Cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng 4.0 đến ngành vận tải Việt Nam
Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, được xây dựng trên cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ 3, đó là cuộc cách mạng kỹ thuật số được xuất hiện từ giữa thế kỷ trước, là sự hợp nhất các
công nghệ làm mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Cuộc cách mạng 4.0
ảnh hưởng mạnh mẽ tới ngành vận tải trong phạm vi bài viết tác giả chỉ đề cập đến cơ hôi cũng như
thách thức của cuộc cách mạng 4.0 đến ngành vận tải nói chung và ngành vận tải của Việt Nam nói
riêng. Những cơ hội của Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0 để từ đó thúc đẩy ngành vận tải phát
triển theo kịp với thế giới. Bên cạnh đó nêu ra những thách thức mà ngành vận tải của Việt Nam
phải đối mặt khi tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0
Từ khóa: cuộc cách mạng 4.0, cuộc cách mạng 4.0 đến ngành vận tải, cơ hội và thách thức
cuộc cách mạng 4.0 đến ngành vận tải Việt Nam.
Abstract:
The Fourth Industrial Revolution, built on the third Industrial Revolution, was the digital revolution
that emerged in the middle of last century, the merging of blurring technologies. Gender between the fields
of physics, digital and biology. Revolution 4.0 has strongly influenced the transport industry within the
author's writings only to mention the dynamics and challenges of the 4.0 revolution to the transport
industry in general and to the transport sector in particular. The opportunities of Vietnam in the 4.0
revolution from which to promote the development of transport industry to keep up with the world. It also
addresses the challenges that the Vietnamese transport industry faces when participating in the 4.0
industrial revolution
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng 4.0 đến ngành vận tải Việt Nam
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 134 CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA CUỘC CÁCH MẠNG 4.0 ĐẾN NGÀNH VẬN TẢI VIỆT NAM (OPPORTUNITIES AND CHALLENGES OF THE 4.0 NETWORK TO THE VIET NAM TRANSPORTATION FACILITY) Th.s Nguyễn Ngọc Thúy Khoa Kinh tế v QTKD, trƣờng Đại học Hải Phòng TÓM TẮT Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, được xây dựng trên cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 3, đó là cuộc cách mạng kỹ thuật số được xuất hiện từ giữa thế kỷ trước, là sự hợp nhất các công nghệ làm mờ đi ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, kỹ thuật số và sinh học. Cuộc cách mạng 4.0 ảnh hưởng mạnh mẽ tới ngành vận tải trong phạm vi bài viết tác giả chỉ đề cập đến cơ hôi cũng như thách thức của cuộc cách mạng 4.0 đến ngành vận tải nói chung và ngành vận tải của Việt Nam nói riêng. Những cơ hội của Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0 để từ đó thúc đẩy ngành vận tải phát triển theo kịp với thế giới. Bên cạnh đó nêu ra những thách thức mà ngành vận tải của Việt Nam phải đối mặt khi tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 Từ khóa: cuộc cách mạng 4.0, cuộc cách mạng 4.0 đến ngành vận tải, cơ hội và thách thức cuộc cách mạng 4.0 đến ngành vận tải Việt Nam. Abstract: The Fourth Industrial Revolution, built on the third Industrial Revolution, was the digital revolution that emerged in the middle of last century, the merging of blurring technologies. Gender between the fields of physics, digital and biology. Revolution 4.0 has strongly influenced the transport industry within the author's writings only to mention the dynamics and challenges of the 4.0 revolution to the transport industry in general and to the transport sector in particular. The opportunities of Vietnam in the 4.0 revolution from which to promote the development of transport industry to keep up with the world. It also addresses the challenges that the Vietnamese transport industry faces when participating in the 4.0 industrial revolution Key words: revolution 4.0, revolution 4.0 to the transport industry, opportunities and challenges of the 4.0 revolution to the Vietnamese transportation industry. 1. MỞ ĐẦU Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều ngành và ngành vận tải không thể trành khỏi sự tác động đó nhất là ngành vận tải của Việt Nam. Cuộc cách mạng mang lại cho ngành vận tải vủa Việt Nam những cơ hội mới để phát triển ngành vận tải tuy nhiên thì cũng mang lại không ít khó khăn hay thác thức của ngành. Bài viết dưới đây đề cập những cơ hội và thách thức của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến ngành vận tải của Việt Nam để độc giả có cái nhìn tổng quát về tác động này. 2. NỘI DUNG 2.1. Khái niệm về Cách mạng c ng nghiệp lần thứ 4 Ngày 20/01/2016, Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) lần thứ 46 đã chính thức khai mạc tại thành phố Davos-Klosters của Thụy Sĩ, với chủ đề “Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”,thu hút sự tham dự của 40 nguyên thủ quốc gia và hơn 2.500 quan khách từ hơn 100 quốc gia, trong đó có Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh David Cameron, Bill Gates, CEO của Microsof Satya Nadella, Chủ tịch của Alibaba Jack Ma,... Khái niệm Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hay Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đã được làm rõ tại diễn đàn này. Theo GS. Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới, Industry 4.0 (tiếng Đức là Industrie 4.0) hay CMCN 4.0, là một thuật ngữ gồm một loạt các công nghệ tự động hóa hiện đại, trao đổi dữ liệu và chế tạo. CMCN 4.0 được định nghĩa là “một cụm thuật ngữ cho các công nghệ và khái niệm của tổ chức trong chuỗi giá trị”đi cùng với các hệ thống vật lý trong không gian ảo, internet kết nối vạn vật (IoT) và internet của các dịch vụ (IoS). TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 135 Bản chất của CMCN 4.0 là dựa trên nền tảng công nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in 3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy... Cuộc CMCN 4.0 là xu hướng hiện tại của tự động hóa và trao đổi dữ liệu trong công nghệ sản xuất. Nó bao gồm các hệ thống mạng vật lý, mạng Internet kết nối vạn vật và điện toán đám mây. Công nghiệp 4.0 tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo ra các “nhà máy thông minh” hay “nhà máy số”. Trong các nhà máy thông minh này, các hệ thống vật lý không gian ảo sẽ giám sát các quá trình vật lý, tạo ra một bản sao ảo của thế giới vật lý. Với IoT, các hệ thống vật lý không gian ảo này tương tác với nhau và với con người theo thời gian thực, và thông qua IoS, người dùng sẽ được tham gia vào chuỗi giá trị thông qua việc sử dụng các dịch vụ này Việc áp dụng rộng rãi những tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông ICT, như IoT, điện toán đám mây, công nghệ thực tế - ảo... vào hoạt động sản xuất công nghiệp làm mờ đi ranh giới giữa thế giới thực và thế giới ảo, được gọi là hệ thống sản xuất thực - ảo/điều khiển - vật lý CPPS (cyber-physical production system). Đây là nền tảng cho việc xây dựng các nhà máy thông minh, nhà máy số ngày nay. CPPS là mạng lưới giao tiếp trực tuyến giữa các máy móc với nhau, được tổ chức như mạng xã hội. Trong nhà máy số, các thiết bị máy móc thông minh giao tiếp với nhau bằng hệ thống mạng và liên tục chia sẻ thông tin về lượng hàng hiện tại, về sự cố hoặc lỗi, về những thay đổi trong đơn đặt hàng hoặc mức độ nhu cầu. Quá trình sản xuất và thời hạn sản xuất được phối hợp với mục tiêu tăng hiệu suất và tối ưu hóa thời gian sản xuất, công suất và chất lượng sản phẩm trong các khâu phát triển, sản xuất, tiếp thị và thu mua. Các cảm biến, chấp hành và điều khiển cho phép các máy móc liên kết đến nhà máy, các hệ thống mạng khác và giao tiếp với con người. Các mạng thông minh này là nền tảng của các nhà máy thông minh, nhà máy số ngày nay. Đối với nhà máy số, ngoài hạ tầng mạng máy móc thông minh còn có sự ghép nối với hạ tầng các mạng thông minh khác như: mạng thiết bị di động thông minh, mạng lưới điện thông minh, mạng logicstic thông minh, mạng ngôi nhà thông minh hay mạng tòa nhà thông minh, và liên kết đến cả mạng thương mại điện tử, mạng xã hội. Tất cả các mạng này là xu thế của Công nghiệp 4.0, dựa trên những phát triển vượt trội của công nghệ thông tin – truyền thông và khoa học máy tính: IoT, IoS, Internet kết nối dữ liệu, internet kết nối người dân. Các động lực chính cho CMCN 4.0 Những động lực chính của cuộc cách mạng công nghiệp mới này là sự thay đổi trong kỳ vọng của người dùng (sản phẩm theo yêu cầu và giao hàng theo thời gian Internet), cùng với sự hội tụ của các công nghệ mới như IoT, robot cộng tác (cùng làm với người), in ấn 3D và điện toán đám mây, cùng sự xuất hiện các mô hình kinh doanh mới. Thế giới đang chứng kiến hàng loạt những đột phá khoa học và tiến bộ công nghệ, đây là những xu hướng và động lực dẫn dắt CMCN 4.0. Vô số tổ chức đã sử dụng các công nghệ khác nhau sẽ thúc đẩy CMCN 4.0. Những đột phá khoa học và công nghệ mới dường như là vô hạn, diễn ra trên rất nhiều mặt khác nhau và ở nhiều nơi khác nhau. Các công nghệ quan trọng cần xem xét được dựa trên nghiên cứu do Diễn đàn Kinh tế Thế giới thực hiện và các công việc của một số hội đồng chương trình nghị sự toàn cầu. Tất cả những phát triển mới và các công nghệ mới đều có đặc điểm chung: chúng tận dụng sức mạnh lan tỏa của số hóa và công nghệ thông tin (CNTT). Các xu thế lớn của công nghệ có thể được chia thành 3 nhóm: vật lý/hữu hình, kỹ thuật số và sinh học. Cả ba đều liên quan chặt chẽ với nhau và với các công nghệ khác để đem lại lợi ích cho nhau dựa vào những khám phá và tiến bộ của từng nhóm. (1) Vật lý/hữu hình: Bốn đại diện chính của xu hướng lớn về phát triển công nghệ dễ nhận thấy nhất là: - Xe tự lái: Những xe ô tô này xử lý một lượng lớn dữ liệu cảm biến từ các radar, máy ảnh, máy đo khoảng cách bằng siêu âm, GPS và bản đồ được gắn trên xe để điều hướng các tuyến đường TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 136 đi qua các tình huống giao thông phức tạp và thay đổi nhanh chóng hơn mà không cần bất kỳ sự tham gia nào của con người. - Công nghệ in 3D: Hay được gọi là chế tạo cộng, in 3D bao gồm việc tạo ra một đối tượng vật lý bằng cách in theo các lớp từ một bản vẽ hay một mô hình 3D có trước. Công nghệ này khác hoàn toàn so với chế tạo trừ, lấy đi các vật liệu thừa từ phôi ban đầu cho đến khi thu được hình dạng mong muốn. Ngược lại, công nghệ in 3D bắt đầu với vật liệu rời và sau đó tạo ra một sản phẩm ở dạng ba chiều từ mẫu kỹ thuật số. - Khoa học robot cao cấp: Siêu tự động hóa cộng với trí tuệ nhân tạo (AI) khiến việc tự động hóa phát triển mạnh hơn, thậm chí với những kỹ năng trước đây chỉ có con người sở hữu. Siêu tự động hóa cực cao có thể cho phép sự tham gia của robot và các cỗ máy có trí thông minh nhân tạo phân tích kết quả, đưa ra các quyết định phức tạp và ứng dụng những kết luận vào hoạt động sản xuất. - Vật liệu mới: Với thuộc tính mà mà chỉ cách đây vài năm vẫn còn được coi là viễn tưởng, những vật liệu mới đang được đưa ra thị trường. về tổng thể, chúng nhẹ hơn, bền hơn, có thể tái chế và dễ thích ứng. (2) Kỹ thuật số: Từ CMCN 4.0, sự hội tụ giữa ứng dụng vật lý và ứng dụng kỹ thuật số là sự xuất hiện IoT. Mô tả đơn giản nhất, có thể coi IoT là mối quan hệ giữa vạn vật (các sản phẩm, dịch vụ, địa điểm,...) và con người thông qua các công nghệ kết nối và các nền tảng khác nhau.Theo các chuyên gia, IoT có thể tạo ra một cuộc cách mạng công nghiệp mới, khiến cả nền kinh tế thế giới và đời sống nhân loại phải chuyển mình theo. Không giống như các cuộc cách mạng trước - thường diễn ra theo xu hướng phát minh mới làm mờ đi phát minh cũ, IoT được tin là sẽ tạo cơ hội cho tất cả các ngành nghề đều được hưởng lợi. IoT gia tăng cũng có nghĩa là việc truyền tải dữ liệu và giao tiếp qua internet tăng lên. Chính vì thế mà tất cả các công ty, ngành nghề đều có thể sử dụng các dữ liệu đó để phân tích và quyết định chiến lược cạnh tranh giành lấy thành công cho mình trong tương lai. Theo Công ty nghiên cứu Rand Europe (Anh), đến năm 2020, IoT sẽ đem lại doanh thu tiềm năng khổng lồ cho các ngành trên thế giới vào khoảng từ 1,4 nghìn tỷ - 14,4 nghìn tỷ USD - tương đương với mức GDP của cả Liên minh châu Âu. Không những thế, một báo cáo mới nhất của hãng phân tích kinh tế Business Insider Intelligence còn dự báo, đến năm 2020 nhiều ngành kinh tế cơ bản sẽ tăng cường đầu tư cho hệ sinh thái IoT với tổng số tiền đầu tư cho các giải pháp IoT ước chừng 6 nghìn tỷ USD. Trong đó, các nhà sản xuất công nghiệp chế tạo sẽ tăng 35% đầu tư cho việc sử dụng các cảm biến thông minh. Ngành giao thông sẽ có hơn 220 triệu xe hơi được kết nối. Ngành công nghiệp quốc phòng sẽ chi 8,7 tỷ USD cho các phương tiện không người lái và sẽ có 126 nghìn robot quân sự được xuất xưởng. Sản xuất nông nghiệp sẽ cài đặt 75 triệu thiết bị IoT, chủ yếu là các thiết bị cảm biến được đặt ở trong đất để theo dõi nồng độ axít, nhiệt độ và các chỉ số khác để giúp nông dân tăng năng suất mùa vụ. Ngoài ra, còn nhiều lĩnh vực khác cũng tăng cường đầu tư hệ sinh thái IoT như lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ vận tải, ngân hàng, y tế... Nói chung, trong vài năm nữa, IoT sẽ bao trùm hầu khắp các ngành nghề trong ba khu vực chính: Chính phủ, DN và người tiêu dùng, với ước tính có 24 tỷ thiết bị được kết nối Internet và tham gia vào hệ sinh thái IoT. (3) Sinh học Với sức mạnh của máy tính, các nhà khoa học không còn phải dùng phương pháp thử, sai và thử lại, thay vào đó họ thử nghiệm cách thức mà các biến dị gen gây ra các bệnh lý đặc thù.Bước tiếp theo sẽ là sinh học tổng hợp. Công nghệ này sẽ giúp chúng ta có khả năng tùy biến cơ thể bằng cách sửa lại ADN. Đặt những vấn đề đạo đức qua một bên, sinh học tổng hợp sẽ phát triển hơn nữa, những tiến bộ này sẽ không chỉ tác động sâu và ngay tức thì về y học mà còn về nông nghiệp và sản xuất nhiên liệu sinh học. Những sản phẩm xuất hiện v o năm 2025 TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 137 Báo cáo của Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố tháng 9 năm 2015 đã xác định 21 sản phẩm công nghệ sẽ định hình tương lai kỹ thuật số và thế giới siêu kết nối. Đó là những sản phẩm mà mọi người kì vọng sẽ xuất hiện trong 10 năm bắt nguồn từ những thay đổi sâu sắc của CMCN 4.0. Sau đây là 21 sản phẩm được sắp xếp theo số lượng ý kiến giảm dần: - 10% dân số mặc quần áo kết nối với internet. - 90% dân số có thể lưu trữ dữ liệu không giới hạn và miễn phí (kèm quảng cáo). - 1 nghìn tỷ cảm biến kết nối với internet. - Dược sĩ robot đầu tiên ở Mỹ. - 10% mắt kính kết nối với internet. - 80% người dân hiện diện số trên internet. - Chiếc ôtô đầu tiên được sản xuất hoàn toàn bằng công nghệ in 3D. - Chính phủ đầu tiên thay thế điều tra dân số bằng các nguồn dữ liệu lớn. - Chiếc điện thoại di động cấy ghép vào người đầu tiên được thương mại hóa. - 5% sản phẩm tiêu dùng được sản xuất bằng công nghệ in 3D. - 90% dân số dùng điện thoại thông minh. - 90% dân số thường xuyên truy cập internet. - 10% xe chạy trên đường ở Mỹ là không người lái. - Cấy ghép gan dựa trên công nghệ in 3D. - 30% việc kiểm toán ở công ty được thực hiện bằng trí tuệ nhân tạo. - Lần đầu tiên chính phủ thu thuế qua một blockchain (một giao thức an toàn trong đó một mạng các máy tính cùng nhau xác thực một giao dịch trước khi được lưu trữ và chấp thuận). - Hơn 50% lượng truy cập internet ở nhà liên quan đến các thiết bị dân dụng. - Trên toàn cầu những chuyến đi du lịch hay công tác sẽ được thực hiện qua các phương tiện chia sẻ cũng nhiều hơn so với các phương tiện cá nhân. - Thành phố đầu tiên với hơn 50.000 người không có đèn giao thông. - 10% tổng sản phẩm nội địa toàn cầu được lưu trữ trên blockchain. - Máy trí tuệ nhân tạo đầu tiên được sử dụng cho một hội đồng quản trị công ty.[1] 2.2. Cơ h i và thách thức ngành vận tải Việt N m 1. Cơ hội của ngành vận tải Việt Nam Ngành vận tải của Việt nam có cơ hội tiếp cận với những công nghệ hiện đại, những phần mềm, hệ thống thông tin tân tiến nhất của thế giới. Tận dụng được những cơ hội này các bên tham gia vào ngành vận tải có những cơ hội sau: Về phía doanh nghiệp, chi phí cho giao thông và thông tin sẽ giảm xuống, dịch vụ hậu cần và chuỗi cung ứng sẽ trở nên hiệu quả hơn, và các chi phí thương mại sẽ giảm bớt, tất cả sẽ làm mở rộng thị trường và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Về phía công ty vận tải biển những con tàu thông minh không người lái sẽ dần thay thế giảm những rủi ro trong hàng hải,sẽ giảm chi phí cũng như thời gian. Về phí các doanh nghiệp cảng các thiết bị được kết nối thông minh, thông tin về hàng hóa và thông tin về tàu sẽ được kết nối thông suốt thông qua mạng và sử lý nhanh chóng phương tiện làm hàng được lập trình giả thời gian chờ đợi cũng như chi phí Về phía công ty mô giới thì đây là một thác thức cũng như khó khăn khi công việc dần được thay thế tự động hóa, chủ hàng và công ty giao nhận tự tìm kiếm với nhau một cách dễ dàng. Về phía cung ứng, nhiều ngành công nghiệp đang chứng kiến sự du nhập của các công nghệ mới, nó tạo ra những cách hoàn toàn mới để phục vụ cho nhu cầu trong hiện tại và thay đổi triệt để các chuỗi giá trị ngành công nghiệp đang hoạt động. 2. Thách thức của ng nh vận tải Việt nam TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 138 Trước những cơ hội của cuộc cách mạng mang lại cho ngành vận tải thì cũng có một số thách thức như: Nguồn nhân lực của Việt Nam để đáp ứng cho ngành khi tham gia vào cuộc cách mạng này là rất ít. Bên cạnh đó còn gây ra tình trạng thất nghiệp cho những người lao động trong ngành. Trang thiết bị của ngành vận tải chưa thể đáp ứng được những yêu cầu, các phần mềm, hệ thống điện tử thông minh ít phổ biến, những thiết bị hiện đại thay thế con người như người máy, các con tàu tự động không người lái, những bên cảng tự động.. Chính sách quản lý của nhà nước, điều luật cần phải sửa đổi cho phù hợp. Quản lý chặt chẽ tình trạng thông thương trên thị trường tránh tình trạng thất thoát. 3. KẾT LUẬN Cuộc cách mạng 4.0 có tác động mạnh mẽ đến tất cả các ngành trong đó có ngành vận tải, cuộc cách mạng tạo ra không những thuận lợi cũng như khó khăn. Trước những cơ hội cũng như thách thức cuộc cách mạng 4.0 các ngành cần chuẩn bị để đón làn gió mới biến những khó khăn thành cơ hội để pháp triển cho ngành vận tải nói chung và ngành vận tải của Việt Nam nói riêng. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Cách mạng công nghiệp 4.0: những tác động đến Việt Nam. [2]. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư bối cảnh, các xu hướng lớn và những sản phẩm điển hình, Tạp chí Tự động hóa ngày nay, 5/2016; [3]. Desigh Principles for Industrie 4.0 Scenarios, Hermann, Pentek, Otto, 2015; [4]. Only One – Tenth of Germany‟s High – Tech Stratery, Bill Lydon, Industry 4.0, 2014. [5]. Một số website: www.nielsen.com/vn/vi/insights/2014/Kinh-doanh-chia-se.html
File đính kèm:
- co_hoi_va_thach_thuc_cua_cuoc_cach_mang_4_0_den_nganh_van_ta.pdf