Chính sách thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài của thành phố Hồ Chí Minh

Tóm tắt

Là địa phương có mối liên hệ đặc thù với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNƠNN), Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua đã không ngừng củng cố mối liên hệ, đồng thời thực hiện hiệu quả công tác thu hút nguồn lực NVNƠNN. Đánh giá khả năng đóng góp lớn nhất, quan trọng nhất của NVNƠNN vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trước hết chính là chất xám. Đây là quan điểm được thành phố chú trọng, tăng cường phát huy và có những chính sách được coi là đột phá. Chính sự quyết tâm của Đảng bộ, Chính quyền thành phố, công tác phát huy tiềm năng trí tuệ của kiều bào đã đạt những kết quả cụ thể, góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố.

Từ khóa: chính sách, chính sách thu hút, trí thức, người Việt Nam ở nước ngoài.

Abstract

Being a locality with a special relationship with the overseas Vietnamese community, Ho Chi Minh City in the past years has constantly strengthened its relationship and at the same time performed effectively the attraction of human resources Vietnam abroad. Assessing the ability of the biggest and most important contribution of overseas Vietnamese to the industrialization and modernization of the country is primarily gray matter, not economic. This is the view that the city attaches great importance to, promoting and promoting policies that are considered breakthroughs. It is the determination of the Party Committee, the City Government, the work of promoting the intellectual potential of overseas Vietnamese who have achieved specific results, making an important contribution to the process of building and developing the city.

 

Chính sách thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài của thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Chính sách thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài của thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Chính sách thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài của thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Chính sách thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài của thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Chính sách thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài của thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

docx 5 trang baonam 8920
Bạn đang xem tài liệu "Chính sách thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài của thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài của thành phố Hồ Chí Minh

Chính sách thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài của thành phố Hồ Chí Minh
CHÍNH SÁCH THU HÚT TRÍ THỨC NGƯỜI VIỆT NAM Ở NƯỚC NGOÀI
CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
Policy to attract Vietnamese intellectuals abroad of Ho Chi Minh City
ThS. Mai Quốc Dũng
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh
Nhận bài ngày 11/02/2019. Sữa chữa xong 23/2/2019. Duyệt đăng 26/2/2019
Tóm tắt
Là địa phương có mối liên hệ đặc thù với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài (NVNƠNN), Thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua đã không ngừng củng cố mối liên hệ, đồng thời thực hiện hiệu quả công tác thu hút nguồn lực NVNƠNN. Đánh giá khả năng đóng góp lớn nhất, quan trọng nhất của NVNƠNN vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trước hết chính là chất xám. Đây là quan điểm được thành phố chú trọng, tăng cường phát huy và có những chính sách được coi là đột phá. Chính sự quyết tâm của Đảng bộ, Chính quyền thành phố, công tác phát huy tiềm năng trí tuệ của kiều bào đã đạt những kết quả cụ thể, góp phần quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố. 
Từ khóa: chính sách, chính sách thu hút, trí thức, người Việt Nam ở nước ngoài.
Abstract 
Being a locality with a special relationship with the overseas Vietnamese community, Ho Chi Minh City in the past years has constantly strengthened its relationship and at the same time performed effectively the attraction of human resources Vietnam abroad. Assessing the ability of the biggest and most important contribution of overseas Vietnamese to the industrialization and modernization of the country is primarily gray matter, not economic. This is the view that the city attaches great importance to, promoting and promoting policies that are considered breakthroughs. It is the determination of the Party Committee, the City Government, the work of promoting the intellectual potential of overseas Vietnamese who have achieved specific results, making an important contribution to the process of building and developing the city.
Keywords: Policy, policy of attraction, intellectuals, Vietnamese people abroad.
1. Đặt vấn đề
Trong giai đoạn trước, các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công tác phát huy nguồn lực người Việt Nam ở nước ngoài (NVNƠNN) thường tập trung vào lĩnh vực kinh tế, chính sách này đã đạt được một số thành công nhất định khi nguồn kiều hối, đầu tư về nước của kiều bào đã góp phần vào sự ổn định ngân sách, dự trữ ngoại hối và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay công tác phát huy nguồn lực trí tuệ của kiều bào được quan tâm và chú trọng nhất. Chủ trương này phù hợp với xu hướng phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức, hội nhập toàn cầu và thời đại công nghiệp 4.0. 
Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương thành công nhất trong công tác thu hút trí thức NVNƠNN, kết quả này thể hiện sự quyết tâm của các cấp chính quyền thành phố, cũng như mong mỏi đóng góp của kiều bào vào quá trình phát triển đất nước Việt Nam giàu đẹp, hùng cường.
2. Tổng quan chung về trí thức NVNƠNN
Trong hơn 4 triệu NVNƠNN, có khoảng 40 vạn người có trình độ cao, theo thống kê chưa đầy đủ của riêng những nước phát triển có đông người Việt định cư như Mỹ, Úc, Pháp cộng đồng người Việt có hơn 300.000 người người trình độ cử nhân, khoảng 6.000 người có trình độ tiến sĩ (so với khoảng 16.000 tiến sỹ đang sống và làm việc trong nước thì tỷ lệ tiến sỹ trên đầu dân của cộng đồng NVNƠNN là 2/1000, cao hơn khoảng 10 lần trong nước). Riêng ở Mỹ, con số có bằng đại học chiếm 30%, trên 10% có trình độ cao học trở lên và tại thung lũng Silicon có khoảng 10.000-12.000 người Việt Nam đang làm việc [6].
Những người có trình độ cao, cơ bản được đào tạo  ở trình độ đại học, trên đại học và công nhân kỹ thuật bậc cao, có kiến thức cập nhật về văn hóa, khoa học và công nghệ, về quản lý kinh tế, quản lý nhà nước. Trong đó, nhiều người có vị trí quan trọng ở các viện nghiên cứu, trường đại học, bệnh viện, công ty kinh doanh và các tổ chức quốc tế, thậm chí có những người tham gia làm việc và có chức vụ cao trong chính quyền tại nước sở tại. 
Bên cạnh một bộ phận đồng bào do chưa hiểu đúng về tình hình đất nước nên còn có thái độ tiêu cực hoặc dè dặt đối với đất nước, thậm chí có một số ít người đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc thì đa phần cộng đồng luôn duy trì mối quan hệ gần gũi, nặng lòng với quê hương, mong muốn đất nước phát triển và hội nhập quốc tế nhanh chóng.
Đặc thù chung của lao động sáng tạo ở đội ngũ trí thức là lao động trí óc, mang tính sáng tạo. Đây chính là tài nguyên đặc biệt của mỗi quốc gia. Tính đặc biệt của tài nguyên chất xám được thể hiện ở chỗ nếu biết khai thác thì hiệu quả kinh tế - xã hội sẽ vô cùng to lớn, song nếu không biết cách phát huy, thì tài nguyên này sẽ hao mòn dần, thậm chí bị mất đi theo thời gian. Hơn nữa, trí thức có lòng tự trọng cao, luôn sẵn sàng cống hiến tâm tài vì sự phát triển của đất nước. 
Tiềm lực, tiềm năng của trí thức NVNƠNN là rất to lớn, cần được khơi thông, khơi nguồn để dòng chảy đó góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Tạo cú huých trong lĩnh vực kinh tế, khoa học, công nghệ cũng như trong lĩnh vực văn hóa, tư tưởng, quản lý nhà nước. Vì vậy, các chính sách được ban hành phải đủ mạnh, tạo một khung chế độ đãi ngộ cụ thể, hấp dẫn về điều kiện sống, làm việc và học tập cho trí thức NVNƠNN và gia đình, con em họ khi về nước làm việc.
3. Một số chính sách của Thành phố Hồ Chí Minh trong công tác phát huy tiềm năng trí thức NVNƠNN
Xác định khoa học công nghệ là động lực cho phát triển kinh tế - xã hội, thành phố luôn tạo cơ chế, chính sách ưu đãi để thu hút trí thức NVNƠNN đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo ở các cơ quan nghiên cứu khoa học như: Viện Khoa học Tính toán (cử GS.TS. Trương Nguyện Thành, kiều bào Hoa Kỳ làm Viện trưởng); Trung tâm Nghiên cứu Sinh học - Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thành phố (cử TS.Nguyễn Quốc Bình, kiều bào Canada làm Phó Giám đốc )... với chế độ làm việc bán thời gian và cấp kinh phí hỗ trợ đặc biệt để hoạt động. Một số ngành, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thành phố đã thu hút khoảng 500 chuyên gia, trí thức người Việt Nam tại nhiều quốc gia trên thế giới như Mỹ, Đức, Pháp, Anh, Úc, Canada, Nhật Bản, Bỉ, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Đan Mạch, Nauy, Áo, Singapore về hợp tác làm việc dài hạn tại thành phố. 
Hiện có khá đông chuyên gia, trí thức NVNƠNN hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm với các tổ chức và cá nhân trong nước trên các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo, y tế... nhiều trí thức có uy tín được mời tham gia góp ý trong quá trình xây dựng dự thảo văn bản luật, các chính sách của Nhà nước liên quan đến NVNƠNN. Nhiều chương trình, dự án có giá trị tiêu biểu như: Thiết kế và chế tạo thử nghiệm thành công chíp vi xử lý 32 bit mang tên VN 1632 tại Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, thành lập và đưa vào hoạt động tại Trung tâm Đào tạo Công nghệ thông tin và Tự động hóa tại Khu Công nghệ cao thành phố; Tham gia nghiên cứu, xây dựng Phòng Thí nghiệm Kỹ thuật Y sinh phục vụ công tác nghiên cứu chuyên sâu, xây dựng nhiều chuyên ngành khác của Kỹ thuật Y sinh như xử lý tín hiệu và hình ảnh Y sinh; Kỹ thuật Dược với mục tiêu ứng dụng công nghệ Nano vào dược học và y học tái tạo nhằm chế tạo vật liệu sinh học phục vụ trong lĩnh vực y học [5, tr.3]. 
Thành phố đã hỗ trợ Câu lạc bộ Khoa hoc Kỹ thuật NVNƠNN thực hiện đề án: “Đưa tài liệu học tập của nước ngoài đến sinh viên, học sinh trong nước”, hình thành “Tủ sách khoa học kỹ thuật” điện tử với hơn 160 đầu sách gồm hơn 66.000 trang sách khoa học, kỹ thuật thuộc các ngành Toán, Hóa học, Vật lý, Sinh học, và nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã đăng trên các báo, tạp chí của Hoa Kỳ trong 100 năm qua. Tủ sách là tư liệu quý, hỗ trợ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giảng viên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng; cùng phối hợp, hỗ trợ với Câu lạc bộ Khoa học Kỹ thuật NVNƠNN tổ chức hội thảo “Phát huy hơn nữa tiềm năng chất xám của cộng đồng NVNƠNN góp phần xây dựng đất nước”; tổ chức gặp gỡ trí thức kiều bào góp phần phát triển Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Khu Công nghệ cao thành phố; xây dựng đề án: “Đổi mới cơ chế, chính sách thu hút và sử dụng trí thức trong và ngoài nước vì sự nghiệp xây dựng và phát triển thành phố”; tổ chức hội nghị trí thức kiều bào góp ý, hiến kế thực hiện chương trình đột phá nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của thành phố với chuyên đề: “Nâng cao chất lượng giáo dục đại học - cao đẳng của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015”. Thành phố đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công thương, Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư, Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố, Khu Công nghệ cao, Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức nhiều cuộc hội thảo như: “Dự án xây dựng nhà máy xử lý rác và sản xuất điện bằng công nghệ Plasma”, “Phát huy nguồn lực kiều bào trong xúc tiến thương mại, xúc tiến đầu tư”, “Sử dụng chất liệu Bitum trong xây dựng vỉa hè, đường phố”, “Trí thức trẻ tham gia phát triển công nghệ cao” với sự tham dự gần 200 đại diện trí thức, doanh nghiệp kiều bào đang sinh sống, học tập, làm việc ở trong và ngoài nước. Nhiều ý kiến đóng góp quý báu của kiều bào đã được ghi nhận, tiếp tục tham mưu cho Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố trong quá trình triển khai, thực hiện [5, tr.4].
Thực tế, mức đãi ngộ mà Thành phố Hồ Chí Minh dành cho các chuyên gia, nhà khoa học kể trên vẫn còn khoảng cách rất xa so với những gì họ đang được hưởng ở nước ngoài. Tuy nhiên, theo nhìn nhận của người trong cuộc, lý do quan trọng nhất để các chuyên gia, nhà khoa học chấp nhận về thành phố làm việc đến từ những chính sách thông thoáng, đột phá mà thành phố đã mạnh dạn “phá lệ” so với quy định hiện hành, cộng với thái độ trân trọng, cầu thị đối với trí thức của chính quyền thành phố.
Vì vậy, để tạo bước đột phá hơn nữa trong chính sách thu hút đội ngũ trí thức, chuyên gia, nhà khoa học, năm 2014, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 5715/QĐ-UBND cho phép 4 đơn vị là Khu công nghệ cao, Khu Nông nghiệp công nghệ cao, Viện Khoa học - Công nghệ tính toán và Trung tâm Công nghệ Sinh học thực hiện thí điểm một số chính sách thu hút chuyên gia khoa học và công nghệ vào làm việc. Theo đó, các chuyên gia sẽ được hưởng ưu đãi về lương, phụ cấp, đi lại, đồng thời được hưởng thu nhập theo thỏa thuận trực tiếp giữa thủ trưởng đơn vị với các chuyên gia. Việc tăng thêm thu nhập hoặc phụ cấp sẽ được thỏa thuận lại khi ký hợp đồng lao động kỳ tiếp theo (nhưng không quá 150 triệu đồng/tháng). Đây được xem là đột phá mang tính “xé rào” mà Thành phố Hồ Chí Minh đã thực hiện nhằm thu hút “chất xám”, phát huy nguồn lực của đội ngũ trí thức để xây dựng, phát triển thành phố. Các chính sách ưu đãi được quy định tại Điều 5 của quyết định 5715/QĐ-UBND có nội dung như sau:
1. Về tuyển dụng, lao động
 Việc tuyển chọn chuyên gia khoa học và công nghệ theo nguyên tắc cạnh tranh, lựa chọn chuyên gia khoa học và công nghệ phù hợp nhất cho việc thực hiện các đề tài, đề án nghiên cứu, ứng dụng dự kiến sẽ hoàn thành. 
Chuyên gia khoa học và công nghệ được ký hợp đồng lao động theo thời gian thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. Nội dung hợp đồng giữa chuyên gia khoa học và công nghệ với đơn vị sử dụng thể hiện rõ các nhiệm vụ, mức lương, thời gian hoàn thành, trách nhiệm mỗi bên, các quy định hợp đồng theo đúng pháp luật hiện hành. 
Chuyên gia khoa học và công nghệ là NVNƠNN tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam được tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp giấy phép lao động (được giới thiệu đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Thành phố xem xét cấp giấy phép lao động).
2. Về lương, phụ cấp và chế độ đãi ngộ 
a. Chuyên gia khoa học và công nghệ tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại 4 đơn vị nêu tại Điều 1 được hưởng ưu đãi về lương, phụ cấp, đi lại; được hưởng thu nhập theo thỏa thuận trực tiếp giữa thủ trưởng đơn vị với các chuyên gia. Việc tăng thêm thu nhập hoặc phụ cấp sẽ được thỏa thuận lại khi ký kết hợp đồng lao động cho kỳ tiếp theo, nhưng không quá 150 triệu đồng/tháng. 
b. Cơ quan chủ trì đề án, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (gọi tắt là chủ trì đề án) cùng chuyên gia khoa học và công nghệ là chủ nhiệm đề án được hưởng phân chia lợi nhuận trên sản phẩm nghiên cứu được chuyên giao vào sản xuất - kinh doanh hoặc thương mại hóa theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ và Luật Sở hữu trí tuệ. 
c. Chuyên gia khoa học và công nghệ được hỗ trợ kinh phí tham dự các hội nghị, hội thảo khoa học trong nước và ngoài nước có nội dung, chủ đề phù hợp với chuyên môn và nhiệm vụ khoa học và công nghệ được giao, mức hỗ trợ cụ thể theo quy định hiện hành. 
3. Điều kiện, môi trường làm việc 
a. Chuyên gia khoa học và công nghệ được đảm bảo các điều kiện thuận lợi về phòng làm việc, trang thiết bị và vật tư, phòng thí nghiệm, cơ sở thực nghiệm, hệ thống thông tin và các điều kiện cần thiết khác phù hợp với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ. 
b. Chuyên gia khoa học và công nghệ giữ chức vụ lãnh đạo hoặc phụ trách nhóm nghiên cứu khoa học được chủ động lựa chọn, đào tạo nhóm làm việc phù hợp với chuyên môn trong lĩnh vực phụ trách và quản lý trên cơ sở khoa học, minh bạch và chuẩn mực quốc tế. 
c. Chuyên gia khoa học và công nghệ được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với các kết quả nghiên cứu và công nghệ được chuyển giao theo quy định của pháp luật được hỗ trợ kinh phí đăng ký bằng phát minh sáng chế, đăng ký quyền sở hữu trí tuệ phù hợp với pháp luật Việt Nam và quốc tế. 
d. Chuyên gia khoa học và công nghệ được hỗ trợ kinh phí tham gia ươm tạo công nghệ tại các cơ sở ươm tạo công nghệ cho các kết quả nghiên cứu và hoàn thiện công nghệ có khả năng thương mại hóa theo quy định của nhà nước. 
4. Về xuất nhập cảnh và cư trú 
Chuyên gia khoa học và công nghệ là NVNƠNN được tạo điều kiện thuận lợi trong việc đi lại, thị thực xuất nhập cảnh, đăng ký cư trú (được giới thiệu đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét cấp thị thực Việt Nam dài hạn và có giá trị xuất, nhập cảnh nhiều lần; được trình báo tạm trú như công dân trong nước hoặc cấp thẻ tạm trú,...) cho bản thân hoặc thành viên gia đình. 
5. Về ngoại hối, thuế và phí 
a. Chuyên gia khoa học và công nghệ tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam được hưởng chính sách ưu đãi thuế thu nhập cá nhân (nếu có) theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân. 
b. Chuyên gia khoa học và công nghệ là NVNƠNN được mang ngoại tệ vào Việt Nam, được chuyển đổi ra ngoại tệ và mang ra khỏi Việt Nam các khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công tham gia hoạt động khoa học và công nghệ tại Việt Nam hoặc các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật. 
6. Về nhà ở và hỗ trợ ổn định cuộc sống
Chuyên gia khoa học và công nghệ được bố trí nhà ở công vụ (đối với đơn vị có nhà ở công vụ) hoặc tạo điều kiện thuận lợi để mua nhà, ổn định chỗ ở; được hỗ trợ giới thiệu việc làm cho vợ (chồng) tại các đơn vị thuộc thành phố nếu có nhu cầu và chuyên môn phù hợp; được tạo điều kiện học tập cho các con. 
7. Chính sách ưu đãi khác 
a. Đối với các chuyên gia khoa học và công nghệ là NVNƠNN được tạm nhập miễn thuế một ô tô cá nhân (sử dụng cho mục đích đi lại) và các trang thiết bị, đồ dùng tiện ích trong nhà phục vụ cho công việc và sinh hoạt, được nhập khẩu miễn thuế các tài sản theo danh mục hàng hóa, hành lý tư trang với mục đích sử dụng cho cá nhân và gia đình theo quy định của pháp luật. 
b. Chuyên gia khoa học và công nghệ được khen thưởng và vinh danh xứng đáng với những kết quả, cống hiến cho sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ của Thành phố [4].
Trước yêu cầu xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đô thị thông minh, mà khởi đầu là xây dựng khu đô thị sáng tạo ở phía đông thành phố (quận 2, quận 9, quận Thủ Đức), thành phố mong muốn thu hút những người có tài năng với hai tiêu chuẩn nền tảng là tri thức và năng lực xuất sắc trong một hoặc một số ngành, lĩnh vực có khả năng lao động sáng tạo rất cao. Để hiện thực hóa mục tiêu này, Sở Nội vụ Thành phố Hồ Chí Minh vừa trình UBND thành phố đề án về chính sách thu hút, bồi dưỡng và phát triển người có tài năng đặc biệt đối với các lĩnh vực thành phố có nhu cầu giai đoạn 2018 - 2022. Hiện có 11 cơ quan, đơn vị đã đề xuất thu hút 57 vị trí, trong đó biên chế có 28 vị trí, lao động hợp đồng có 29 vị trí [7].
Để thu hút những người có tài năng đặc biệt, Sở Nội vụ đã đề xuất nhiều chính sách đãi ngộ hấp dẫn bằng ngân sách thành phố. Cụ thể, áp dụng mức hỗ trợ ban đầu (chỉ một lần) là 50 triệu đồng, hàng tháng được hỗ trợ sinh hoạt phí từ 20- 30 triệu đồng. Đối với một số vị trí, cứ mỗi đề án, đề tài nghiên cứu hoặc tác phẩm, công trình lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật, thể thao từ cấp thành phố và tương đương trở lên được phê duyệt sẽ được thưởng bằng 1% tổng kinh phí ngân sách thành phố chi trả cho công trình đó. Giá trị tiền thưởng không thấp hơn 50 triệu đồng/người/công trình và tối đa là 1 tỷ đồng. Đối với các vị trí còn lại, căn cứ vào kết quả thực hiện nhiệm vụ, mức độ đóng góp và giá trị, tầm cỡ của thành tích đạt được sẽ có phần thưởng tương xứng với mức tối đa là 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, người có tài năng đặc biệt còn được thành phố hỗ trợ về nhà ở (nhà công vụ) hoặc hỗ trợ tối đa 50% kinh phí thuê nhà ở.
Như vậy, chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao của Thành phố Hồ Chí Minh đã có những bài học quý báu về thu hút người tài. Đó là dám tập hợp, định hướng nghiên cứu và lắng nghe những đề xuất của giới trí thức để đưa ra những quyết định quan trọng.
4. Kết luận
Quá trình xây dựng, phát triển đất nước nói chung và thành phố nói riêng là con đường còn nhiều trở ngại, khó khăn. Song với quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự ủng hộ của toàn dân chắc sẽ thành công, đáp ứng sự mong mỏi của công cuộc xây dựng, chấn hưng dân tộc. Con đường dẫn đến thành công là công sức của sức mạnh tập thể và chắc chắn trí thức NVNƠNN sẽ không đứng ngoài mà sẵn sàng đứng trong tiến trình đó nếu chúng ta biết khơi dậy lòng tự trọng, tự tôn của dòng dõi con cháu Lạc Hồng dù sống xa Tổ quốc nhưng luôn nặng lòng với quê hương, đất nước. Những kết quả khả quan của thành phố trong công tác phát huy tiềm lực của kiều bào là bài học để các địa phương học tập, nhân rộng mô hình, đây cũng là tiền đề để điều chỉnh một số chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với công tác NVNƠNN trong thời gian tới./.
_____________
Tài liệu tham khảo
1. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, Ban Cán sự Đảng Bộ Ngoại giao (2004), Tài liệu học tập Nghị quyết 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.
1. Bộ Chính trị, Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26/03/2004 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, Hà Nội, 2004.
2. Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, Kế hoạch số 47-KH/TU về thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trên địa bàn Thành phố, ngày 31/03/2004. 
3. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ thị 03/2004/CT-UB về Tăng cường thực hiện các chính sách đối với người Việt Nam ở nước ngoài trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 15/01/2004.
4. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Quyết định số 5715/QĐ-UBND, Ban hành quy chế thực hiện thí điểm một số chính sách thu hút chuyên gia khoa học và công nghệ vào làm việc tại 4 đơn vị: Khu Công nghệ cao, Khu Nông nghiệp công nghệ cao, Viện Khoa học - Công nghệ Tính toán và Trung tâm Công nghệ Sinh học, ngày 21/11/2014.
5. Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, Văn bản số 2816/UBND-ĐN về Tổng kết thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ ngày 23/6/2004 và Chỉ thị số 19/2008/CT-TTg ngày 06/6/2008 về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài, ngày 26/5/2015.
6. Nguồn:  Giải pháp thu hút nguồn lực Việt kiều – TS Nguyễn Minh Phong.
7. Nguồn: https://nld.com.vn/, TP HCM: Đãi ngộ đặc biệt để thu hút tài năng đặc biệt – Phan Anh.

File đính kèm:

  • docxchinh_sach_thu_hut_tri_thuc_nguoi_viet_nam_o_nuoc_ngoai_cua.docx