Chế tạo các nano hợp kim Ag/Au để phát hiện xanh methylene bằng tán xạ raman tăng cường bề mặt

Trong nghiên cứu này tác giả trình bày kết quả mới về chế tạo nano hợp

kim bạc/vàng nhằm phát hiện xanh methylene bằng phương pháp tán xạ

Raman tăng cường bề mặt. Các nano hợp kim bạc/vàng (AgAu alloy)

được chế tạo bằng phương pháp khử hóa học đồng thời AgNO3 và

HAuCl4 bởi trisodium citrate (Na3C6H5O7). Sản phẩm sau chế tạo được

khảo sát các tính chất: tính chất quang bằng phổ hấp thụ plasmon; hình

thái và kích thước bằng hiển vi điện tử truyền qua; cấu trúc tinh thể và

thành phần nguyên tố bằng hiển vi điện tử truyền qua phân giải cao và phổ

tán sắc năng lượng; thí nghiệm phát hiện xanh methylene bằng phổ tán xạ

Raman tăng cường bề mặt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nano AgAu

với tỷ lệ mol 1:2 có dạng cầu, kích thước từ 40 ÷ 50 nm, đỉnh hấp thụ

plasmon ở 523 nm. Chất màu xanh methylene được phát hiện ở nồng độ rất

thấp (10-8M) và cường độ tín hiệu Raman phụ thuộc tuyến tính theo logarit

của nồng độ chất phân tích theo quy luật LogI = 0,33*LogC + 5,54, R2 =

0.997. Kết quả này đặc biệt thú vị trong hướng nghiên cứu tạo ra các cảm biến

hóa học có độ nhạy cao nhằm ứng dụng phân tích định lượng các chất màu

độc hại trong an toàn vệ sinh thực phẩm.

Chế tạo các nano hợp kim Ag/Au để phát hiện xanh methylene bằng tán xạ raman tăng cường bề mặt trang 1

Trang 1

Chế tạo các nano hợp kim Ag/Au để phát hiện xanh methylene bằng tán xạ raman tăng cường bề mặt trang 2

Trang 2

Chế tạo các nano hợp kim Ag/Au để phát hiện xanh methylene bằng tán xạ raman tăng cường bề mặt trang 3

Trang 3

Chế tạo các nano hợp kim Ag/Au để phát hiện xanh methylene bằng tán xạ raman tăng cường bề mặt trang 4

Trang 4

Chế tạo các nano hợp kim Ag/Au để phát hiện xanh methylene bằng tán xạ raman tăng cường bề mặt trang 5

Trang 5

Chế tạo các nano hợp kim Ag/Au để phát hiện xanh methylene bằng tán xạ raman tăng cường bề mặt trang 6

Trang 6

Chế tạo các nano hợp kim Ag/Au để phát hiện xanh methylene bằng tán xạ raman tăng cường bề mặt trang 7

Trang 7

pdf 7 trang baonam 10220
Bạn đang xem tài liệu "Chế tạo các nano hợp kim Ag/Au để phát hiện xanh methylene bằng tán xạ raman tăng cường bề mặt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Chế tạo các nano hợp kim Ag/Au để phát hiện xanh methylene bằng tán xạ raman tăng cường bề mặt

Chế tạo các nano hợp kim Ag/Au để phát hiện xanh methylene bằng tán xạ raman tăng cường bề mặt
 TNU Journal of Science and Technology 226(07): 128 - 134 
FABRICATION OF Ag/Au ALLOY NANOSTRUCTURE FOR METHYLENE BLUE 
DETECTION BY SURFACE ENHANCED RAMAN SCATTERING 
Vu Xuan Hoa* 
TNU - University of Sciences 
 ARTICLE INFO ABSTRACT 
 Received: 24/3/2021 In this study, the author presents new results on the fabrication of 
 silver/gold alloy nanostructures (AgAu alloy) to detect methylene blue by 
 Revised: 18/5/2021 surface-enhanced Raman scattering (SERS) method. The silver/gold alloy 
 Published: 24/5/2021 nanoparticles are fabricated by the simultaneous reduction of AgNO3 and 
 HAuCl4 by by trisodium citrate (TSC). The obtained products are 
KEYWORDS investigated on some properties: the morphology of the alloy NPs are 
 examined using transmission electron microscopy (TEM). The lattice 
Nano alloy constants of samples and the formation of homogeneous Ag/Au alloy 
Plasmon absorption nanocrystals were confirmed by high-resolution transmission electron 
SERS microscopy (HRTEM) technique. The optical property (plasmon 
 absorption) was analyzed by ultraviolet-visible (UV-Vis) spectroscopy; the 
Methylene blue experiment for methylene blue (MB) detection by the surface enhanced 
TEM Raman scattering spectroscopy. The results show that AgAu alloy 
 nanoparticles with molar component ratio 1:2 have a spherical shape, the 
 size in the range of 40-50 nm, and the plasmon absorption peak at 523 nm. 
 Interestingly, the highest SERS activity achieved at AgAu alloy sample with 
 limit of detection (LOD) equals 10-8 M and the linear dependence was found 
 between the logarithmic concentration of MB and the intensities of the 1624 
 cm-1 peak as shown in equation LogI = 0,33*LogC + 5,54, R2 = 0,997. This 
 result is particularly interesting for making the high-sensitivity chemical 
 sensors for quantitative analysis of harmful pigments in food safety. 
CHẾ TẠO CÁC NANO HỢP KIM Ag/Au ĐỂ PHÁT HIỆN XANH METHYLENE 
BẰNG TÁN XẠ RAMAN TĂNG CƯỜNG BỀ MẶT 
Vũ Xuân Hòa 
Trường Đại học Khoa học - ĐH Thái Nguyên 
 THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT 
 Ngày nhận bài: 24/3/2021 Trong nghiên cứu này tác giả trình bày kết quả mới về chế tạo nano hợp 
 kim bạc/vàng nhằm phát hiện xanh methylene bằng phương pháp tán xạ 
 Ngày hoàn thiện: 18/5/2021 Raman tăng cường bề mặt. Các nano hợp kim bạc/vàng (AgAu alloy) 
 Ngày đăng: 24/5/2021 được chế tạo bằng phương pháp khử hóa học đồng thời AgNO3 và 
 HAuCl4 bởi trisodium citrate (Na3C6H5O7). Sản phẩm sau chế tạo được 
TỪ KHÓA khảo sát các tính chất: tính chất quang bằng phổ hấp thụ plasmon; hình 
 thái và kích thước bằng hiển vi điện tử truyền qua; cấu trúc tinh thể và 
Nano hợp kim thành phần nguyên tố bằng hiển vi điện tử truyền qua phân giải cao và phổ 
Hấp thụ plasmon tán sắc năng lượng; thí nghiệm phát hiện xanh methylene bằng phổ tán xạ 
 Raman tăng cường bề mặt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nano AgAu 
SERS 
 với tỷ lệ mol 1:2 có dạng cầu, kích thước từ 40 ÷ 50 nm, đỉnh hấp thụ 
Xanh methylene plasmon ở 523 nm. Chất màu xanh methylene được phát hiện ở nồng độ rất 
TEM thấp (10-8M) và cường độ tín hiệu Raman phụ thuộc tuyến tính theo logarit 
 của nồng độ chất phân tích theo quy luật LogI = 0,33*LogC + 5,54, R2 = 
 0.997. Kết quả này đặc biệt thú vị trong hướng nghiên cứu tạo ra các cảm biến 
 hóa học có độ nhạy cao nhằm ứng dụng phân tích định lượng các chất màu 
 độc hại trong an toàn vệ sinh thực phẩm. 
 DOI: https://doi.org/10.34238/tnu-jst.4206 
 Email: hoavx@tnus.edu.vn 
  128 Email: jst@tnu.edu.vn 
 TNU Journal of Science and Technology 226(07): 128 - 134 
1. Mở đầu 
 Trong những năm gần đây các cấu trúc nano lưỡng kim đang trở nên đặc biệt được thu hút bởi 
các đặc tính quang lý thú vị của nó, như tính chất điện và quang xúc tác [1]–[3]. Trong số các 
nano lưỡng kim, điển hình là các nano Ag/Au có cấu trúc lõi vỏ, hợp kim bởi chúng có nhiều lợi 
thế như dễ dàng điều khiển cộng hưởng plasmon bề mặt (SPR) trong vùng nhìn thấy và hồng 
ngoại gần bằng cách điều khiển tỷ lệ thành phần giữa 2 nguyên tố kim loại Ag và Au tương ứng 
[4]–[6]. Hơn nữa, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các nano lưỡng kim Ag/Au có độ bền hóa và ổn 
định hơn nano bạc thuần (do nano bạc dễ bị oxi hóa) và khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực 
cũng cao hơn nano vàng thuần tương ứng [7]. Một trong các ứng dụng tiểu biểu kể đến là tính 
kháng khuẩn, hiện ảnh sinh học [8], [9], xúc tác [10], dẫn thuốc [11], quang tử, phát hiện các 
phân tử hay làm các cảm biến hóa học và sinh học [12]. 
 Tán xạ Raman tăng cường bề mặt (SERS) là một phương pháp quang phổ rất mạnh và không 
phá hủy mẫu trong việc phân tích các chất hữu cơ ở nồng độ vết (ppm) khi chúng được hấp phụ 
trên bề mặt của các vật liệu có cấu trúc nano thích hợp [13]. Tín hiệu SERS được tăng cường 
mạnh mẽ so với khi không dùng các đế kim loại ở kích thước nano. Nhờ vào các dao động đặc 
trưng của phổ tán xạ Raman (dấu vân tay) mà có thể xác định được các chất định danh cần phân 
tích. Đây là h ... nh. Sau khi thêm 
TSC tiếp tục khuấy mạnh trong 1 giờ để phản ứng xảy ra hoàn toàn và đảm bảo các ion Au3+ đã 
được khử hoàn toàn thành Au0. Các hạt AuNPs được hình thành khi quan sát màu dung dịch có 
sự biến đổi từ vàng nhạt sang đỏ, rồi đến đỏ mận. Bình sản phẩm sau khi chế tạo được để nguội 
tự nhiên đến nhiệt độ phòng. Đối với các nano bạc (AgNPs) cũng được chế tạo tương tự như quy 
trình ở trên với các tham số thí nghiệm là 50 µl AgNO3 0,02 M, 100 µl (Na3C6H5O7.2H2O-TSC) 
2%. Dung dịch có màu chuyển từ trong suốt sang vàng nhạt, đó là kết quả của sự hấp thụ 
plasmon bề mặt của các hạt nano bạc được tạo thành có kích thước nhỏ [9]. 
 Quá trình thí nghiệm điển hình chế tạo nano hợp kim Ag/Au như sau: các muối bạc (50 µl 
AgNO3 0,03 M), chloroauric acid (50 µl HAuCl4 0,06 M) và 2 ml PVP 0,0067 M được thêm 
đồng thời vào bình đựng 100 ml nước ở pH = 7,2, gia nhiệt 100oC và khuấy từ mạnh (1000 
vòng/phút). Tiếp theo thêm chậm 250 µl TSC (2%) để khử đồng thời các ion Ag+ và Au3+ trong 
hai tiền chất trên. Hỗn hợp được duy trì ở nhiệt độ này trong 2 giờ để phản ứng xảy ra hoàn toàn 
và nhằm tạo các hạt nano đồng đều nhất, sau đó để nguội tự nhiên đến nhiệt độ phòng. Sản phẩm 
cuối cùng được bảo quản trong tủ lạnh ở 4oC và được sử dụng vào các thí nghiệm tiếp theo. 
 129 Email: jst@tnu.edu.vn 
 TNU Journal of Science and Technology 226(07): 128 - 134 
3. Kết quả và thảo luận 
3.1. Phổ hấp thụ plasmon và hình thái kích thước hạt 
 Hình 1. Biểu diễn tính chất quang của các AgAu alloy. (a) Phổ hấp thụ plasmon và (b) ảnh kính hiển vi 
 điện tử truyền qua, phần biểu đồ thêm vào trong hình (b) là phân bố kích thước hạt 
 Hình 2. (a) Ảnh TEM của AgAu alloy; (b) Ảnh HRTEM có độ phân giải cao của một phần hạt nano hợp 
 kim tương ứng; (c) Ảnh bản đồ màu EDS trộn lẫn về sự có mặt của Ag, Au trong cùng 1 hạt nano hợp kim 
 và (d,e) là ảnh riêng biệt cho từng nguyên tố Ag, Au tương ứng; (f) là phổ EDS thể hiện phân bố tỷ lệ phần 
 trăm của Ag và Au trong nano hợp kim từ hình c 
 130 Email: jst@tnu.edu.vn 
 TNU Journal of Science and Technology 226(07): 128 - 134 
 Các AgNPs, AuNPs và AgAu alloy được khảo sát tính chất quang bằng phổ hấp thụ plasmon 
từ máy UV-Vis (Jassco V770, Nhật). Kết quả được chỉ ra rằng, các hạt keo AgNPs, AuNPs và 
AgAu alloy chỉ có một cực đại hấp thụ duy nhất nằm trong vùng nhìn thấy như trên hình 1a, 
chứng tỏ chúng có dạng cầu theo lý thuyết Mie [17]. 
 Cũng theo lý thuyết Mie, cực đại hấp thụ plasmon của các AgNPs ở 396 nm chứng tỏ hạt có 
kích thước nhỏ (~6 nm). Đối với các AuNPs có cực đại về phía sóng dài hơn ở 552 nm, trong khi 
các AgAu alloy có đỉnh ở 524 nm và màu sắc dung dịch như trong ảnh được thêm vào trong hình 
1a. Điều này cho thấy các AgAu alloy là các nano hợp kim, phù hợp với một số công bố trước 
[18]. Hình 1b cho thấy hình dạng và kích thước của các nano hợp kim AgAu alloy dạng cầu, kích 
thước khá đồng đều và chủ yếu tập trung ở khoảng 40 nm. 
3.2. Cấu trúc tinh thể và thành phần hóa học 
 Để khảo sát về cấu trúc và thành phần các nguyên tố đóng góp vào cấu trúc nano AgAu alloy, 
kính hiển vi điện tử truyền qua phân giải cao (JEOL JEM-1010 hoạt động ở 200 kV) được sử 
dụng. Hình 2a là ảnh TEM của các AgAu alloy có độ phóng đại cao cho thấy rõ các vùng sáng và 
tối trộn lẫn nhau thể hiện các sự có mặt của các nguyên tử bạc và vàng tương ứng. Hình 2b cho 
thấy hình ảnh hiển vi điện tử truyền qua có độ phân giải cao (HRTEM) của một phần hạt nano 
hợp kim trong hình 2a. Khoảng cách mạng tinh thể hướng [111] của Au đơn tinh thể đo được là 
d111(Au) = 0,233 nm, d111(Ag) = 0,234 nm xác minh sự có mặt của Au và Ag. Các hằng số mạng (a) 
được tính theo khoảng cách dhkl của các mặt phẳng {111} dưới dạng phương trình sau: 
 2
 2 = (1) 
 ℎ 푙 ℎ2+ 2+푙2
 Do đó, hằng số mạng của tinh thể Au và Ag lần lượt được tính bằng 0,40357 nm và 0,4053 nm, 
gần với báo cáo trước đó [19], [20]. Để thấy rõ hơn cấu trúc hợp kim của một hạt nano AgAu alloy, 
kỹ thuật phổ tán sắc năng lượng EDS mapping đã được sử dụng. Do Ag và Au đều có cấu trúc lập 
phương tâm mặt và có hằng số mạng rất giống nhau nên chúng rất dễ di chuyển trong quá trình 
hình thành nano để trộn lẫn vào nhau. Hình 2(c-e) mô tả lần lượt ảnh EDS mapping của sự xen phủ 
phân bố nguyên tố Ag và Au đồng thời có mặt trong cùng 1 hạt nano duy nhất AgAu alloy và bản 
đồ màu của Ag và Au riêng rẽ, tương ứng. Hình 2f là phổ EDS thể hiện phần trăm nguyên tố Ag và 
Au chiếm trong một hạt nano AgAu hợp kim tương ứng của hình 2c, trong đó nguyên tố Ag chiếm 
33,6 % và Au chiếm 66,4%. Kết quả này một lần nữa khẳng định nano hợp kim bạc/vàng đã được 
chế tạo thành công. 
3.3. Phát hiện xanh methylene bằng SERS 
 Để khảo sát khả năng hoạt động SERS của các cấu trúc nano sau khi chế tạo, máy quang phổ 
tán xạ Raman (Xplora Plus, Raman microscope, Pháp) được sử dụng với nguồn kích là laser 532 
nm và vật kính 100x. Hình 3a biểu diễn phổ Raman của xanh methylene (MB) bột. Một số dải 
nổi bật tại các số sóng 445 cm-1, 501 cm-1, 772 cm-1, 1037 cm-1, 1070 cm-1, 1154 cm-1, 1302 cm-1, 
1395 cm-1 và 1625 cm-1 tương ứng với đỉnh đặc trưng của phân tử MB [21]. Các đỉnh đặc trưng ở 
445 cm-1 và 501 cm-1 là do dao động biến dạng xương C-N-C. Các đỉnh ở 772 cm-1, 1037 cm-1, 
1070 cm-1, 1154 cm-1 được gán cho mặt phẳng dao động uốn của nhóm C-H. Đỉnh ở 1302 cm-1 là 
nguyên nhân gây ra mode biến dạng vòng trong mặt phẳng dao động của C-H. 
 Các đỉnh đặc trưng (dấu vân tay) này cũng được tìm thấy trong trường hợp phân tử MB hấp 
phụ trên đế nano như trong hình 3b. Tuy nhiên, điều thú vị là cường độ SERS của MB khi có 
nano Ag, Au và AgAu alloy làm đế đã tăng rất mạnh so với riêng MB. Điều đó chứng tỏ dưới 
trường điện từ tới đã tạo ra được nhiều điểm nóng trên bề mặt các cấu trúc nano. Điện tích đã 
truyền giữa các nguyên tử Au và Ag trong các nano tạo ra các vùng tích điện dương trong nguyên 
tử Ag và các vùng tích điện âm trong nguyên tử Au, điều này dẫn đến sự gắn các phân tử chất 
phân tích trên vật liệu nano dễ dàng hơn. Ngoài ra, trên hình 3b còn cho thấy ở cùng một nồng độ 
MB (10-5M), các AgAu alloy cho cường độ SERS mạnh nhất, tiếp đến là AgNPs và cuối cùng là 
 131 Email: jst@tnu.edu.vn 
 TNU Journal of Science and Technology 226(07): 128 - 134 
AuNPs. Điều đó chứng tỏ nano hợp kim AgAu đã tạo ra nhiều điểm nóng nhất dẫn đến hoạt động 
SERS lớn [22]. Tín hiệu SERS mạnh sẽ chỉ thu được nếu các phân tử thuốc nhuộm hấp thụ vào 
bề mặt kim loại một cách hiệu quả. 
 Hình 3. (a) Phổ Raman của xanh methylene (MB). Hình 4. (a) Phổ SERS của các nồng độ MB khác 
 (b) Phổ tán xạ Raman tăng cường bề mặt của riêng nhau (từ 10-8M đến 10-4M) hấp phụ trên các nano 
 MB và hỗn hợp MB (10-5M) với các nano AgNPs, hợp kim AgAu alloy. (b) Sự phụ thuộc tuyến tính 
 AuNPs và AgAu alloy của logarit cường độ tại 1624 cm-1 vào logarit nồng 
 độ MB tương ứng 
 Trên cơ sở đánh giá hoạt động SERS đối với MB ở 10-5M đối với cả 3 loại AgNPs, AuNPs và 
AgAu alloy thì nano hợp kim có kết quả tốt nhất, vậy nên tác giả đã tập trung khảo sát sâu hơn 
đối với các nồng độ MB khác nhau, để từ đó đánh giá giới hạn phát hiện (LOD) của nó. Các nồng 
độ MB được chuẩn bị lần lượt từ 10-8M đến 10-4M được phủ lên các nano hợp kim sau khi chế 
tạo. Quan sát các phổ SERS được thể hiện trên hình 4a. Kết quả chỉ ra rằng, đại đa số các vạch 
đặc trưng của MB được quan sát thấy trên các nồng độ này, trong đó vạch ở 1625 cm-1 tán xạ 
mạnh nhất. Đây cũng là vạch thường được dùng để phát hiện MB ở nồng độ vết. Tuy nhiên, có 
một số các dao động đặc trưng có sự sai lệch nhỏ so với phổ chuẩn trong hình 3a. Điển hình như 
một số vạch chính ở số sóng 445 cm-1, 1302 cm-1, 1625 cm-1 dịch tương ứng đến 448 cm-1, 1300 
cm-1 và 1624 cm-1. Sự lệch không đáng kể này có thể đến từ sự tương tác giữa phân tử chất màu 
và các điện tử dao động trên bề mặt của kim loại [23]. Hình 4a cho thấy cường độ SERS tại 1624 
cm-1 tăng khi tăng dần nồng độ MB. 
 Tín hiệu SERS mạnh này có thể đến từ độ nhám hoặc khuyết tật của bề mặt của nano. Quan 
sát hình 4a cho thấy, vạch đặc trưng của MB ở 1624 cm-1 có thể được xác định ở nồng độ thấp tới 
10-8 M với đế AgAu alloy. Đây là bằng chứng về giới hạn phát hiện trong trường hợp này là 10-8 
M. Kết quả này cho thấy, các nano hợp kim bạc/vàng dạng cầu cho hoạt động SERS của MB có 
độ nhạy cao hơn so với tấm nano hợp kim Ag/Au mà chúng tôi đã công bố trước đây [20]. Hơn 
 132 Email: jst@tnu.edu.vn 
 TNU Journal of Science and Technology 226(07): 128 - 134 
nữa, cường độ đỉnh chính của SERS tại 1624 cm-1 ở mỗi nồng độ MB được sử dụng để xác định mối 
quan hệ tuyến tính giữa nồng độ MB và cường độ của đỉnh đặc trưng này. Hình 4b thể hiện mối quan 
hệ tuyến tính giữa cường độ logarit (logI) và nồng độ logarit (logC) của đỉnh đặc trưng ở 1624 cm-1 
trong phạm vi nồng độ từ 10-8 M đến 10-4 M. Mối quan hệ tuyến tính này biểu diễn trên biểu đồ log-
log cho phép hiệu chuẩn và xác định nồng độ của dung dịch MB bằng mối liên hệ: 
 퐿표 = 3,3∗퐿표 + 5,54 (2) 
 Kết quả chỉ ra rằng, các hạt nano hợp kim Ag/Au có thể dùng làm cảm biến hóa học để định 
lượng nồng độ xanh methylene trong nước. 
4. Kết luận 
 Nano hợp kim bạc/vàng có kích thước ~40 nm được chế tạo thành công cho hoạt động SERS 
để phát hiện xanh methylene có độ nhạy cao so với các nano vàng và nano bạc riêng biệt. Giới 
hạn phát hiện phân tử MB đạt đến 10-8 M. Điều thú vị là tìm ra sự phụ thuộc tuyến tính của 
logarit cường độ tại 1624 cm-1 và nồng độ chất phân tích MB. Kết quả này có thể sử dụng các cấu 
trúc nano hợp kim như là các cảm biến hóa học nhằm phân tích và xác định một cách định lượng 
nồng độ MB trong nước và tiến tới trong các môi trường về vệ sinh an toàn thực phẩm. 
 TÀI LIỆU THAM KHẢO/ REFERENCES 
[1] L. Feng et al., “Optical properties and catalytic activity of bimetallic gold-silver nanoparticles,” Nano 
 Biomed. Eng., vol. 2, no. 4, pp. 258-267, 2010. 
[2] Y. Yang, Q. Zhang, Z. W. Fu, and D. Qin, “Transformation of Ag nanocubes into Ag-Au hollow 
 nanostructures with enriched Ag contents to improve SERS activity and chemical stability,” ACS Appl. 
 Mater. Interfaces, vol. 6, no. 5, pp. 3750-3757, 2014. 
[3] M. R. Langille, M. L. Personick, and C. A. Mirkin, “Plasmon-mediated syntheses of metallic 
 nanostructures,” Angew. Chemie - Int. Ed., vol. 52, no. 52, pp. 13910-13940, 2013. 
[4] X. Guo, Z. Guo, Y. Jin, Z. Liu, W. Zhang, and D. Huang, “Silver-gold core-shell nanoparticles 
 containing methylene blue as SERS labels for probing and imaging of live cells,” Microchim. Acta, 
 vol. 178, no. 1–2, pp. 229-236, 2012. 
[5] W. Xu, J. Niu, H. Shang, H. Shen, L. Ma, and L. S. Li, “Facile synthesis of AgAu alloy and core/shell 
 nanocrystals by using Ag nanocrystals as seeds,” Gold Bull., vol. 46, no. 1, pp. 19-23, 2013. 
[6] I. Shmarakov, I. Mukha, N. Vityuk, V. Borschovetska, N. Zhyshchynska, G. Grodzyuk, A. Eremenko, 
 “Antitumor Activity of Alloy and Core-Shell-Type Bimetallic AgAu Nanoparticles,” Nanoscale Res. 
 Lett., vol. 12, no. 1, pp. 2536-2545, 2017. 
[7] J. R. G. Navarro and M. H. V. Werts, “Resonant light scattering spectroscopy of gold, silver and gold-
 silver alloy nanoparticles and optical detection in microfluidic channels,” Analyst, vol. 138, no. 2, pp. 
 583-592, 2013. 
[8] V. Vilas, D. Philip, and J. Mathew, “Biosynthesis of Au and Au/Ag alloy nanoparticles using Coleus 
 aromaticus essential oil and evaluation of their catalytic, antibacterial and antiradical activities,” J. 
 Mol. Liq., vol. 221, pp. 179-189, 2016. 
[9] X. H. Vu, T. Thanh, T. Duong, T. Thu, H. Pham, and D. K. Trinh, “Synthesis and study of silver 
 nanoparticles for antibacterial activity against Escherichia coli and Staphylococcus aureus,” Adv. Nat. 
 Sci. Nanosci. Nanotechnol., vol. 9, pp. 1-7, 2018. 
[10] H. T. Nasrabadi, E. Abbasi, S. Davaran, M. Kouhi, and A. Akbarzadeh, “Bimetallic nanoparticles: 
 Preparation, properties, and biomedical applications,” Artif. Cells, Nanomedicine Biotechnol., vol. 44, 
 no. 1, pp. 376-380, 2016. 
[11] E. al din Haratifar et al., “Semi-Biosynthesis of Magnetite-Gold Composite Nanoparticles Using an 
 Ethanol Extract of Eucalyptus camaldulensis and Study of the Surface Chemistry,” J. Nanomater., vol. 
 2009, no. 5, pp. 1-5, 2010. 
[12] A. V. Girão, P. C. Pinheiro, M. Ferro, and T. Trindade, “Tailoring gold and silver colloidal bimetallic 
 nanoalloys towards SERS detection of rhodamine 6G,” RSC Adv., vol. 7, no. 26, pp. 15944-15951, 2017. 
[13] H. Jia, W. Xu, J. An, D. Li, and B. Zhao, “A simple method to synthesize triangular silver 
 nanoparticles by light irradiation,” Spectrochimica Acta Part A: Molecular and Biomolecular 
 Spectroscopy, vol. 64, no. 4, pp. 956-960, 2006. 
 133 Email: jst@tnu.edu.vn 
 TNU Journal of Science and Technology 226(07): 128 - 134 
[14] K. Kim, K. L. Kim, and S. J. Lee, “Surface enrichment of Ag atoms in Au/Ag alloy nanoparticles 
 revealed by surface enhanced Raman scattering spectroscopy,” Chem. Phys. Lett., vol. 403, no. 1, pp. 
 77-82, 2005. 
[15] A. G. M. Da Silva, T. S. Rodrigues, S. J. Haigh, and P. H. C. Camargo, “Galvanic replacement 
 reaction: Recent developments for engineering metal nanostructures towards catalytic applications,” 
 Chem. Commun., vol. 53, no. 53, pp. 7135-7148, 2017. 
[16] V. D. Chinh and N. Q. Trung, “Synthesis and optical properties of colloidal Au-Ag alloy 
 nanoparticles,” Int. J. Nanotechnol., vol. 12, no. 5, pp. 515-524, 2015. 
[17] V. Amendola, R. Pilot, M. Frasconi, and O. M. Maragò, "Maria Antonia IatìSurface plasmon 
 resonance in gold nanoparticles: a review," J. Phys.: Condens. Matter, vol. 29, 2017, Art. no. 203002. 
[18] W. Norsyuhada, W. M. Shukri, N. Bidin, S. Islam, and G. Krishnan, “Synthesis of Au–Ag Alloy 
 Nanoparticles in Deionized Water by Pulsed Laser Ablation Technique,” J. Nanosci. Nanotechnol., 
 vol. 18, no. 7, pp. 4841-4851, 2017. 
[19] H. Mao, J. Feng, X. Ma, C. Wu, and X. Zhao, “One-dimensional silver nanowires synthesized by self-
 seeding polyol process,” J. Nanoparticle Res., vol. 14, no. 6, pp. 1245-2561, 2012. 
[20] T. T. Ha Pham et al., “The structural transition of bimetallic Ag-Au from core/shell to alloy and SERS 
 application,” RSC Adv., vol. 10, no. 41, pp. 24577-24594, 2020. 
[21] C. Li, Y. Huang, K. Lai, B. A. Rasco, and Y. Fan, “Analysis of trace methylene blue in fish muscles 
 using ultra-sensitive surface-enhanced Raman spectroscopy,” Food Control, vol. 65, pp. 99-105, 2016. 
[22] X. H. Vu, D. Dien, T. Ha, and T. Trang, “The sensitive detection of methylene blue using silver 
 nanodecahedra prepared through a photochemical route,” RSC. Adv., vol. 10, no. 64, pp. 38974-38988, 
 2020. 
[23] T. T. H. Pham et al., “Synthesis and In-Depth Study of the Mechanism of Silver Nanoplate and 
 Nanodecahedra Growth by LED Irradiation for SERS Application,” J. Electron. Mater., vol. 49, no. 8, 
 pp. 5009-5027, 2020. 
 134 Email: jst@tnu.edu.vn 

File đính kèm:

  • pdfche_tao_cac_nano_hop_kim_agau_de_phat_hien_xanh_methylene_ba.pdf