Chuyên đề Để Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Việt Nam có tiềm năng du lịch vô cùng to lớn. Theo nhiều chuyên gia, cùng với nông nghiệp và công nghệ thông tin, du lịch là một trong ba ngành nước ta có lợi thế dài hạn để phát triển. Không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên đa dạng, lịch sử và bản sắc văn hoá độc đáo nước ta còn nằm ở vị trí địa lý thuận lợi để kết nối với các nước trong khu vực.

Năm 2016, ngành Du lịch Việt Nam đã đạt được những cột mốc phát triển mới, tạo tiền đề vững chắc để khẳng định vai trò ngành kinh tế mũi nhọn. Dự báo năm 2017 ngành Du lịch sẽ tiếp tục có sự huyển biến mạnh mẽ về chất với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành và toàn xã hội; vai trò của ngành Du lịch sẽ được định hình rõ nét hơn với những bước phát triển mang tính đột phá.

Là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả nước, Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) không chỉ thu hút du khách với các bãi biển Thuỳ Vân, rừng nguyên sinh Bình Châu, mũi Nghinh Phong, Côn Đảo mà còn bởi những sắc màu văn hoá độc đáo, đặc biệt là những lễ hội diễn ra trong năm. Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu cho dù năm 2016 đạt 16,8 triệu lượt khách, tăng 8,39% so với cùng kỳ. Nhưng tiềm năng còn rất lớn chưa được khai thác đúng tầm lợi thế so sánh. Vậy làm thế nào để du khách đến Việt Nam nói chung, đến BR-VT nói riêng ngày càng đông hơn? Làm thế nào để du khách ở lại lâu hơn? Và làm thế nào để du khách trở lại sớm nhất có thể chứ không phải một đi không trở lại?.

Để góp phần trả lời cho những câu hỏi này, Thư viện tỉnh BR-VT xin giới thiệu đến quý bạn đọc sưu tập chuyên đề “Để Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, bao gồm những văn bản liên quan đến ngành Du lịch, những bài viết của các nhà quản lý, các chuyên gia hàng đầu nhận định về thực trạng và triển vọng cũng như giải pháp nhằm đưa Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương và đất nước. Hy vọng, ngành Du lịch sẽ thực sự chuyển mình, phát triển lên tầm cao mới, thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh BR-VT lần VI cũng như đáp ứng kỳ vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân.

Chuyên đề Để Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trang 1

Trang 1

Chuyên đề Để Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trang 2

Trang 2

Chuyên đề Để Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trang 3

Trang 3

Chuyên đề Để Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trang 4

Trang 4

Chuyên đề Để Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trang 5

Trang 5

Chuyên đề Để Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trang 6

Trang 6

Chuyên đề Để Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trang 7

Trang 7

Chuyên đề Để Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trang 8

Trang 8

Chuyên đề Để Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trang 9

Trang 9

Chuyên đề Để Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 47 trang Trúc Khang 09/01/2024 4460
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Để Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Để Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Chuyên đề Để Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Sưu tập chuyên đề: 
 Trưởng ban Biên tập 
 TRẦN MINH THẾ 
 Phó Trưởng ban Biên tập 
 NGUYỄN QUANG PHI 
 Biên tập - Trình bày 
 VŨ HÀ 
 KIM YẾN 
LỜI NÓI ĐẦU 
Việt Nam có tiềm năng du lịch vô cùng to lớn. Theo 
nhiều chuyên gia, cùng với nông nghiệp và công nghệ 
thông tin, du lịch là một trong ba ngành nước ta có lợi thế 
dài hạn để phát triển. Không chỉ sở hữu cảnh quan thiên 
nhiên đa dạng, lịch sử và bản sắc văn hoá độc đáo nước 
ta còn nằm ở vị trí địa lý thuận lợi để kết nối với các nước 
trong khu vực. 
Năm 2016, ngành Du lịch Việt Nam đã đạt được 
những cột mốc phát triển mới, tạo tiền đề vững chắc để 
khẳng định vai trò ngành kinh tế mũi nhọn. Dự báo năm 
2017 ngành Du lịch sẽ tiếp tục có sự chuyển biến mạnh mẽ 
về chất với sự tham gia của cả hệ thống chính trị, các cấp, 
các ngành và toàn xã hội; vai trò của ngành Du lịch sẽ 
được định hình rõ nét hơn với những bước phát triển 
mang tính đột phá. 
Là một trong những trung tâm du lịch lớn của cả 
nước, Bà Rịa - Vũng Tàu (BR-VT) không chỉ thu hút du 
khách với các bãi biển Thuỳ Vân, rừng nguyên sinh Bình 
Châu, mũi Nghinh Phong, Côn Đảo mà còn bởi những 
sắc màu văn hoá độc đáo, đặc biệt là những lễ hội diễn ra 
trong năm. Du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu cho dù năm 2016 
đạt 16,8 triệu lượt khách, tăng 8,39% so với cùng kỳ. 
Nhưng tiềm năng còn rất lớn chưa được khai thác đúng 
tầm lợi thế so sánh... Vậy làm thế nào để du khách đến Việt 
Nam nói chung, đến BR-VT nói riêng ngày càng đông hơn? 
Làm thế nào để du khách ở lại lâu hơn? Và làm thế nào để 
du khách trở lại sớm nhất có thể chứ không phải một đi 
không trở lại?... 
Để góp phần trả lời cho những câu hỏi này, Thư viện 
tỉnh BR-VT xin giới thiệu đến quý bạn đọc sưu tập chuyên 
đề “Để Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, bao 
gồm những văn bản liên quan đến ngành Du lịch, những 
bài viết của các nhà quản lý, các chuyên gia hàng đầu nhận 
định về thực trạng và triển vọng cũng như giải pháp nhằm 
đưa Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của địa 
phương và đất nước. 
 Hy vọng, ngành Du lịch sẽ thực sự chuyển mình, 
phát triển lên tầm cao mới, thực hiện thắng lợi Nghị 
quyết của Bộ Chính trị, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh 
BR-VT lần VI cũng như đáp ứng kỳ vọng của toàn Đảng, 
toàn dân và toàn quân. 
Thư viện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu! 
Để Du lịch trở thành 
 ngành kinh tế mũi nhọn 
 Thư viện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 
Số 4 - Phạm Văn Đồng - Phường Phước Trung 
Tp. Bà Rịa - tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 
Điện thoại: (064) 3742104 - 3742101 
Email: thuvienbrvt.vn@gmail.com 
Website:  
Thư viện số: thuvienso.thuvienbrvt.com.vn 
 MỤC LỤC 
Phần 1. Văn bản Du lịch 
1. Nghị quyết 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn..03 
2. Nghị quyết về một số giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời 
kỳ mới .......................................................................................................... 09 
3. Quyết định phê duyệt đề án “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch đến năm 
2025, định hướng đến năm 2030” ...................................................................... 16 
4. Quyết định phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng Đông Nam 
Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” ............................................... 22 
5. Quyết định phê duyệt “Quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Côn 
Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2030” ............................................. 34 
Phần 2. Phát triển Du lịch Việt Nam 
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn 
6. Nghị quyết 08-NQ/TW: Hiện thực hóa mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam 
trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ................................................................ 47 
7. Nghị quyết 08-NQ/TW: Bước tạo đà cho du lịch Việt ..................................... 52 
8. Bước ngoặt phát triển mới của du lịch Việt Nam ........................................ 54 
9. Tiềm năng và thách thức đối với du lịch Việt Nam .................................... 58 
10. Du lịch biển đảo Việt Nam: Tiềm năng và hướng phát triển ................... 63 
11. Phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn: Phải quyết tâm thay đổi, tự 
làm mới ........................................................................................................ 66 
12. Du lịch Việt Nam trên hành trình trở thành ngành kinh tế mũi nhọn .............. 68 
13. Ngành du lịch cần thay đổi tư duy, cách làm ............................................... 73 
14. Tận dụng lợi thế phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn ............ 77 
15. Gỡ rào cản để thúc đẩy du lịch phát triển ................................................... 80 
16. Du lịch Việt Nam 2017: Kỳ vọng thêm nhiều bứt phá ....................................... 82 
17. Để du lịch Việt sánh ngang các nước trong khu vực .................................. 85 
18. Để du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn ............................................ 90 
19. Đồng bộ cá ... của 
từng khu vực cụ thể theo quy hoạch. 
Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú du lịch 
phù hợp với cảnh quan thiên nhiên và 
37 
quy mô phát triển của Khu DLQG Côn 
Đảo; trong đó ưu tiên các dự án cơ sở 
lưu trú cao cấp từ 4 sao trở lên với mật 
độ phù hợp. 
- Nâng cao chất lượng dịch vụ du 
lịch phù hợp với định hướng đầu tư phát 
triển. Xác định du lịch bền vững, du lịch 
xanh là những định hướng phát triển cơ 
bản của du lịch Côn Đảo. 
- Nâng cao chất lượng các dịch vụ 
bổ trợ như: dịch vụ vận chuyển, vệ sinh 
công cộng, dịch vụ hỗ trợ thông tin phục 
vụ khách du lịch và các tiện tích bảo 
đảm chất lượng môi trường, an ninh và 
an toàn cho khách du lịch. 
đ) Tổ chức không gian phát triển 
du lịch 
- Các phân khu phát triển du lịch 
Côn Đảo bao gồm: Trung tâm thị trấn 
Côn Sơn; khu phố Pháp tại thị trấn Côn 
Sơn; khu vực lịch sử - văn hóa - tâm 
linh; cảng Bến Đầm; dải bờ biển hoang 
sơ; dải bờ biển cảnh quan; vùng núi Côn 
Đảo (bao gồm cả vườn quốc gia Côn 
Đảo) và hệ thống các đảo nhỏ. 
- Các nguyên tắc tổ chức không 
gian du lịch: 
+ Tổ chức không gian phát triển du 
lịch phù hợp với nhiệm vụ bảo vệ và 
phát triển rừng, bảo tồn di sản văn hóa, 
bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh, 
quốc phòng đồng thời phát huy tối đa 
tiềm năng, giá trị của các di tích lịch sử - 
văn hóa, tài nguyên tự nhiên và tài 
nguyên đa dạng sinh học của Côn Đảo; 
+ Tạo sự khác biệt giữa các phân 
khu du lịch của Côn Đảo với điểm nhấn 
là các khu nghỉ dưỡng sinh thái biển cao 
cấp, khu phố cổ mang kiến trúc Pháp, 
khu dịch vụ du lịch tại thị trấn Côn Sơn 
và Bến Đầm, khu bờ biển hoang sơ phía 
Tây Bắc đảo, các mỏm núi khu vực Cỏ 
Ống và các điểm ngắm cảnh trong Vườn 
Quốc gia. 
- Các tuyến du lịch: 
+ Phát triển các tuyến du lịch nội 
đảo xuất phát từ Thị trấn Côn Sơn (hoặc 
vườn quốc gia Côn Đảo) đi các điểm 
tham quan: Mũi Chim Chim - Cỏ Ống - 
Vịnh Đầm Tre; Bãi Ông Đụng - Bãi 
Ông Câu - núi Thánh giá; mũi Cá Mập - 
vịnh Bến Đầm; 
+ Khai thác các tuyến du lịch đi bộ 
(trekking), đi xe đạp trên hòn Bảy cạnh; 
+ Tổ chức và khai thác có hiệu quả 
các tuyến du lịch trên biển kết nối các 
điểm du lịch khó có khả năng tiếp cận 
bằng đường bộ, kết nối với các đảo nhỏ 
trong hệ thống các đảo ở Côn Đảo, như: 
Hòn Trứng, bãi Ông Cường, hòn Tre 
lớn, hòn Bà (vịnh mũi Ba Non, vịnh 
Đầm Quốc), bãi nhát, cụm đảo hòn Tài, 
hòn Bảy cạnh, hòn Cau...; 
+ Hình thành các tuyến du lịch liên 
vùng (đường không và đường biển) kết 
nối Côn Đảo với thành phố Vũng Tàu, 
Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng - 
Thừa Thiên - Huế, Cần Thơ, đảo Phú 
Quốc... để tăng cường thu hút khách; 
38 
+ Kết nối Côn Đảo với các tuyến 
du lịch quốc tế đường biển đến các trung 
tâm du lịch lớn trong khu vực Đông 
Nam Á và với thế giới. 
e) Tổ chức quản lý Khu du lịch 
quốc gia 
Thành lập Ban quản lý Khu DLQG 
Côn Đảo theo đúng quy định của Luật 
Du lịch để thống nhất quản lý mọi hoạt 
động đầu tư phát triển, bảo tồn và phát 
huy giá trị Khu di tích lịch sử quốc gia 
đặc biệt Côn Đảo, bảo vệ môi trường, 
bảo vệ và phát triển rừng. 
g) Định hướng đầu tư phát triển 
Huy động có hiệu quả mọi nguồn 
lực để đầu tư phát triển Khu DLQG Côn 
Đảo, bao gồm vốn hỗ trợ đầu tư từ ngân 
sách Nhà nước, vốn ODA, vốn đầu tư 
trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn huy 
động từ sự đóng góp của các tổ chức 
doanh nghiệp, các thành phần kinh tế 
trong nước và các nguồn vốn huy động 
hợp pháp khác; trong đó, ưu tiên thu hút 
các nguồn vốn đầu tư vào các phân khu 
chức năng theo Quy hoạch; phần vốn 
huy động từ các thành phần kinh tế là 
chủ yếu. 
Căn cứ vào khả năng cân đối hàng 
năm, vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước 
hỗ trợ một phần cho đầu tư hạ tầng kỹ 
thuật các phân khu chức năng, xúc tiến, 
quảng bá và xây dựng thương hiệu du 
lịch, phát triển nguồn nhân lực bảo tồn, 
tôn tạo và phát huy giá trị Khu Di tích 
lịch sử quốc gia đặc biệt Côn Đảo. 
 5. Các giải pháp thực hiện Quy hoạch 
a) Giải pháp về quy hoạch và quản 
lý quy hoạch 
- Rà soát, điều chỉnh quy hoạch 
chung, quy hoạch chi tiết các phân khu 
chức năng và các dự án thành phần của 
Khu DLQG Côn Đảo; ban hành Quy chế 
quản lý Khu DLQG Côn Đảo. 
- Quản lý đầu tư xây dựng phát 
triển Khu DLQG Côn Đảo đúng theo 
các quy hoạch và các dự án đầu tư được 
phê duyệt. 
b) Giải pháp về đầu tư 
- Nghiên cứu, đề xuất sửa đổi hoặc 
ban hành mới một số cơ chế, chính sách 
ưu đãi đặc thù phát triển du lịch Côn Đảo. 
- Xây dựng chương trình xúc tiến 
đầu tư, thu hút đầu tư quy mô lớn; đặc 
biệt chú trọng đối với các dự án nghỉ 
dưỡng cao cấp, nhà nghỉ sinh thái và các 
hoạt động du lịch sinh thái, du lịch lịch 
sử - văn hóa - tâm linh. 
- Tập trung xúc tiến, kêu gọi đầu tư 
theo Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư 
ban hành kèm theo Quyết định này. 
 c) Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 
- Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, 
phát triển nhân lực, đặc biệt tập trung 
vào đội ngũ quản lý, lao động nghiệp vụ 
bậc cao; đồng thời hỗ trợ đào tạo chuyển 
đổi từ lao động nông nghiệp sang làm 
dịch vụ du lịch. 
- Nghiên cứu áp dụng các biện 
pháp thu hút nhân lực có trình độ tay 
nghề cao, chuyên nghiệp; thực hiện thuê 
39 
chuyên gia trong nước và quốc tế vào 
các vị trí then chốt. 
d) Giải pháp về xúc tiến, quảng bá 
và xây dựng thương hiệu khu du lịch 
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế 
hoạch xúc tiến, quảng bá cho Khu 
DLQG Côn Đảo trong kế hoạch xúc 
tiến, quảng bá du lịch chung của tỉnh Bà 
Rịa - Vũng Tàu và vùng Đông Nam Bộ; 
có kế hoạch xúc tiến, quảng bá riêng đối 
với từng phân khúc thị trường cụ thể. 
- Xây dựng biểu tượng của du lịch 
Côn Đảo; hình thành thương hiệu độc 
đáo, đặc trưng cho Khu DLQG Côn Đảo. 
- Xây dựng trang tin điện tử quảng 
bá du lịch Côn Đảo. 
đ) Giải pháp hợp tác, liên kết phát 
triển du lịch 
- Tăng cường liên kết giữa đầu tư 
phát triển du lịch với các ngành, lĩnh 
vực khác để giải quyết những vấn đề có 
liên quan đến quản lý phát triển du lịch 
như: đầu tư phát triển sản phẩm, xúc 
tiến, quảng bá du lịch, bảo vệ môi 
trường, khai thác tài nguyên du lịch, 
quản lý và sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, 
bảo đảm quốc phòng, an ninh. 
- Đẩy mạnh liên kết giữa Khu 
DLQG Côn Đảo với các trọng điểm phát 
triển du lịch khác trong tỉnh Bà Rịa - 
Vũng Tàu; tăng cường liên kết với các 
khu du lịch quốc gia khác, các khu du 
lịch, điểm du lịch quan trọng của vùng 
Đông Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông 
Cửu Long và cả nước để phát huy lợi thế 
và đặc điểm tài nguyên nhằm tạo ra các 
sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú. 
e) Giải pháp bảo vệ tài nguyên và 
môi trường, ứng phó với biến đổi khí 
hậu và đảm bảo quốc phòng, an ninh 
- Xác định cụ thể các tuyến du 
lịch sinh thái và áp dụng nghiêm các 
quy định đối với hoạt động du lịch sinh 
thái trong không gian bảo vệ thuộc 
phạm vi quy định về quản lý di tích và 
rừng đặc dụng. 
- Thực hiện nghiêm túc các biện 
pháp bảo vệ môi trường theo quy định 
của Luật Bảo vệ môi trường; khuyến 
khích các sản phẩm du lịch thân thiện 
môi trường; tăng cường đầu tư cho công 
tác bảo vệ và phát triển rừng; bảo vệ và 
phát triển nguồn gen bản địa tại vườn 
thực vật. 
- Thực hiện bảo tồn, tôn tạo các di 
tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử - 
cách mạng theo đúng quy định của pháp 
luật về di sản văn hóa. 
- Xây dựng kế hoạch quản lý môi 
trường đối với Khu DLQG Côn Đảo; 
trong đó tăng cường sử dụng năng lượng 
tái tạo, tái sử dụng tài nguyên nước, 
nguyên vật liệu...; xây dựng và vận hành 
hiệu quả hệ thống hạ tầng môi trường 
của Khu DLQG Côn Đảo và nâng cao 
nhận thức về môi trường. 
- Nghiên cứu, áp dụng các công 
nghệ sử dụng tiết kiệm nhất nguồn năng 
lượng không tái tạo và nước ngọt; tăng 
cường sử dụng nguồn năng lượng tái tạo 
40 
trong các cơ sở dịch vụ du lịch. Khuyến 
khích sử dụng các phương tiện giao 
thông ít gây ô nhiễm môi trường. 
- Đánh giá tác động của biến đổi 
khí hậu với các dự án đầu tư trong quá 
trình xem xét phê duyệt dự án. Áp dụng 
các thết kế phù hợp với diễn biến của 
biến đổi khí hậu và mực nước biển dâng 
đối với các dự án ven bờ biển. Ban hành 
tài liệu “Hướng dẫn phát triển bền vững 
đối với các công trình xây dựng” gồm 
các quy tắc về thiết kế kiến trúc, sử dụng 
vật liệu xây dựng, sử dụng năng lượng 
và nước ngọt, hệ thống tái chế, tái sử 
dụng, thông gió, chiếu sáng tự nhiên... 
- Định hướng tất cả các dự án đầu 
tư trên địa bàn Côn Đảo phải bảo đảm 
mục tiêu kết hợp phát triển kinh tế - xã 
hội với tăng cường củng cố quốc phòng, 
an ninh, trật tự an toàn xã hội. 
- Thực hiện kiểm tra, giám sát chặt 
chẽ hoạt động tham quan, du lịch trong 
vườn quốc gia; tăng cường phát triển 
các hoạt động du lịch bên ngoài ranh 
giới vườn quốc gia. 
 Điều 2. Tổ chức thực hiện Quy hoạch 
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: 
a) Hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Bà 
Rịa - Vũng Tàu trong việc thành lập 
Ban quản lý Khu du lịch quốc gia cũng 
như trong việc thẩm định các dự án 
Quy hoạch và đầu tư trong phạm vi 
Khu du Lịch quốc gia hoặc các dự án 
có ảnh hưởng, tác động lớn tới Khu 
DLQG Côn Đảo. 
b) Phối hợp với Bộ Kế hoạch và 
Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 
hỗ trợ Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - 
Vũng Tàu thực hiện xã hội hóa đầu tư 
phát triển du lịch và kêu gọi vốn đầu tư 
phát triển du lịch Côn Đảo. 
c) Đồng chủ trì với Ủy ban nhân 
dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, phối hợp 
với các Bộ ngành liên quan thẩm định hồ 
sơ thiết kế, quy hoạch và dự án đầu tư có 
ảnh hưởng, tác động lớn tới Khu DLQG 
Côn Đảo và khu vực bảo vệ của Khu di 
tích lịch quốc gia đặc biệt Côn Đảo. 
d) Chủ trì phối hợp với các Bộ, 
ngành liên quan hỗ trợ công tác kiểm tra, 
giám sát tình hình thực hiện Quy hoạch. 
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài 
chính có trách nhiệm tổng hợp, cân đối 
kinh phí hỗ trợ một phần từ ngân sách 
nhà nước để thực hiện Quy hoạch theo 
quy định của Luật Ngân sách nhà nước 
và các văn bản có liên quan. 
3. Các Bộ, ngành liên quan trong 
phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao 
chủ trì phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể 
thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà 
Rịa - Vũng Tàu thực hiện Quy hoạch. 
4. Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - 
Vũng Tàu: 
a) Tổ chức công bố công khai đồ 
án Quy hoạch; xây dựng Kế hoạch triển 
khai thực hiện; kiểm tra, giám sát 
thường xuyên; sơ kết 5 năm và tổng kết 
15 năm thực hiện Quy hoạch để kiến 
nghị cấp có thẩm quyền các nội dung 
41 
cần điều chỉnh, bổ sung trong quá trình 
thực hiện Quy hoạch. 
b) Thành lập Ban Quản lý Khu 
DLQG Côn Đảo. 
c) Rà soát hoàn thiện các cơ chế, 
chính sách khuyến khích, ưu đãi đầu tư; 
trong đó ưu tiên nhà đầu tư chiến lược 
đầu tư thực hiện các dự án phát triển 
Khu DLQG Côn Đảo. 
d) Tổ chức lập quy hoạch chung 
khu du lịch, quy hoạch chi tiết và dự án 
khả thi đối với một số khu chức năng 
quan trọng nhằm thu hút, kêu gọi đầu tư. 
đ) Chủ trì phối hợp với Bộ Văn 
hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Kế hoạch 
và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt 
Nam tổ chức các hoạt động xúc tiến kêu 
gọi đầu tư trên cơ sở Danh mục các dự 
án ưu tiên đính kèm Quyết định này. 
Căn cứ vào tình hình thực tế thực 
hiện Quy hoạch, Ủy ban nhân dân tỉnh 
Bà Rịa - Vũng Tàu và Bộ Văn hóa, Thể 
thao và Du lịch có thể thống nhất việc 
điều chỉnh tên, quyết định bổ sung hoặc 
giảm bớt dự án. 
e) Chủ động bố trí nguồn vốn từ 
ngân sách địa phương cho phát triển hạ 
tầng kỹ thuật, hạ tầng đô thị và hạ tầng 
môi trường cho khu du lịch; lồng ghép 
đầu tư du lịch với đầu tư cho các lĩnh vực 
khác; xúc tiến đầu tư phát triển du lịch. 
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực 
thi hành kể từ ngày ký. 
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ 
trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng 
cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ trưởng 
các cơ quan, tổ chức liên quan và Chủ 
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - 
Vũng Tàu chịu trách nhiệm thi hành 
Quyết định này./. 
Nơi nhận: 
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng CP; 
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan 
thuộc CP; 
- HĐND, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; 
- Văn phòng Trung ương Đảng; 
- Văn phòng Chủ tịch nước; 
- Văn phòng Quốc hội; 
- Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; 
- Tổng cục Du lịch, Cục DSVH (Bộ 
VHTTDL); 
- Văn phòng BCĐNN về Du lịch; 
KT. THỦ TƯỚNG 
PHÓ THỦ TƯỚNG 
 Vũ Đức Đam 
42 
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể; 
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, 
TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ: TH, HC, 
KTTH, KTN, V.III; 
- Lưu: VT, KGVX (3b). 
PHỤ LỤC 
DANH MỤC DỰ ÁN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH QUỐC GIA 
CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU ĐẾN NĂM 2030 
(Ban hành kèm theo Quyết định số 870/QĐ-TTg ngày 18 tháng 6 năm 2015 của 
Thủ tướng Chính phủ) 
TT Tên dự án 
Giai đoạn thực hiện 
Đến 2020 2021-2030 
A Nhóm dự án Quy hoạch 
1 
Lập quy hoạch cụ thể phát triển du lịch tỷ 
lệ 1:2.000 và 1:500 cho các khu du lịch 
Hoàn thành 
B Nhóm dự án phát triển sản phẩm du lịch 
1 
Công viên biển An Hải và khu nghỉ dưỡng 
biển 
Hoàn thành giai 
đoạn 1 
Hoàn thành dự 
án 
2 Khu nghỉ dưỡng nhà vườn Cỏ Ống 
Hoàn thành giai 
đoạn 1 
Hoàn thành dự 
án 
3 Khu nghỉ dưỡng sinh thái vịnh Đầm Trầu 
Hoàn thành giai 
đoạn 1 
Hoàn thành dự 
án 
4 Điểm tham quan Bãi Ông Đụng 
Hoàn thành giai 
đoạn 1 
Hoàn thành dự 
án 
5 Nhà nghỉ sinh thái rừng Sở Rẫy Hoàn thành 
6 Điểm tham quan Hòn Bảy Cạnh 
Hoàn thành giai 
đoạn 1 
Hoàn thành dự 
án 
7 Khu nghỉ dưỡng sinh thái đảo Hòn Cau 
Hoàn thành giai 
đoạn 1 
Hoàn thành dự 
án 
8 
Khu du lịch tại vịnh Đầm Tre và bán đảo 
Con Ngựa 
Hoàn thành giai 
đoạn 1 
Hoàn thành dự 
án 
C 
Nhóm dự án phát triển kết cấu hạ tầng du 
lịch 
43 
1 Dự án phát triển đường đi dạo quanh đảo 
Hoàn thành giai 
đoạn 1 
Hoàn thành dự 
án 
2 Dự án dịch vụ phà quanh đảo 
Hoàn thành giai 
đoạn 1 
Hoàn thành dự 
án 
3 Dự án Đường vào bãi Đầm trầu Hoàn thành 
4 Dự án đường xuống các bãi tắm Hoàn thành 
5 
Dự án cầu tàu du lịch sinh thái tại hòn Bảy 
Cạnh, hòn Tài, hòn Cau, hòn Tre lớn, Bãi Tre, 
Bãi Dương, hòn Tre nhỏ, hòn Bà 
Hoàn thành 
6 
Dự án đường du lịch sinh thái Vườn Quốc 
gia 
Hoàn thành giai 
đoạn 1 
Hoàn thành dự 
án 
7 Dự án Đường trục phía Bắc trung tâm Côn Đảo 
Hoàn thành giai 
đoạn 1 
Hoàn thành dự 
án 
8 Dự án bến du thuyền vịnh Ông Đụng 
Hoàn thành giai 
đoạn 1 
Hoàn thành dự 
án 
D Nhóm dự án hỗ trợ phát triển du lịch 
1 
Đầu tư xây dựng cơ sở và đào tạo nguồn 
nhân lực cho du lịch Côn Đảo 
Hoàn thành giai 
đoạn 1 
Hoàn thành dự 
án 
2 
Xây dựng thương hiệu du lịch Côn Đảo và 
các biện pháp tổng hợp phát triển thương hiệu 
Hoàn thành 
3 Xây dựng chiến lược tiếp thị du lịch Hoàn thành 
4 Lập kế hoạch hành động xúc tiến du lịch Hoàn thành 
5 Lập trang web quảng bá du lịch Côn Đảo Hoàn thành 
Ghi chú: Vị trí, quy mô, diện tích đất sử dụng và tổng mức đầu tư của các dự án 
nêu trên sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình 
duyệt dự án đầu tư, tùy thuộc vào khả năng cân đối, huy động vốn đầu tư cho từng 
thời kỳ./. 
Theo  
Tổng cục du lịch 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_de_du_lich_tro_thanh_nganh_kinh_te_mui_nhon.pdf
  • pdfebook_de_du_lich_tro_thanh_nganh_kinh_te_mui_nhon_p3_3953_478481.pdf
  • pdfebook_de_du_lich_tro_thanh_nganh_kinh_te_mui_nhon_p2_7997_478480.pdf