Quán triệt chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là nhiệm vụ thường xuyên, có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực trong việc nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực công tác, chất lượng và hiệu quả làm việc của cán bộ, công chức, viên chức; hướng tới mục tiêu là tạo được sự thay đổi về chất trong thực thi nhiệm vụ chuyên môn. Nhất là để đáp ứng nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quán triệt và thực hiện nghị quyết của Đảng bộ trường, tiếp tục triển khai các đề án, kế hoạch liên quan đến công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức của ngành Giáo dục, Đào tạo; trong đó, tập trung một số nội dung thực hiện Kết luận số 57/KL-TW ngày 08/3/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Nhiều năm qua thực hiện chức năng, nhiệm vụ là đơn vị tham mưu cho Ban Giám hiệu, Phòng Tổ chức cán bộ đã thường xuyên chú trọng đẩy mạnh triển khai các văn bản chỉ đạo của Đảng và Nhà nước về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Trong đó đã tham mưu cho Ban Giám hiệu xác định đúng mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ về đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị trong thời kỳ mới; Triển khai Quyết định số 1374/QĐ-TTg ngày 12/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức giai đoạn 2011-2015; Quy định số 164/QĐ-TW ngày 01/02/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI về chế độ bồi dưỡng, cập nhật ki ... cử đi học. Như hỗ trợ 100% học phí cho cán bộ, viên chức có thời gian công tác từ 10 năm trở lên; hỗ trợ 50% học phí đối với cán bộ, viên chức có thời gian công tác dưới 10 năm. Ngoài ra, cán bộ, viên chức khi hoàn thành tiến sĩ được thưởng 10 triệu đồng. Chính vì thế, đã tạo ra nhiều động lực cho cán bộ viên chức, người lao động tích cực tham gia học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn. III. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2016 1. Thành tựu Công tác đào tạo, bồi dưỡng của Nhà trường giai đoạn 2011 - 2016 đã có những kết quả đáng kể. Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, viên chức, nhất là cán bộ chủ chốt của Nhà trường có bản lĩnh chính trị vững vàng, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng động và sáng tạo; tích cực thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Trình độ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ, công chức ngày càng được nâng cao, thích nghi với cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, nhất là đã thay đổi về tư duy trong nhận thức để tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo của nhà trường theo tinh thần của Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Chính vì vậy, chất lượng của Nhà trường ngày càng được nâng lên, khẳng định vị trí, vai trò là trường trọng điểm của cả nước trong đào tạo đội ngũ giáo viên GDTC và quốc phòng, an ninh. 2. Kết quả đào tạo, bồi dưỡng - Kết quả đào tạo theo các loại hình từ năm 2011 đến 2016 gồm: 56 + Đào tạo chuyên môn (đại học, thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên ngành): Tổng số công chức, viên chức được cử đi đào tạo trong nước: 50 người. Đào tạo tại nước ngoài: 23 người - Kết quả bồi dưỡng theo các loại hình: + Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ trong và ngoài nước: 236 lượt người. + Bồi dưỡng chức danh gồm: chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp: 20 người. + Bồi dưỡng cán bộ nguồn: 18 người. + Bồi dưỡng quốc phòng và an ninh: 02 người. + Bồi dưỡng lý luận chính trị cao cấp: 03 người. Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần quan trọng xây dựng đội ngũ cán bộ phát triển cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu đội ngũ. Cán bộ lãnh đạo, quản lý hệ thống chính trị từ Ban Giám hiệu tới các đơn vịm, có tuổi đời trẻ và có trình độ cao hơn. Hiện nay, tổng số cán bộ viên chức, người lao động toàn trường tính đến tháng 8 năm 2016, có 283 người. Trong đó chức danh giảng viên có 158 người, gồm 01 GS và 01 PGS; 14 tiến sĩ; 84 ThS; 58 đại học. Chức danh khối hành chính 99 người, gồm 06 thạc sỹ; 54 đại học, cao đẳng, trung cấp 13 người; trình độ khác là 21 người; sĩ quan Trung tâm GDQP-AN 27 người, gồm: 05 thạc sỹ; 22 đại học. So với các trường TDTT, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội còn ít cán bộ có học hàm và học vị. Hầu hết đội ngũ cán bộ trẻ được đào tạo cơ bản, có kiến thức, trình độ, năng lực và khả năng hội nhập quốc tế, vươn lên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. 2. Đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ sau đào tạo, bồi dưỡng Công tác đào tạo, bồi dưỡng đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao mặt bằng chung về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ; từng bước tiêu chuẩn hoá ngạch, bậc theo qui định của Nhà nước; đảm bảo cho công tác quy hoạch và gắn liền với nhu cầu sử dụng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới của Nhà trường, của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Đội ngũ cán bộ, viên chức, sau khi được đào tạo có nhận thức chính trị vững vàng hơn, hiệu quả công tác được nâng lên rõ rệt và đều phát huy được trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Từ năm 2011 đến nay, trường đã bổ nhiệm hơn 10 viên chức sau khi hoàn thành khóa học. Trong đó, bổ nhiệm 04 viên chức học xong trình độ tiến sĩ giữ chức vụ trưởng phòng; bổ nhiệm 01 viên chức học xong trình độ tiến sĩ giữ chức vụ trưởng khoa; bổ nhiệm 02 viên chức học xong trình thạc sỹ giữ chức vụ Phó trưởng phòng. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn hạn chế đó là: Nguồn kinh phí để đảm bảo hỗ trợ cho cán bộ, viên chức đi học còn ít, nên ảnh hưởng đến việc số lượng được cử đi đào tạo, bồi dưỡng. Cán bộ, viên chức chủ yếu vừa học vừa làm nên còn để công việc chi phối quá trình học tập, thời gian dành trọn vẹn cho việc học tập không nhiều. Chất 57 lượng đào tạo, bồi dưỡng của một số ít cán bộ, viên chức được cử đi đào tạo chưa được cải thiện rõ rệt so với yêu cầu. IV. DỰ KIẾN KẾ HOẠCH, NHU CẦU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ (2016 - 2020) 1. Về đào tạo cán bộ Căn cứ vào đề án xây dựng và phát triển đào tạo của trường đến năm 2020 đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt và yêu cầu thực tế của sự phát triển Nhà trường trong giai đoạn tới, nhất là để thực hiện theo tinh thần của Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, các nghị quyết của Đảng ủy, Ban giám hiệu đơn vị tiếp tục tham mưu cho Nhà trường dự kiến cử giảng viên đi đào tạo như sau: - Đào tạo ở trình độ tiến sĩ chuyên ngành về GDTC, HLTT, Y học TDTT Năm 2016: 14 người, trong đó đào tạo trong nước 08, ngoài nước là 06. Năm 2017: 16 người, trong đó đào tạo trong nước 08, ngoài nước là 08. Năm 2018: 18 người, trong đó đào tạo trong nước 10, ngoài nước là 08. Năm 2019: 20 người, trong đó đào tạo trong nước 15, ngoài nước là 05. Năm 2020: 22 người, trong đó đào tạo trong nước 20, ngoài nước là 02. - Đào tạo ở trình độ thạc sĩ chuyên ngành GDTC, HLTDTT, Y học TDTT Năm 2016: 25 người, trong đó đào tạo trong nước 20, ngoài nước là 05. Năm 2017: 20 người, trong đó đào tạo trong nước 18, ngoài nước là 02. Năm 2018: 20 người, trong đó đào tạo trong nước 18, ngoài nước là 02. Năm 2019: 12 người, trong đó đào tạo trong nước 09, ngoài nước là 03. Năm 2020: 07 người, trong đó đào tạo trong nước 07, ngoài nước là 02. Ngoài ra, căn cứ vào thực tế mỗi năm nhà trường sẽ cử cán bộ, giảng viên một số chuyên ngành khác đi đào tạo để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới. 2. Về bồi dưỡng cán bộ Để đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ mới và thực hiện Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025 của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định 163/QĐ-TTg, phê duyệt đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2025. Đơn vị tiếp tục tham mưu cho Nhà trường dự kiến tập trung vào công tác bồi dưỡng về công tác cán bộ vào các nội dung sau: Lý luận cao cấp và trung cấp: 10-16 người; Kiến thức quản lý nhà nước: 20 đ/c; Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh theo chương trình, quy trình quy định: 100% ở các đối tượng; Cập nhật, nâng cao kiến thức hội nhập quốc tế: 100%; Bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quy định: 100%. V. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CỤ THỂ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG CÁN BỘ CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TDTT HÀ NỘI (2016 - 2020) 58 1. Mục tiêu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội với mục tiêu cập nhật kiến thức, bồi dưỡng, nâng cao kỹ năng và phương pháp thực hiện nhiệm vụ được giao. Đào tạo góp phần xây dựng đội ngũ viên chức có đạo đức nghề nghiệp, có đủ trình độ và năng lực chuyên môn đảm bảo chất lượng của giáo dục và đào tạo cử nhân GDTC của Nhà trường. Nâng cao trình độ, năng lực giảng dạy, năng lực quản lý, nghiên cứu khoa học và các hoạt động khác của giáo viên trên cơ sở đáp ứng các yêu cầu về trình độ tiêu chuẩn của chức danh theo cấp, bậc học. Cụ thể là: - Phấn đấu 100% cán bộ quản lý từ phòng, ban, khoa bộ môn được trang bị: Lý luận chính trị; Kiến thức quản lý nhà nước; Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh theo chương trình, quy trình quy định; Cập nhật, nâng cao kiến thức hội nhập quốc tế; Bồi dưỡng kiến thức tin học, ngoại ngữ theo tiêu chuẩn quy định. - Phấn đấu 100% đội ngũ giảng viên đảm bảo chuẩn theo thông tư quy định nghề nghiệp giảng viên sư phạm, theo quy định tại Luật Giáo dục đại học và Điều lệ trường đại học hiện hành. - Phấn đấu 100% đội ngũ chuyên viên, cán sự được đào tạo, bồi dưỡng về các chương tình quản lý nhà nước theo đúng chức danh nghề nghiệp. 2. Phương hướng, nhiệm vụ Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ viên chức của nhà trường phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của trường trong giai đoạn tới. Đảm bảo tính tự chủ của Nhà trường trong hoạt động đào tạo, bồi dưỡng. Khuyến khích viên chức học tập, nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đó là những nguyên tắc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội hiện nay và trong những giai đoạn tiếp theo. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, Nhà trường tập trung vào hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giai đoạn 2010 -2020. Tăng cường quản lý việc cử cán bộ, trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải gắn với việc bố trí, sử dụng; tránh tình trạng cử đi đào tạo không đúng chuyên ngành, chuyên môn nghiệp vụ để tránh lãng phí kinh phí và thời gian trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong Nhà trường. Xác định rõ trách nhiệm của người đứng từng đơn vị trong việc phối hợp và thực hiện quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng cán bộ. 3. Giải pháp - Tiếp tục tăng cường quán triệt chủ chương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, nhà trường về công tác đào 59 tạo cán bộ, viên chức. Không ngừng nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng trong đội ngũ cán bộ, viên chức. - Rà soát, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức và công tác đào tạo, bồi dưỡng hằng năm, qua đó, xác định nhu cầu đào tạo, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cụ thể theo từng năm đối với mỗi đơn vị trong nhà trường. Trên cơ sở quy hoạch cán bộ và nhu cầu thực tiễn của đơn vị, để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cụ thể, phù hợp với từng chức danh, ngạch, bậc; quan tâm đào tạo cán bộ nguồn, cán bộ trẻ, cán bộ nữ; chú trọng đào tạo theo hướng chuyên sâu, chuyên ngành cụ thể, dần đáp ứng với xu thế hội nhập với khu vực và quốc tế. - Phải gắn quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ, viên chức được Nhà trường cử đi đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp đồng thời tuyển chọn đội ngũ cán bộ giảng viên đi học tập, bồi dưỡng. - Duy trì và mở rộng việc ký kết, hợp tác với các sơ sở đào tạo uy tín trong và ngoài nước để đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, viên chức của Nhà trường có kiến thức sâu rộng, có nhiều kinh nghiệm trong thực tế; cung cấp cho người học những thông tin, kiến thức thiết thực để áp dụng vào thực tiễn công việc. Nâng cao trách nhiệm của các trưởng đơn vị quản lý và sử dụng cán bộ, viên chức trong việc bảo đảm chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng trong công việc của nhà trường. Trong đó, giải pháp quan trọng hàng đầu góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức chuyên nghiệp phải đáp ứng yêu cầu côngviệc, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường đồng thời qua đó thực hiện chính sách tinh giản biên chế của Đảng, Nhà nước là không ngừng nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. - Tiếp tục hoàn thiện quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; các chế độ, chính sách khuyến khích, hỗ trợ cán bộ, công chức học tập, nâng cao trình độ... bảo đảm hoàn thành hai mục tiêu: Đào tạo, bồi dưỡng để đáp ứng tiêu chuẩn quy định về ngạch công chức, viên chức và để đáp ứng yêu cầu công việc theo chức vụ lãnh đạo, quản lý và vị trí việc làm của cán bộ, viên chức. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 của Chính phủ 2. Kết luận số 57/KL-TW ngày 08/3/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI 3. Nghị định 204/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ 4. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013, Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. 5. Đề án phát triển đội ngũ Nhà trường đến năm 2020, tầm nhìn 2030. 60 THỂ LỆ GỬI BÀI 1. Bản tin Giáo dục Thể chất và Thể thao trường học công bố và đăng tải những kết quả nghiên cứu khoa học dưới dạng các bài tổng quan, các bài của các công trình nghiên cứu khoa học và các bài thông tin, thông báo khoa học của các tác giả trong và ngoài nước. Nội dung của các bài báo liên quan đến chuyên ngành đào tạo, nghiên cứu tại Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội và các ngành khác thuộc lĩnh vực TDTT. 2. Quy định về hình thức trình bày một bài báo gửi đăng trên Bản tin - Bài báo phải được trình bày theo thứ tự sau: tên bài báo (chữ in hoa, cỡ chữ 14), tên tác giả, tên cơ quan tác giả công tác, tóm tắt, từ khóa, đặt vấn đề, phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, kết luận, tài liệu tham khảo. Tác giả bài báo phải có địa chỉ cá nhân và địa chỉ cơ quan rõ ràng, e-mail, số điện thoại và số fax (nếu có) trên trang nhất của bản thảo. - Bài báo khoa học không quá 6 trang, khổ A4, bài báo viết bằng tiếng Việt và tiếng Anh, soạn trên máy vi tính, dòng đơn (line spacing: single), sử dụng font chữ Times New Roman, cỡ chữ (size) 12. Định dạng trang (page setup): lề trên 2 cm; lề dưới 2 cm; lề trái 3 cm và lề phải 2 cm. - Tất cả các bài báo phải có không quá 5 từ khóa và phần tóm tắt dài không quá 200 từ, các bài báo viết bằng tiếng Việt phải có tóm tắt, từ khóa và tên bài báo bằng cả tiếng Anh và tiếng Việt. - Tài liệu tham khảo được căn cứ vào chữ cái đầu của tên (với tác giả Việt) và họ (với tác giả nước ngoài). Trường hợp trùng tên phải căn cứ vào các chữ tiếp theo, nếu cùng một tác giả thì căn cứ vào năm xuất bản (xuất bản trước sắp trước) 3. Bài đăng trên Bản tin phải chưa từng được đăng trên các sách, báo, tạp chí khác. Bản tin không trả lại bản thảo nếu bài không được đăng và sẽ phản hồi qua thư điện tử lý do nếu bài không được đăng. 4. Tác giả chịu trách nhiệm về nội dung bài viết, bản quyền tác giả và các nội dung trích dẫn trong bài viết của mình. Người chịu trách nhiệm chính của bài viết sẽ được ghi thứ tự đầu tiên trên danh sách các tác giả, và tác giả chính vui lòng cung cấp cho Bản tin đầy đủ số điện thoại, email, địa chỉ gửi thư, và số tài khoản ngân hàng (nếu có) để tiện liên hệ. Mọi giao dịch đề nghị xin liên lạc theo địa chỉ: Ban Biên tập Bản tin Giáo dục Thể chất và Thể thao trường học, Trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, (Phụng Châu - Chương Mỹ - Hà Nội, Email: bbtwebsite.tdh@moet.edu.vn, hoặc mtu.tdh@moet.edu.vn. Bản tin Giáo dục Thể chất và Thể thao trường học được in thành 200 cuốn, tại Nhà in Báo Nhân Dân. Nộp lưu chiểu Quý 1 năm 2018.
File đính kèm:
- cong_tac_dao_tao_boi_duong_can_bo_truong_dai_hoc_su_pham_the.pdf