Chính sách đổi mới sáng tạo của một số nước châu Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Đổi mới sáng tạo (ĐMST) (innovation) có thể được định nghĩa là kết quả của “sự

kết hợp mới” giữa kiến thức, năng lực và nguồn lực (Schumpeter, 1934). Khác với

sáng chế (invention), được định nghĩa là “một ý tưởng mới lạ về cách thực hiện mọi

việc”, ĐMST là một khái niệm bao gồm những gì được “thực hiện trong thực tế”. Góc

nhìn này có điểm chung là tạo ra điều gì đó mới mẻ; tuy nhiên, liệu các ý tưởng mới

có được thực hiện về mặt kinh tế và xã hội hay không lại khác nhau. ĐMST cũng bao

gồm ĐMST sản phẩm và ĐMST quy trình. Do đó, nghiên cứu ĐMST đã được liên kết

với khoa học và công nghệ (KH&CN), tập trung vào các tổ chức quản lý các hoạt

động ĐMST và về “sự đồng phát triển của công nghệ và thể chế” đòi hỏi các hệ thống

mới phù hợp với công nghệ mới (Nelson & Sampat, 2001).

Các chính sách ĐMST đã được xác định theo nhiều cách khác nhau vào các thời

điểm khác nhau và các động lực khác nhau. Một số chính sách này có thể liên quan

đến sự thay đổi thuật ngữ. Ví dụ, phần lớn những gì được gọi là chính sách ĐMST

ngày nay thực ra trước đây được đưa ra dưới chính sách công nghiệp, khoa học,

nghiên cứu hoặc công nghệ. Về mặt này, các chính sách ĐMST là khái niệm rộng hơn

các chính sách công nghệ hiện có, được định nghĩa là “các chính sách liên quan đến sự

can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế với mục đích ảnh hưởng đến quá trình ĐMST

công nghệ.” Chính sách ĐMST phải coi ĐMST là một quan điểm tổng thể và rộng

ngoài sáng chế (Edler & Fagerberg, 2013). Ngoài các mục tiêu kinh tế, nó còn tìm

cách tích hợp KH&CN với sự xuất hiện của các mục tiêu chính sách mới, chẳng hạn

như cải thiện chất lượng cuộc sống, nâng cao tính bền vững và hội nhập xã hội. Do

đó, các chính sách ĐMST có thể được chia thành 3 dạng, đó là các chính sách theo

định hướng sứ mệnh, sáng chế và hệ thống (Edler & Fagerberg, 2013).

Các chính sách định hướng sứ mệnh có thể được mô tả như một khoa học lớn

cung cấp các giải pháp cho các vấn đề xã hội thực tế và cụ thể. Đặc điểm nổi bật của

các chính sách này là tính tập trung. Các nhà hoạch định chính sách tập trung vào một

số công nghệ, chẳng hạn như hàng không vũ trụ, điện tử và năng lượng hạt nhân. Hơn

nữa, các nhà hoạch định chính sách đã áp dụng các chính sách như vậy từ rất lâu trước

khi có chính sách ĐMST, ví dụ, vì mục đích quốc phòng. Nhiều ĐMST quan trọng

mang lại hiệu quả kinh tế to lớn là kết quả của các chính sách này.

Chính sách đổi mới sáng tạo của một số nước châu Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam trang 1

Trang 1

Chính sách đổi mới sáng tạo của một số nước châu Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam trang 2

Trang 2

Chính sách đổi mới sáng tạo của một số nước châu Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam trang 3

Trang 3

Chính sách đổi mới sáng tạo của một số nước châu Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam trang 4

Trang 4

Chính sách đổi mới sáng tạo của một số nước châu Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam trang 5

Trang 5

Chính sách đổi mới sáng tạo của một số nước châu Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam trang 6

Trang 6

Chính sách đổi mới sáng tạo của một số nước châu Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam trang 7

Trang 7

Chính sách đổi mới sáng tạo của một số nước châu Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam trang 8

Trang 8

Chính sách đổi mới sáng tạo của một số nước châu Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam trang 9

Trang 9

Chính sách đổi mới sáng tạo của một số nước châu Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 53 trang baonam 6640
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Chính sách đổi mới sáng tạo của một số nước châu Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chính sách đổi mới sáng tạo của một số nước châu Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Chính sách đổi mới sáng tạo của một số nước châu Á và hàm ý chính sách cho Việt Nam
Tổng luận số 1/2021 
CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á VÀ 
HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM 
1 
Mục lục 
Lời giới thiệu ..................................................................................................... 2 
I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO ............. 3 
1.1. Định nghĩa chính sách đổi mới sáng tạo ................................................... 3 
1.2. Sự cần thiết của chính sách đổi mới sáng tạo ........................................... 4 
1.3. Các công cụ của chính sách đổi mới sáng tạo ........................................... 6 
1.4. Tác động của các công cụ chính sách đổi mới sáng tạo ............................ 8 
1.5. Quản lý/quản trị chính sách đổi mới sáng tạo ........................................... 9 
II. CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á ... 10 
2.1. Nhật Bản ................................................................................................ 10 
2.2. Hàn Quốc ............................................................................................... 16 
2.3. Trung Quốc ............................................................................................ 22 
2.4. Ấn Độ .................................................................................................... 30 
2.5. Malaysia ................................................................................................ 36 
2.6. Thái Lan ................................................................................................ 42 
KẾT LUẬN - HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM ............................... 47 
Tài liệu tham khảo chính .................................................................................. 52 
2 
Lời giới thiệu 
Những năm gần đây, nhiều học thuyết đã được đề ra để giải thích nguyên nhân 
một số quốc gia đã “công nghiệp hóa và bắt kịp” thành công và hiện giờ họ đang trong 
“giai đoạn hậu bắt kịp” và là vươn lên hàng đầu trong ĐMST ở quy mô toàn cầu (như 
Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc), trong khi nhiều quốc gia khác (như Ấn Độ, 
Malaysia, Thái Lan, Indonesia và Việt Nam) chưa bứt phá được hoặc thậm chí “mắc 
kẹt” trong giai đoạn “công nghiệp hóa và bắt kịp”. Một trong những nguyên nhân 
hàng đầu dẫn đến sự khác biệt ở hai nhóm quốc gia trên chính là việc việc xây dựng 
và thực hiện thành công chính sách đổi mới sáng tạo (ĐMST). Trung Quốc đã thành 
công với khái niệm “ĐMST nội sinh/bản địa”, Hàn Quốc đã bước sang giai đoạn “nền 
kinh tế ĐMST” (Innovation Economy hay Innovation-Based Economy, cũng gọi là 
Innovation - Driven Economy, lấy ĐMST làm động lực). 
Sự thành công trong ĐMST ở ba nước trên cũng cho thấy lý do tại sao cần có các 
chính sách ĐMST. Là một phần của chính sách công và rộng hơn chính sách công 
nghệ, các chính sách ĐMST là cần thiết để khắc phục các lỗi về thị trường, năng lực 
và hệ thống. Chính sách ĐMST có nhiều công cụ khác nhau, mục tiêu và tác dụng của 
mỗi công cụ cũng khác nhau ở mỗi quốc gia. Tuy nhiên, trong mỗi giai đoạn phát 
triển, từ tiền công nghiệp hóa, công nghiệp hóa và bắt kịp, đến hậu bắt kịp đều có 
những chính sách ĐMST đặc thù mà Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc cùng áp dụng 
và họ đều công nghiệp hóa và bắt kịp thành công. 
Để giúp bạn đọc có thêm thông tin về chính sách ĐMST ở Nhật Bản, Hàn Quốc, 
Trung Quốc và một số nước châu Á khác, thông qua phân tích chính sách ĐMST đã 
giúp những nước thành công trong công nghiệp hóa và bắt kịp, cũng như bài học từ 
những nước tụt hậu, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách về ĐMST cho Việt Nam để 
bứt phá trong giai đoạn hiện nay, Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia biên 
soạn tổng luận “CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO CỦA MỘT SỐ NƯỚC CHÂU 
Á VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM”. 
Xin trân trọng giới thiệu. 
CỤC THÔNG TIN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUỐC GIA 
3 
I. CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI SÁNG TẠO 
1.1. Định nghĩa chính sách đổi mới sáng tạo 
Đổi mới sáng tạo (ĐMST) (innovation) có thể được định nghĩa là kết quả của “sự 
kết hợp mới” giữa kiến thức, năng lực và nguồn lực (Schumpeter, 1934). Khác với 
sáng chế (invention), được định nghĩa là “một ý tưởng mới lạ về cách thực hiện mọi 
việc”, ĐMST là một khái niệm bao gồm những gì được “thực hiện trong thực tế”. Góc 
nhìn này có điểm chung là tạo ra điều gì đó mới mẻ; tuy nhiên, liệu các ý tưởng mới 
có được thực hiện về mặt kinh tế và xã hội hay không lại khác nhau. ĐMST cũng bao 
gồm ĐMST sản phẩm và ĐMST quy trình. Do đó, nghiên cứu ĐMST đã được liên kết 
với khoa học và công nghệ (KH&CN), tập trung vào các tổ chức quản lý các hoạt 
động ĐMST và về “sự đồng phát triển của công nghệ và thể chế” đòi hỏi các hệ thống 
mới phù hợp với công nghệ mới (Nelson & Sampat, 2001). 
Các chính sách ĐMST đã được xác định theo nhiều cách khác nhau vào các thời 
điểm khác nhau và các động lực khác nhau. Một số chính sách này có thể liên quan 
đến sự thay đổi thuật ngữ. Ví dụ, phần lớn những gì được gọi là chính sách Đ ... ứ hai hoặc nội chiến. Do đó, ổn định chính 
trị và công nghiệp hóa là điều kiện tiên quyết để bắt kịp thành công. Về mặt này, Việt 
Nam luôn đảm bảo ổn định chính trị và vấn đề còn lại là làm sao có được chính sách 
ĐMST bứt phá trong giai đoạn công nghiệp hóa và bắt kịp. 
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu, phổ biến và nội địa hóa các công nghệ 
tiên tiến 
Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp thu 
các công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, phổ biến chúng cho các khu vực tư nhân và 
khuyến khích các công ty bản địa nội bộ hóa chúng theo cách thức do chính phủ lãnh 
đạo. Đặc biệt, Nhật Bản và Hàn Quốc sử dụng các khoản nợ nước ngoài thay vì FDI 
để nhập khẩu công nghệ nước ngoài, đảm bảo sự độc lập về công nghệ của họ với các 
công ty đa quốc gia. Ngược lại, Trung Quốc tích cực sử dụng FDI, với lợi thế thị 
trường lớn, để có được công nghệ nước ngoài bằng cách thành lập liên doanh với các 
công ty bản địa, dẫn đến việc chuyển giao hiệu quả công nghệ của các công ty nước 
ngoài cho các công ty Trung Quốc. Tóm lại, đầu tư FDI, liên doanh hay nợ nước 
ngoài là không quan trọng, mà điều quan trọng là các nước đang phát triển phải tích 
cực yêu cầu các công ty đa quốc gia chuyển giao công nghệ của họ cho các nước đang 
phát triển ở mức độ nào. 
Về phổ biến và nội nội địa hóa công nghệ, cả ba quốc gia trên đều áp dụng cùng 
một phương pháp, trong đó nhấn mạnh vai trò của các viện nghiên cứu công (PRI) với 
tư cách là người phát triển và chuyển giao công nghệ giữa chính phủ và các công ty. 
Đặc biệt, Chính phủ Hàn Quốc đã trợ cấp R&D cho các PRI, và đổi lại, các PRI đã 
phát triển các công nghệ công nghiệp và chuyển giao chúng sang cho các chaebols của 
Hàn Quốc để thương mại hóa. Sau đó, các chaebols đã đầu tư tiền với chính phủ vào 
các dự án R&D quốc gia quy mô lớn và thực hiện các hoạt động R&D với các PRI và 
phát triển công nghệ. Ngoài ra, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc thường bảo vệ 
các công ty trong nước trước các công ty đa quốc gia để nội địa hóa công nghệ của các 
công ty trong nước. Ở Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, khả năng phát triển 
công nghệ của các PRI là có, tuy nhiên, năng lực của họ trong việc phổ biến công 
nghệ cho khu vực tư nhân dường như còn thiếu. Các công ty của các quốc gia này 
cũng yếu kém về năng lực nội địa hóa các công nghệ tiên tiến. 
Cũng như Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan và Malaysia, Việt Nam cũng có các PRI có 
khả năng phát triển công nghệ, nhưng như thế là chưa đủ. Do đó, để bứt phá thành 
công trong giai đoạn công nghiệp hóa và bắt kịp này thì Việt Nam cần làm tốt chu 
trình tiếp thu, phổ biến và nội địa hóa công nghệ tiên tiến. 
Khuyến khích hợp tác giữa các khu vực viện nghiên cứu – doanh nghiệp (ngành 
công nghiệp) - trường đại học 
49 
Sự tương tác và hợp tác mạnh mẽ giữa các khu vực viện nghiên cứu – ngành công 
nghiệp - trường đại học là cách tốt nhất để tạo vòng tròn hiệu quả của chu trình tiếp 
thu – phổ biến - nội địa hóa công nghệ tiên tiến. Vì mỗi bên trong số ba bên có nguồn 
lực và điều kiện khác nhau. Các PRI có thể tập trung vào nghiên cứu cơ bản nhờ có đủ 
nguồn lực và ít áp lực hơn trong việc tạo ra lợi nhuận so với các công ty. Mặt khác, 
doanh nghiệp bắt buộc phải nghiên cứu ứng dụng vì áp lực rất lớn của việc thương 
mại hóa nhanh chóng để tạo ra lợi nhuận. Trường đại học không có bất kỳ áp lực nào 
về việc tạo ra lợi nhuận nhưng không có đủ cơ sở vật chất và thiết bị để thực hiện một 
dự án R&D lớn so với các dự án của PRI. Do đó, chỉ khi ba bên này hợp tác, họ mới 
có thể liên tục cải tiến công nghệ của mình và nâng cao năng lực công nghệ của các 
doanh nghiệp bản địa bằng cách sử dụng hiệu ứng tổng hợp xảy ra giữa nghiên cứu cơ 
bản và nghiên cứu ứng dụng, và giữa các PRI, trường đại học và ngành công nghiệp. 
Tăng cường đầu vào ĐMST, chi tiêu cho R&D, và nguồn nhân lực R&D 
Các chỉ số về thực hiện ĐMST cho thấy Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc có 
mức đầu tư vào chi cho R&D, nguồn nhân lực R&D cao hơn so với các quốc gia khác. 
Với đầu vào ĐMST ở mức cao, như hệ quả, cả ba quốc gia đều đạt được đầu ra 
ĐMST cao hơn đáng kể so với các quốc gia khác. Về chi tiêu cho R&D, Hàn Quốc 
cao nhất với 4,5% GDP vào năm 2018, tiếp theo là Nhật Bản và Trung Quốc với lần 
lượt là 3,2% và 2,1% GDP trong cùng năm. Ngược lại, nhiều quốc gia còn lại, ngoại 
trừ Malaysia và Thái Lan, có chi tiêu cho R&D dưới 1% GDP. 
Có thể thấy, Việt Nam cũng như Indonesia, Malaysia và Thái Lan luôn thiếu 
nguồn nhân lực R&D, cũng như mức tiêu cho R&D thấp, đó là nguyên nhân và hệ quả 
tự nhiên, tức là đầu vào ở mức thấp hơn mang lại kết quả thấp. Do đó, để gia tăng các 
kết quả ĐMST, cần đầu tư vào các yếu tố đầu vào ĐMST, như bồi dưỡng các nhà 
nghiên cứu và kỹ thuật, tăng chi tiêu cho R&D. Trung Quốc đã thành công trong việc 
tăng chi tiêu cho R&D liên tục và họ đã đạt được mức chi cho R&D của các nước EU. 
(2) Vai trò của Chính phủ 
Vai trò của chính phủ trong quá trình hoạch định các chính sách ĐMST là vô cùng 
quan trọng. Chính phủ có thể thay đổi vai trò của mình theo giai đoạn phát triển kinh 
tế. Đối với Việt Nam hiện nay, theo kinh nghiệm của các nước Nhật Bản, Hàn Quốc 
và Trung Quốc, Chính phủ cần phải đóng vai trò là nhà cung cấp và điều tiết để tăng 
năng lực ĐMST của quốc gia. Tuy nhiên, sau khi năng lực ĐMST, năng lực nội địa 
hóa các công nghệ tiên tiến của khu vực tư nhân, doanh nghiệp trở nên mạnh, chính 
phủ nên đóng vai trò là người điều phối để thúc đẩy một môi trường nơi khu vực tư 
nhân có thể tự mình tạo ra ĐMST. Bên cạnh đó, chính phủ cần có năng lực để nắm bắt 
và hiện thực hóa cơ hội khi cánh cửa cơ hội mở ra. Chính phủ cũng có thể thiết lập 
một chiến lược tập trung và lựa chọn, và chiến lược đường vòng dựa trên việc xác 
định chính xác các nguồn lực và năng lực quốc gia. 
Để thành công trong công nghiệp hóa và bắt kịp, Nhật Bản và Hàn Quốc đã sử 
dụng chính sách do chính phủ định hướng. Mặc dù Trung Quốc đã sử dụng cùng một 
chiến lược, nhưng trong điều kiện hệ thống chính trị tương đối khác. Chính phủ Nhật 
Bản và Hàn Quốc ban đầu đã đầu tư những nguồn vốn khổng lồ vào việc thành lập các 
trường đại học, đặc biệt là tăng cường các khoa kỹ thuật và khoa học của các trường 
đại học, xây dựng các PRI, bồi dưỡng và phân bổ nhân tài KH&CN. Họ cũng lên kế 
50 
hoạch cho các dự án R&D quốc gia và buộc các công ty bản địa, PRI và các trường 
đại học tham gia vào các dự án này thông qua các hỗ trợ tài chính và các biện pháp 
khuyến khích khác nhau để tăng cường năng lực công nghệ trong nước. Họ cũng 
thành lập các khu khoa học hoặc cụm công nghiệp khác nhau để xây dựng một hệ sinh 
thái ĐMST và hình thành các quy định khác nhau nhằm thúc đẩy hoạt động R&D của 
các công ty bản địa. 
Khi bắt đầu công nghiệp hóa và bắt kịp, cả hai chính phủ Nhật Bản và Hàn Quốc 
đều cung cấp và quy định mọi thứ để tăng năng lực ĐMST của quốc gia. Tuy nhiên, 
sau khi tích lũy được năng lực công nghệ của các công ty bản địa, họ đã thay đổi vai 
trò từ các nhà cung cấp và cơ quan quản lý thành người điều phối và thúc đẩy. Họ 
giao lại cho khu vực tư nhân các chức năng tài trợ và điều tiết các hoạt động R&D. 
Vai trò của cả hai chính phủ đều phát triển tùy theo mức độ năng lực ĐMST của quốc 
gia. Bằng chứng rõ ràng nhất về sự tiến hóa này là việc chi tiêu công cho R&D giảm 
hẳn. Ví dụ, chi tiêu cho R&D tư nhân của Hàn Quốc bắt đầu vượt qua chi tiêu cho 
R&D khu vực công từ những năm 1980. Năm 2018, tỷ lệ chi tiêu cho R&D của tư 
nhân và công của Hàn Quốc là 78:22, của Nhật Bản là 79:21, ở Trung Quốc 76:24. 
Ấn Độ, Indonesia và Malaysia có tỷ lệ chi tiêu cho R&D công cao hơn so với chi 
tiêu cho R&D của tư nhân. Mặc dù các quốc gia này đã đạt được thành công lớn trong 
một số ngành cụ thể, nhưng họ vẫn chưa đạt được giai đoạn bắt kịp thành công vì các 
doanh nghiệp bản địa của họ vẫn dựa nhiều vào sự hỗ trợ của chính phủ hơn là tự xây 
dựng năng lực công nghệ thông qua hoạt động R&D. Đây cũng là kinh nghiệm cho 
Việt Nam và để tăng tốc bứt phá trong giai đoạn công nghiệp hóa và bắt kịp, Chính 
phủ cần tăng cường hơn nữa vai trò là người tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong 
nước tăng chi tiêu cho R&D. 
Tối ưu hóa các cơ hội 
Khái niệm cửa sổ cơ hội đề cập đến ý tưởng được trình bày bởi Perez và Soete 
(1988), những người đã nhận thấy rằng một mô hình kinh tế - kỹ thuật mới (ví dụ, sự 
xuất hiện của công nghệ kỹ thuật số và tự do hóa thương mại) có thể là một cơ hội 
tuyệt vời cho những người/nước đi sau tham gia vào các lĩnh vực mới. Các cánh cửa 
cơ hội cũng nảy sinh khi có sự thay đổi trong chu kỳ kinh doanh (tức là suy thoái hoặc 
tăng trưởng) và thay đổi về quy định hoặc sự can thiệp của chính phủ (ví dụ: bãi bỏ 
quy định). Các trường hợp bắt kịp thành công tận dụng cơ hội một cách hiệu quả. 
Chúng ta có thể thấy những trường hợp đó trong các dịch vụ CNTT của Ấn Độ (thay 
đổi mô hình kinh doanh dịch vụ CNTT và thay đổi chính sách của chính phủ về tự do 
hóa các công ty nước ngoài), TV kỹ thuật số và thiết bị di động của Hàn Quốc (sự 
xuất hiện của công nghệ kỹ thuật số) và các ngành công nghiệp trò chơi trực tuyến của 
Trung Quốc (chính phủ can thiệp vào các công ty nước ngoài không cho phép các 
công ty nước ngoài là nhà xuất bản). Do đó, Việt Nam nên lường trước các cửa sổ cơ 
hội sẽ như thế nào và xác định phương pháp hiệu quả nhất. 
(3) Tạo một thể chế tốt hơn 
Điều cần thiết là phải đưa ra các chính sách ĐMST xuất sắc, nhưng cũng cần phải 
phối hợp các chính sách của nhiều bộ và cơ quan công quyền một cách thống nhất. 
Chính sách ĐMST cũng cần có khả năng thực thi hiệu quả và phản ánh các xu hướng 
chính sách mới nhất. Tất cả những điều này đều được đưa vào thể chế; do đó, chúng ta 
51 
nên cố gắng tạo ra một thể chế tốt hơn, như thông qua việc thành lập một cơ quan 
quản lý điều phối mạnh mẽ và tăng cường thực thi pháp luật. 
Để thực hiện tổ chức ở cấp cao được suôn sẻ, cần có một bộ chuyên trách về 
ĐMST, với tư cách là ban thư ký, để thu thập và trao đổi tất cả thông tin và ý kiến liên 
quan đến chính sách ĐMST giữa các cơ quan, các bộ và chính quyền địa phương. Hàn 
Quốc đã trao các vai trò rộng lớn (tức là lập kế hoạch, xem xét lại, điều chỉnh, lập 
ngân sách) và quyền lực lớn cho Bộ KH&CN và Văn phòng ĐMST KH&CN (OSTI) 
bằng cách nâng cấp Bộ trưởng Bộ KH&CN lên Phó Thủ tướng và được trao quyền 
toàn diện, chẳng hạn như lập kế hoạch, cân nhắc, điều chỉnh và lập ngân sách. Ngoài 
ra, Tổng thống cũng là Chủ tịch Hội đồng chính sách KH&CN quốc gia để điều chỉnh 
tất cả các bộ. Trong chính quyền của Roh Moo-hyun, Hàn Quốc có hệ thống quản trị 
chính sách ĐMST mạnh nhất tập trung vào Bộ KH&CN. Điều này khiến Hệ thống 
quản trị chính sách ĐMST của Hàn Quốc hoạt động tốt với sự phối hợp chặt chẽ và 
nhất quán. Nhật Bản cũng có Bộ Thương mại Quốc tế và Công nghiệp (MITI) (sau đó 
đổi thành Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp) như một bộ chuyên trách. MITI 
đã trao quyền lực đáng kể cho cơ quan điều phối cấp cao là Hội đồng KH&CN (sau 
đó được đổi thành Hội đồng về chính sách KH&CN và sau đó là Hội đồng về STI), 
bằng cách đặt tổ chức này trực thuộc Văn phòng Nội các. Nhiều nước khác đã ngày 
cành coi trọng các chính sách ĐMST thông qua đổi tên thành Bộ Khoa học, Công 
nghệ và ĐMST như các nước Malaysia (MOSTI), Brazil, Argentina, New Zealand, 
Tây Ban Nha 
Xây dựng khuôn khổ pháp lý để thực hiện hiệu quả các chính sách ĐMST: Nhật 
Bản và Hàn Quốc đã ban hành Luật về Khoa học và Công nghệ lần lượt vào năm 1995 
và 2001. Trên cơ sở này, cả hai quốc gia đã thành lập Kế hoạch cơ bản về Khoa học 
và Công nghệ (STBP) 5 năm để giải quyết các thách thức mới nảy sinh từ giai đoạn 
sau bắt kịp, cung cấp hướng dẫn tổng thể để thực hiện các chính sách STI và nâng cao 
hiệu lực thực thi các chính sách. Hàn Quốc đã quan sát thấy sự thành công lớn của 
khung pháp lý KH&CN Nhật Bản, là luật KH&CN và các kế hoạch KH&CN. Với 
Luật KH&CN và Kế hoạch KH&CN 5 năm, Hàn Quốc cũng đã đạt được hiệu quả 
thực hiện cao các chính sách ĐMST với tính nhất quán theo kế hoạch. Ngược lại, Ấn 
Độ coi KH&CN là một trong những công cụ thiết yếu để phát triển kinh tế sớm hơn 
nhiều so với các nước khác và đã công bố các tuyên bố chính sách về KH&CN quan 
trọng ít nhất bốn lần. Tuy nhiên, nước này không thể thực hiện các chính sách ĐMST 
theo kế hoạch vì chủ yếu dựa vào tuyên bố chính sách hơn là khung pháp lý, dẫn đến 
không có chính sách ràng buộc về mặt pháp lý. Từ trường hợp thành công và không 
thành công này, Việt Nam cần xem xét một khuôn khổ pháp lý, các chính sách ĐMST 
với tính nhất quán theo kế hoạch, cung cấp hướng dẫn tổng thể để thực hiện các chính 
sách STI và nâng cao hiệu lực thực thi các chính sách này. 
Trung tâm Thông tin và Thống kê KH&CN 
52 
Tài liệu tham khảo chính 
1. Building a national innovation system: What can we learn from Korea? Kwang Wook 
Gang and Pier Abetti, 9/2012. 
2. Evolution of Science and Technology Policy in Korea. Working paper, Choi, Y-R. 
2003. 
3. Global Innovation Index 2020, WIPO. 
4. How China Creates the Strongest Innovation System, BMI Think Tank, 12/2017. 
5. Innovation Policy in Asia, Taeyoung Park and Junyun Kim, February 2020. 
6. Japanese Science and Technology Indicators 2019, National Institute of Science and 
Technology Policy, MEXT, 11/2019. 
7. Japan’s Innovation Systems at the Crossroads: Society 5.0, Digital AsiaCarraz, R. and 
Y, Harayama. 2018. 
8. Japan's Science & Technology Innovation Policy and Implementation System. 
Science and Technology Policy, Choi, H. 2017. 
9. Innovation Policy in ASEAN, Economic Research Institute for ASEAN and East 
ASIA(ERIA), Damuri, Yose, Haryo Aswicahyono, and David Christian. 2018. 
10. Innovation policy: what, why, and how. Oxford Review of Economic Policy, Edler, J. 
and J. Fagerberg. 2017. 
11. India’s Innovation Strategy: Technology Vision 2035, Industrial Policy for the Future, 
and Manufacturing Industry Promotion Policy, Korea Institute for Advancement of 
Technology (KIAT), 2017. 
12. India’s Science, Technology and Innovation Policy: Choices for Course Correction 
with Lessons Learned from China, Sandhya, G. D. 2018. 
13. Mission-Oriented STI Policies in Korea, YongsukJang, Ph.D, 12/2018. 
14. OECD Reviews of Innovation Policy: CHINA. Paris: OECD Publishing, OECD. 
2018. 
15. Science & Technology Indicators of Korea, Volume 2019-1. 
16. The 5th Science and Technology Foresight (2016-2040), Korea Institute of S&T 
Evaluation and Planning (KISTEP), 4/2017. 
17. The National Innovation System of Japan, Oona Palmer, Uma Ilavarasan, Ella Mead, 
Ryan Keithahn, and Alyse Cronk Economics 354, 4/2018. 
18. The Global Competitiveness Report 2019, WEF. 
19. The Japanese Science, Technology, and Innovation Policy, Iwamatsu, J. 2016. 
20. The Art of Economic Catch-up: Barriers, Detours and Leapfrogging in Innovation 
Systems, New York: Cambridge University Press, Lee, K. 2019. 

File đính kèm:

  • pdfchinh_sach_doi_moi_sang_tao_cua_mot_so_nuoc_chau_a_va_ham_y.pdf