Chính sách tự chủ đại học của nhà nước và năng lực thực tế của hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam hiện nay

Tự chủ đại học không chỉ là một xu hướng phát triển tất yếu, mà còn là nhu cầu

cấp thiết của nhiều các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, quá trình

xây dựng mô hình quản trị theo cơ chế tự chủ trong giáo dục đại học phải tuân thủ một

số nguyên tắc khoa học và điều kiện thực tiễn nhất định. Tất cả các nguyên tắc này đều

đã được đề cập trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về tự

chủ đại học bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau, nhưng về cơ bản có thể được

tóm gọn lại trong 5 yếu tố cụ thể, gồm: 1) tự chủ mục tiêu, sứ mệnh, và nhiệm vụ, 2)

tự chủ học thuật, 3) tự chủ về cơ cấu tổ chức và nhân sự, 4) tự chủ tài chính, và 5) tự

chủ cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo. Mặc dù vẫn còn không ít vấn đề

cần phải được tiếp tục cập nhật và bổ sung, nhưng hệ thống các cơ chế, chính sách, và

quy định của phát luật Việt Nam về tự chủ đại học đã tạo hành lang pháp lý cho quá

trình ra đời, vận hành, và phát triển của mô hình quản trị theo cơ chế tự chủ trong hệ

thống giáo dục đại học nước nhà thời gian qua. Tuy vậy, khả năng triển khai thực hiện

trong thực tế của mỗi trường đại học không chỉ một khác nhau, mà còn tương đối hạn

chế so với các quy định hiện hành của luật pháp Việt Nam định xét về tổng thể. Ngoài

các trường đại học ngoài công lập và một số trường đại học công lập có tiềm lực, phần

lớn các trường đại học còn lại của Việt Nam hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong

quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động có tính chất bước ngoặt này. Bên cạnh cơ chế

kiểm soát toàn diện của các cơ quan chủ quản và chủ sở hữu, thì hệ thống giáo dục đại

học Việt Nam được cấu thành bởi nhiều bộ phận khác nhau, nhưng đến nay vẫn chưa

có các văn bản quy định rõ ràng đối với cơ chế tự chủ của từng mô hình cụ thể này.

Thực tế đó đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về mặt

quản lý nhà nước trên lĩnh vực tự chủ đại học, nhưng bản thân các cơ sở giáo dục đại

học cũng phải phấn đấu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cụ thể của cơ chế tự chủ theo

quy định, thì người học cũng phải nâng cao năng lực tự giác, trong khi sự tham gia của

bên thứ ba ngày càng trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết.

Chính sách tự chủ đại học của nhà nước và năng lực thực tế của hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam hiện nay trang 1

Trang 1

Chính sách tự chủ đại học của nhà nước và năng lực thực tế của hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam hiện nay trang 2

Trang 2

Chính sách tự chủ đại học của nhà nước và năng lực thực tế của hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam hiện nay trang 3

Trang 3

Chính sách tự chủ đại học của nhà nước và năng lực thực tế của hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam hiện nay trang 4

Trang 4

Chính sách tự chủ đại học của nhà nước và năng lực thực tế của hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam hiện nay trang 5

Trang 5

Chính sách tự chủ đại học của nhà nước và năng lực thực tế của hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam hiện nay trang 6

Trang 6

Chính sách tự chủ đại học của nhà nước và năng lực thực tế của hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam hiện nay trang 7

Trang 7

Chính sách tự chủ đại học của nhà nước và năng lực thực tế của hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam hiện nay trang 8

Trang 8

Chính sách tự chủ đại học của nhà nước và năng lực thực tế của hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam hiện nay trang 9

Trang 9

Chính sách tự chủ đại học của nhà nước và năng lực thực tế của hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam hiện nay trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 25 trang baonam 7480
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chính sách tự chủ đại học của nhà nước và năng lực thực tế của hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách tự chủ đại học của nhà nước và năng lực thực tế của hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam hiện nay

Chính sách tự chủ đại học của nhà nước và năng lực thực tế của hệ thống giáo dục Đại học Việt Nam hiện nay
 315 
CHÍNH SÁCH TỰ CHỦ ĐẠI HỌC CỦA NHÀ NƯỚC VÀ NĂNG LỰC 
THỰC TẾ CỦA HỆ THỐNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY 
Nguyễn Mậu Hùng 
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 
Tóm tắt 
Tự chủ đại học không chỉ là một xu hướng phát triển tất yếu, mà còn là nhu cầu 
cấp thiết của nhiều các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, quá trình 
xây dựng mô hình quản trị theo cơ chế tự chủ trong giáo dục đại học phải tuân thủ một 
số nguyên tắc khoa học và điều kiện thực tiễn nhất định. Tất cả các nguyên tắc này đều 
đã được đề cập trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam về tự 
chủ đại học bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau, nhưng về cơ bản có thể được 
tóm gọn lại trong 5 yếu tố cụ thể, gồm: 1) tự chủ mục tiêu, sứ mệnh, và nhiệm vụ, 2) 
tự chủ học thuật, 3) tự chủ về cơ cấu tổ chức và nhân sự, 4) tự chủ tài chính, và 5) tự 
chủ cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo. Mặc dù vẫn còn không ít vấn đề 
cần phải được tiếp tục cập nhật và bổ sung, nhưng hệ thống các cơ chế, chính sách, và 
quy định của phát luật Việt Nam về tự chủ đại học đã tạo hành lang pháp lý cho quá 
trình ra đời, vận hành, và phát triển của mô hình quản trị theo cơ chế tự chủ trong hệ 
thống giáo dục đại học nước nhà thời gian qua. Tuy vậy, khả năng triển khai thực hiện 
trong thực tế của mỗi trường đại học không chỉ một khác nhau, mà còn tương đối hạn 
chế so với các quy định hiện hành của luật pháp Việt Nam định xét về tổng thể. Ngoài 
các trường đại học ngoài công lập và một số trường đại học công lập có tiềm lực, phần 
lớn các trường đại học còn lại của Việt Nam hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong 
quá trình chuyển đổi mô hình hoạt động có tính chất bước ngoặt này. Bên cạnh cơ chế 
kiểm soát toàn diện của các cơ quan chủ quản và chủ sở hữu, thì hệ thống giáo dục đại 
học Việt Nam được cấu thành bởi nhiều bộ phận khác nhau, nhưng đến nay vẫn chưa 
có các văn bản quy định rõ ràng đối với cơ chế tự chủ của từng mô hình cụ thể này. 
Thực tế đó đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về mặt 
quản lý nhà nước trên lĩnh vực tự chủ đại học, nhưng bản thân các cơ sở giáo dục đại 
học cũng phải phấn đấu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cụ thể của cơ chế tự chủ theo 
quy định, thì người học cũng phải nâng cao năng lực tự giác, trong khi sự tham gia của 
bên thứ ba ngày càng trở nên thiết yếu hơn bao giờ hết. 
Từ khóa: chính sách, tự chủ đại học, năng lực thực tế, hệ thống giáo dục đại 
học, Việt Nam 
Abstract 
State’s policies on university autonomy and the actual capacity of 
Vietnsm’s current higher education system 
University autonomy is not only an inevitable development trend, but also an 
urgent need of many Vietnam’s current higher education institutions. However, the 
process of building the governance model according to the autonomy mechanism in 
higher education must comply with a certain number of scientific principles and 
practical conditions. All of these principles have been mentioned in Vietnam’s system 
of legal documents on university autonomy in various forms and degrees, but they can 
basically be summarized in 5 elements, including: 1) autonomy in goal, mission, and 
 316 
task, 2) academic autonomy, 3) autonomy in organization and personnel, 4) financial 
autonomy, and 5) autonomy in facility and equipment for training. Although there are 
still many issues that need to be further updated and supplemented, the system of 
mechanisms, policies, and regulations of Vietnam’s law on university autonomy has 
created a legal corridor for the birth, operation, and development of the governance 
model according to the autonomy mechanism in the national higher education system 
in recent years. However, the implementation capacity of each university is in practice 
not only different, but also relatively limited compared to the current provisions of 
Vietnam’s law in general. In addition to non-public universities and a number of 
potential public universities, most of Vietnam’s remaining universities are facing a 
number of difficulties in this turning-point transformation of the operational model. 
Apart from the comprehensive control mechanism of the governing bodies and 
owners, Vietnam’s higher education system is constructed by several different 
components, but there have so far been no clear legal documents and regulations for 
the autonomy mechanism of each of these particular models. That fact requires further 
improvements of the system of legal documents in terms of state management in the 
field of higher university autonomy, but higher education institutions themselves must 
strive to fully satisfy the specific standards of autonomy mechanism in accordance 
with regulations, learners must also enhance their self-awareness, while third-party 
participation become more increasingly essential than ever. 
Keywords: policy, university autonomy, actual capacity, higher education 
system, Vietnam 
1.  ...  đại học vùng đầu tiên trong những năm 1993-1995 và hoàn thiện dần 
dần cho đến Luật Giáo dục năm 2019. Mặc dù vẫn còn không ít vấn đề cần phải được 
tiếp tục nghiên cứu, sửa chữa, và bổ sung, nhưng hệ thống các cơ chế, chính sách, và 
quy định của Việt Nam về tự chủ đại học đã tạo hành lang pháp lý cho quá trình ra đời, 
vận hành, và phát triển của mô hình quản trị theo cơ chế tự chủ trong hệ thống giáo 
dục đại học Việt Nam trong gần 3 thập kỷ qua. Tuy vậy, năng thực tế, tiềm lực vốn có, 
và khả năng triển khai thực hiện trong thực tế của các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam 
không chỉ rất khác xa nhau, mà còn tương đối hạn chế so với luật định xét về tổng thể. 
Ngoài các trường đại học ngoài công lập thực hiện cơ chế tự chủ về tài chính, cơ sở 
vật chất và trang thiết bị phục vụ đào tạo, và cơ cấu tổ chức và nhân sự ngay từ đầu 
cũng như một số trường đại học công lập có tiềm lực đã bước đầu thực hiện thành 
công mô hình quản trị theo cơ chế tự chủ, phần lớn các trường đại học công lập còn lại 
của Việt Nam hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi mô hình 
hoạt động có tính chất bước ngoặt này. Điều đó có nghĩa là mặc dù hành lang pháp lý 
đã sẵn sàng, nhưng tự chủ đại học trong thực tế không phải là câu chuyện ngày một 
ngày hai của cả một hệ thống. Bên cạnh truyền thống chưa muốn cởi trói của một số 
cơ quan chủ quản và chủ sở hữu, thì năng lực thực tế của không ít cơ sở giáo dục đại 
học của Việt Nam hiện nay chưa thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu tự chủ đại học theo 
quy định bằng nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Trong khi hệ thống giáo dục đại 
học Việt Nam được cấu thành bởi nhiều bộ phận khác nhau, thì cho đến nay vẫn chưa 
có các văn bản quy định rõ ràng đối với cơ chế tự chủ đối với từng mô hình cụ thể này. 
Thực tế đó đòi hỏi ngoài việc hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về 
mặt quản lý nhà nước, thì các cơ quan chủ quản và chủ sở hữu cũng cần xác định một 
 335 
mối quan hệ rõ ràng trong mô hình quản trị theo cơ chế tự chủ đối với các chính các bộ 
phận cấu thành của mình theo nguyên tắc chức năng và nhiệm vụ. Cùng lúc đó, bản 
thân các cơ sở giáo dục đại học cũng phải phất đấu đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn cụ 
thể của cơ chế tự chủ theo quy định và từng bước khẳng định năng lực thực tế của 
mình trên bản đồ giáo dục đại học trong cũng như ngoài nước để triển khai mô hình 
quản trị theo cơ chế tự chủ một cách lâu dài và bền vững. Tuy nhiên, năng lực tự giác, 
tự chủ động, và tự chịu trách nhiệm của người học cũng là một yếu tố không thể thiếu, 
trong khi sự tham gia của bên thứ ba ngày càng đóng một vai trò ngày càng quan trọng 
trong mô hình quản trị theo cơ chế tự chủ của các trường đại học. Trong bối cảnh đó, 
tăng cường khả năng năng giải quyết việc làm của nền kinh tế, xây dựng mô hình đại 
học nghiên cứu, và chấp nhận sự giám sát của bên thứ ba là các nhân tố có tính chất 
quyết định cho thành công của mô hình quản trị theo cơ chế tự chủ của các trường đại 
học Việt Nam trong thời gian tới. Mặc dù vậy, không bao giờ được phép nhầm lẫn 
giữa mục tiêu phục vụ cộng đồng của hệ thống giáo dục đại học tự chủ theo đúng bản 
chất của nó với mô hình quản trị theo cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hạ Anh (2019), 2 đại học Việt Nam lọt tốp 1.000 bảng xếp hạng uy tín thế giới, 
trong: https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/2-dai-hoc-viet-nam-lot-top-1-
000-bang-xep-hang-uy-tin-the-gioi-566880.html (truy cập ngày 3 tháng 3 năm 
2020). 
2. Nguyệt Anh (2018), Ngân sách cho giáo dục còn nhiều bất cập?, trong: 
https://baoquocte.vn/ngan-sach-cho-giao-duc-con-nhieu-bat-cap-81691.html (truy 
cập ngày 4 tháng 3 năm 2020). 
3. Hoàng Bách (2019), Hơn 100.000 cử nhân thất nghiệp và sự lãng phí tiền bạc, tuổi trẻ, 
trong: https://news.zing.vn/hon-100000-cu-nhan-that-nghiep-va-su-lang-phi-tien-
bac-tuoi-tre-post1000476.html (truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2020). 
4. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1993, ngày 14 tháng 1), Nghị quyết về tiếp tục 
đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo, Số: 04-NQ/HNTW, ngày 14 tháng 1 năm 
1993, Hà Nội. 
5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2013, ngày 4 tháng 11), Nghị quyết về đổi mới 
căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện 
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội 
nhập quốc tế, Số: 29-NQ/TW, ngày 4 tháng 11 năm 2013. 
6. Lê Văn Bình và Hoàng Văn Liêm (2019), Giải pháp hoàn thiện cơ chế tự chủ tài 
chính tại Đại học Huế, Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Kinh tế và Phát triển, Tập 
128, Số 5A, 2019, tr. 177-178 (169-185). 
7. Chính phủ (1993, ngày 10 tháng 12), Nghị định của Chính phủ về việc thành lập 
đại học quốc gia Hà Nội, Số: 97/CP. ngày 10 tháng 12 năm 1993, Hà Nội. 
8. Chính phủ (1994, ngày 4 tháng 4), Nghị định của Chính phủ Số 30-CP ngày 4-4-
1994 về việc thành lập Đại học Huế, Số: 30-CP, ngày 4 tháng 4 năm 1994, Hà 
Nội. 
 336 
9. Chính phủ (1994, ngày 4 tháng 4), Nghị định của Chính phủ Số 31-CP ngày 4-4-
1994 về việc thành lập Đại học Thái Nguyên, Số: 31-CP, ngày 4 tháng 4 năm 
1994, Hà Nội. 
10. Chính phủ (1994, ngày 4 tháng 4), Nghị định của Chính phủ Số 32-CP ngày 4-4-
1994 về việc thành lập Đại học Đà Nẵng, Số: 32-CP, ngày 4 tháng 4 năm 1994, 
Hà Nội. 
11. Chính phủ (1995, ngày 27 tháng 1), Nghị định Chính phủ Số: 16/CP ngày 27 
tháng 1 năm 1995 về việc thành lập đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 
Số: 16-CP, ngày 27 tháng 1 năm 1995, Hà Nội. 
12. Chính phủ (2014, ngày 24 tháng 10), Nghị quyết về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt 
động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập giai đoạn 2014 – 2017, Số: 
77/NQ-CP, ngày 24 tháng 10 năm 2014. 
13. Công báo (2018, ngày 22 tháng 12), Số 1135 + 1136. 
14. Đại học Huế (2016), Kế hoạch chiến lược phát triển Đại học Huế giai đoạn 2016-
2020 và tầm nhìn 2030, ban hành kèm theo Quyết định Số 1217/QĐ-ĐHH ngày 
28 tháng 9 năm 2016, Huế. 
15. Đại học Huế (2019), Đề án phát triển Đại học Huế thành đại học quốc gia, tháng 
9 năm 2019, Thừa Thiên Huế. 
16. Nguyễn Tấn Dũng (2007), Quyết định của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy 
hoạch mạng lưới các trường đại học và cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020, Số: 
121/2007/QĐ-TTg, ngày 27 tháng 7 năm 2007, Hà Nội, trong: 
 (truy cập ngày 4 
tháng 3 năm 2020). 
17. Vũ Tiến Dũng, Cao Văn Đan, Lưu Xuân Công (2019), Mở rộng cơ chế tự chủ 
đại học ở Việt Nam, trong: 
chu-dai-hoc-o-viet-nam-28271.html (truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020). 
18. Minh Giảng (2019), Báo động chất lượng đại học - Kỳ 2: Khi cử nhân dạy đại 
học, trong: https://tuoitre.vn/bao-dong-chat-luong-dai-hoc-ky-2-khi-cu-nhan-day-
dai-hoc-2019060909480538.htm (truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020). 
19. Thanh Hà (2019), Người giỏi đều tìm cách đi đào tạo ở nước ngoài, trong: 
https://tuoitre.vn/nguoi-gioi-deu-tim-cach-di-dao-tao-o-nuoc-ngoai-
20190323144323526.htm (truy cập ngày 5 tháng 3 năm 2020). 
20. Trịnh Vĩnh Hà và Trần Huỳnh (2010), Cơ sở vật chất các trường đại học, cao 
đẳng, trong: https://tuoitre.vn/co-so-vat-chat-cac-truong-dai-hoc-cao-dang-
411904.htm (truy cập ngày 4 tháng 3 năm 2020). 
21. Tăng Thu Hằng (2019), Tìm lời giải cho những tồn tại trong đầu tư giáo dục đào 
tạo nước ta, trong: 
dau-tu-giao-duc-dao-tao-nuoc-ta-n12552.html (truy cập ngày 4 tháng 3 năm 
2020). 
22. Phan Huy Hùng (2005), Thiết lập môi trường cho sự vận hành tự chủ của hệ thống 
đậi học, Tạp chí Nghiên cứu Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số 4, tr. 216-
221. 
 337 
23. Thanh Hùng (2019), Èo uột trường đại học tỉnh, trong: 
https://www.sggp.org.vn/eo-uot-truong-dai-hoc-tinh-611483.html (truy cập ngày 
28 tháng 3 năm 2020). 
24. Trần Quang Huy và Phạm Thị Bích Ngọc (2016), Học hỏi của tổ chức trong bối 
cảnh tự chủ đậi học tại Việt Nam, Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 127, tháng 4 
năm 2016, tr. 1-9. 
25. Trần Huỳnh (2019), Tỉ lệ người học đại học Việt Nam thuộc loại thấp nhất thế 
giới, trong: https://tuoitre.vn/ti-le-nguoi-hoc-dai-hoc-vn-thuoc-loai-thap-nhat-the-
gioi-20190617134102003.htm (truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2020). 
26. Đào Văn Khánh (2004), Bàn về tự chủ và phân cấp quản lý đào tạo trong trường 
đại học, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, Số 1, tr. 179-189. 
27. L.Đ (2009), Năm 2020 Việt Nam sẽ có trường Đại học nằm trong top 200 thế giới?, 
trong: https://thethaovanhoa.vn/the-gioi/nam-2020-viet-nam-se-co-truong-
dai-hoc-nam-trong-top-200-the-gioi-n2009020802011568.htm (truy cập 
ngày 3 tháng 3 năm 2020). 
28. Thùy Linh (2018), Đại học địa phương và con đường khấp khểnh khó đi, trong: 
https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/dai-hoc-dia-phuong-va-con-duong-khap-
khenh-kho-di-post186682.gd (truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2020). 
29. Đỗ Đức Minh (2018), Cơ chế quản trị đại học tự chủ và yêu cầu hoàn thiện pháp 
luật tự chủ đại học ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội: Luật 
học, Tập 34, Số 4, tr. 62-74. 
30. Nguyễn Thị Yến Nam (2013), Bước đầu tìm hiểu về quản lí tài chính trong giáo 
dục đại học theo hướng tự chủ, Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM, Số 54, tr. 
155-164. 
31. Nguyễn Thị Nguyệt (2019), Cơ chế tự chủ tài chính của những đơn vị sự nghiệp 
công lập, trong: 
chinh-cua-nhung-don-vi-su-nghiep-cong-lap-60970.htm (truy cập ngày 24 tháng 9 
năm 2019). 
32. Nguyễn Việt Phương (2019), Tăng cường tự chủ chương trình đào tạo – yếu tố 
căn bản nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học Việt Nam, Tạp chí 
Giáo dục, Số đặc biệt tháng 4 năm 2019, tr. 96-99, 123. 
33. Quốc hội (2005, ngày 14 tháng 6), Luật Giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa 
Xã hội chủ nghĩa Việt Nam Số 38/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005, ngày 14 
tháng 6 năm 2005, Hà Nội. 
34. Quốc hội (2012, ngày 18 tháng 6), Luật Giáo dục đại học, Luật số: 
08/2012/QH13, ngày 18 tháng 6 năm 2012, Hà Nội. 
35. Quốc Hội (2018, ngày 22 tháng 12), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật 
Giáo dục đại học (Luật số: 34/2018/QH14), Công báo, Số 1135 + 1136, tr. 85-86. 
36. Quốc hội (2018, ngày 19 tháng 11), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật 
Giáo dục đại học, Luật số: 34/2018/QH14, Ngày 19 tháng 11 năm 2018, Hà Nội. 
37. Quốc hội (2019, ngày 16 tháng 6), Luật Giáo dục, Luật số: 43/2019/QH14, ngày 
14 tháng 6 năm 2019, Hà Nội. 
 338 
38. Trương Thanh Quý (2019), Tự chủ trong các trường đại học công lập ở Việt 
Nam: Thách thức và giải pháp, trong: 
trong-cac-truong-dai-hoc-cong-lap-o-Viet-Nam.aspx (truy cập ngày 24 tháng 9 
năm 2019). 
39. Thanh tra Chính phủ (2015), Thông báo kết luận thanh tra Số 880/TB-TTCP về 
trách nhiệm trong việc tổ chức và thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 
25/4/2006 của Chính phủ tại Đại học Huế, Hà Nội, ngày 16 tháng 4 năm 2015. 
40. Thủ tướng Chính phủ (2003, ngày 30 tháng 7), Quyết định của Thủ tướng Chính 
phủ Số 153/2003/QĐ-TTG ngày 30 tháng 7 năm 2003 về việc ban hành “Điều lệ 
trường đại học,” Số: 153/2003/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 7 năm 2003, Hà Nội. 
41. Thủ tướng Chính phủ (2014, ngày 21 tháng 12), Điều lệ trường đại học (Ban hành 
kèm theo Quyết định Số 70/2014/QĐ-TTg ngày 10 tháng 12 năm 2014 của Thủ 
tướng Chính phủ), Công báo, Số 1075+1076. 
42. Thủ tướng Chính phủ (2014, ngày 10 tháng 12), Quyết định ban hành Điều lệ 
trường Đại học, Số: 70/2014/QĐ-TTg, ngày 10 tháng 12 năm 2014, Hà Nội. 
43. Trần Sông Thương (2018), Tự chủ tài chính giáo dục đại học và một số vấn đề đặt 
ra, trong: 
dai-hoc-va-mot-so-van-de-dat-ra-301206.html (truy cập ngày 24 tháng 9 năm 
2019). 
44. Nguyễn Thu Thủy và Trần Tú Uyên (2019), 10 năm, số lượng công bố quốc 
tế của Việt Nam tăng gần 5 lần, trong: https://dantri.com.vn/giao-duc-
khuyen-hoc/10-nam-so-luong-cong-bo-quoc-te-cua-viet-nam-tang-gan-5-
lan-20190115081238291.htm (truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2020). 
45. Trường Đại học Hoa Lư (2019), Báo cáo Thực hiện Quy chế công khai năm 
học 2018-2029 và Kế hoạch triển khai Quy chế công khai năm học 2019-
2020, trong:  
(truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020). 
46. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đại học quốc gia Hà Nội (2019), 
Báo cáo ba công khai năm học 2019-2020, Số 4874/XHNV-KHTC, ngày 24 
tháng 12 năm 2019, Hà Nội. 
47. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2019), Thông báo Công khai tài chính của 
trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 2019-2020, Hà Nội. 
48. Trường Đại học Phú Yên (2018), Công khai thông tin cơ sở vật chất của Trường 
Đại học Phú Yên, năm học 2018-2019, trong: 
khai/cong-khai-thong-tin-co-so-vat-chat-cua-truong-dai-hoc-phu-yen-nam-hoc-
2018-2019 (truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020). 
49. Trường Đại học Quảng Nam (2018), Công khai thông tin Cơ sở vật chất của 
cơ sở giáo dục đại học năm học: 2017-2018, trong: 
 (truy cập ngày 31 tháng 3 năm 
2020). 
 339 
50. Trường Đại học Quảng Nam (2019), Thông báo công khai thông tin chất lượng 
đào tạo thực tế của Trường Đại học Quảng Nam, Biểu mẫu 18A, trong: 
https://drive.google.com/file/d/12IGimBn1ThDY1t7p4n4WaIhJ1JzdDZjh/view 
(truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020). 
51. Trường Đại học Quảng Nam (2019), Thông báo công khai thông tin cơ sở 
vật chất của Trường Đại học Quảng Nam, Biểu mẫu 19-D, trong: 
https://drive.google.com/file/d/1Nyjkpt3QdE9JEk46WBCrRfxrBoSJxd7m/v
iew (truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020). 
52. Trường Đại học Quảng Nam (2019), Thông báo công khai thông tin về đội ngũ 
giảng viên cơ hữu của Trường Đại học Quảng Nam, Biểu mẫu 20-A, trong: 
https://drive.google.com/file/d/1_xGQnp4_ekQ8rSLTav_A-Rp5Q3rZRqTt/view 
(truy cập ngày 31 tháng 3 năm 2020). 
53. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (2019), Thông báo Công khai tài chính năm học 
2018-2019, tr. 2, trong: 
https://hnue.edu.vn/Portals/0/Users/haind//Bieu%20214243281525112019.pdf 
(truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2020). 
54. Nguyễn Trọng Tuấn (2018), Quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công 
lập ở nước ta hiện nay, Luận án tiến sỹ Luật học, Ngành: Luật hiến pháp và Luật 
hành chính, Mã số: 9.38.01.02, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. 
55. Lê Văn (2017), Những con số "biết nói" về giáo dục đại học Việt Nam, trong: 
https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/nhung-con-so-biet-noi-ve-giao-duc-
dai-hoc-viet-nam-389870.html (truy cập ngày 3 tháng 3 năm 2020). 
56. Lê Vân (2019), Trường đại học địa phương loay hoay tìm hướng phát triển, trong: 
https://baotintuc.vn/giao-duc/truong-dai-hoc-dia-phuong-loay-hoay-tim-huong-
phat-trien-20190728234850639.htm (truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2020). 
57. Văn phòng Chính Phủ (2018), Thông báo Kết luận của Thủ tướng Chính phủ 
Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với Đại học Huế Số 38/TB-VPCP, ngày 24 
tháng 1 năm 2018, Hà Nội. 
58. Viện Khoa học Lao động và Xã hội và Tổ chức Lao động Quốc tế (2014), Lao 
động trình độ cao - Nhân tố quyết định để phát triển bền vững đất nước - Nhân tố 
quyết định để phát triển bền vững đất nước, Bản tin tóm tắt chính sách, Số 1 năm 
2014, tr. 1-2. 
59. Đoàn Xá (2019), Đìu hiu đại học địa phương, trong: 
duc/diu-hiu-dai-hoc-dia-phuong-tintuc444584 (truy cập ngày 28 tháng 3 năm 
2020). 

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_tu_chu_dai_hoc_cua_nha_nuoc_va_nang_luc_thuc_te_c.pdf