Chất lượng của hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam so với một số nước Asean
Chất lượng của hệ thống
SHTT dường như đã trở thành tiêu
chuẩn bắt buộc tối thiểu đối với
nhiều quốc gia (trong đó có Việt
Nam) kể từ khi Hiệp định TRIPS/
WTO ra đời hơn 20 năm trước.
Một cách khái quát, hệ thống
SHTT được hiểu là hệ thống pháp
luật và hệ thống thi hành pháp
luật về SHTT. Hệ thống pháp luật
về SHTT có mục tiêu cơ bản là
đặt ra các quy tắc giúp cho chủ
thể quyền SHTT có khả năng thụ
hưởng và bảo vệ các quyền hợp
pháp của mình, được bênh vực và
bồi thường thiệt hại trong trường
hợp các quyền nêu trên bị người
khác xâm phạm. Tuy nhiên, hệ
thống pháp luật về SHTT với các
quy phạm sẵn có và toàn diện mới
chỉ là điều kiện cần nhưng chưa
đủ để bảo vệ quyền hợp pháp
của chủ thể quyền SHTT trong
thực tế. Vì thế, hệ thống thi hành
pháp luật về SHTT được thiết lập
với vai trò là điều kiện đủ để đạt
được mục tiêu nêu trên. Theo đó,
chất lượng của hệ thống SHTT
thường được phản ánh bởi chất
lượng của hệ thống pháp luật về
SHTT và chất lượng của hệ thống
thi hành pháp luật về SHTT với
các tiêu chí và thang đo phù hợp
với thông lệ quốc tế.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Tóm tắt nội dung tài liệu: Chất lượng của hệ thống sở hữu trí tuệ Việt Nam so với một số nước Asean
29 Diễn đàn khoa học và công nghệ Số 1+2 năm 2021 Nguyên tắc, tiêu chí đánh giá chất lượng hệ thống SHTT Chất lượng của hệ thống SHTT dường như đã trở thành tiêu chuẩn bắt buộc tối thiểu đối với nhiều quốc gia (trong đó có Việt Nam) kể từ khi Hiệp định TRIPS/ WTO ra đời hơn 20 năm trước. Một cách khái quát, hệ thống SHTT được hiểu là hệ thống pháp luật và hệ thống thi hành pháp luật về SHTT. Hệ thống pháp luật về SHTT có mục tiêu cơ bản là đặt ra các quy tắc giúp cho chủ thể quyền SHTT có khả năng thụ hưởng và bảo vệ các quyền hợp pháp của mình, được bênh vực và bồi thường thiệt hại trong trường hợp các quyền nêu trên bị người khác xâm phạm. Tuy nhiên, hệ thống pháp luật về SHTT với các quy phạm sẵn có và toàn diện mới chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ để bảo vệ quyền hợp pháp của chủ thể quyền SHTT trong thực tế. Vì thế, hệ thống thi hành pháp luật về SHTT được thiết lập với vai trò là điều kiện đủ để đạt được mục tiêu nêu trên. Theo đó, chất lượng của hệ thống SHTT thường được phản ánh bởi chất lượng của hệ thống pháp luật về SHTT và chất lượng của hệ thống thi hành pháp luật về SHTT với các tiêu chí và thang đo phù hợp với thông lệ quốc tế. Trong khoảng hơn 3 thập kỷ trước, nhiều nghiên cứu đã xây dựng các tiêu chí và thang đo nhằm đo lường chất lượng của hệ thống SHTT. Trong những nghiên cứu đó, có 2 cách tiếp cận chính, gồm: i) Chất lượng của hệ thống SHTT được phản ánh bởi tiêu chí “tính đầy đủ” của hệ thống pháp luật về SHTT; ii) Chất lượng của hệ thống SHTT được phản ánh bởi tiêu chí “tính hiệu quả” của hệ thống thi hành pháp luật về SHTT [1]. Hai tiêu chí này được xác định dựa trên nguyên tắc bảo đảm những chuẩn mực tối thiểu đối với hệ thống SHTT quốc gia theo Hiệp định TRIPS/WTO. Theo đó, hệ thống SHTT phải là hệ thống “đầy đủ”, nghĩa là không chỉ phải bảo hộ mọi đối tượng SHTT, không loại trừ đối tượng nào (đầy đủ các đối tượng quyền SHTT), mà đồng thời phải bảo đảm đầy đủ sự bảo hộ các quyền SHTT đó về nội dung, phạm vi và thời hạn trong mối quan hệ với lợi ích của xã hội (đầy đủ các quan hệ về SHTT); mặt khác phải là hệ thống bảo đảm tính “hiệu quả”, nghĩa là các quy phạm pháp luật phải hợp lý, khả thi, quyền SHTT phải được bảo vệ thực thụ, mọi hành vi xâm phạm quyền SHTT phải được pháp luật xử lý một cách công bằng [2-4]. Trước hết, chất lượng của hệ thống pháp luật về SHTT được phản ánh bởi tiêu chí “tính đầy đủ” của quy phạm pháp luật, được thể hiện ở tính sẵn có, hoặc phạm vi điều chỉnh cần thiết (cần phải có) của những quy định cụ thể đối với các dạng tài sản trí tuệ khác nhau (bảng 1). chất lượng của hệ thống sở hữu trí tuệ việt nam so với một số nước asEan TS Nguyễn Hữu Cẩn Viện Khoa học sở hữu trí tuệ Chất lượng của hệ thống sở hữu trí tuệ (SHTT) được coi là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy sáng tạo và đổi mới, chuyển giao công nghệ, phổ biến tri thức, phát triển kinh tế... Chiến lược SHTT đến năm 2030 của Việt Nam cũng đặt ra những mục tiêu liên quan tới chất lượng của hệ thống SHTT. Trên cơ sở đánh giá chất lượng của hệ thống này ở Việt Nam so với một số nước ASEAN theo các tiêu chí phổ biến của quốc tế và luận giải thông qua các phân tích thực tiễn, bài viết đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng của hệ thống SHTT trong thời gian tới. 30 Diễn đàn Khoa học và Công nghệ Số 1+2 năm 2021 Như vậy, tiêu chí chất lượng của hệ thống pháp luật về SHTT (tính đầy đủ) được đánh giá theo 5 thang đo (bảng 1). Mỗi chỉ số được đo lường bằng thang đo biến nhị phân. Điểm số được tính cho từng chỉ số, trong đó mỗi thang đo được tính là 1 điểm, không có trọng số (điểm tính cho mỗi chỉ số theo công thức 1/n, trong đó n là số lượng chỉ số phản ánh từng thang đo); tổng số điểm cho chất lượng của hệ thống pháp luật về SHTT trong khoảng từ 0 đến 5 điểm. Chất lượng của hệ thống thi hành pháp luật về SHTT được phản ánh bởi tiêu chí “tính hiệu quả” của hoạt động thi hành các quy phạm pháp luật, được thể hiện thông qua thủ tục hành chính xác lập quyền SHTT, thực thi quyền SHTT theo thủ tục tư pháp và tại biên giới, nhận thức của chủ thể quyền và của công chúng về thực thi quyền SHTT (bảng 2). Bảng 1. Tiêu chí “tính đầy đủ” của hệ thống pháp luật về SHTT và các thang đo. (1) Đối tượng có khả năng bảo hộ sáng chế (SC) Có quy định Không có quy định Dược phẩm 1/9 0 Hóa chất 1/9 0 Thực phẩm 1/9 0 Thiết bị phẫu thuật 1/9 0 Chủng vi sinh 1/9 0 Mẫu hữu ích 1/9 0 Giống cây trồng 1/9 0 Chương trình máy tính 1/9 0 Phương pháp kinh doanh 1/9 0 (2) Thành viên của điều ước quốc tế Có tham gia Không tham gia Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 1/6 0 Hiệp ước hợp tác SC (PCT) 1/6 0 Công ước bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV) 1/6 0 Hiệp ước Budapest về nộp lưu quốc tế đối với chủng vi sinh 1/6 0 Hiệp định TRIPS/WTO 1/6 0 Hiệp định CPTPP 1/6 0 (3) Thời hạn bảo hộ SC/quyền tác giả Đầy đủ Một phần 20 năm (tính từ ngày nộp đơn) hoặc 17 năm (tính từ ngày cấp bằng độc quyền SC) 1/2 0<f<1/2 Cuộc đời tác giả + 70 năm (đối với quyền tác giả) 1/2 0<f<1/2 (4) Cơ chế thực thi quyền SHTT Có quy định Không có quy định Biện pháp khẩn cấp tạm thời 1/4 0 Hành vi xâm phạm gián tiếp 1/4 0 Nghĩa vụ chứng minh thuộc về bị đơn trong vụ kiện xâm phạm quyền SC 1/4 0 Thẩm quyền mặc nhiên của cơ quan hải quan trong việc xử lý hàng hóa xuất nhập khẩu 1/4 0 (5) Hạn chế quyền SHTT Có quy định Không có quy định Nghĩa vụ sử dụng 1/4 0 Chuyển giao quyền sử dụng bắt buộc 1/4 0 Hủy bỏ hiệu lực quyền 1/4 0 Chuyển giao SC thiết yếu đối với tiêu chuẩn kỹ thuật (SEP) một cách lành mạnh, hợp lý và công bằng 1/4 0 Nguồn: tổng hợp của tác giả, [2, 3, 5]. 31 Diễn đàn khoa học và công nghệ Số 1+2 năm 2021 Như vậy, tiêu chí chất lượng của hệ thống thi hành pháp luật về SHTT (tính hiệu quả) được đánh giá theo 3 thang đo (bảng 2). Mỗi chỉ số được đo lường bằng các thang điểm khác nhau, trong đó điểm tính cho từng chỉ số được xác định dựa trên các dữ liệu thứ cấp trong các báo cáo đánh giá, xếp hạng của các tổ chức quốc tế uy tín. Do các chỉ số phản ánh mỗi thang đo được đo lường bởi các thang điểm khác nhau nên điểm của mỗi chỉ số sẽ được quy đổi về cùng thang đo [0-1] cho thống nhất với thang đo các tiêu chí đánh giá chất lượng của hệ thống pháp luật về SHTT. Sau khi quy đổi, tổng số điểm cho chất lượng của hệ thống thi hành pháp luật về SHTT trong khoảng 0-3 điểm. Chất lượng của hệ thống SHTT Việt Nam so với một số nước ASEAN Chất lượng của hệ thống SHTT Việt Nam được đánh giá theo các tiêu chí đã nêu dựa trên các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp được thu thập từ nhiều nguồn thông tin khác nhau về hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật về SHTT của Việt Nam. Để so sánh với các nước ASEAN khác, chúng tôi đã chọn Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Philippines là 5 nền kinh tế lớn nhất thuộc khối này. Các dữ liệu sơ cấp tương ứng với mỗi chỉ số của từng thang đo tiêu chí chất lượng của hệ thống pháp luật về SHTT chủ yếu được tìm kiếm, thu thập và phân tích trực tiếp từ các văn bản pháp luật, báo cáo thường niên hoạt động SHTT năm 2018-2019 do các cơ quan SHTT của các nước nêu trên ấn hành và công bố, nhằm bảo đảm tính chính thức và độ tin cậy của các dữ liệu. Các dữ liệu thứ cấp tương ứng với mỗi chỉ số của từng thang đo tiêu chí đo lường chất lượng của hệ thống thi hành pháp luật về SHTT chủ yếu được trích xuất từ các nguồn thông tin trong các báo cáo đánh giá, xếp hạng năm 2018-2019 của các tổ chức quốc tế như Tổ chức nghiên cứu rủi ro chính trị (PRS), Tổ chức quốc tế về phát triển quản lý (IMD), Tổ chức SHTT thế giới (WIPO), Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), Tổ chức minh bạch quốc tế (TI), Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR), Liên minh phần mềm kinh doanh (BSA). Ngoài ra, để luận giải thêm về kết quả đánh giá, chúng tôi đã tiến hành khảo sát để tìm hiểu cảm nhận và trải nghiệm của các tổ chức, cá nhân trong nước về chất lượng chung của hệ thống SHTT ở Việt Nam (mẫu khảo sát gồm có 127 quan sát sau khi dữ liệu được làm sạch). Kết quả đánh giá chất lượng của hệ thống pháp luật về SHTT Việt Nam so với một số nước thuộc khu vực ASEAN được trình bày ở bảng 3. Bảng 2. Tiêu chí “tính hiệu quả” của hệ thống thi hành pháp luật về SHTT và các thang đo. Nguồn: tổng hợp của tác giả, [4]. (1) Thủ tục hành chính xác lập quyền SHTT Mức độ cao Mức độ thấp Chỉ số mức độ quan liêu 0 4 Mức độ quan liêu không ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh (hoặc khả năng điều hành chính quyền có tác động tích cực tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp) 0 (100) 10 (0) Mức độ cản trở trong điều hành của chính quyền 1 7 (2) Thực thi quyền SHTT theo thủ tục tư pháp và tại biên giới Thấp nhất Cao nhất Mức độ độc lập tư pháp 1 7 Mức độ công bằng và niềm tin vào thực thi pháp luật 0 6 Mức độ lành mạnh trong quản trị tư pháp (hoặc mức độ tin tưởng và ràng buộc vào hệ thống tư pháp) 1 (0) 10 (100) Mức độ ít tham nhũng được nhận thức 0 10 Mức độ hiệu quả thực thi quyền SHTT tại biên giới 1 5 (3) Nhận thức của chủ thể quyền SHTT và của công chúng về thực thi quyền SHTT Thấp nhất Cao nhất Mức độ nhận thức của chủ thể quyền SHTT về những thay đổi trong cơ chế thực thi quyền SHTT 0 10 Thái độ văn hóa và xã hội đối với việc mua hàng hóa chứa yếu tố xâm phạm quyền SHTT (hoặc mức độ cam kết của công chúng về bảo hộ quyền SHTT) 0 (1) 10 (7) Bảng 3. Chất lượng của hệ thống pháp luật về SHTT Việt Nam so với một số nước ASEAN (2018-2019). Thứ hạng Quốc gia Điểm (sắp xếp theo thứ tự từ cao đến thấp) 1 Singapore 4,89 2 Việt Nam 4,36 3 Malaysia 3,94 4 Indonesia 3,64 5 Philippines 3,44 6 Thái Lan 3,03 Nguồn: tác giả. 32 Diễn đàn Khoa học và Công nghệ Số 1+2 năm 2021 Theo các tiêu chí và thang đo phổ biến của quốc tế, chất lượng của hệ thống pháp luật về SHTT Việt Nam được xếp hạng 2 trong 6 nước ASEAN điển hình (bảng 3). Việt Nam chỉ đứng sau Singapore do chưa có quy định về bảo hộ sáng chế đối với chương trình máy tính và phương pháp kinh doanh, chưa tham gia một số điều ước quốc tế như Hiệp ước Budapest về công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh vật trong các thủ tục liên quan tới sáng chế, chưa có quy định về chuyển giao quyền sử dụng đối với sáng chế thiết yếu đối với tiêu chuẩn kỹ thuật một cách lành mạnh, hợp lý và công bằng. Nếu phân tích thêm về tính đầy đủ của hệ thống pháp luật về SHTT, với mẫu đã khảo sát, phần lớn tổ chức/cá nhân đánh giá hệ thống này ở mức độ từ “khá đầy đủ” đến “đầy đủ” (điểm bình quân 2,57 đối với đối tượng SHTT và 2,54 đối với quan hệ SHTT tính theo thang đo Likert 1-5). Đối với hệ thống thi hành pháp luật về SHTT của Việt Nam, trong khối ASEAN, khi so với Singapore, các chỉ số phản ánh chất lượng xác lập quyền SHTT của Việt Nam ở mức khá thấp (tổng số 1,21 điểm so với 2,74 điểm); đối với thang đo thực thi quyền SHTT theo thủ tục tư pháp và tại biên giới, các chỉ số phản ánh chất lượng thực thi quyền SHTT của Việt Nam cũng ở mức thấp (tổng số 2,44 điểm so với 4,15 điểm); đối với thang đo nhận thức của chủ thể quyền SHTT và của công chúng về thực thi quyền SHTT, các chỉ số phản ánh mức độ nhận thức của chủ thể quyền SHTT và của công chúng của Việt Nam ở mức tương đương với các nước ASEAN khác (tổng số 1,19 điểm). Đánh giá chung cho thấy, chất lượng của hệ thống thi hành pháp luật về SHTT của Việt Nam được xếp hạng thứ 5 trong 6 nước ASEAN điển hình, chỉ trên Thái Lan và thấp hơn đáng kể so với Singapore và Malaysia. Sở dĩ như vậy vì so với Singapore và Malaysia, hai tiêu chí về thủ tục hành chính xác lập và thực thi quyền SHTT theo thủ tục tư pháp và tại biên giới của Việt Nam đều thấp hơn hẳn. Sau khi phân tích thêm, với mẫu đã khảo sát, phần lớn tổ chức/cá nhân đánh giá hệ thống này ở mức độ từ “khá hiệu quả” đến “hiệu quả” (điểm bình quân đối với mỗi cấu phần đều nằm trong khoảng 2-3 tính theo thang đo Likert 1-5). Một số khuyến nghị Những đánh giá nêu trên về chất lượng của hệ thống SHTT ở Việt Nam theo các tiêu chí quốc tế có thể được luận giải qua thực trạng. Trước hết, xét về tính đầy đủ của hệ thống pháp luật về SHTT trong việc điều chỉnh các đối tượng quyền SHTT, một số đối tượng như chương trình máy tính và phương pháp kinh doanh chưa được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế; hình dáng bên ngoài của bộ phận sản phẩm không thể tách rời khỏi sản phẩm chưa được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp; các dấu hiệu âm thanh, mùi, chuyển động... cũng chưa được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu. Ngay cả đối với những đối tượng quyền SHTT truyền thống, các quy định về việc xác định một cách tường minh, thỏa đáng phạm vi bảo hộ (nội dung) cũng chưa thực sự đầy đủ. Đồng thời, nhiều mối quan hệ SHTT cũng chưa được quy định đầy đủ, như mối quan hệ cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu sáng chế thiết yếu đối với tiêu chuẩn kỹ thuật và lợi ích của ngành công nghiệp liên quan trong nước chưa được quy định. Trong quan hệ xác lập quyền SHTT, chưa có quy định về việc công bố đầy đủ thông tin về tình trạng kỹ thuật được sử dụng trong quá trình thẩm định nội dung trên văn bằng bảo hộ và đăng bạ quốc gia; chưa có quy định về việc cơ quan SHTT có quyền mặc nhiên chấm dứt hiệu lực văn bằng bảo hộ quyền SHTT nếu có cơ sở để khẳng định rằng quyền đó được xác lập một cách không trung thực; chưa có quy định điều chỉnh hành vi đăng ký nhãn hiệu mà không có ý định sử dụng, quy định về quyền sử dụng trước đối với nhãn hiệu... Đối với hệ thống thi hành pháp luật về SHTT ở Việt Nam, có thể khẳng định rằng đây là một trong những điểm yếu và là thách thức lớn nhất của hệ thống SHTT. Theo đánh giá của [6], hiệu quả của hoạt động thực thi quyền SHTT còn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, đặc biệt là việc thực thi quyền SHTT bằng biện pháp tư pháp. Trong xác lập quyền SHTT, thời hạn xử lý đơn đăng ký sở hữu công nghiệp chưa đáp ứng quy định của pháp luật; chất lượng xử lý đơn chưa cao... Về bảo vệ quyền SHTT, mặc dù quyền SHTT có bản chất dân sự, cho đến nay hoạt động bảo vệ quyền SHTT bằng biện pháp hành chính vẫn giữ vai trò chủ đạo, năng lực của các cơ quan bảo vệ quyền còn hạn chế; hệ thống tòa án dân sự chưa đủ nhân lực được đào tạo và có kinh nghiệm; sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan bảo vệ quyền SHTT chưa hiệu quả. Về thông tin sở hữu công nghiệp, chưa hình thành hệ thống có tính chất mạng lưới thông tin và khai thác dữ liệu thống nhất trong cả nước; cơ sở 33 Diễn đàn khoa học và công nghệ Số 1+2 năm 2021 dữ liệu quốc gia về sở hữu công nghiệp chưa đầy đủ, chưa được số hóa hoàn toàn... Xét về nhận thức và hiểu biết của xã hội về SHTT, có thể nói nhìn chung SHTT vẫn tiếp tục là một vấn đề mới và phức tạp đối với toàn xã hội. Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về SHTT chưa được thực hiện một cách chuyên nghiệp và dài hạn; nhận thức của người dân, các tổ chức, doanh nghiệp về hệ thống SHTT chưa cao, ý thức chủ động tự bảo vệ quyền của mình cũng như tôn trọng quyền SHTT của người khác còn hạn chế. Với những phân tích thực trạng nêu trên, có thể thấy rằng trong thời gian tới hệ thống SHTT ở Việt Nam vẫn cần được tiếp tục cải thiện ở mọi cấu phần nhằm bảo đảm chất lượng một cách thực sự, đáp ứng các đòi hỏi của thực tiễn trong nước và xu thế phát triển trên thế giới. Trong Chiến lược SHTT đến năm 2030 của Việt Nam, vấn đề chất lượng của hệ thống SHTT được đặt ra trong nhiều nội dung, có liên quan tới nhiều cấu phần của hệ thống, đặc biệt là hệ thống thi hành pháp luật về SHTT. Trong đó, nhằm bảo đảm việc thực hiện thành công mục tiêu “đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm các nước dẫn đầu ASEAN về trình độ sáng tạo, bảo hộ và khai thác quyền SHTT”, Chiến lược đề xuất cần “tăng cường nguồn nhân lực cho hoạt động SHTT”, theo đó cần “xây dựng kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực về SHTT, trong đó chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao; thu hút nhân lực chất lượng cao trong và ngoài nước tham gia vào hoạt động SHTT” và “tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan bảo vệ quyền SHTT”. Trên cơ sở những phân tích, đánh giá nêu trên, trong bối cảnh chịu tác động mạnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và sự phát triển nền kinh tế số, để cải thiện chất lượng của hệ thống SHTT hiện hành, trước hết hệ thống pháp luật về SHTT cần phải là một hệ thống đầy đủ hiệu lực, toàn diện, hợp lý, rõ ràng, minh bạch, phù hợp với trình độ quốc tế, có nội dung chủ yếu là cơ chế xác lập các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ pháp luật về SHTT; các biện pháp chế tài bảo đảm cho các quyền đó được thực thi và có khả năng phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý các hành vi xâm phạm quyền SHTT. Hệ thống thi hành pháp luật về SHTT cần có nội dung chủ yếu là tổ chức diễn giải, áp dụng, thực hiện các quy phạm của hệ thống pháp luật về SHTT, trong đó đặc biệt lưu ý tới việc xác lập và xác định phạm vi quyền SHTT, bảo đảm các điều kiện để bảo vệ quyền SHTT đã được xác lập và xử lý các hành vi xâm phạm quyền một cách thỏa đáng. Việc xác lập quyền SHTT được thực hiện bằng các thủ tục rõ ràng, công bằng, đơn giản, nhanh chóng, cơ quan xác lập quyền có đủ năng lực giải quyết mọi yêu cầu xác lập quyền. Việc bảo vệ quyền SHTT phải bảo đảm có hiệu lực, hiệu quả, ưu tiên trình tự dân sự để xử lý tranh chấp; các cơ quan bảo đảm thực thi có đầy đủ năng lực cần thiết để tham gia vào việc đánh giá, nhận định hành vi xâm phạm và thực hành các chế tài, quyết định của các cơ quan này phải bảo đảm tính chính xác, thoả đáng, phù hợp pháp luật. Về thông tin sở hữu công nghiệp, cần xây dựng cơ sở dữ liệu một cách đầy đủ, kịp thời, đáng tin cậy và thuận tiện cho việc truy cập rộng rãi, thiết lập mạng lưới thông tin SHTT quốc gia nhằm bảo đảm khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời mọi thông tin phục vụ đắc lực cho các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, kinh doanh của toàn xã hội. Để đạt được các yêu cầu về chất lượng của hệ thống SHTT, trong 10 năm tới cần phải làm cho toàn xã hội ý thức được rằng việc tôn trọng quyền SHTT là nghĩa vụ của mọi người, từ đó giảm bớt căn bản các trường hợp vi phạm do thiếu hiểu biết; các nội dung cơ bản của hệ thống pháp luật về SHTT, đặc biệt là các quy định về thủ tục xác lập và bảo vệ quyền phải trở thành hiểu biết rộng rãi, không còn là vùng khó tiếp cận ? TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] P. Papageorgiadis, M. Frank (2019), “Defining and measuring the institutional context of national intellectual property systems in a post- TRIPS world”, Journal of International Management, 25, pp.3-18. [2] J.C. Ginarte, W. Park (1997), “Determinants of patent rights: a crossnational study”, Research Policy, 26, pp.283-301. [3] W. Park (2008), “International patent protection 1960-2005”, Research Policy, 37, pp.761-766. [4] P. Papageorgiadis, A.R. Cross, C. Alexiou (2014), “International patent systems strength 1998-2011”, J. World Bus., 49, pp.586-597. [5] C. Mercedes, N. Alessandro (2013), Measuring the strength of intellectual property protection: a new index for plant varieties (1961-2011), DRUID Academy Conference. [6] Cục Sở hữu trí tuệ (2019), Đề án Chiến lược SHTT đến năm 2030.
File đính kèm:
- chat_luong_cua_he_thong_so_huu_tri_tue_viet_nam_so_voi_mot_s.pdf