Chính sách phát triển khoa học công nghệ cho ngành công nghiệp hỗ trợ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Trong những năm gần đây, sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đang

được Nhà nước và các doanh nghiệp tại Việt Nam hết sức quan tâm đầu tư, đặc biệt, với sự ra

đời của Nghị định 111 về Phát triển CNHT, nhiều chính sách hỗ trợ và ưu đãi đã được quy

định tương đối cụ thể nhằm tạo những điều kiện tốt nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

của DN CNHT. Trong bối cảnh mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang

được hình thành trên thế giới, các chính sách phát triển khoa học công nghệ cho ngành

CNHT sẽ cần được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả thực thi. Nội dung bài viết sẽ đi

từ tiếp cận bối cảnh của cuộc CMCN lần thứ tư, xem xét, đánh giá các tác động của cuộc

cách mạng này đến sự phát triển của ngành CNHT Việt Nam, từ đó, nghiên cứu, đánh giá các

chính sách khoa học công nghệ cho phát triển CNHT trong bối cảnh mới này. Phần cuối của

bài viết sẽ đưa ra một số đề xuất hoàn thiện chính sách khoa học công nghệ cho ngành CNHT

phù hợp với bối cảnh của CMCN 4.0.

Chính sách phát triển khoa học công nghệ cho ngành công nghiệp hỗ trợ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 1

Trang 1

Chính sách phát triển khoa học công nghệ cho ngành công nghiệp hỗ trợ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 2

Trang 2

Chính sách phát triển khoa học công nghệ cho ngành công nghiệp hỗ trợ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 3

Trang 3

Chính sách phát triển khoa học công nghệ cho ngành công nghiệp hỗ trợ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 4

Trang 4

Chính sách phát triển khoa học công nghệ cho ngành công nghiệp hỗ trợ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 5

Trang 5

Chính sách phát triển khoa học công nghệ cho ngành công nghiệp hỗ trợ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 6

Trang 6

Chính sách phát triển khoa học công nghệ cho ngành công nghiệp hỗ trợ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 7

Trang 7

Chính sách phát triển khoa học công nghệ cho ngành công nghiệp hỗ trợ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 8

Trang 8

Chính sách phát triển khoa học công nghệ cho ngành công nghiệp hỗ trợ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 9

Trang 9

Chính sách phát triển khoa học công nghệ cho ngành công nghiệp hỗ trợ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang baonam 8720
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chính sách phát triển khoa học công nghệ cho ngành công nghiệp hỗ trợ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách phát triển khoa học công nghệ cho ngành công nghiệp hỗ trợ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0

Chính sách phát triển khoa học công nghệ cho ngành công nghiệp hỗ trợ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
355 
CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CHO NGÀNH CÔNG 
NGHIỆP HỖ TRỢ TRONG BỐI CẢNH CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 
Th.s Vũ Thị Thanh Huyền 
Bộ môn Kinh tế học, Đại học Thƣơng Mại 
TÓM TẮT 
Trong những năm gần đây, sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) đang 
được Nhà nước và các doanh nghiệp tại Việt Nam hết sức quan tâm đầu tư, đặc biệt, với sự ra 
đời của Nghị định 111 về Phát triển CNHT, nhiều chính sách hỗ trợ và ưu đãi đã được quy 
định tương đối cụ thể nhằm tạo những điều kiện tốt nhất cho hoạt động sản xuất, kinh doanh 
của DN CNHT. Trong bối cảnh mới của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) đang 
được hình thành trên thế giới, các chính sách phát triển khoa học công nghệ cho ngành 
CNHT sẽ cần được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả thực thi. Nội dung bài viết sẽ đi 
từ tiếp cận bối cảnh của cuộc CMCN lần thứ tư, xem xét, đánh giá các tác động của cuộc 
cách mạng này đến sự phát triển của ngành CNHT Việt Nam, từ đó, nghiên cứu, đánh giá các 
chính sách khoa học công nghệ cho phát triển CNHT trong bối cảnh mới này. Phần cuối của 
bài viết sẽ đưa ra một số đề xuất hoàn thiện chính sách khoa học công nghệ cho ngành CNHT 
phù hợp với bối cảnh của CMCN 4.0. 
Từ khóa: Công nghiệp hỗ trợ (CNHT), chính sách, khoa học công nghệ, cách 
mạng công nghiệp 4.0 
1. MỞ ĐẦU 
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư được cho là đã bắt đầu từ vài năm gần đây, tập 
trung chủ yếu vào sản xuất thông minh dựa trên các thành tựu đột phá trong công nghệ thông 
tin, công nghệ sinh học, công nghệ nano. Sự hình thành và phát triển của cuộc cách mạng 
công nghiệp lần thứ 4 một mặt, sẽ đem lại sự phát triển mạnh mẽ của các công nghệ mới và rô 
bốt, mặt khác, có thể gây ra ảnh hưởng lớn đến cách thức sản xuất với một số ngành nghề tận 
dụng lợi thế lao động giá rẻ của Việt Nam,  Trong bối cảnh đó, ngành sản xuất công nghiệp 
hỗ trợ của Việt Nam với quy mô sản xuất nhỏ và vừa, áp dụng KHCN còn rất hạn chế, sẽ có 
thể đứng trước những thách thức lớn từ CMCN 4.0, đòi hỏi chính sách của Nhà nước cần có 
sự định hướng và hỗ trợ một cách đúng đắn, đặc biệt là các chính sách liên quan đến phát 
triển KHCN, từ đó, đặt ra vấn đề cần nghiên cứu và đánh giá các chính sách khoa học công 
nghệ cho phát triển CNHT nhằm thu được các lợi ích từ cách mạng công nghiệp. 
Mục tiêu nghiên cứu của bài viết là xem xét thực trạng quá trình xây dựng và thực thi 
các chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ cho phát triển ngành CNHT tại Việt Nam trong 
bối cảnh cuộc CMCN lần thứ tư đang trong giai đoạn hình thành trên thế giới với những cơ 
hội và thách thức đáng kể cho sự phát triển ngành CNHT trong nước. Từ đó, đưa ra đánh giá 
về ưu điểm và hạn chế của chính sách, đưa ra kết luận về cách thức hoàn thiện chính sách 
trong thời kỳ mới. 
Về phạm vi nghiên cứu: Nội dung bài viết sẽ tập trung vào nghiên cứu thực trạng các 
chính sách phát triển ngành CNHT của Việt Nam thời gian qua, đặc biệt liên quan đến cách 
chính sách về phát triển công nghệ ngành CNHT gắn với bối cảnh cuộc cách mạng công 
nghiệp 4.0 đang nổi lên. Trong đó, liên quan đến khách thể nghiên cứu là ngành CNHT, bài 
viết chỉ tiếp cận khái niệm CNHT theo nghĩa hẹp, tập trung vào phân tích thực trạng phát triển 
đối với các ngành linh kiện phụ tùng (đặc biệt là linh kiện điện – điện tử, nhựa - cao su, kim 
loại) đối với các ngành chủ yếu là ngành điện tử, ô tô, xe máy. 
Về nguồn số liệu: 
Để làm rõ thực trạng phát triển ngành CNHT, bài viết sử dụng các số liệu thứ cấp từ 
nguồn Comtrade.org, Tổng cục thống kê, Trung tâm phát triển DN CNHT - Bộ Công thương. 
Để thống kê các chính sách phát triển CNHT Việt Nam, bài viết sử dụng các nguồn dữ 
liệu thứ cấp được cung cấp trên website của Chính phủ, Bộ Công thương. 
Về phƣơng pháp nghiên cứu: 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 356 
Bài viết chủ yếu sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, so sánh, đối chiếu để phân 
tích thực trạng quá trình tham gia cách mạng 4.0 của Việt Nam, những lợi ích và bất lợi khi 
tham gia; phân tích thực trạng phát triển CNHT và chính sách khoa học công nghệ cho phát 
triển CNHT; sử dụng phương pháp suy luận để đưa ra những đánh giá về những tác động của 
cách mạng 4.0 đến phát triển ngành CNHT. 
2. NỘI DUNG 
2.1. Tổng quan về cách mạng công nghiệp 4.0 và ngành công nghiệp hỗ trợ 
Tổng quan về cách mạng công nghiệp 4.0 
 Cách mạng công nghiệp là cuộc cách mạng trên lĩnh vực sản xuất, thể hiện sự thay 
đổi cơ bản các điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và kỹ thuật. Cuộc cách mạng công nghiệp 
đầu tiên trải dài từ năm 1760 đến khoảng năm 1840. Bắt đầu bằng việc xây dựng các tuyến 
đường sắt và phát minh ra động cơ hơi nước, cuộc cách mạng này đánh dấu sự khởi đầu của 
kỷ nguyên sản xuất cơ khí. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai, diễn ra từ cuối thế kỷ 
19 và đầu thế kỷ 20, với sản xuất hàng loạt, được thúc đẩy bởi sự ra đời của điện năng và 
dây chuyền lắp ráp. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu vào những năm ...  cho vay với lãi suất thấp các dự án đổi 
mới, chuyển giao công nghệ. Mức cho vay tối đa là 70% tổng mức đầu tư của dự án nhưng 
không quá 10 tỷ đồng với thời hạn cho vay không quá 3 năm. 
Bên cạnh đó, năm 2011, Quỹ đổi mới công nghệ Quốc gia (NATIF) đã được thành lập 
theo Quyết định số 1342/QĐ-TTg, quy chế hoạt động của Quỹ được phê duyệt vào năm 2013 
theo quyết định số 1051/QĐ-TTg và quỹ được ra mắt vào tháng 1/2015. Theo nghiên cứu của 
Viện Nghiên cứu Mitsubishi và Viện Nghiên cứu quản lý Kinh tế trung ương (2015), trong 
năm 2015, NATIF tập trung chủ yếu vào các khoản tài trợ cho nghiên cứu, bao gồm cung cấp 
hỗ trợ tài chính cho Nghiên cứu và Phát triển, chuyển giao công nghệ, ươm mầm cho các 
doanh nghiệp khoa học và công nghệ, áp dụng công nghệ trong nông nghiệp và đào tạo. Mục 
tiêu chủ yếu của quỹ này là hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động đổi 
mới công nghệ, thương mại hóa các kết quả nghiên cứu và phát triển công nghệ. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 362 
2.3. Đánh giá các tác động 
Như vậy, thông qua những phân tích ở trên, có thể thấy rằng, ngành CNHT Việt Nam 
hiện mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu hình thành, số lượng doanh nghiệp sản xuất linh phụ kiện ít 
và mất cân đối lớn với số lượng doanh nghiệp lắp ráp, chất lượng sản phẩm chưa đáp ứng 
được nhu cầu của nhà lắp ráp, các tập đoàn đa quốc gia. Vì vậy, trong bối cảnh cách mạng 
công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp sản xuất CNHT sẽ chịu một số các tác động như sau: 
Các tác đ ng đến sự phát triển của ngành CNHT 
Về tác động tích cực: 
Thứ nhất, khả năng thu hút vốn FDI, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng chất 
lượng cao từ để phát triển ngành CNHT trong nước. Cùng với sự phát triển nhanh chóng về 
công nghệ, sự thay đổi về phương thức sản xuất, hợp tác, kết nối trong sản xuất và kinh doanh 
theo xu hướng CMCN 4.0, các DN CNHT của Việt Nam có thể tận dụng để tiếp cận với các 
tiến bộ công nghệ tiên tiến trên thế giới một cách nhanh chóng, cũng như tăng cường khả 
năng tìm kiếm và thu hút các nguồn vốn đầu tư, nhân lực chất lượng cao,  nhờ có hệ thống 
mạng kết nối toàn cầu. 
Thứ hai, CMCN 4.0 có khả năng thúc đẩy sự liên kết trên quy mô rộng lớn hơn, từ đó, 
tăng cường khả năng tham gia vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng với các nền kinh tế lớn trên 
thế giới và các quốc gia có CNHT phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc,  
Thứ ba, khả năng tăng năng suất, hiệu quả sản xuất của ngành CNHT nhờ việc đổi 
mới về quy trình sản xuất, cơ cấu lại tổ chức,  tại các doanh nghiệp sản xuất CNHT để phù 
hợp với xu thế của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. 
Thứ tư, các lực đẩy từ việc hoàn thiện chính sách, môi trường đầu tư, việc áp dụng các 
quy định về an toàn lao động,  sẽ thúc đẩy việc nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp 
và sản phẩm CNHT. 
Thứ năm, cùng với sự phát triển của CMCN 4.0, ngành CNHT Việt Nam sẽ tăng khả 
năng đáp ứng nhu cầu của các đối tượng khách hàng. 
Về tác động tiêu cực: 
Thứ nhất, yêu cầu thay đổi lớn về cách thức sản xuất, xây dựng hệ thống cơ sở vật 
chất kỹ thuật phù hợp với cách mạng 4.0 có thể là thách thức vô cùng lớn với các DN CNHT 
Việt Nam hiện nay. Do phần lớn các DN sản xuất CNHT tại Việt Nam hiện nay là doanh 
nghiệp nhỏ và vừa, thiếu cả về vốn, công nghệ, cũng như các kỹ năng quản lý và điều hành 
sản xuất,  vì vậy, yêu cầu thay đổi về cách thức sản xuất và xây dựng hệ thống cơ sở hạ 
tầng, cơ sở dữ liệu để đáp ứng với xu hướng 4.0 sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất, 
kinh doanh của DN CNHT trong tương lai, nhiều DN có thể đứng trước nguy cơ phá sản nếu 
không có sự đổi mới phù hợp. 
Thứ hai, Lợi thế về lao động giá rẻ giảm, sự cắt giảm nhanh về nhu cầu lao động sẽ 
ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN CNHT tại Việt Nam. 
Thứ ba, sự cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn, trên phạm vi toàn cầu cùng với nguy 
cơ phá hủy đáng kể những chuỗi giá trị công nghiệp hiện có do sự xuất hiện những đối thủ 
cạnh tranh sáng tạo, nhanh nhạy nhờ tiếp cận với các nền tảng kỹ thuật số toàn cầu cho nghiên 
cứu, triển khai tiếp thị, bán hàng và phân phối, 
Thứ tư, những thách thức từ việc bảo mật thông tin. Do hệ thống cơ sở hạ tầng công 
nghệ thông tin của Việt Nam còn nhiều hạn chế, vì vậy, cùng với việc tăng cường áp dụng 
công nghệ thông tin và hệ thống mạng internet vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh,  có 
thể dẫn đến nhiều rủi ro của việc bị đánh cắp thông tin, đặc biệt là rò rỉ các thông tin tuyệt mật 
về hoạt động sản xuất của các DN CNHT. 
Đánh giá về hệ thống chính sách khoa học công nghệ phát triển Công nghiệp hỗ 
trợ trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
363 
Thứ nhất, về thành tựu, có thể thấy rằng hiện nay chúng ta đã có một hệ thống các 
văn bản chính sách khoa học công nghệ liên quan đến phát triển CNHT với nhiều các chính 
sách ưu đãi cho các doanh nghiệp, dự án sản xuất sản phẩm CNHT. 
Thứ hai, về hạn chế, hiện các chính sách khoa học công nghệ cho phát triển CNHT 
hiện vẫn chưa bám sát với bối cảnh mới của cuộc CMCN 4.0, chính sách phát triển sản xuất 
và đổi mới công nghệ ngành CNHT chưa được gắn với quá trình ứng dụng, đổi mới về công 
nghệ thông tin, ứng dụng hệ thống mạng internet vào quản lý và liên kết sản xuất. Thêm vào 
đó, bản thân hệ thống chính sách hiện hành vẫn còn rất nhiều hạn chế, cụ thể là: 
Một là, chính sách về khoa học công nghệ chưa đủ sức tạo ra hấp dẫn đối với các 
doanh nghiệp trong đầu tư, đổi mới công nghệ hiện đại trong sản xuất, DN sản xuất CNHT 
muốn đổi mới công nghệ phần lớn phải tự bỏ vốn hoặc tự tìm kiếm sự hỗ trợ từ bên ngoài, 
dẫn đến quá trình đổi mới, hiện đại hóa công nghệ diễn ra rất chậm tại các DN CNHT. 
Hai là, thiếu các văn bản, thông tư hướng dẫn tiếp cận các chính sách hỗ trợ về khoa 
học công nghệ cho DN và dự án sản xuất CNHT. Hiện các thông tư hướng dẫn mới chỉ dừng 
lại ở các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, thiếu hẳn các thông tư hướng dẫn cụ thể để DN 
tiếp cận các chính sách hỗ trợ về KHCN, gây ra nhiều cản trở trong quá trình tiếp cận chính 
sách của DN. 
Ba là, trong nội dung các chính sách hỗ trợ công nghệ, chúng ta vẫn thiếu mảng tư 
vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp để phát triển công nghệ, cụ thể như: hỗ trợ về thử nghiệm sản 
phẩm, đào tạo, tư vấn để nắm bắt về công nghệ mới; thiếu các chính sách tăng cường liên kết, 
kết nối với các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia nhằm nắm bắt đúng xu thế công nghệ 
mới và các định hướng công nghệ sản xuất tại các tập đoàn, tổng công ty này; các trung tâm, 
hiệp hội hỗ trợ cho doanh nghiệp gần như không có đội ngũ nhân sự hiểu biết về công nghệ, 
thiếu máy móc thiết bị để kiểm định sản phẩm cho doanh nghiệp,  (Theo Báo cáo kết quả 
nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Mitsubishi, Nhật Bản, 2016) 
Mặt khác, các chính sách liên quan đến hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực 
trong phát triển CNHT hầu như chưa được quan tâm thực hiện; chính sách hợp tác quốc tế 
trong chuyển giao công nghệ hầu như không được quan tâm triển khai, chủ yếu là DN CNHT 
tự mò mẫm, là nguyên nhân quan trọng dẫn đến DN khó có thể đẩy nhanh quá trình đổi mới 
về công nghệ phù hợp với xu hướng sản xuất hiện đại trên thế giới, cũng như cuộc cách mạng 
CN 4.0. 
3. KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH KHOA 
HỌC CÔNG NGHỆ CHO PHÁT TRIỂN CNHT TRONG BỐI CẢNH CMCN 4.0 
Tóm lại, trong những năm vừa qua, ngành CNHT của Việt Nam nhìn chung vẫn đang 
trong tình trạng bắt đầu hình thành, kém phát triển, các chính sách về khoa học công nghệ cho 
ngành CNHT vẫn chưa phát huy được tác dụng và hiệu quả, dẫn đến những thách thức cho 
ngành CNHT Việt Nam trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0. Để tận dụng các cơ 
hội, khắc phục những tác động tiêu cực từ cách mạng CN 4.0, cũng như các hạn chế trong quá 
trình xây dựng, thực thi các chính sách về khoa học công nghệ cho phát triển CNHT, theo tác 
giả, trước mắt cần tập trung vào một số giải pháp như sau: 
Thứ nhất, tăng cường khả năng thực thi các chính sách hỗ trợ về khoa học công nghệ 
cho doanh nghiệp sản xuất CNHT thông qua việc nhanh chóng ban hành các chính sách, 
thông tư hướng dẫn chi tiết hơn nhằm cụ thể hóa các chính sách hỗ trợ về phát triển khoa học 
công nghệ cho DN CNHT. Thông qua hoạt động của các Trung tâm hỗ trợ, Hiệp hội DN 
CNHT để đưa chính sách gần hơn với DN sản xuất CNHT bằng các biện pháp trao đổi thông 
tin, hỗ trợ, tư vấn các điều kiện cần thiết để doanh nghiệp có thể tiếp cận chính sách. 
Thứ hai, nhanh chóng hoàn thiện, bổ sung nội dung chính sách phát triển khoa học 
công nghệ cho ngành CNHT gắn với xu thế của cuộc CMCN lần thứ tư. Trong đó, đặc biệt 
liên quan đến các chính sách khuyến khích phát triển công nghệ gắn với phát triển hệ thống 
công nghệ thông tin, ứng dụng mạng internet trong quản lý sản xuất, kinh doanh, tìm kiếm 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
 364 
khách hàng, Ngoài ra, nội dung chính sách khoa học công nghệ cho ngành CNHT cũng cần 
bổ sung, hoàn thiện các chính sách tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển khoa học công 
nghệ ngành CNHT trong bối cảnh CMCN 4.0, thúc đẩy sự liên kết, trao đổi thông tin về công 
nghệ giữa các tập đoàn đa quốc gia, xuyên quốc gia với các DN sản xuất CNHT trong nước. 
Thứ ba, tạo điều kiện để tiếp nhận các chuyên gia đến từ các nước có ngành CNHT 
phát triển như Hàn Quốc, Nhật Bản,  nhằm cung cấp các dịch vụ hướng dẫn về công nghệ, 
hướng dẫn về tiếp cận công nghệ mới, cũng như đào tạo, nâng cao trình độ về công nghệ cho 
đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp. Trong dài hạn, các trung tâm hỗ trợ, Hiệp hội cần nâng cấp về 
cơ sở vật chất cũng như trình độ chuyên môn để cung cấp các dịch vụ như kiểm định chất 
lượng sản phẩm CNHT cho doanh nghiệp, hỗ trợ xây dựng, hiện đại hóa công nghệ sản xuất, 
là cầu nối để thu hút đầu tư vào công nghệ cho các doanh nghiệp CNHT trong nước. 
Thứ tƣ, chú trọng phát triển nguồn nhân lực cho ngành CNHT. Trước mắt, tập trung 
vào một số sản phẩm linh phụ kiện cơ bản trong sản xuất CNHT như sản phẩm khuôn đúc, 
linh kiện điện tử, linh phụ kiện nhựa, kim loại; tập trung vào sản xuất sản phẩm CNHT cho 
một số ngành công nghiệp đang có tốc độ tăng trưởng khá, đóng góp lớn vào GDP Việt Nam 
trong những năm gần đây, như ngành điện tử, ô tô, xe máy. Một mặt, cần có chính sách thu 
hút đội ngũ chuyên gia, ví dụ như Nhật Bản  hỗ trợ Việt Nam trong xây dựng ngành 
CNHT; mặt khác, chính sách cần tập trung hơn nữa trong đào tạo, phát triển nguồn nhân lực 
công nghiệp trong nước để tạo ra lực lượng nòng cốt cho phát triển CNHT, đáp ứng yêu cầu 
cung ứng cho các nhà lắp ráp trong nước và tham gia vào tiến trình CMCN 4.0. Việc đào tạo, 
nâng cao chất lượng nhân lực ngành Công nghiệp có thể được thực hiện thông qua hợp tác, 
liên kết với các tập đoàn lớn, đa quốc gia như Samsung; cần nâng cao hơn nữa tính liên kết 
giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp sản xuất, giữa doanh nghiệp sản xuất CNHT trong nước 
và các doanh nghiệp ngoài nước, đặc biệt là Nhật Bản, Hàn Quốc,  
Thứ năm, chú trọng tới các chính sách thu hút đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước 
ngoài. Theo phân tích thực trạng phát triển của ngành CNHT Việt Nam, hiện số lượng các 
doanh nghiệp sản xuất CNHT còn rất ít, và phần lớn tập trung vào đối tượng các doanh 
nghiệp vừa và nhỏ. Đây là nhóm doanh nghiệp có tiềm lực vốn thấp, quy mô nhỏ, trình độ 
nhân lực không cao, do đó, khó có thể đầu tư vào công nghệ hiện đại và đổi mới phương thức 
sản xuất theo xu hướng CMCN 4.0. Vì vậy, trong giai đoạn đầu phát triển, ngành CNHT Việt 
Nam rất cần các nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài để phát triển công nghệ, tạo ra mối 
liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm CNHT. Để thu hút các dự án FDI vào sản xuất 
công nghiệp hỗ trợ, cần có các ưu đãi thích hợp đủ sức hấp dẫn, trong đó đặc biệt các tập đoàn 
đa quốc gia có vị thế là nhà cung cấp toàn cầu linh kiện và vật liệu. Đối với các doanh nghiệp 
FDI có qui mô vừa trở lên,thường có nguồn lực tương đối mạnh, vì vậy, một trong những ưu 
đãi mà họ quan tâm nhất khi đầu tư vào Việt Nam là ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Bên 
cạnh đó, các doanh nghiệp CNHT vừa và nhỏ của Nhật Bản có trình độ công nghệ và sản xuất 
rất cao cũng là đối tượng cần phải hướng tới để thu hút. Các doanh nghiệp này có qui mô vừa 
và nhỏ, họ cần có sự hỗ trợ và sẵn sàng về mặt hạ tầng như mặt bằng, hệ thống nhà xưởng, 
thủ tục hành chính...trong các cụm công nghiệp hỗ trợ. 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG 
365 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1, Hoàng Văn Châu, chủ nhiệm đề tài (2010), Chính sách phát triển công nghiệp hỗ 
trợ ở Việt Nam đến năm 2020, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà nước, trường ĐH Ngoại 
Thương Hà Nội, Hà Nội. 
2, Chính phủ (2015), Nghị định số 111/2015/NĐ-CP Về phát triển CNHT. 
3, Cục Thông tin KH&CN Quốc gia (2016), Tổng luận “Cuộc cách mạng công nghiệp 
lần thứ 4”, truy cập ngày 12/8/2017 tại trang web: 
%20lan%20thu%20tu.pdf. 
4, Klaus Schwab (2016), Cuộc cách mạng công nghiệp Lần thứ tư. 
5, Mitsubishi Research Institute & Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung Ương 
(2016), Enhancement of Vietnamese Supporting Industries, Báo cáo nghiên cứu, Hà Nội, Việt 
Nam. 
6, Thủ tướng Chính phủ (2017), Quyết định Số: 68/QĐ-TTg về việc phê duyệt 
Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ từ năm 2016 đến năm 2025. 
7, Trung tâm Phát triển doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ (2015), Niên giám về Công 
nghiệp hỗ trợ các ngành chế tạo Việt Nam 2014 – 2015, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính 
sách Công nghiệp, Bộ Công thương. 
8, Trung tâm thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch và Đầu tư 
(2016), Tác động của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư tới Việt Nam, truy cập ngày 
24/8/2017 tại trang web:  aspx?newid=18864. 
9, UN comtrade data,  
THE SCIENCE AND TECHNOLOGY POLICY FOR DEVELOPING THE 
SUPPORTING INDUSTRY IN VIET NAM IN THE CONTEXT OF THE 
INDUSTRIAL REVOLUTION 
Abstract: 
In recent years, the development of the supporting industry has been paid great 
attention by the State and enterprises in Vietnam, especially with the introduction of Decree 
111 on Development SI, many support policies and incentives have been specified relatively 
specific to create the best conditions for production and business activities of SI. In the new 
context of the industrial revolution 4.0 (CMCN 4.0) is being formed around the world, the 
science and technology development policy for SI will need to be improved and further 
improved performance. The content of the article will go from the contextual perspective of 
the fourth CMC, reviewing, assessing the impact of this revolution on the development of the 
SI industry in Vietnam, from which, study and evaluate the Science and technology policy for 
the development of SI in this new context. The final section of the paper will provide some 
suggestions for finalizing science and technology policy for SI in line with the context of 
CMCN 4.0. 
Keywords: supporting industry, the science technology policy, industrial 
revolution 4.0 

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_phat_trien_khoa_hoc_cong_nghe_cho_nganh_cong_nghi.pdf