Chính sách thuế thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Để hiện thực hóa chủ trương “phải tranh thủ các

nguồn vốn bên ngoài với mức cao nhất” của Đảng

Cộng sản Việt Nam được thông qua tại Đại hội VI,

Chính phủ, Quốc hội đã xây dựng và thông qua Luật

Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, Luật Đầu

tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội khoá VIII,

kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 29/12/1987. Luật này đã

tạo khung pháp lý cơ bản để nhà đầu tư nước ngoài

đầu tư vào Việt Nam như: Bảo đảm quyền sở hữu đối

với vốn đầu tư và các quyền lợi khác của các tổ chức,

cá nhân nước ngoài; quy định về các hình thức đầu

tư, thủ tục đầu tư, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài

- Về thuế TNDN: Trong giai đoạn cải cách thuế

bước 1 (bắt đầu từ cuối những năm 1980), DN FDI

được áp dụng thuế suất thuế phổ thông của thuế lợi

tức ở mức 25%. Trong khi đó, các DN trong nước áp

dụng các mức thuế suất thuế lợi tức 30%, 40% và 50%

tùy theo ngành nghề kinh doanh (Luật Thuế lợi tức

năm 1990). Ngoài ra, DN FDI còn được hưởng các

mức thuế suất ưu đãi 10%, 15% và 20% áp dụng đối

với các dự án khuyến khích đầu tư; được miễn thuế

lợi tức tối đa 4 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh,

giảm 50% số thuế lợi tức phải nộp tối đa trong 4 năm

tiếp theo, tùy theo ngành nghề đầu tư hoặc địa bàn

hoạt động. Trường hợp DN sử dụng lợi nhuận thu

được để tái đầu tư thì được hoàn lại số thuế lợi tức đã

nộp cho phần lợi tức sử dụng để tái đầu tư.

Chính sách thuế thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trang 1

Trang 1

Chính sách thuế thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trang 2

Trang 2

Chính sách thuế thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trang 3

Trang 3

Chính sách thuế thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trang 4

Trang 4

Chính sách thuế thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam trang 5

Trang 5

pdf 5 trang baonam 10600
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách thuế thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách thuế thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Chính sách thuế thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam
22
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THU HÚT FDI THẾ HỆ MỚI VÀO VIỆT NAM
Có thể nhận diện những thay đổi về chính sách thuế 
theo 4 giai đoạn cải cách thuế sau:
Giai đoạn cải cách thuế bước 1
Để hiện thực hóa chủ trương “phải tranh thủ các 
nguồn vốn bên ngoài với mức cao nhất” của Đảng 
Cộng sản Việt Nam được thông qua tại Đại hội VI, 
Chính phủ, Quốc hội đã xây dựng và thông qua Luật 
Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Theo đó, Luật Đầu 
tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội khoá VIII, 
kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 29/12/1987. Luật này đã 
tạo khung pháp lý cơ bản để nhà đầu tư nước ngoài 
đầu tư vào Việt Nam như: Bảo đảm quyền sở hữu đối 
với vốn đầu tư và các quyền lợi khác của các tổ chức, 
cá nhân nước ngoài; quy định về các hình thức đầu 
tư, thủ tục đầu tư, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài 
- Về thuế TNDN: Trong giai đoạn cải cách thuế 
bước 1 (bắt đầu từ cuối những năm 1980), DN FDI 
được áp dụng thuế suất thuế phổ thông của thuế lợi 
tức ở mức 25%. Trong khi đó, các DN trong nước áp 
dụng các mức thuế suất thuế lợi tức 30%, 40% và 50% 
tùy theo ngành nghề kinh doanh (Luật Thuế lợi tức 
năm 1990). Ngoài ra, DN FDI còn được hưởng các 
mức thuế suất ưu đãi 10%, 15% và 20% áp dụng đối 
với các dự án khuyến khích đầu tư; được miễn thuế 
lợi tức tối đa 4 năm kể từ khi bắt đầu kinh doanh, 
giảm 50% số thuế lợi tức phải nộp tối đa trong 4 năm 
tiếp theo, tùy theo ngành nghề đầu tư hoặc địa bàn 
hoạt động. Trường hợp DN sử dụng lợi nhuận thu 
được để tái đầu tư thì được hoàn lại số thuế lợi tức đã 
nộp cho phần lợi tức sử dụng để tái đầu tư. 
- Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Để thực hiện 
chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài, 
Khái quát chính sách thuế thu hút 
doanh nghiệp FDI đầu tư tại Việt Nam 
Thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 
(DN FDI) đầu tư tại Việt Nam là một chủ trương lớn 
của Đảng và Nhà nước ta trong suốt hơn 30 năm đổi 
mới. Cùng với các chính sách khác, chính sách thuế 
đã đóng góp tích cực trong thu hút DN FDI đầu tư 
vào Việt Nam và được điều chỉnh tùy theo điều kiện 
kinh tế - xã hội (KT-XH) cụ thể. Chính sách thuế tập 
trung chủ yếu vào thuế thu nhập DN (TNDN), thuế 
xuất khẩu, thuế nhập khẩu và các khoản thu về đất. 
CHÍNH SÁCH THUẾ THU HÚT DOANH NGHIỆP 
CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
LÊ XUÂN TRƯỜNG 
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế ở hầu hết các quốc gia, 
trong đó có Việt Nam. Để thu hút doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), có nhiều 
loại công cụ chính sách được sử dụng, trong đó có chính sách thuế. Bài viết đánh giá thực trạng 
chính sách thuế nhằm thu hút doanh nghiệp có vốn FDI tại Việt Nam. Qua đó, chỉ ra những vấn đề 
đối với chính sách thuế trong điều kiện mới và đề xuất một số khuyến nghị về chính sách nhằm thu 
hút FDI hiệu quả.
Từ khóa: Chính sách thuế, doanh nghiệp FDI, đầu tư, ưu đãi thuế, thuế suất
TAX POLICIES TO ATTRACT FDI INVESTMENT INTO VIETNAM
Le Xuan Truong
FDI plays an important role in socio-economic 
development in most countries including 
Vietnam. To attract the FDI enterprises, 
there are different policy tools to apply, 
including tax policy. The paper evaluates 
tax policy situation to attract FDI flow into 
Vietnam. Thereby, pointing out the tax policy 
issues for the new context and proposing 
recommendations to effectively attract FDI.
Keywords: Tax policy, FDI enterprise, investment, tax 
incentive, tax rate
Ngày nhận bài: 8/4/2019 
Ngày hoàn thiện biên tập: 26/4/2019 
Ngày duyệt đăng: 6/5/2019
TÀI CHÍNH - Tháng 5/2019
23
Luật Thuế Xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 1991 quy 
định một số trường hợp miễn thuế như: Tài sản cố 
định của DN FDI nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu 
để gia công hàng xuất khẩu; hàng tạm nhập tái xuất 
để dự hội chợ triển lãm; hàng nhập khẩu chuyên 
dùng phục vụ khoa học, giáo dục, đào tạo... . 
Giai đoạn cải cách thuế bước 2
Từ năm 1995, Việt Nam thực hiện cải cách thuế 
bước 2 trong bối cảnh đã mở cửa nền kinh tế với việc 
tham gia một số hiệp định thương mại tự do song 
phương và đa phương. 
- Về thuế TNDN: Theo Luật Thuế TNDN năm 1997 
có hiệu lực từ ngày 1/1/1999 đến hết năm 2003, DN 
FDI được áp dụng thuế suất phổ thông 25% trong 
khi các DN trong nước áp dụng thuế suất phổ thông 
32%. Về ưu đãi thuế, DN FDI được miễn thuế 2 năm, 
giảm 50% số thuế phải nộp trong 2 năm tiếp theo 
và có thể lên đến 4 năm nếu đạt nhiều tiêu chuẩn 
khuyến khích đầu tư. Đối với trường hợp đặc biệt 
khuyến khích đầu tư, thời gian miễn thuế cho DN 
FDI lên đến 8 năm. Nhìn chung, mức độ ưu đãi thuế 
TNDN cho DN FDI trong giai đoạn này cao hơn DN 
trong nước.
- Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Theo Luật Thuế 
Xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2005, việc ưu đãi thuế 
xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng được thực hiện 
thống nhất giữa DN trong nước với DN FDI. Định 
hướng ưu đãi thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu của 
giai đoạn này là khuyến khích nhập khẩu máy móc 
thiết bị, vật  ...  hóa
24
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THU HÚT FDI THẾ HỆ MỚI VÀO VIỆT NAM
Giai đoạn cải cách thuế bước 4
Từ năm 2011 đến nay, Chính phủ tiến hành cải 
cách thuế giai đoạn 4. Trong giai đoạn này, bối cảnh 
trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi. Việc áp 
dụng mô hình tăng trưởng dựa trên khai thác tài 
nguyên thiên nhiên, vốn và lao động chất lượng thấp, 
giá rẻ đã làm cho tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt 
Nam chậm lại. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải thay 
đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất 
lượng, đảm bảo tính bền vững. Theo đó, cải cách hệ 
thống thuế giai đoạn này hướng đến thực hiện mục 
tiêu thay đổi mô hình tăng trưởng. Cụ thể như sau:
- Về thuế TNDN: Thay đổi quan trọng nhất nhằm 
tăng khả năng cạnh tranh về thuế và thu hút đầu tư 
là chủ trương giảm thuế suất thuế TNDN phổ thông. 
Sau các lần sửa đổi, bổ sung năm 2013 và 2014, mức 
thuế suất thuế TNDN phổ thông được giảm từ 25% 
xuống 22% (từ 1/1/2014) và xuống 20% (từ 1/1/2016). 
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế 
TNDN năm 2013 đã bổ sung ưu đãi đối với đầu tư 
trong khu công nghiệp (trừ khu công nghiệp thuộc 
địa bàn có điều kiện KT-XH thuận lợi) và dự án đầu 
tư mở rộng. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 
các luật về thuế số 71/2014/QH13 có hiệu lực thi hành 
từ ngày 01/01/2015 đã bổ sung thêm một số lĩnh vực, 
ngành nghề thuộc diện ưu đãi thuế như: Trồng trọt, 
chăn nuôi, chế biến nông, lâm, thủy sản (không áp 
dụng ưu đãi đối với lĩnh vực chế biến lâm sản); sản 
xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; các dự án sản 
xuất có quy mô vốn lớn và công nghệ cao. Thay đổi 
quan trọng về ưu đãi đầu tư từ năm 2013 là chuyển 
việc ưu đãi đầu tư cho DN mới thành lập từ dự án 
đầu tư thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn ưu đãi sang ưu 
đãi cho thu nhập từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực, địa 
bàn ưu đãi đầu tư.
- Về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu: Luật Thuế Xuất 
khẩu, nhập khẩu năm 2016 tiếp tục kế thừa những 
quy định ưu đãi thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 
năm 2005 với một số sự điều chỉnh hợp lý hơn. Theo 
đó, Luật đã bổ sung thêm DN công nghệ cao, DN 
khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công 
nghệ được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, 
vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được trong 
thời hạn 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất; bổ sung 
quy định miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư, linh 
kiện nhập khẩu trong nước chưa sản xuất được để 
sản xuất, lắp ráp trang thiết bị y tế cần được ưu tiên 
nghiên cứu, chế tạo. Đặc biệt, Luật Thuế Xuất khẩu, 
thuế nhập khẩu năm 2016 đã tạo ra khung pháp lý 
đầy đủ, toàn diện, đơn giản và minh bạch về thủ tục 
hành chính cho việc thực hiện các thủ tục về thuế đối 
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Về các khoản thu đối với đất đai: Trong giai đoạn 
này, nhiều chính sách ưu đãi tài chính về đất đai 
đã được ban hành và tổ chức thực hiện, trong đó, 
đáng kể là các ưu đãi sau: (i) Giảm 50% tiền thuê 
đất trong giai đoạn từ năm 2011-2014; (ii) Điều 
chỉnh giảm tỷ lệ tính đơn giá thuê đất chung từ 
1,5% xuống còn 1%; (iii) Quy định áp dụng hệ số 
điều chỉnh giá đất trong xác định giá đất tính thu 
tiền thuê đất đối với thửa đất hoặc khu đất mà giá 
trị của diện tích tính thu tiền thuê đất tính theo 
giá đất trong Bảng giá đất dưới 30 tỷ đồng đối với 
các thành phố trực thuộc Trung ương; dưới 10 tỷ 
đồng đối với các tỉnh miền núi, vùng cao; dưới 20 
tỷ đồng đối với tỉnh còn lại; (iv) Chính phủ đã ban 
hành Nghị định số 35/2017/NĐ-CP ngày 03/4/2017 
quy định thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, 
thuê mặt nước trong Khu kinh tế, Khu công nghệ 
cao với những ưu đãi cao hơn mức ưu đãi của các 
dự án đầu tư thường.
Những tác động tích cực
Trong giai đoạn đầu của thời kỳ đổi mới, chính 
sách ưu đãi thuế đã thu hút mạnh mẽ các nhà đầu tư 
nước ngoài đầu tư vào Việt Nam với thuế suất thuế 
TNDN rất cạnh tranh so với các nước trên thế giới ở 
giai đoạn đó và các ưu đãi về thuế suất và miễn thuế, 
giảm thuế có thời hạn với các lĩnh vực và địa bàn 
khuyến khích đầu tư.
Sau khi điều chỉnh từ cải cách thuế bước 3 trở 
đi, chính sách thuế đã tạo môi trường pháp lý bình 
đẳng trong sản xuất kinh doanh để cùng cạnh tranh 
và phát triển giữa DN trong nước và DN FDI, qua 
đó, góp phần thu hút cả vốn đầu tư trong nước và 
vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy xuất khẩu, tạo 
nền tảng cho tăng trưởng kinh tế, tạo ra nhiều công 
ăn việc làm và nâng cao đời sống nhân dân. Theo 
Thành Chung (2019), lũy kế đến ngày 20/1/2019, 
cả nước có 27.463 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng 
vốn đăng ký khoảng 343 tỷ USD và tổng vốn thực 
hiện hơn 192 tỷ USD. Tỷ trọng vốn FDI trong tổng 
vốn đầu tư phát triển toàn xã hội duy trì ở mức 
khoảng 18-25% trong giai đoạn 1991 - 2018. Báo cáo 
năm 2017 của Tổ chức Thương mại và Phát triển 
Liên Hợp Quốc (UNTAD) đánh giá Việt Nam nằm 
trong nhóm 12 quốc gia thành công nhất về thu 
hút FDI. 
Chính sách ưu đãi thuế, đặc biệt là chính sách ưu 
đãi thuế TNDN đã góp phần thúc đẩy chuyển dịch 
cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và phát huy các 
lợi thế so sánh của đất nước. 
Bên cạnh các tập đoàn kinh tế lớn của Nhà nước, 
đã xuất hiện ngày càng nhiều DN tư nhân và DN 
TÀI CHÍNH - Tháng 5/2019
25
FDI rất lớn ở trong nước. Nhiều tập đoàn lớn nổi 
tiếng trên thế giới đã đầu tư trọng điểm ở Việt Nam 
như: Samsung, Toyota, Honda, Mitshubishi DN 
FDI đã có đóng góp quan trọng vào hoạt động ngoại 
thương. Kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu của 
khu vực FDI chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong 
tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước (năm 2017 
chiếm tới 72,6%). 
DN FDI cũng có đóng góp đáng kể vào nguồn 
thu ngân sách nhà nước (NSNN). Năm 2012, khu vực 
FDI đóng góp vào NSNN (chưa kể thu từ dầu thô) 
hơn 83 nghìn tỷ đồng, năm 2013 hơn 111 nghìn tỷ 
đồng, năm 2014 hơn 123 nghìn tỷ đồng, năm 2015 
hơn 140 nghìn tỷ đồng, đến năm 2016 là 161 nghìn tỷ 
đồng, chiếm 19% tổng thu NSNN và đến năm 2017 
chiếm 14,5% tổng thu NSNN. 
Một số hạn chế, bất cập 
Tuy vậy, chính sách ưu đãi thuế đã bộc lộ một số 
hạn chế, bất cập cần điều chỉnh để phục vụ tốt hơn 
cho sự nghiệp phát triển KT-XH đất nước. Đó là: 
Thứ nhất, mức ưu đãi cao, diện ưu đãi còn rộng 
và dàn trải (đặc biệt là ưu đãi thuế TNDN) đã làm 
suy giảm nguồn thu NSNN, trong khi NSNN đang 
rất thiếu để đáp ứng cho nhu cầu đầu tư phát triển 
KT-XH. Việc lồng ghép chính sách xã hội vào chính 
sách ưu đãi thuế TNDN làm cho chính sách thuế thêm 
phức tạp, khó quản lý. Điều này đã tạo ra điều kiện 
thuận lợi cho hoạt động chuyển giá, đặc biệt là hoạt 
động chuyển giá của các DN FDI. Không phải ngẫu 
nhiên mà trong giai đoạn 2015 – 2017, có khoảng 50% 
DN FDI đang hoạt động kinh doanh ở Việt Nam kê 
khai lỗ, trong đó có nhiều DN kê khai lỗ nhiều năm 
liền. Mặc dù, kê khai lỗ liên tục, song nhiều DN vẫn 
tiếp tục mở rộng sản xuất, kinh doanh. Trên thực tế 
cơ quan thuế đã thanh tra và chứng minh hành vi 
chuyển giá của một số DN FDI với số tiền truy thu 
lên đến hàng trăm tỷ đồng...
Thứ hai, mặc dù, chính sách ưu đãi thuế áp dụng 
thống nhất cho các thành phần kinh tế, tuy nhiên 
trong thực tế, các DN FDI đang được hưởng nhiều 
hơn từ chính sách ưu đãi thuế. Điều này thể hiện 
ở hai phương diện sau đây: (i) Tỷ trọng về số thuế 
TNDN được ưu đãi miễn, giảm của DN FDI trên tổng 
số thuế TNDN được miễn, giảm của DN cả nước lên 
đến 76%; (ii) Tỷ lệ số thuế TNDN được ưu đãi miễn, 
giảm của DN FDI trên tổng số thuế TNDN phải nộp 
tính theo thuế suất phổ thông là 48%, trong khi tỷ lệ 
này của DNNN là 4,6% và của DN ngoài quốc doanh 
là 14%.
Thứ ba, ưu đãi thuế theo địa bàn đầu tư ít phát 
huy tác dụng trong thực tế. Các địa bàn kém phát 
triển vẫn gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư 
do những hạn chế về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng, số 
lượng và chất lượng nguồn nhân lực.
Thứ tư, theo Trương Bá Tuấn (2018), chính sách 
ưu đãi thuế của Việt Nam là loại hình ưu đãi dựa 
trên lợi nhuận của DN, tập trung chủ yếu vào thuế 
suất ưu đãi và miễn, giảm thuế có thời hạn. Đây là 
loại hình ưu đãi được nhiều nhà nghiên cứu cho rằng 
kém hiệu quả nhất và có chi phí cao nhất.
Thứ năm, việc áp dụng chính sách ưu đãi thuế theo 
quy mô đang gây ra nhiều tác động bất lợi cho DN 
trong nước do phần lớn các DN trong nước không có 
lợi thế về vốn như các DN FDI.
Thứ sáu, bên cạnh mong muốn thu hút vốn đầu 
tư của các DN FDI, Việt Nam mong muốn được 
tiếp cận và hưởng lợi từ hiệu ứng lan tỏa về công 
nghệ mới, kỹ năng quản lý cao. Tuy nhiên, thực 
tế chất lượng các công nghệ được chuyển giao 
không cao, các ưu đãi thuế thường hút các DN 
FDI đầu tư vào những lĩnh vực sử dụng nhiều lao 
động với chi phí nhân công rẻ nhưng công nghệ 
không hiện đại.
Vấn đề phát sinh cần điều chỉnh 
thu hút doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam 
Một là, cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 có tác 
động đến mọi mặt của đời sống KT-XH, đòi hỏi các 
quốc gia muốn có lợi thế cạnh tranh phải làm chủ 
những công nghệ hiện đại nhất. Muốn vậy, cần có 
chính sách thu hút vốn đầu tư FDI “thế hệ mới”, tức 
là, cần kêu gọi và hợp tác đầu tư với các DN nước 
ngoài có công nghệ cao, tập trung nghiên cứu và phát 
triển, năng lực quản trị hiện đại, mang lại giá trị gia 
tăng cao cho kinh tế Việt Nam.
Hai là, xu hướng cạnh tranh về thuế giữa các nước 
đã có những thay đổi. Cách thức thu hút vốn đầu tư 
thông qua hạ thấp thuế suất thuế TNDN và dành 
nhiều ưu đãi thuế cho DN FDI đã dẫn đến “một cuộc 
đua xuống đáy” và cuộc đua này đã tới hạn của nó. 
Thêm vào đó, chính sách thuế không phải là mối 
quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư khi quyết 
Chính sách thuế thu hút doanh nghiệp FDI đầu 
tư tại Việt Nam nói riêng và thu hút đầu tư nói 
chung không nên quá tập trung vào chính sách 
ưu đãi thuế mà cần hướng đến một hệ thống 
thuế tốt với chi phí tuân thủ thấp cho người 
nộp thuế (kể cả chi phí chính thức và chi phí 
phi chính thức), tức là một hệ thống thuế: Minh 
bạch, công bằng, hiệu quả, phù hợp với các 
thông lệ và chuẩn mực quốc tế. 
26
XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC THU HÚT FDI THẾ HỆ MỚI VÀO VIỆT NAM
định đầu tư mà cần cả một hệ thống chính sách tạo 
môi trường đầu tư đồng bộ và hiện đại.
Một số khuyến nghị
Nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách thuế thu hút 
DN FDI trong bối cảnh mới, trong thời gian tới cần 
chú ý một số vấn đề sau:
Một là, chính sách thuế chỉ nên coi là một bộ phận 
cấu thành trong chính sách thu hút vốn đầu tư và 
không phải là điều kiện quan trọng nhất. Để thu hút 
vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, cần nhiều giải 
pháp đồng bộ nhằm tạo ra môi trường đầu tư, kinh 
doanh thuận lợi, minh bạch và ổn định; đảm bảo sự 
tiếp cận dễ dàng, bình đẳng với chi phí hợp lý về 
các nhân tố cho sản xuất, kinh doanh như vốn, lao 
động, nguồn nguyên liệu, điều kiện giao thông, kết 
cấu hạ tầng
Hai là, chính sách thuế thu hút DN FDI đầu tư 
tại Việt Nam nói riêng và thu hút đầu tư nói chung 
không nên quá tập trung vào chính sách ưu đãi thuế 
mà cần hướng đến một hệ thống thuế tốt với chi 
phí tuân thủ thấp cho người nộp thuế (kể cả chi phí 
chính thức và chi phí phi chính thức), tức là một hệ 
thống thuế: Minh bạch, công bằng, hiệu quả, phù 
hợp với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Nói cách 
khác, cần phải tiếp tục tập trung cải thiện chỉ số về 
nộp thuế trong bộ chỉ số đánh giá về môi trường 
đầu tư và kinh doanh mà Ngân hàng Thế giới đánh 
giá hàng năm sao cho việc kê khai thuế, nộp thuế dễ 
dàng, thuận lợi, chi phí tuân thủ thuế thấp. Chính 
phủ đã đặt mục tiêu phấn đấu đạt chỉ số nộp thuế 
trong nhóm ASEAN-4, sau đó, ổn định và tăng 
hạng. Phải coi đây là yếu tố quan trọng hàng đầu 
trong chính sách thuế thu hút đầu tư, chứ không 
chỉ là ưu đãi thuế. Muốn vậy, thời gian tới, cần lưu 
ý một số vấn đề sau: 
- Hoàn thiện các quy định pháp luật của các sắc 
thuế theo hướng diễn đạt rõ ràng, minh bạch hơn. 
Theo hướng này, cần rà soát lại toàn bộ các văn bản 
luật và hướng dẫn thi hành các luật thuế để sửa đổi 
những nội dung không rõ ràng, thiếu minh bạch; loại 
bỏ bớt các ngoại lệ trong pháp luật thuế; cắt bớt các 
trường hợp giao quyền quyết định nghĩa vụ thuế cho 
cơ quan hành pháp.
- Xem xét cắt giảm các hồ sơ và thủ tục hành chính 
không thực sự cần thiết theo nguyên tắc vẫn đảm bảo 
quản lý chặt chẽ căn cứ tính thuế song không gây 
thêm sự phiền phức cho người nộp thuế. Muốn vậy, 
định hướng quan trọng là phải giảm bớt sự lệch pha 
giữa quy định pháp luật kế toán và pháp luật thuế; 
đảm bảo tận dụng tối đa tài liệu số liệu kế toán cho 
hoạt động kê khai và tính thuế.
- Thống nhất toàn bộ các ưu đãi thuế vào pháp 
luật, không quy định ưu đãi thuế ở các luật chuyên 
ngành khác để đảm bảo tính thống nhất và minh 
bạch của pháp luật.
- Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông 
tin vào hoạt động hỗ trợ kê khai thuế, nộp thuế; mở 
rộng áp dụng kê khai thuế và nộp thuế điện tử; mở 
rộng ứng dụng điện tử trong nhận, trả và xử lý mọi 
thủ tục về thuế.
Ba là, thu hẹp diện ưu đãi thuế, đặc biệt là 
ưu đãi thuế TNDN. Theo đó, chỉ nên tập trung 
ưu đãi thuế đối với một số ít ngành, lĩnh vực 
rất quan trọng theo chính sách phát triển của 
Nhà nước, các ngành sản xuất sản phẩm có giá 
trị gia tăng lớn, lĩnh vực xã hội hóa, công nghệ, 
môi trường và liên quan đến nông nghiệp, nông 
dân, nông thôn. Nên loại bỏ các ưu đãi thuế để 
thực hiện chính sách xã hội; loại bỏ các ưu đãi 
“thừa”, chẳng hạn như ưu đãi thuế đối với khu 
công nghiệp. 
Bốn là, lựa chọn những hình thức ưu đãi thuế 
nhằm khuyến khích các DN đầu tư dài hạn. Ưu 
đãi thuế nên chuyển từ ưu đãi dựa trên lợi nhuận 
sang ưu đãi thông qua hiệu quả đầu tư và giá trị 
gia tăng. Theo đó, nên giảm bớt đối tượng được áp 
dụng hình thức miễn thuế, giảm thuế TNDN có thời 
hạn và giảm bớt thời gian miễn thuế, giảm thuế. 
Thay vào đó, áp dụng một số hình thức ưu đãi thuế 
phù hợp hơn và đã được nhiều quốc gia áp dụng 
thành công như: Giảm trừ nghĩa vụ thuế hoặc giảm 
trừ thu nhập chịu thuế theo quy mô thực hiện của 
dự án đầu tư; cho phép tính vào chi phí được trừ 
nhiều hơn mức thực chi đối với một số hoạt động 
mà nhà nước cần khuyến khích như chi cho nghiên 
cứu phát triển 
Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính (2019), Báo cáo tóm tắt đánh giá thực trạng hoạt động của DN có 
vốn đầu tư nước ngoài và chính sách ưu đãi tài chính;
2. Bộ Tài chính (2018), “Chính sách thuế và ưu đãi đầu tư trong đầu tư trực tiếp 
nước ngoài tại Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo 30 thu hút đầu tư trực tiếp nước 
ngoài tại Việt Nam;
3. Thành Chung (2019), “Việt Nam cần có chính sách thu hút FDI thế hệ mới”, Báo 
điện tử Chính phủ, ngày 19/2/2019;
4. Nguyễn Mại (2016): “Nhìn lại 30 năm đổi mới và hội nhập”, Báo điện tử Chính 
phủ, ngày 2/1/2017;
5. Trương Bá Tuấn (2018), Cơ sở lý luận và định hướng hoàn thiện chính sách ưu 
đãi thuế tại Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Bộ Tài chính.
Thông tin tác giả:
PGS.,TS. Lê Xuân Trường - Trưởng khoa Thuế - Hải quan, Học viện Tài chính 
Email: lexuantruong@hvtc.edu.vn

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_thue_thu_hut_doanh_nghiep_co_von_dau_tu_truc_tiep.pdf