Chuyên đề Đăng ký, thống kê đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai

Khái niệm đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất là việc thực hiện thủ tục hành chính để ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.

* Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu (sau đây gọi là đăng ký lần đầu) là việc thực hiện thủ tục lần đầu để ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính.

* Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là đăng ký biến động) là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc một số thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật.

Chuyên đề Đăng ký, thống kê đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai trang 1

Trang 1

Chuyên đề Đăng ký, thống kê đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai trang 2

Trang 2

Chuyên đề Đăng ký, thống kê đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai trang 3

Trang 3

Chuyên đề Đăng ký, thống kê đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai trang 4

Trang 4

Chuyên đề Đăng ký, thống kê đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai trang 5

Trang 5

Chuyên đề Đăng ký, thống kê đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai trang 6

Trang 6

Chuyên đề Đăng ký, thống kê đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai trang 7

Trang 7

Chuyên đề Đăng ký, thống kê đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai trang 8

Trang 8

Chuyên đề Đăng ký, thống kê đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai trang 9

Trang 9

Chuyên đề Đăng ký, thống kê đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 80 trang Trúc Khang 10/01/2024 4820
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chuyên đề Đăng ký, thống kê đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chuyên đề Đăng ký, thống kê đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai

Chuyên đề Đăng ký, thống kê đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai
79 
Chuyên đề 3: 
ĐĂNG KÝ, THỐNG KÊ ĐẤT ĐAI VÀ CƠ SỞ DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI 
1. Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và 
tài sản gắn liền với đất. 
1.1. Khái quát chung và một số quy định về đăng ký đất đai, nhà ở, tài sản gắn 
liền với đất. 
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của đăng ký đất đai. 
1.1.1.1. Khái niệm 
Khái niệm đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất là việc thực hiện thủ tục 
hành chính để ghi nhận tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu 
nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền quản lý đất đối với một thửa đất 
vào hồ sơ địa chính. 
* Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất lần đầu (sau đây gọi là đăng ký 
lần đầu) là việc thực hiện thủ tục lần đầu để ghi nhận tình trạng pháp lý về 
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và quyền 
quản lý đất đối với một thửa đất vào hồ sơ địa chính. 
* Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất (sau đây gọi là đăng 
ký biến động) là việc thực hiện thủ tục để ghi nhận sự thay đổi về một hoặc một 
số thông tin đã đăng ký vào hồ sơ địa chính theo quy định của pháp luật. 
1.1.1.2. Đặc điểm 
- Đều phải thực hiện một số công việc nhất định theo quy định của bên tổ 
chức thực hiện đăng ký (còn gọi là thủ tục đăng ký) và phù hợp với quy định của 
pháp luật. 
- Là quy định bắt buộc đối với tổ chức, cá nhân có liên quan nếu việc đăng 
ký đó do cơ quan của Nhà nước thực hiện. 
- Ghi vào sổ của cơ quan thực hiện đăng ký; trường hợp kết quả đăng ký có ý 
nghĩa trong các giao dịch dân sự thì cấp giấy chứng nhận minh chứng việc đăng ký đó. 
- Mục đích của việc đăng ký là xác lập mỗi quan hệ pháp lý giữa bên tổ 
chức việc đăng ký và đối tượng phải thực hiện đăng ký nhằm đảm bảo quyền lợi 
và ràng buộc trách nhiệm pháp lý của các bên. 
- Là thủ tục hành chính do Nhà nước quy định và bắt buộc đối với mọi 
trường hợp sử dụng đất. 
- Do Nhà nước quy định và thực hiện. 
- Bắt buộc đối với mọi trường hợp sử dụng đất. 
- Được thực hiện đối với đất đai là loại tài sản đặc biệt, cụ thể: 
+ Có giá trị đặc biệt vì: giá trị sử dụng không thể thiếu và có ý nghĩa sống 
còn với mọi tổ chức, cá nhân; Giới hạn về diện tích trong khi nhu cầu ngày càng 
tăng; Giá đất thường xuyên thay đổi và có xu hướng tăng cao. 
80 
+ Thường có các tài sản gắn liền (nhà, công trình xây dựng, cây rừng, cây 
lâu năm). 
- Ảnh hưởng trực tiếp đến quyền của người sử dụng đất vì: 
+ Quyền sở hữu tài sản đôi khi không thuộc về người sử dụng đất; 
+ Các tài sản nếu phải di dời thì suy giảm hoặc không còn giá trị; 
- Thực hiện cả hai việc: 
+ Ghi vào hồ sơ địa chính làm cơ sở để Nhà nước quản lý chặt chẽ theo 
quy hoạch và pháp luật. 
+ Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để người sử dụng đất yên tâm 
đầu tư; có điều kiện thực hiện các quyền. 
1.1.2. Đối tượng và nội dung đăng ký. 
1.1.2.1. Đối tượng đăng ký 
* Người sử dụng đất phải thực hiện đăng ký quyền sử dụng đất 
Theo Điều 5 luật Đất đai năm 2013 đối tượng đăng ký gồm 
- Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ 
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội 
- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp 
công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi 
chung là tổ chức); 
- Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá 
nhân) 
- Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng 
địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương 
tự có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ; 
- Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, 
niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức 
tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo; 
- Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại 
giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại 
giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc 
Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ 
chức liên chính phủ; 
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về 
quốc tịch 
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn 
đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà 
đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật 
về đầu tư. 
81 
* Người sử dụng đất chịu trách nhiệm đăng ký gồm: 
- Người đứng đầu của tổ chức, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại 
giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với việc sử dụng đất của tổ 
chức mình. 
- Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn đối với việc sử dụng đất nông nghiệp 
vào mục đích công ích; đất phi nông nghiệp đã giao cho UBND xã, phường, thị 
trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ 
sở UBND, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo ... ian và dữ liệu thuộc tính 
về đường chỉ giới và mốc giới quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy 
hoạch giao thông và các loại quy hoạch khác; chỉ giới hành lang an toàn bảo vệ 
công trình. 
4.2. Khai thác sử dụng, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai 
4.2.1. Khai thác sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai 
4.2.1.1. Các hình thức khai thác cơ sở dữ liệu đất đai 
- Tra cứu trực tuyến trên mạng. 
- Trích lục bản đồ địa chính, trích sao hồ sơ địa chính, bảng giá đất. 
- Sao thông tin chiết xuất từ cơ sở dữ liệu đất đai vào thiết bị nhớ. 
4.2.1.2. Nội dung thông tin cung cấp 
* Trường hợp tra cứu trực tuyến tự do trên mạng, nội dung thông tin gồm 
có: 
- Thông tin thuộc tính địa chính gồm: số hiệu thửa, số hiệu tờ bản đồ địa 
chính; diện tích; mục đích sử dụng đất được giao, được thuê hoặc được Nhà 
nước công nhận quyền sử dụng; đã đăng ký hay chưa đăng ký; đã cấp Giấy 
chứng nhận hay chưa cấp Giấy chứng nhận. 
- Thông tin quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm 
quyền xét duyệt gồm: sơ đồ không gian quy hoạch khu vực có thửa đất; mục 
đích sử dụng đất theo quy hoạch. 
- Bảng giá đất đã công bố. 
* Trường hợp cung cấp thông tin dữ liệu đất đai theo nhu cầu được thực 
hiện như sau: 
- Đối với người sử dụng đất có nhu cầu thì được cung cấp các thông tin về 
dữ liệu đất đai đối với thửa đất thuộc quyền sử dụng và tài sản gắn liền với đất 
thuộc quyền sở hữu có trong cơ sở dữ liệu đất đai. 
- Ủy ban nhân dân, cơ quan quản lý đất đai, Thanh tra nhà nước, Tòa án 
nhân dân các cấp có nhu cầu sử dụng thông tin đất đai để thực hiện nhiệm vụ 
được giao thì được cung cấp các thông tin dữ liệu đất đai có trong cơ sở dữ liệu 
đất đai. 
151 
- Các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu thì được cung cấp các thông tin dữ 
liệu đất đai có trong cơ sở dữ liệu đất đai trừ các thông tin dữ liệu thửa đất sau 
đây: 
+ Tên cơ quan, đơn vị quốc phòng, an ninh. 
+ Thông tin về giấy tờ pháp nhân, nhân thân và địa chỉ của người sử dụng 
đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất. 
+ Thông tin tọa độ thửa đất. 
+ Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận (dữ liệu quét Giấy chứng nhận và các giấy tờ 
pháp lý về quyền sử dụng đất). 
+ Hồ sơ đăng ký thế chấp bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản 
gắn liền với đất. 
4.2.1.3. Trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền cung cấp thông tin 
- Tổng cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện cung 
cấp thông tin về giá đất, quy hoạch sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai; 
Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện cung cấp thông tin về giá đất, quy 
hoạch sử dụng đất, thống kê, kiểm kê đất đai trong phạm vi cấp quản lý. 
- Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có thẩm quyền cung cấp thông tin 
về địa chính thửa đất theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. 
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường 
cung cấp thông tin đất đai của địa phương dưới các hình thức: tra cứu thông tin; 
trích lục bản đồ địa chính đối với từng thửa đất; trích sao Sổ địa chính, Sổ mục 
kê đất đai đối với từng thửa đất hoặc từng chù sử dụng đất; tổng hợp thông tin 
đất đai; sao thông tin hồ sơ địa chính vào thiết bị nhớ của máy tính, trừ các 
thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước không được phép công bố. 
4.2.2. Cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai 
4.2.2.1. Căn cứ cập nhật cơ sở dữ liệu về đất đai 
* Cơ sở dữ liệu địa chính được cập nhật theo các căn cứ sau: 
- Hồ sơ giao đất hoặc hồ sơ cho thuê đất, hồ sơ đấu giá quyền sử dụng đất, 
hồ sơ đăng ký, cấp Giấy chứng nhận được lập sau khi xây dựng cơ sở dữ liệu đất 
đai. 
- Hồ sơ thu hồi đất. 
- Hồ sơ đăng ký biến động về sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất. 
- Hồ sơ cấp đổi Giấy chứng nhận, cấp lại Giấy chứng nhận bị mất; đính 
chính nội dung ghi trên Giấy chứng nhận đã cấp. 
- Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập mới hoặc 
điều chỉnh địa giới hoặc đổi tên đơn vị hành chính liên quan đến thửa đất, tài sản 
gắn liền với đất. 
152 
* Cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai được cập nhật, chỉnh lý bổ sung 
theo kết quả thống kê, kiểm kê đất đai đã được cơ quan có thẩm quyền phê 
duyệt, công bố. 
* Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất được cập nhật, chỉnh lý theo kết quả 
điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất trong kỳ hoặc kết quả lập quy hoạch sử dụng 
đất của kỳ tiếp theo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 
* Cơ sở dữ liệu giá đất được cập nhật, chỉnh lý về những thay đổi theo các 
căn cứ sau: 
- Bảng giá đất đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, công bố. 
- Hồ sơ giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử dụng đất. 
- Hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất. 
- Văn bản điều chỉnh giá thuê đất. 
4.2.2.2. Mức độ, tần suất thực hiện cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai 
- Đối với cơ sở dữ liệu địa chính, việc cập nhật, chỉnh lý thông tin được 
thực hiện liên tục, thường xuyên ngay trong quá trình giải quyết thủ tục hành 
chính về đất đai đối với mỗi truờng hợp và phải được hoàn thành trước khi trao 
Giấy chứng nhận cho người được cấp Giấy chứng nhận. 
- Đối với cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai được tổng hợp trong quá 
trình thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai theo định kỳ và được cập nhật chính 
thức vào cơ sở dữ liệu trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày được cơ quan có thẩm 
quyền phê duyệt, công bố. 
- Đối với cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất được cập nhật, chỉnh lý trong 
thời hạn 10 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 
- Đối với cơ sở dữ liệu giá đất được cập nhật, chỉnh lý trong thời hạn 10 
ngày kể từ ngày bảng giá đất, hồ sơ giao đất, cho thuê đất, đấu giá quyền sử 
dụng đất, hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất được thực hiện. 
4.2.2.3. Trách nhiệm kiểm tra việc cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai 
Các đơn vị làm nhiệm vụ xây dựng, tích hợp cơ sở dữ liệu theo đơn vị hành 
chính cấp xã phải có trách nhiệm kiểm tra, rà soát lại toàn bộ thông tin đã được 
phát hiện, chỉnh sửa và cập nhật vào hiện trạng hồ sơ địa chính trước khi nhập 
chính thức vào cơ sở dữ liệu đất đai. Kết quả cập nhật phải cho phép các biến 
động tiếp theo được thực hiện trực tiếp trên hệ thống cơ sở dữ liệu ngay sau khi 
sản phẩm được nghiệm thu và đưa vào vận hành tại Văn phòng đăng ký quyền 
sử dụng đất các cấp. 
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh, Văn phòng đăng ký quyền 
sử dụng đất cấp huyện vận hành bản sao cơ sở dữ liệu tổ chức kiểm tra thường 
xuyên đối với cơ sở dữ liệu địa chính và cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đã 
được cập nhật. Tỷ lệ kiểm tra tối thiểu 10% số trường hợp cập nhật, chỉnh lý. 
153 
5. Một số tình huống trong đăng ký, thống kê đất đai 
5.1. Tình huống trong đăng ký đất đai và tài sản gắn liền với đất 
5.1.1. Câu hỏi thảo luận 
Câu 1: 
Nêu thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản 
gắn liền với đất lần đầu? Trách nhiệm của UBND phường, thị trần trong việc 
thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản 
gắn liền với đất. 
Câu 2: 
Cho biết thủ tục đăng ký biến động đất đai cho trường hợp chuyển quyền 
sử dụng đất? UBND phường, thị trấn có trách nhiệm gì trong công tác đăng ký 
biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất? 
Câu 3: 
Anh (chị) cho biết: 
- Thành phần của hồ sơ địa chính 
- Trách nhiệm của UBND phường, thị trấn trong việc lập, chỉnh lý hồ sơ 
địa chính? 
Câu 4: 
Trách nhiệm của UBND phường, thị trấn trong quá trình thực hiện thống 
kê, kiểm kê đất đai? 
Câu 5: 
Trình bày phương pháp thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai 
5.1.2. Bài tập tình huống 
Tình huống 1: 
Hộ ông Trần Văn Mạnh ở thị trấn A huyện B tỉnh K từ năm 1962 khi tham 
gia vào hợp tác xã nông nghiệp X, được hợp tác xã chia cho 540 m2 đất 5% 
(thuộc quỹ đất phát triển kinh tế gia đình). Thửa đất thuộc tờ bản đồ số 2, thửa 
số 40 và mục đích sử dụng: đất chuyên trồng lúa nước, thửa đất bên cạnh thửa 
đất ở của gia đình. Năm 1982 gia đình ông xây dựng nhà ở trên thửa đất trên. 
Hiện nay thửa đất gia đình đang sử dụng, không có tranh chấp, phù hợp với quy 
hoạch đã phê duyệt. 
Theo tình huống trên anh (chị) hãy cho biết 
- Mục đích sử dụng của thửa đất có được công nhận là mục đích đất ở 
không? Vì sao? 
- Gia đình ông Mạnh muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 
cho thửa đất trên vậy ông cần phải làm những thủ tục gì để được cấp giấy chứng 
nhận? 
154 
Tình huống 2: 
Hộ ông Nguyễn Xuân Thành ở phường K thị xã D tỉnh N. Năm 1988 được 
nhà nước giao cho thửa đất số 12, tờ bản đồ số 10, diện tích 160 m2, để ông làm 
nhà ở. Năm 1995 khi đo đạc lại, thửa đất của hộ ông có diện tích 190 m2 tăng 30 
m
2 so Với giấy tờ giao đất. Hiện nay thửa đất gia đình đang sử dụng không có 
tranh chấp. 
Anh (chị) hãy cho biết cách xử lý tình huống trên. Nếu gia đình ông Thành 
được cấp giấy chứng nhận thì gia đình ông cần thực hiện những thủ tục gì? 
Tình huống 3: 
Hộ ông Mai Xuân Hải ở Phường Q thị xã M tỉnh H được thừa kế thửa số 
100, tờ bản đồ số 09 diện tích 540, thửa đất có nhà ở nhưng bản đồ 299 ghi thửa 
đất trên là đất vườn (đất trồng cây lâu năm khác). Khi cấp giấy chứng nhận 
quyền sử dụng đất năm 1994, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi là đất 
vườn. 
Căn cứ vào tình huống trên anh (chị) hãy cho biết 
- Hộ ông Hải khi cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu 
nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có chuyển mục đích sử dụng thành đất ở 
được không? 
- Nếu chuyển được. hãy cho biết thủ tục thực hiện chuyển đổi mục đích cho 
trường hợp trên? 
Tình huống 4: 
Ông Hoàng Công Tuấn ở phường Q thị xã P tỉnh H, năm 1981 có mua một 
thửa đất số 10, tờ bản đồ số 12, diện tích 360 m2, mục đích sử dụng là đất ở. Hai 
bên chỉ viết giấy tờ tay và có xác nhận của UBND xã. Đến năm 1990 ông Tuấn 
cho con trai tên là Hoàng Công Mong không viết giấy tờ gì nhưng để lại giấy tờ 
viết tay đã làm năm 1981. Năm 1998 ông Mong chuyển nhượng thửa đất cho 
ông: Nguyễn Văn Toàn, hai bên viết giấy tay và trao lại giấy viết tay năm 1981 
cho ông Toàn. Hỏi: 
- Ông Toàn có đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không? 
- Ông Toàn muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở 
hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì ông Toàn phải thực hiện thủ tục 
như thế nào? 
Tình huống 5: 
Hộ ông Cao Xuân Thành ở thị trấn N huyện K tỉnh Z chuyển nhượng toàn 
bộ thửa đất số 15 tờ bản đồ số 5, diện tích 250 m2 cho ông Nguyễn Văn Khai, 
người cùng khối. Thửa đất này có trên bản đồ 299 và có tên ông Thành trong sổ 
địa chính. Hỏi hồ sơ chuyển nhượng gồm những loại giấy tờ gì? Cho biết trình 
tự thực hiện? 
155 
Tình huống 6: 
Hộ ông: Mai Văn Đông ở phường X thị xã Y tỉnh K có một thửa đất số 42 
tờ bản đồ số 18 diện tích 560 m2 đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng 
đất. Ông sinh được 6 người con: 3 trai, 3 gái. Đến nay các con ông đều có gia 
đình, ông muốn chia thửa đất trên thành 4 phần, 3 phần cho 3 người con trai, 
một phần của ông. Hỏi: 
- Việc ông Đông phân chia tài sản như trên có phù hợp với pháp luật 
không? Nếu được, hãy cho biết trình tự, thủ tục tặng cho của ông Đông? 
Tình huống 7: 
Hộ ông Nguyễn Thành Nam ở phường A thị xã B tỉnh K có một thửa đất số 
20 tờ bản đồ số 10 diện tích 200 m2 có mục đích trồng cây lâu năm khác, thửa 
đất này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nay ông muốn chuyển 
mục đích sử dụng thành đất ở. Hỏi: 
- Trường hợp trên có phải xin phép chuyển mục đích hay không xin phép 
chuyển mục đích? 
- Hãy cho biết trình tự thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất của hộ ông 
Nam? 
Tình huống 8: 
 Số liệu của một thị trấn X huyện K tỉnh Y được thể hiện ỏ bảng sau: 
Tờ bản đồ số 01: 
STTT 
đất 
Họ và tên 
Diện tích 
(m
2
) 
Mục đích sử dụng 
1 Hộ ông Nguyễn Văn Lan 1584.2 LUC 
4 Nhà văn hóa khối 1 450,0 DVH 
3 Hộ bà Trần Thị Mai 650,0 ODT = 150 m2, LNK =500 m2 
6 Hộ ông Lê Văn Hùng 487,5 LUK 
2 Hộ bà Mai Thị Mơ 
Hộ ông Trần Văn Ngọc 
12546,2 TSN 
5 Đất chưa sử dụng 256,0 BCS 
Hãy vào sổ mục kê đất đai cho các trường hợp trên? 
Tình huống 9: 
Số liệu về đất đai của hộ ông Nguyễn Xuân Hương ở thị trấn Q huyện M 
tỉnh K đang sử dụng như sau: 
Số tờ 
bản đồ 
Số thửa 
đất 
Diện tích 
(m
2
) 
Mục đích 
sử dụng 
Nguồn gốc 
Thời hạn 
SD 
Ghi chú 
1 20 1235 LUK DG-KTT 1/6/2025 Đã cấp GCN 
156 
Số tờ 
bản đồ 
Số thửa 
đất 
Diện tích 
(m
2
) 
Mục đích 
sử dụng 
Nguồn gốc 
Thời hạn 
SD 
Ghi chú 
4 15 458 LUC Đất thuê Đất công ích 
3 120 200 ODT DG-CTT Lâu dài Đã cấp GCN 
 Anh (chị) hãy lập sổ địa chính cho trường hợp trên. 
Tình huống 10: 
Số liệu đất đai của thị trấn X huyện K tỉnh Y năm 2013 được thể hiện ở 
bảng sau: 
Tờ bản đồ số 02: 
STTT 
đất 
Họ và tên 
Diện tích 
(m
2
) 
Mục đích sử dụng 
1 Hộ ông Nguyễn Văn Lan 1584.2 LUC 
4 Nhà văn hóa khối 1 450 DVH 
3 Hộ bà Trần Thị Mai 650 ODT = 200 m2, LNK=450 m2 
6 Hộ ông Lê Văn Hùng 487,5 LUK 
2 Hộ bà Mai Thị Mơ 
Hộ ông Trần Văn Ngọc 
12546,2 TSN 
5 Chưa sử dụng 256 BCS 
7 Ông Nguyễn Xuân Mạnh 176 ODT 
Trong năm 2014 đã có biến động như sau: 
- Thửa đất số 7 ông Mạnh đã chuyển nhượng toàn bộ thửa đất cho hộ ông: 
Nguyễn Mạnh Tùng 
- Thửa đất số 3 bà Mai cho con trai là Lê Văn Lợi 250 m2 (ODT = 100 m2; 
LNK =150 m
2
). 
Từ số liệu trên anh (chị) hãy thực hiện: 
- Lập sổ mục kê đất đai. 
- Chỉnh lý sổ muc kê cho trường hợp nêu trên. 
5.2. Tình huống trong thống kê, kiểm kê đất đai. 
Số liệu thu thập được tổng hợp ở thị trấn A huyện B tỉnh K được thể hiện ở 
bảng sau: 
DT (ha) 
Mục đích 
sử dụng) 
Đối tượng sử dụng, 
quản lý 
DT (ha) 
Mục đích 
sử dụng 
Đối tượng sử dụng, 
quản lý 
252.7 LUC GDC=210, UBS= 224.8 LNK GDC=197, UBQ= 
135.6 LUK GDC=112, UBQ= 67 BHK GDC 
1.5 TSC UBS 158 NHK GDC=120, UBQ= 
157 
DT (ha) 
Mục đích 
sử dụng) 
Đối tượng sử dụng, 
quản lý 
DT (ha) 
Mục đích 
sử dụng 
Đối tượng sử dụng, 
quản lý 
2.6 SKC TKT 580 RPT TKH=340, UBQ= 
45.5 RSK TKH 0.8 DYT Trạm y tế thị trấn 
5.3 DRA TKH 14.6 TSN GDC =4.6; UBS = 
14.5 SKX TKT 25.0 DGT UBQ=15, TKQ=10 
47.6 BCS UBQ 126 DCS UBQ 
0.6 DVH Nhà văn hóa thị trấn 0.4 TIN Nhà thờ họ 
1.1 Nhà thờ tôn giáo khối 5 + 6 2.4 NTD UBND thị trấn 
44.5 COC; UBS = 20; TKT=? 12 SKS TKT = 8; GDC =4 
Hãy thực hiện lập biểu 02-TKĐĐ; 03-TKĐĐ và 01-TKĐĐ 
158 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Luật Đất đai 2013. 
2. Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ 
quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai 2013. 
3 .Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định 
về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn 
liền với đất. 
4 .Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19 tháng 5 năm 2014 quy định 
về Hồ sơ địa chính. 
5 .Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 quy định 
về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 
6 .Thông tư số 34/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 06 năm 2014 quy định 
về xây dựng, quản lý, khai thác hệ thống thông tin đất đai 
7 .Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT ngày 24 tháng 04 năm 2013 quy định 
về xây dựng xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai. 

File đính kèm:

  • pdfchuyen_de_3_dang_ky_thong_ke_dat_dai_va_co_so_du_lieu_dat_da.pdf