Cơ sở khoa học về định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi

Luật Thủy lợi có hiệu lực thực hiện từ ngày 01/7/2018. Điểm mới được đánh giá là quan

trọng nhất, mang tính “đột phá“ của Luật Thủy lợi là thay đổi cách tiếp cận về công tác thủy lợi từ

"phục vụ" sang hoạt động "dịch vụ" và chuyển từ cơ chế phí sang cơ chế giá. Sản phẩm, dịch vụ khai

thác từ công trình thủy lợi khá phong phú, đa dạng với nhiều loại khác nhau, phục vụ cho các mục

đích sử dụng khác nhau. Sản phẩm, dịch vụ thủy lợi vừa có tính chất "công” vừa có tính chất “tư",

chịu tác động của các yếu tố chính trị, xã hội nên khá nhạy cảm Xây dựng khung thể chế về giá sản

phẩm, dịch vụ thủy lợi cần phải làm rõ nội hàm giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi. Giá là khoản tiền phải

trả cho một đơn vị sản phẩm, dịch vụ thủy lợi nhưng là mức giá bao nhiêu ứng với loại sản phẩm, dịch

vụ thủy lợi nào, mục đích sử dụng nào và đối tượng sử dụng nào? căn cứ nào để xác định giá sản

phẩm, dịch vụ thủy lợi? mức trợ giá, trợ cấp, hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi như thế

nào để vừa đạt được các mục tiêu công bằng và hiệu quả, phù hợp với các chính sách của nhà nước

trong từng giai đoạn phát triển?. đây là những vấn đề cần được nghiên cứu sâu để cụ thể hóa trong

quá trình xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thủy lợi.

Bài viết trình bày tóm tắt các cơ sở khoa học định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi, các phương

pháp định giá và đề xuất các phương án giá dịch vụ thủy lợi và lộ trình thực hiện theo quy định

của Luật Thủy lợi.

Cơ sở khoa học về định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trang 1

Trang 1

Cơ sở khoa học về định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trang 2

Trang 2

Cơ sở khoa học về định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trang 3

Trang 3

Cơ sở khoa học về định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trang 4

Trang 4

Cơ sở khoa học về định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trang 5

Trang 5

Cơ sở khoa học về định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trang 6

Trang 6

Cơ sở khoa học về định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trang 7

Trang 7

Cơ sở khoa học về định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trang 8

Trang 8

Cơ sở khoa học về định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trang 9

Trang 9

Cơ sở khoa học về định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 16 trang baonam 11520
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Cơ sở khoa học về định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ sở khoa học về định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi

Cơ sở khoa học về định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 52 - 2019 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐỊNH GIÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ THỦY LỢI 
Đoàn Thế Lợi, Lê Thu Phương 
Viện kinh tế và Quản lý thủy lợi 
Tóm tắt: Luật Thủy lợi có hiệu lực thực hiện từ ngày 01/7/2018. Điểm mới được đánh giá là quan 
trọng nhất, mang tính “đột phá“ của Luật Thủy lợi là thay đổi cách tiếp cận về công tác thủy lợi từ 
"phục vụ" sang hoạt động "dịch vụ" và chuyển từ cơ chế phí sang cơ chế giá. Sản phẩm, dịch vụ khai 
thác từ công trình thủy lợi khá phong phú, đa dạng với nhiều loại khác nhau, phục vụ cho các mục 
đích sử dụng khác nhau. Sản phẩm, dịch vụ thủy lợi vừa có tính chất "công” vừa có tính chất “tư", 
chịu tác động của các yếu tố chính trị, xã hội nên khá nhạy cảm Xây dựng khung thể chế về giá sản 
phẩm, dịch vụ thủy lợi cần phải làm rõ nội hàm giá sản phẩm dịch vụ thủy lợi. Giá là khoản tiền phải 
trả cho một đơn vị sản phẩm, dịch vụ thủy lợi nhưng là mức giá bao nhiêu ứng với loại sản phẩm, dịch 
vụ thủy lợi nào, mục đích sử dụng nào và đối tượng sử dụng nào? căn cứ nào để xác định giá sản 
phẩm, dịch vụ thủy lợi? mức trợ giá, trợ cấp, hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi như thế 
nào để vừa đạt được các mục tiêu công bằng và hiệu quả, phù hợp với các chính sách của nhà nước 
trong từng giai đoạn phát triển?... đây là những vấn đề cần được nghiên cứu sâu để cụ thể hóa trong 
quá trình xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Thủy lợi. 
Bài viết trình bày tóm tắt các cơ sở khoa học định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi, các phương 
pháp định giá và đề xuất các phương án giá dịch vụ thủy lợi và lộ trình thực hiện theo quy định 
của Luật Thủy lợi. 
Summary: The Law on Hydraulic Work has taken effect since 01 July, 2018. The most important new 
point to be considered as “breakthrough” in this Law is a change of approach concepts from “serving” 
to “service” modes and a transfer from irrigation and drainage service fee to pricing mechanisms. 
Product, services which are produced from exploiting the hydraulic works are quite diverse and abundant 
with many different types and serve for different use purposes. Products and services from hydraulic works 
are both “public” and “private” characteristics and be influenced by political and social factors, so they 
are sensitive, etc. Developing institutional frameworks for price of product, services created from 
exploiting hydraulic works should be set up on basis of internal characters of its own cost elements. The 
price is defined as a payment for a unit of product, service produced from exploiting hydraulic works but 
which price levels are suitable with what types of product, services and which using purposes and subjects 
are? which foundation used for pricing is?, which levels of supports, subsidies and assistance for payment 
of irrigation and drainage product, service use should be applied to achieve both goals of equity and 
efficiency, in line with the national policies in each development stage?, These are issues that need to be 
thoroughly studied in order to concretize in process of proposing guidelines and documents in 
implementing the Law on hydraulic work. 
This paper presents a summary of the scientific basis for pricing of product, services produced 
from exploiting hydraulic works, pricing methods, and recommending options of product, services’ 
price from exploiting from hydraulic works and a roadmap for implementation in accordance with 
the Law on Hydraulic Work. 
Key words: Law on Hydraulic Work, pricing mechanisms, policy. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ* 
Luật Thủy lợi đã được Quốc hội khóa XIV 
thông qua tại kỳ họp thứ 3, đã được Chủ tịch 
nước ký Lệnh (số 06/2017/L-CTN ngày 
Ngày nhận bài: 10/9/2018 
Ngày thông qua phản biện: 05/11/2018 
29/6/2017) công bố và có hiệu lực thực hiện kể 
từ ngày 01/7/2018. Công trình thủy lợi là công 
trình hạ tầng kỹ thuật, nhiệm vụ chính là tưới 
tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn 
Ngày duyệt đăng: 30/11/2018 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 52 - 2019 2
cấp nước phục vụ dân sinh, phát triển kinh tế xã 
hội, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, cải thiện 
môi trường sinh thái... Sản phẩm, dịch vụ khai 
thác từ công trình thủy lợi khá phong phú, đa 
dạng với nhiều loại khác nhau, phục vụ cho các 
mục đích sử dụng khác nhau (gọi chung là sản 
phẩm, dịch vụ thủy lợi) vừa là hàng hóa kinh tế, 
được tiếp cận theo cơ chế giá còn liên quan đến 
các yếu tố chính trị, xã hội nên khá nhạy cảm. 
Vì vậy thiết lập khung thể chế về giá sản phẩm, 
dịch vụ thủy lợi (SPDVTL) là rất cần thiết. Các 
SPDVTL vừa có tính chất "công” vừa có tính 
chất “tư" vừa có tính kinh tế, vì vậy cần phải 
làm rõ thêm nội hàm giá SPDVTL theo từng 
loại. Giá SPDVTL là khoản tiền phải trả cho 
một đơn vị SPDVTL nhưng khoản tiền phải trả 
là bao nhiêu, ứng với đối tượng nào cho loại 
SPDVTL nào?, căn cứ nào để xác định giá tối 
đa, khung giá phù hợp với từng đối tượng ... 
3.3.2. Lộ trình thực hiện các phương án giá 
Đề phù hợp với khả năng chi trả của các đối 
tượng sử dụng SPDVTL và khả năng ngân sách 
nhà nước, đề tài đề xuất lộ trình tính giá như sau 
a) Đối với SPDVCITL 
Lộ trình định giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi 
Lộ trình 
Phương án 
giá 
Chi phí vận 
hành (O) 
Chi phí bảo 
trì (M) 
Chi phí 
KHTSCĐ 
Lợi 
nhuận 
Từ nay đến năm 
2020 
Phương án 1 X 
X 
(một phần) 
 X 
Từ 2021 đến 
năm 2030 
Phương án 2 X X X 
Từ 2030 đến 
năm 2040 
Phương án 3 X X X X 
b) Đối với sản phẩm, dịch vụ thủy lợi khác: 
Lộ trình 
Phương 
án giá 
Chi phí vận 
hành (O) 
Chi phí bảo 
trì (M) 
Chi phí 
KHTSCĐ 
Lợi 
nhuận 
Từ nay đến năm 
2020 
Phương án 2 X X X 
Từ 2021 trở đi Phương án 3 X X X X 
3.4. Tính toán, đề xuất phương án giá SPDVTL 
Đề tài trình bày kết quả tính giá tối đa cho dịch 
vụ tưới lúa (là sản phẩm, dịch vụ chủ yếu) của 
các công trình thủy lợi theo các phương án đã 
đề xuất. 
3.4.1. Tính theo phương pháp chi phí 
Theo số liệu thu thập, tổng hợp của Viện 
Kinh tế và Quản lý thủy lợi về các chi phí 
thực tế công tác QLVHCTTL giai đoạn 
(2014-2016) của 46 tỉnh, thành phố và tính 
toán theo từng các phương án giá. 
a) Giá tối đa sản phẩm,dịch vụ tưới tiêu cho lúa 
tính theo phương án 1 
Giá tối đa tính theo phương án 1 ở Bảng 4 đã 
tính đủ quản lý vận hành và chi phí bảo trì hàng 
năm (chi phí sửa chữa thường xuyên) và mức 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 52 - 2019 11
lợi nhuận định mức 5%. Chí phí sửa chữa 
thường xuyên tính theo mức quy định tại dự 
thảo Thông tư Quy định chế độ, quy trình bảo 
trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi (đã lấy ý kiến 
đang trình ban hành). 
Bảng 5. Giá tối đa sản phẩm, dịch vụ tưới cho lúa (phương án 1) 
Đơn vị: Đồng/ha/vụ 
TT Phân theo Vùng 
Biện pháp tưới, tiêu 
Kết hợp Trọng lực Động lực 
1 Miền núi cả nước 2.287,9 1,908,7 2.667,15 
2 Đồng bằng sông Hồng 2.165,0 1,939,3 2.390,71 
3 Trung du Bắc Bộ và BKIV 2.315,2 2,068,1 2.562,22 
4 Nam khu IV và DHMT 2.852,8 2,374,1 3.331,50 
5 Tây Nguyên 3.071,0 2,503,5 3.638,61 
6 Đông Nam Bộ 2,311,1 1,826,7 2.795,42 
7 Đồng bằng sông Cửu Long 1,348,5 1,102,5 1.594,57 
b) Giá tối đa sản phẩm,dịch vụ tưới cho lúa theo 
phương án 2 
Giá tối đa bao gồm chi phí quản lý vận hành và 
chi phí bảo trì (sửa sửa chữa thường xuyên và 
sửa chữa lớn theo quy định) như bảng 5. 
Bảng 6: Giá tối đa sản phẩm, dịch vụ tưới cho lúa (phương án 2) 
Đơn vị: Đồng/ha/vụ 
TT Phân theo Vùng 
Biện pháp tưới, tiêu 
Kết hợp Trọng lực Động lực 
1 Miền núi cả nước 3.610,7 3.982,9 3.238,5 
2 Đồng bằng sông Hồng 3.909,0 4.058,4 3.759,6 
3 Trung du Bắc Bộ và BKIV 4.356,7 4.282,9 4.430,5 
4 Nam khu IV và DHMT 4.894,3 4.588,9 5.199,8 
5 Tây Nguyên 5.112,6 4.718,3 5.506,9 
6 Đông Nam Bộ 4.154,9 3.899,4 4.410,4 
7 Đồng bằng sông Cửu Long 3.192,4 3.175,2 3.209,5 
c) Giá tối đa sản phẩm,dịch vụ tưới cho lúa theo phương án 3 
Giá tối đa tính đúng, tính đủ toàn bộ chi phí theo quy định 
Bảng 7: Giá tối đa sản phẩm, dịch vụ tưới cho lúa (phương án 3) 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 52 - 2019 12
Đơn vị: Đồng/ha/vụ 
TT Phân theo Vùng 
Biện pháp tưới, tiêu 
Kết hợp Trọng lực Động lực 
1 Miền núi cả nước 5.409,25 5.419,37 5.399,14 
2 Đồng bằng sông Hồng 5.653,37 5.339,64 5.967,09 
3 Trung du Bắc Bộ và BKIV 6.314,12 5.890,68 6.737,56 
4 Nam khu IV và DHMT 6.851,74 6.196,64 7.506,85 
5 Tây Nguyên 7.069,99 6.326,03 7.813,96 
6 Đông Nam Bộ 5.933,73 5.298,03 6.569,43 
7 Đồng bằng sông Cửu Long 4.971,19 4.573,79 5.368,58 
3.4.2. Tính theo phương pháp hai thành phần 
chi phí TC = FC + AC. 
a) Tính chi phí cố định (FC). 
Chi phí cố định tính theo suất đầu tư xây dựng 
công trình thủy lợi đã quy về mặt bằng giá 2017 
(xem Bảng 4), định mức chi phí cố định ở Bảng 
3. Kết quả tính chi phí cố định xem Bảng 8. 
Bảng 8: Chi phí cố định hàng năm (FC) tính theo suất đầu tư 
Đơn vị: 1000 đồng/ha 
TT 
Phân theo vùng 
Ckh (KHCB) 
C bt định kỳ 
(SCL) 
Cbt hàng năm 
(SCTX) 
Động 
lực 
Trọng 
lực 
Động 
lực 
Trọng 
lực 
Động 
lực 
Trọng 
lực 
1 Miền núi cả nước 3757.5 4115.5 469.7 658.5 939.4 1317.0 
2 Đồng bằng s.Hồng 3128.9 4204.7 391.1 672.8 782.2 1345.5 
3 Trung du BB-BK4 4270.3 4394.4 533.8 703.1 1067.6 1406.2 
4 Nam khu IV-DHMT 4270.3 4394.4 533.8 703.1 1067.6 1406.2 
5 Tây Nguyên 4270.3 4394.4 533.8 703.1 1067.6 1406.2 
6 Đông Nam Bộ 3691.3 4112.5 461.4 658.0 922.8 1316.0 
7 Đồng bằng SCL 3691.3 4112.5 461.4 658.0 922.8 1316.0 
b) Tính chi phí biến đổi (AC). 
Chi phí lao động tính theo mức thống kê bình 
quân 3 năm 2014-2016. Chi phí điện tính theo 
định mức kinh tế kỷ thuật (bình quân vùng). 
Chọn Kđc = 1,1 công trình động lực và Kđc = 
1,05 cho công trình trọng lực. 
AC = (Cld + Cnl ) x Kđc 
Từ công thức trên, kết quả chi phí biên đổi xem 
Bảng 9. 
Bảng 9: Chi phí biến đổi (AC) 
TT Phân theo Vùng Lao động (Clđ) Nhiên liệu Cộng (Clđ+Cnl) 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 52 - 2019 13
(Cnl) x Kđc 
Động lực Trọng lực Động lực Động lực Trọng lực 
1 Miền núi cả nước 631.1 631.1 722.3 1488.8 662.7 
2 Đồng bằng sông Hồng 745.4 745.4 430.0 1292.8 782.6 
3 Trung du Bắc Bộ-BK IV 505.0 505.0 470.6 1073.2 530.3 
4 Nam khu IV và DHMT 671.0 671.0 911.8 1741.1 704.5 
5 Tây Nguyên 711.4 711.4 1081.1 1971.8 747.0 
6 Đông Nam Bộ 443.9 443.9 922.6 1503.1 466.0 
Bảng 10: Giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi phục vụ tưới, tiêu 
cho lúa theo phương án 1 
Đơn vị: 1000 đồng/ha 
TT Phân theo vùng 
Công trình 
động lực 
Công trình 
trọng lực 
Kết hợp 
1 Miền núi cả nước 2.575,97 2.188,66 2.382,31 
2 Đồng bằng sông Hồng 2.199,29 2.349,08 2.274,19 
3 Trung du Bắc Bộ và BK IV 2.295,54 2.147,30 2.221,42 
4 Nam khu IV và DHMT 2.977,69 2..333,70 2.655,70 
5 Tây Nguyên 3.213,30 2379,16 2.796,23 
6 Đông Nam Bộ 2.571,98 1.977,20 2.274,59 
7 Đồng bằng sông Cửu Long 1.632,42 1.510,07 1.571,24 
Bảng 11: Giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi phục vụ tưới, tiêu 
cho lúa theo phương án 2 
Đơn vị: 1000 đồng/ha 
TT Phân theo vùng 
Công trình 
động lực 
Công trình 
trọng lực 
Kết hợp 
1 Miền núi cả nước 3.103,66 2.928,47 3.016,07 
2 Đồng bằng sông Hồng 2.638,70 3.104,93 2.871,81 
3 Trung du Bắc Bộ và BK IV 2.895,25 2.937,24 2.916,25 
4 Nam khu IV và DHMT 3.577,41 3.123,64 3.350,52 
5 Tây Nguyên 3.813,01 3.169,10 3.491,06 
6 Đông Nam Bộ 3.090,37 2.716,46 2.903,42 
7 Đồng bằng sông Cửu Long 2.150,81 2.249,33 2.200,07 
Bảng 12: Giá sản phẩm dịch vụ công ích thủy lợi phục vụ tưới, tiêu 
cho lúa theo phương án 3 
Đơn vị: 1000 đồng/ha 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 52 - 2019 14
TT Phân theo vùng 
Công trình 
động lực 
Công trình 
trọng lực 
Kết hợp 
1 Miền núi cả nước 5.214,44 5.240,38 5.227,41 
2 Đồng bằng sông Hồng 4.396,36 5.466,93 4.931,64 
3 Trung du Bắc Bộ và BK IV 5.294,10 5.405,82 5.349,96 
4 Nam khu IV và DHMT 5.976,26 5.592,22 5.784,24 
5 Tây Nguyên 6.211,87 5.637,68 5.924,77 
6 Đông Nam Bộ 5.163,95 5.026,66 5.095,31 
7 Đồng bằng sông Cửu Long 4.224,39 4.559,53 4.391,96 
3.4.3. Nhận xét kết quả tính toán 
Kết quả tính toán theo phương pháp chi phí và 
phương pháp hai thành phần cho kết quả tương 
tự nhau, tỷ lệ sai khác không lớn, việc tính toán 
theo phương pháp hai thành phần đơn giản hơn 
nhiều và dễ áp dụng. Vì vậy nên áp dụng 
phương pháp này để xác định giá tối đa là mức 
giá trần cho từng vùng. Khi tham gia đấu thầu, 
đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ các đơn vị 
QLKTCTTL phải xây dựng phương án giá chi 
tiết theo phương pháp chi phí để xác định mức 
giá cụ thể của từng hệ thống là căn cứ để cơ 
quan quản lý nhà nước xém xét lựa chọn đơn vị 
quản lý, 
5. MỘT SỐ THẢO LUẬN KHI THỰC 
HIỆN CƠ CHẾ GIÁ SẢN PHẨM, DỊCH VỤ 
THỦY LỢI 
Cho đến nay hầu hết các văn bản hướng dẫn 
thực hiện Luật thủy lợi đã được các cấp có thẩm 
quyền ban hành như Nghị định 67/2018/NĐ-CP 
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật 
Thủy lợi; Nghị định 77/2018/NĐ-CP Quy định 
hỗ trợ phát triển thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng 
và tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; Nghị định 
96/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết về giá 
SPDVTL và hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch 
vụ công ích thủy lợi; Thông tư 05/2018/TT-
BNNPTNT Quy định chi tiết một số điều của 
Luật Thủy lợi; Thông tư 45/2018/TT-BTC 
Hướng dẫn chế độ quản lý, tính hao mòn, khấu 
hao tài sản cố định; Thông tư 47/2018/TT-BTC 
Hướng dẫn xác định giá cho thuê, giá khởi điểm 
để đấu giá cho thuê, chuyển nhượng có thời hạn 
quyền khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao 
thông và thủy lợi; Thông tư 73/2018/TT-BTC 
Hướng dẫn sử dụng nguồn tài chính trong quản 
lý khai thác công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà 
nước; Quyết định 1050a/QĐ-BTC về giá tối đa 
SPDVCITL giai đoạn 2018-2020; Quyết định 
số 344/QĐ-TTg Kế hoạch triển khai thi hành 
Luật Thủy lợi; , tuy vậy vẫn còn một số 
vướng mắc nên việc triển khai thực hiện vẫn 
còn gặp khó khăn và lúng túng, cụ thể là: 
1) Theo quy định của Luật Thủy lợi, giá 
SPDVTL do Nhà nước định giá và giao Bộ Tài 
chính quy định giá tối đa SPDVCITL và khung 
giá SPDVTL khác; Bộ Nông nghiệp và PTNT, 
UBND cấp tỉnh quy định mức giá cụ thể thuộc 
thẩm quyền quản lý trên cơ sở giá tối đa và 
khung giá do Bộ Tài chính quy định. Hiện nay 
Bộ Tài chính mới quy định giá tối đa 
SPDVCITL mà chưa quy định khung giá 
SPDVTL khác nên chưa có căn cứ để định giá 
SPDVTL khác. 
2) SPDVTL có tính đặc thù, khác với các hàng 
hóa, dịch vụ khác, vì vậy cần quy định rõ các 
tiêu chí đánh giá SPDVTL như số lượng, chất 
lượng, quy cách, nếu không rất khó nghiệm 
thu, đánh giá và dễ xảy ra tranh chấp giữa đơn 
vị khai thác công trình thủy lợi và hộ sử dụng 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 52 - 2019 15
SPDVTL. 
3) Giá tối đa SPDVCITL quy định tại quyết 
định 1050a/QĐ-TC đúng bằng mức thu thủy lợi 
phí từ năm 2012 (Nghị định 67/2012/NĐ-CP) 
là chưa hợp lý, chưa có sức thuyết phục mà 
mang tính áp đặt, chưa phù hợp với nguyên tắc 
và phương pháp định giá. Mức giá tối đa quy 
định ở mức quá thấp nên định giá cụ thể không 
còn ý nghĩa (vì đều lấy bằng giá tối đa), vì vậy 
tính khoa học, ưu việt khi chuyển sang cơ chế 
giá nhằm thúc đẩy cạnh tranh trong nền kinh tế 
thị trường (khi thực hiện phương thức đấu thầu, 
hoặc đặt hàng) đã không còn ý nghĩa thực tiễn. 
4) Đối với công trình thủy lợi khai thác tổng 
hợp, ngoài SPDVCITL còn cung cấp 
SPDVTLK như phát điện, cấp nước thô cho 
sinh hoạt, công nghiệp, kinh doanh du lịch.. 
việc phân bổ chi phí để tính giá cho các 
SPDVTL khác khá phức tạp, không đơn thuần 
phân bổ theo tiêu thức sản lượng, khối lượng, 
doanh thu như quy định tại khoản 9 Điều 7 Nghị 
định 96. Thường thì sản lượng, khối lượng 
(nước) SPDVTL khác quá nhỏ so với 
SPDVCITL, hơn nữa có những SPDVTLK 
không cùng thứ nguyên để so sánh về khối 
lượng , vì vậy cần nghiên cứu, tổng hợp từ 
thực tiễn để đưa ra tiêu thức phân bổ chí phí hợp 
lý là rất cần thiết. 
5) Theo quy định của Luật thủy lợi (tại khoản 
3, Điều 23) các công trình thủy lợi lớn, quan 
trọng đặc biệt giao cho doanh nghiệp nhà 
nước quản lý, khai thác và thực hiện theo 
phương thức đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ; 
các công trình thủy lợi còn lại thực hiện theo 
phương thức đấu thầu hoặc đặt hàng; tất cả 
các tổ chức, cá nhân đều được tham gia (nếu 
đủ năng lực), khi nhà nước quy định mức giá 
quá thấp, sẽ khó thực hiện phương thức đấu 
thầu. 
6) Còn nhiều loại định mức kinh tế kỹ thuật 
trong QLKTCTTL chưa được cơ quan có 
thẩm quyền ban hành, vì vậy sẽ khó khăn cho 
công tác lập, thẩm tra, thẩm định phương án 
giá. 
Hội nghị phổ biến Nghị định 96/2018/NĐ-CP 
quy định giá dịch vụ thủy lợi (Ảnh IWEM ) 
Tóm lại chuyển từ cơ chế thủy lợi phí, tiền nước 
sang cơ chế giá cho hoạt động cung cấp 
SPDVTL là tất yếu khách quan của nền kinh tế 
thị trường, khắc phục được các tồn tại vốn sinh 
ra từ cơ chế bao cấp, xin-cho. Tuy vậy, việc 
triển khai thực hiện sẽ còn gặp khó khăn do phải 
thay đổi tư duy bao cấp đã tồn tại từ nhiều năm 
nay, hơn nữa lại tác động đến lợi ích của một số 
nhóm cán bộ quản lý. Nếu không khắc phục 
được việc lạm dụng quyền lực trong định giá, 
định giá mang tính áp đặt mà không triệt để 
thực hiện nhất quán cơ chế giá thị trường, bảo 
đảm tính đúng, tính đủ và công khai, minh bạch 
và không lồng ghép các chính sách xã hội trong 
giá (theo NQ 11-NQ/TW ngày 3/6/2017) thì 
chuyển từ phí sang giá chỉ là đơn giản là thay 
đổi ngôn từ, mà không thay đổi bản chất. Hy 
vọng khi chuyển từ phí sang giá là “cuộc cách 
mạng với sản xuất nông nghiệp” như ông Phan 
Thanh Bình Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá - Giáo 
dục - Thanh thiếu niên và nhi đồng phát biểu 
khi góp ý Luật Thủy lợi hoặc GS.TS. Nguyễn 
Văn Tỉnh (Tổng cục trưởng Tổng cục thủy lợi) 
nhận xét cơ chế giá là “trái tim của Luật Thủy 
KHOA HỌC CÔNG NGHỆ 
TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỦY LỢI SỐ 52 - 2019 16
lợi, là điểm mới mang tính chất đột phá để đổi 
mới hoạt động thủy lợi tiếp cận cơ chế thị 
trường” sẽ khó thành hiện thực, 
Vì vậy Chính phủ, Bộ ngành và UBND các cấp 
cần quyết liệt chỉ đạo các cơ quan chuyên môn 
thực hiện nhất quán các quy định của pháp luật, 
sửa đổi bổ sung các quy định chưa hợp lý để 
Luật Thủy lợi nhanh chóng đi vào cuộc sống là 
tiền đề để đổi mới và nâng cao hiệu quả quản lý 
khai thác công trình thủy lợi. 
Hội thảo báo cáo Thứ trưởng Hoàng Văn 
Thắng về xây dựng giá SPDVTL(Ảnh IWEM ) 
Hội thảo lấy ý kiến về xây dựng giá 
SPDVTL(Ảnh IWEM ) 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Luật thủy lợi 2017 và các văn bản hướng dẫn; 
[2] Luật giá 2012 và các văn bản hướng dẫn; 
[3] Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3 tháng 06 năm 2017 Hội nghị Trung ương 5 khoá XII về 
phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọngcủa nền kinh tế thị trường, Nghị 
quyết số 11-NQ/TW ngày 3 tháng 06 năm 2017 Hội nghị Trung ương 5 khoá XII về hoàn 
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nghị quyết số 12-NQ/TW ngày 
3 tháng 06 năm 2017 Hội nghị Trung ương 5 khoá XII về tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng 
cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước, 
[4] Báo cáo đánh giá tác động về việc chuyển từ thủy lợi phí sang giá dịch vụ thủy lợi 
[5] Báo cáo chuyên đề đề tài “Nghiên cứu định giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và đề xuất chính 
sách phù hợp với các đối tượng sử dụng” 
[6] Báo đánh giá kết quả thực hiện nghị định 67/2012-NĐ-CP của các tỉnh, thành phố trong cả nước 
[7] Báo cáo kết quả xây dựng phương án giá sản phẩm, dịch vụ thủy lợi của các tỉnh, thành phố 
trong cả nước 
[8] Quyết định 706/QĐ-BXD Công bố suất vốn đầu tư công trình xây dựng 
[9] Quyết định 211/1998/QĐ-BNN-QLN Quy định về chế độ sử dụng chi phí cho sửa chữa 
thường xuyên tài sản cố định của doanh nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi 
[10] Thông tư 56 /2014/TT-BTC Quy định phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra 
hợp đồng mua bán điện 

File đính kèm:

  • pdfco_so_khoa_hoc_ve_dinh_gia_san_pham_dich_vu_thuy_loi.pdf