Chương trình Giáo dục Đại học ngành Công nghệ dệt, may

* Về kiến thức:

- Kiến thức Lý luận chính trị, khoa học cơ bản: Nắm vững kiến thức cơ bản về

khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học chính trị, pháp luật; có trình độ CNTT và

ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc.

- Kiến thức Chuyên môn: Nắm vững kiến thức cơ bản về ngành CNDM, có khả

năng nghiên cứu, tìm hiểu xu hướng mốt, sử dụng phương pháp đồ họa trên giấy và phần

mềm tin học để sáng tác sản phẩm thời trang; có khả năng thiết kế trang phục từ sản phẩm

đơn giản đến sản phẩm nâng cao; vận dụng các phương pháp thiết kế quần áo để hoàn2

thiện bộ mẫu sản xuất trong may công nghiệp; có khả năng xây dựng tài liêu kỹ thuật, tổ

chức quản lý sản xuất, thiết kế và điều hành dây chuyền may; có khả năng xây dựng được

quy trình công nghệ gia công sản phẩm, phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng sản

phẩm, có khả năng vận dụng kiến thức đào tạo vào thực tế công tác; có năng lực tự nghiên

cứu và điều hành các hoạt động chuyên ngành CNDM; có khả năng tiếp thu và phát triển

các sản phẩm mới, khả năng làm việc nhóm, sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

* Về kỹ năng

- Kỹ năng cứng:

Có kỹ năng tay nghề cơ bản trong các lĩnh vực: Thiết kế theo phương pháp tính toán,

thiết kế trên manơcanh, phần mềm chuyên ngành để hoàn thiện bộ mẫu sản xuất trong

may công nghiệp; đọc hiểu, xây dựng tài liệu kỹ thuật; Thực hiện chính xác và đầy đủ quy

trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm trong sản xuất may công nghiệp; Thực hiện

quy trình công nghệ gia công các sản phẩm quần áo thông dụng và sản phẩm thời trang

trong may công nghiệp.

- Kỹ năng mềm:

Kỹ năng lập luận phân tích, phát hiện và giải quyết vấn đề trong quá trình sản xuất

may công nghiệp, kinh doanh

Ứng dụng tin học văn phòng, tin học chuyên ngành và tiếng anh giao tiếp vào các

công việc trong lĩnh vực Dệt may

Chương trình Giáo dục Đại học ngành Công nghệ dệt, may trang 1

Trang 1

Chương trình Giáo dục Đại học ngành Công nghệ dệt, may trang 2

Trang 2

Chương trình Giáo dục Đại học ngành Công nghệ dệt, may trang 3

Trang 3

Chương trình Giáo dục Đại học ngành Công nghệ dệt, may trang 4

Trang 4

Chương trình Giáo dục Đại học ngành Công nghệ dệt, may trang 5

Trang 5

Chương trình Giáo dục Đại học ngành Công nghệ dệt, may trang 6

Trang 6

Chương trình Giáo dục Đại học ngành Công nghệ dệt, may trang 7

Trang 7

Chương trình Giáo dục Đại học ngành Công nghệ dệt, may trang 8

Trang 8

Chương trình Giáo dục Đại học ngành Công nghệ dệt, may trang 9

Trang 9

Chương trình Giáo dục Đại học ngành Công nghệ dệt, may trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 50 trang baonam 8600
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chương trình Giáo dục Đại học ngành Công nghệ dệt, may", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chương trình Giáo dục Đại học ngành Công nghệ dệt, may

Chương trình Giáo dục Đại học ngành Công nghệ dệt, may
 BỘ CÔNG THƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
KINH TẾ - KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP 
 CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 
 Tên chương trình : Chương trình đào tạo kỹ sư Công nghệ Dệt, may 
 Trình độ đào tạo : Đại học 
 Ngành đào tạo : Công nghệ Dệt, may Mã số: 7540204 
 Loại hình đào tạo : Chính quy 
 (Ban hành tại quyết định số 925 /ĐHKTKTCN ngày 31/12/2018 của Hiệu trưởng 
 Trường Đại học Kinh tế- Kỹ thuật Công nghiệp) 
 - Trường được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục do Bộ trưởng Bộ Giáo Dục 
 và Đào Tạo ban hàng theo quyết định số: 94/QĐ-KDCLGD ngày 29.6.2018 
 1. Mục tiêu đào tạo: 
 1.1. Mục tiêu chung 
 Đào tạo người học phát triển một cách toàn diện: 
 - Có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, có ý thức nghề nghiệp. 
 - Có thế giới quan, nhân sinh quan rõ ràng, có khả năng nhận thức, đánh giá, thực 
 hiện một số công việc liên quan tới ngành Công nghệ dệt, may. 
 - Có kiến thức chuyên môn vững vàng, kỹ năng thực hành thành thạo có khả năng 
 làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết các vấn đề chuyên môn. 
 - Đảm nhiệm các công việc của cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý, nghiên cứu phát 
 triển mẫu, kinh doanh các sản phẩm may. 
 1.2. Mục tiêu cụ thể 
 * Về kiến thức: 
 - Kiến thức Lý luận chính trị, khoa học cơ bản: Nắm vững kiến thức cơ bản về 
 khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, khoa học chính trị, pháp luật; có trình độ CNTT và 
 ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc. 
 - Kiến thức Chuyên môn: Nắm vững kiến thức cơ bản về ngành CNDM, có khả 
 năng nghiên cứu, tìm hiểu xu hướng mốt, sử dụng phương pháp đồ họa trên giấy và phần 
 mềm tin học để sáng tác sản phẩm thời trang; có khả năng thiết kế trang phục từ sản phẩm 
 đơn giản đến sản phẩm nâng cao; vận dụng các phương pháp thiết kế quần áo để hoàn 
 1 
thiện bộ mẫu sản xuất trong may công nghiệp; có khả năng xây dựng tài liêu kỹ thuật, tổ 
chức quản lý sản xuất, thiết kế và điều hành dây chuyền may; có khả năng xây dựng được 
quy trình công nghệ gia công sản phẩm, phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng sản 
phẩm, có khả năng vận dụng kiến thức đào tạo vào thực tế công tác; có năng lực tự nghiên 
cứu và điều hành các hoạt động chuyên ngành CNDM; có khả năng tiếp thu và phát triển 
các sản phẩm mới, khả năng làm việc nhóm, sử dụng hiệu quả các nguồn lực. 
 * Về kỹ năng 
 - Kỹ năng cứng: 
 Có kỹ năng tay nghề cơ bản trong các lĩnh vực: Thiết kế theo phương pháp tính toán, 
thiết kế trên manơcanh, phần mềm chuyên ngành để hoàn thiện bộ mẫu sản xuất trong 
may công nghiệp; đọc hiểu, xây dựng tài liệu kỹ thuật; Thực hiện chính xác và đầy đủ quy 
trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm trong sản xuất may công nghiệp; Thực hiện 
quy trình công nghệ gia công các sản phẩm quần áo thông dụng và sản phẩm thời trang 
trong may công nghiệp. 
 - Kỹ năng mềm: 
 Kỹ năng lập luận phân tích, phát hiện và giải quyết vấn đề trong quá trình sản xuất 
may công nghiệp, kinh doanh 
 Ứng dụng tin học văn phòng, tin học chuyên ngành và tiếng anh giao tiếp vào các 
công việc trong lĩnh vực Dệt may. 
 * Về năng lực tự chủ và chịu trách nhiệm: 
 - Có ý thức trách nhiệm công dân, thái độ và đạo đức nghề nghiệp đúng đắn; có ý 
 thức 
kỷ luật và tác phong nghề nghiệp 
 - Có kế hoạch không ngừng trau dồi và bồi dưỡng chuyên môn cho bản thân. 
 - Nắm vững nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, sẵn sàng đảm nhận mọi công việc 
 được giao. 
2. Chuẩn đầu ra 
 Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành Công nghệ Dệt, may có khả năng: 
 Mã số 
 Nội dung chuẩn đầu ra 
 CĐR 
 1. Chuẩn về kiến thức 
 Hiểu biết về thế giới quan, nhân sinh quan đúng đắn và có khả năng nhận 
 CĐR1 
 thức, đánh giá các hiện tượng một cách logic và tích cực 
 2 
 Hiểu biết và vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã 
CĐR2 
 hội, chính trị, pháp luật vào các vấn đề thực tiễn. 
CĐR3 Nắm vững kiến thức giáo dục An ninh - Quốc phòng và năng lực thể chất. 
 Có trình độ ứng dụng công nghệ thông tin cơ bản (theo thông tư liên tịch số 
CĐR4 
 17/2016/TTLT BGDĐT-BTTTT) 
 Sử dụng ngoại ngữ đạt trình độ tối thiểu tương đương bậc 3/6 theo khung 
CĐR5 năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (Theo QĐ740/QĐ-
 ĐHKTKTCN ngày 20/10/2018) 
 Vận dụng kiến thức cơ bản về nguyên phụ liệu ngành may, thiết bị may công 
 nghiệp, an toàn lao động, công nghệ sản xuất sản phẩm may, cơ sở thiết kế 
CĐR6 
 trang phục, mỹ thuật ngành may phục vụ cho quá trình công nghệ sản xuất sản 
 phẩm may trong công nghiệp. 
 Vận dụng các phương pháp thiết kế quần áo như: phương pháp tính toán, thiết 
CĐR7 kế trên manơcanh, thiết kế trên phần mềm chuyên ngành để hoàn thiện bộ 
 mẫu sản xuất trong may công nghiệp. 
 Xây dựng được quy trình công nghệ gia công sản phẩm, phương pháp kiểm 
CĐR8 
 tra, đánh giá chất lượng sản phẩm. 
 Xây dựng, khai thác tài liệu kỹ thuật đơn hàng; Tổ chức quản lý sản xuất, thiết 
CĐR9 
 kế và điều hành dây chuyền may. 
CĐR10 Phác họa, phát triển mẫu sản phẩm thời trang trong côn ... ó liên quan đến kỹ năng thực hành cơ 
bản về cắt và may quần âu, áo sơ mi theo tiêu chuẩn kỹ thuật. 
 - Hoạt động giảng dạy: Kết hợp giữa thuyết trình, làm mẫu và làm việc nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá học phần: Theo qui chế đào tạo hiện hành của Trường ĐH 
KT- KT CN trong đó có các điểm bộ phận như sau: 
 + Điểm học phần là điểm trung bình của các điểm đánh giá bộ phận trong quá trình 
giảng dạy được xác định: 
 - Điểm kiểm tra định kỳ: tính hệ số 1 – 3 đầu điểm 
 - Điểm chuyên cần – tính hệ số 1: 1 đầu điểm tính vào thời điểm kết thúc học phần 
4. Thực hành Cắt may áo Jácket Số TC: 3 
 - Phân bố thời gian học tập: 3 ( 90, 90) 
 - Học phần tiên quyết: Không có 
 44 
 - Học phần học trước: Thực tập Cắt may các bộ phận chủ yếu sơ mi, quần âu cơ bản, 
Thực tập Cắt may áo sơ mi, quần âu cơ bản 
 - Tóm tắt nội dung học phần: Thực hành cắt may jacket cơ bản là học phần thực hành 
 chuyên sâu của chương trình đào tạo đại học ngành công nghệ may. Học phần này được bố 
trí thực hiện sau học phần Thực hành cắt may sơ mi quần âu cơ bản và các học phần kiến 
thức cơ sở khác. Học phần đề cập tới những nội dung cơ bản có liên quan kỹ năng thực 
hành cơ bản về may các bộ phận của áo jăcket, cắt may áo jăcket và các sản phẩm thời trang 
đảm bảo yêu cầu chất lượng may và thời gian quy định. 
 - Hoạt động giảng dạy: Kết hợp giữa thuyết trình, làm mẫu và làm việc nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá học phần: Theo qui chế đào tạo hiện hành của Trường ĐH 
KT- KT CN trong đó có các điểm bộ phận như sau: 
 + Điểm học phần là điểm trung bình của các điểm đánh giá bộ phận trong quá trình 
giảng dạy được xác định: 
 - Điểm kiểm tra định kỳ: tính hệ số 1 – 3 đầu điểm 
 - Điểm chuyên cần – tính hệ số 1: 1 đầu điểm tính vào thời điểm kết thúc học phần 
5. Thực hành Cắt may áo Veston nam Số TC: 4 
 - Phân bố thời gian học tập: 4 (120, 120) 
 - Học phần tiên quyết: Không có 
 - Học phần học trước: Thực tập Cắt may áo Jácket 
 - Tóm tắt nội dung học phần: Thực hành cắt may bộ veston nam là học phần thực tập 
chuyên sâu của chương trình đào tạo đại học ngành công nghệ may. Học phần này được bố 
trí thực hiện sau học phần Thực hành cắt may Jacket cơ bản. Học phần trang bị cho sinh 
viên kiến thức, kỹ năng cắt may bộ veston nam theo tài liệu kỹ thuật và các yêu cầu chất 
lượng của sản phẩm. 
 - Hoạt động giảng dạy: Kết hợp giữa thuyết trình, làm mẫu và làm việc nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá học phần: Theo qui chế đào tạo hiện hành của Trường ĐH 
KT- KT CN trong đó có các điểm bộ phận như sau: 
 + Điểm học phần là điểm trung bình của các điểm đánh giá bộ phận trong quá trình 
giảng dạy được xác định: 
 - Điểm kiểm tra định kỳ: tính hệ số 1 – 4 đầu điểm 
 - Điểm chuyên cần – tính hệ số 1: 1 đầu điểm tính vào thời điểm kết thúc học phần 
6. Đồ án công nghệ may sản phẩm Số TC: 2 
 - Phân bố thời gian học tập: 2 (60, 60). 
 - Học phần tiên quyết: Không 
 - Học phần học trước: Công nghệ 4 
 45 
 - Tóm tắt nội dung học phần: Đồ án công nghệ may là học phần kiến thức ngành của 
chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ dệt,may. Học phần trang bị cho sinh viên 
các kỹ năng cơ bản về :Nghiên cứu sản phẩm mẫu và bản tiêu chuẩn kỹ thuật của sản phẩm, 
xây dựng các loại mẫu phục vụ sản xuất, xây dựng định mức phụ liệu và thời gian gia công 
sản phẩm, thiết kế chuyền may, xây dựng qui trình công nghệ sản xuất cho các công đoạn 
sản xuất chính. 
 - Hoạt động giảng dạy: Kết hợp giữa thuyết trình, làm mẫu và làm việc nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá học phần: 
 - Theo qui chế đào tạo đại học theo tín chỉ hiện hành của trường ĐH KTKTCN (đối 
với các học phần thực hành, đồ án), điểm đánh giá học phần là điểm trung bình của các 
điểm đánh giá bộ phận trong quá trình hướng dẫn dồ án, cụ thể như sau: 
 + Điểm đánh giá định kỳ: có hệ số 2. Số điểm đánh giá định kỳ là 2 điểm 
 Ghi chú: 
 Điểm đánh giá định kỳ thứ 1: do giáo viên hướng dẫn đồ án trực tiếp đánh giá 
 Điểm đánh giá định kỳ thứ 2: do giáo viên hướng dẫn đồ án trực tiếp đánh giá 
 + Điểm chuyên cần: có hệ số 2, số lần đánh giá chuyên cần là 1, thời điểm đánh giá 
vào thời điểm kết thúc học phần 
7. Thực hành sản phẩm thời trang Số TC: 4 
 - Phân bố thời gian học tập: 4 (120,120) 
 - Học phần tiên quyết: Không có 
 - Học phần học trước: Thiết kế trang phục 4, Thực tập cắt may áo sơ mi, quần âu cơ 
bản 
 - Tóm tắt nội dung học phần: Học phần rèn luyện kỹ năng thực tập tay nghề với các 
bước: 
 - Thiết kế bộ mẫu cắt một số sản phẩm thời trang bằng phương pháp mô hình ghim 
trên manocanh trên cơ sở bản vẽ mẫu sáng tác. 
 - Chọn mẫu vật liệu 
 - Rập mẫu trên vật liệu từ mẫu cứng 
 - Thực hiện công nghệ lắp ráp hoàn thiện mẫu 
 - Thử mẫu 
 - Hoạt động giảng dạy: Kết hợp giữa thuyết trình, làm mẫu và làm việc nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá học phần: Theo qui chế đào tạo hiện hành của Trường ĐH 
KT- KT CN trong đó có các điểm bộ phận như sau: 
 + Điểm học phần là điểm trung bình của các điểm đánh giá bộ phận trong quá trình 
giảng dạy được xác định: 
 46 
 - Điểm kiểm tra định kỳ: tính hệ số 1 – 4 đầu điểm 
 - Điểm chuyên cần – tính hệ số 1: 1 đầu điểm tính vào thời điểm kết thúc học phần 
10.3.2. Thực tập cuối khóa Số TC: 5 
 - Phân bố thời gian học tập: 5 ( 150, 150) 
 - Học phần tiên quyết: Không có 
 - Học phần học trước: Công nghệ chế tạo máy, Công nghệ CAD/CAM/CNC, Thực 
tập máy công cụ cơ bản và nâng cao, Thực tập bảo trì bảo dưỡng máy công nghiệp.... 
 - Tóm tắt nội dung học phần: Trang bị trang bị cho sinh viên những kiến thức về tổ 
chức, sản xuất của một doanh nghiệp May công nghiệp cụ thể. Trong quá trình thâm nhập 
vào thực tế sản xuất, SV được trực tiếp thực hiện các công việc cụ thể ở công đoạn sản xuất, 
phân tích, đánh giá đúng thực trạng của cơ sở tại các công đoạn sản xuất, từ đó tìm ra những 
vấn đề chưa phù hợp, phân tích nguyên nhân và đưa ra những giải pháp cụ thể nhằm khắc 
phục những tồn tại của cơ sở để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm đáp ứng kịp thời 
tiến độ giao hàng. 
 - Hoạt động giảng dạy: Hướng dẫn cơ bản, giám sát, phối hợp đánh giá. 
 - Phương pháp đánh giá học phần: Theo qui chế đào tạo hiện hành của Trường ĐH 
KT- KT CN trong đó có các điểm bộ phận như sau: 
 + Điểm học phần là điểm trung bình của các điểm đánh giá bộ phận trong quá trình 
giảng dạy được xác định: 
 - Điểm kiểm tra định kỳ: tính hệ số 1 – 5 đầu điểm 
 - Điểm chuyên cần – tính hệ số 1: 1 đầu điểm tính vào thời điểm kết thúc học phần 
10.3.3. Khoá luận tốt nghiệp / Các học phần thay thế KLTN 
1. Khóa luận tốt nghiệp Số TC: 9 
Các học phần thay thế khóa luận tốt nghiệp 
1. Sáng tác mẫu trên phần mềm tin học Số TC: 3 
 - Phân bố thời gian học tập: 3 (34,22, 45, 90) 
 - Học phần tiên quyết: Không có 
 - Học phần học trước: Mỹ thuật trang phục 
 - Tóm tắt nội dung học phần: Sáng tác mẫu trên phần mềm tin học là học phần cuối 
khóa của chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ may và Thiết kế thời trang. Học 
phần được bố trí giảng dạy cuối khóa, gồm những nội dung về đặc điểm, khả năng ứng dụng 
của phần mềm, các công cụ và kỹ xảo cơ bản áp dụng trong vẽ thiết kế trên máy tính của 
phần mềm Illustrator. 
 - Hoạt động giảng dạy: Kết hợp giữa thuyết trình, làm mẫu và làm việc nhóm. 
 47 
 - Phương pháp đánh giá học phần: Theo qui chế đào tạo hiện hành của Trường ĐH 
KT- KT CN trong đó có các điểm bộ phận như sau: 
 a) Điểm học phần được xác định: 
 - Điểm quá trình (chiếm tỷ trọng 40%). 
 - Điểm thi kết thúc học phần (chiếm tỷ trọng 60%) 
 b) Hình thức thi: Thi trên máy tính 
 c) Nội dung thi: Phải gồm cả nội dung giảng và nội dung tự học của sinh viên, khuyến 
khích ra đề theo hướng mở. Nội dung cần đảm bảo 70% kiến thức cơ bản và 30% kiến thức 
liên hệ vận dụng vào thực tiễn 
2. Thiết kế sản phẩm nâng cao Số TC: 3 
 - Phân bố thời gian học tập: 3(30, 30, 45, 90) 
 - Học phần tiên quyết: Không có 
 - Học phần học trước: Thiết kế trang phục 1, 2 
 - Tóm tắt nội dung học phần: Môn học này nhằm cung cấp cho sinh viên phương pháp 
thiết kế mẫu cơ sở áo nam và nữ, phương pháp phát triển mẫu mới để thiết kế các sản phẩm 
áo sơ mi, áo veston nam, nữ, áo măng tô nữ. Ngoài ra môn học cũng cung cấp cho sinh viên 
các kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tư duy hệ thống và thái độ nghề 
nghiệp cần thiết để làm việc trong ngành công nghiệp may 
 - Hoạt động giảng dạy: Kết hợp giữa thuyết trình, làm mẫu và làm việc nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá học phần: Theo qui chế đào tạo hiện hành của Trường ĐH 
KT- KT CN trong đó có các điểm bộ phận như sau: 
 a) Điểm học phần được xác định: 
 - Điểm quá trình (chiếm tỷ trọng 40%). 
 - Điểm thi kết thúc học phần (chiếm tỷ trọng 60%) 
 b) Hình thức thi: Tự luận 
 c) Nội dung thi: Phải gồm cả nội dung giảng và nội dung tự học của sinh viên, khuyến 
khích ra đề theo hướng mở. Nội dung cần đảm bảo 70% kiến thức cơ bản và 30% kiến thức 
liên hệ vận dụng vào thực tiễn 
3. Thực hành thiết kế mẫu trong may công nghiệp Số TC: 3 
 - Phân bố thời gian học tập: 3 (90, 90) 
 - Học phần tiên quyết: Không có 
 - Học phần học trước: Thiết kế trang phục 1, 2 
 - Tóm tắt nội dung học phần: Thực tập thiết kế mẫu trong may công nghiệp là học 
phần thay thế khóa luận tốt nghiệp của chương trình đào tạo đại học ngành Công nghệ dệt, 
 48 
may. Học phần trang bị các kiến thức cơ bản về kỹ thuật thiết kế các loại mẫu phục vụ SX 
các mã hàng trong may công nghiệp. 
 - Hoạt động giảng dạy: Kết hợp giữa thuyết trình, làm mẫu và làm việc nhóm. 
 - Phương pháp đánh giá học phần: Theo qui chế đào tạo hiện hành của Trường ĐH 
KT- KT CN trong đó có các điểm bộ phận như sau: 
 + Điểm học phần là điểm trung bình của các điểm đánh giá bộ phận trong quá trình 
giảng dạy được xác định: 
 - Điểm kiểm tra định kỳ: tính hệ số 1 – 3 đầu điểm 
 - Điểm chuyên cần – tính hệ số 1: 1 đầu điểm tính vào thời điểm kết thúc học phần 
11. Các nội dung đối sánh/tham chiếu 
 - Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. 
 - Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. 
 - Trường Đại học Khoa học ứng dụng Đức 
12. Hướng dẫn thực hiện: 
12.1. Nguyên tắc chung 
 - Hướng đào tạo: Chương trình đào tạo được xây dựng theo hướng ứng dụng, do vậy 
khi thực hiện chương trình cần chú ý: 
 +Theo hướng ứng dụng nhiều hơn hướng tiềm năng. 
 +Kiến thức cơ sở được rút gọn ở mức độ hợp lý. 
 +Khối kiến thức ngành sẽ được tăng lên, chủ yếu ở phần thực hành. 
 - Các căn cứ khi thực hiện chương trình: Luật giáo dục, Quy chế kèm theo quyết định 
số 408/QĐ-ĐHKTKTCN ngày 31 tháng 08 năm 2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học 
Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp; các quy định khác của Nhà nước về lĩnh vực đào tạo; các 
quy định hiện hành trong nhà trường: chế độ công tác giáo viên, quy định về tiêu chuẩn, 
quyền hạn, nhiệm vụ và hình thức xử lý đối với cán bộ, giáo viên. 
 - Nội dung khi thực hiện chương trình: Các Phòng, Khoa, Bộ môn phải thực hiện đúng 
theo chương trình đào tạo và đề cương chi tiết các học phần đã được duyệt. Nếu có những 
nội dung cần phải thay đổi, phải đề nghị Ban Giám hiệu duyệt trước khi thực hiện. 
 - Kế hoạch đào tạo và phân công giáo viên lên lớp: Phải được bố trí hợp lý về chuyên 
môn, theo đặc thù từng ngành, từng đơn vị và phải được Ban Giám hiệu duyệt trước khi 
thực hiện. 
 - Các Khoa, Bộ môn xây dựng đầy đủ bài giảng, ngân hàng dữ liệu đề thi cho toàn bộ 
các học phần và tổ chức giảng dạy theo các phương pháp mới, tích cực hoá các hoạt động 
của sinh viên, hướng dẫn sinh viên tự đọc, nghiên cứu tài liệu. 
12.2. Hướng dẫn hoạt động giảng dạy và học tập 
 49 
12.2.1. Đối với giảng viên 
 - Khi giảng viên được phân công giảng dạy một hoặc nhiều học phần cần phải nghiên 
cứu kỹ nội dung đề cương chi tiết từng học phần để chuẩn bị bài giảng và các phương tiện 
đồ dùng dạy học phù hợp; 
 - Giảng viên phải chuẩn bị đầy đủ giáo trình, tài liệu học tập cung cấp cho sinh viên 
trước một tuần để sinh viên chuẩn bị trước khi lên lớp; 
 - Tổ chức cho sinh viên các buổi thảo luận, chú trọng đến việc tổ chức học nhóm và 
hướng dẫn sinh viên làm tiểu luận, đồ án, giảng viên xác định các phương pháp truyền thụ; 
thuyết trình tại lớp, hướng dẫn thảo luận, giải quyết những vấn đề tại lớp, tại phòng thực 
hành, tại phòng thí nghiệm và hướng dẫn sinh viên viết thu hoạch; 
12.2.2. Đối với sinh viên 
 - Phải tham khảo ý kiến tư vấn của cố vấn học tập để lựa chọn học phần cho phù hợp 
với tiến độ. Phải tự nghiên cứu bài học trước khi lên lớp để dễ tiếp thu bài giảng. Phải đảm 
bảo đầy đủ thời gian lên lớp để nghe hướng dẫn bài giảng của giảng viên. Tự giác trong việc 
tự học và tự nghiên cứu, đồng thời tích cực tham gia học tập theo nhóm, tham dự đầy đủ các 
buổi thảo luận; 
 - Chủ động, tích cực khai thác các tài nguyên trên mạng và trong thư viện của trường 
để phục vụ cho việc tự học, tự nghiên cứu và làm đồ án tốt nghiệp. Thực hiện nghiêm túc 
quy chế thi cử, kiểm tra, đánh giá. Thường xuyên tham gia các hoạt động đoàn thể, vănthể-
mỹ để rèn luyện kỹ năng giao tiếp, hiểu biết về xã hội và con người; 
12.3. Hướng dẫn thực hiện kế hoạch đào tạo 
 - Toàn bộ chương trình được thực hiện trong 4 năm, mỗi năm học được chia thành 2 
học kỳ và có thể tổ chức học tập thêm trong kỳ nghỉ hè cho một số sinh viên nếu xét thấy 
cần thiết: 
 o Học kỳ I: 21 tuần, từ khoảng 8/8 đến 31/12, bao gồm các nội dung: 
 Sinh hoạt chính trị đầu năm: 1 tuần. 
 Học tập, thi học kỳ, dự trữ: 20 tuần. 
 o Học kỳ II: 23 tuần, từ khoảng 01/01 đến 24/6, bao gồm các nội dung: 
 Nghỉ tết: 2 tuần. 
 Sinh hoạt lớp, LĐ công ích: 1 tuần. 
 Học tập, thi học kỳ, dự trữ: 20 tuần. 
 Thi lại lần 1 của học kỳ I (Được tổ chức sau khi nghỉ tết khoảng 3 tuần) 
 o Học kỳ hè: 6 tuần, từ khoảng 25/06 đến 7/8, bao gồm các nội dung: 
 Nghỉ hè. 
 Thi lại lần 1 của học kỳ II (Được tổ chức ngay đầu kỳ nghỉ hè) 
 50 
 Tổ chức học bù, học phụ đạo, học vượt ... (gọi là học kỳ hè) 
 Thi lại lần 2 của cả học kỳ I và học kỳ II (gọi là thi học kỳ hè) 
 Chú ý: 
 Học kỳ I năm học thứ nhất chỉ có 15 tuần (do thời điểm sinh viên vào khoá học 
muộn hơn so với thời điểm bắt đầu học kỳ I) 
 Học kỳ II năm học thứ tư không bố trí kỳ nghỉ hè, kế hoạch được tổ chức liên tục 
đến khi tốt nghiệp. 
 - Quy định thực hiện các học phần: 
 o Các học phần lý thuyết: Tại lớp học không quá 30 tiết/ tuần. Được chia thành các 
phần: Lý thuyết, Bài tập + Kiểm tra, Thực hành môn học. 
 o Các học phần thực hành: Tại phòng thực hành của trường và các doanh nghiệp, thời 
gian không quá 40 giờ/ tuần. 
12.4. Hướng dẫn thực hiện chế độ công tác giáo viên 
 - Căn cứ các quy định của Nhà nước: Thông tư số 47/2014/TT-BGDĐT ban hành ngày 
31 tháng 12 năm 2014 của Bộ Giáo dục và đào tạo quy định chế độ làm việc đối với giảng 
viên (thông tư có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 3 năm 2015) 
 - Căn cứ quy chế chi tiêu nội bộ số 81/QĐ-ĐHKTKTCN ban hành ngày 28 tháng 02 
năm 2018 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp. 
 Hà Nội, ngày ....... tháng....... năm 20 
 HIỆU TRƯỞNG 
 51 

File đính kèm:

  • pdfchuong_trinh_giao_duc_dai_hoc_nganh_cong_nghe_det_may.pdf