Cảm hứng giễu nhại thần quyền trong Sơ kính tân trang của Phạm Thái

Sơ kính tân trang của Phạm Thái (1777- 1813) là tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Một trong những giá trị độc đáo của tác phẩm là cảm hứng giễu nhại thần quyền tập trung trên hai phương diện: Thứ nhất là giễu nhại triết lí diệt dục/ tiết dục của Phật giáo, Đạo giáo: Họ Phạm đã xây dựng một thế giới nhân vật cải trang các nhà tu hành. Từ việc miêu tả cuộc sống thoát tục mà lại rất trần tục của các nhà tu hành, Phạm Thái giễu nhại triết lí diệt dục, tiết dục có phần phản tự nhiên để khẳng định hạnh phúc đích thực nơi trần giới. Thứ hai là giễu nhại thuyết thiên mệnh/ định mệnh của Nho giáo, Phật giáo: Qua việc miêu tả những biến cố như đã được tiền định trong cuộc đời nhân vật Phạm Kim, Phạm Thái cho thấy những triết thuyết trên là những giáo lí áp đặt, giả tưởng không thể giải được "bài toán" về số phận con người. Tác phẩm Sơ kính tân trang ẩn sâu chất uy - mua đen (humour noir). Đó là một nụ cười buồn bã, thâm trầm của Phạm Thái khi hướng tới khát vọng đi tìm hạnh phúc đích thực của con người.

Cảm hứng giễu nhại thần quyền trong Sơ kính tân trang của Phạm Thái trang 1

Trang 1

Cảm hứng giễu nhại thần quyền trong Sơ kính tân trang của Phạm Thái trang 2

Trang 2

Cảm hứng giễu nhại thần quyền trong Sơ kính tân trang của Phạm Thái trang 3

Trang 3

Cảm hứng giễu nhại thần quyền trong Sơ kính tân trang của Phạm Thái trang 4

Trang 4

Cảm hứng giễu nhại thần quyền trong Sơ kính tân trang của Phạm Thái trang 5

Trang 5

Cảm hứng giễu nhại thần quyền trong Sơ kính tân trang của Phạm Thái trang 6

Trang 6

Cảm hứng giễu nhại thần quyền trong Sơ kính tân trang của Phạm Thái trang 7

Trang 7

Cảm hứng giễu nhại thần quyền trong Sơ kính tân trang của Phạm Thái trang 8

Trang 8

Cảm hứng giễu nhại thần quyền trong Sơ kính tân trang của Phạm Thái trang 9

Trang 9

pdf 9 trang Trúc Khang 08/01/2024 2800
Bạn đang xem tài liệu "Cảm hứng giễu nhại thần quyền trong Sơ kính tân trang của Phạm Thái", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Cảm hứng giễu nhại thần quyền trong Sơ kính tân trang của Phạm Thái

Cảm hứng giễu nhại thần quyền trong Sơ kính tân trang của Phạm Thái
21 
TẠP CHÍ KHOA HỌC 
Khoa học Xã hội, Số 5 (6/2016), tr 21 - 29 
CẢM HỨNG GIỄU NHẠI THẦN QUYỀN TRONG 
 SƠ KÍNH TÂN TRANG CỦA PHẠM THÁI 
Trương Thị Thu Hiền 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 
Tóm tắt: Sơ kính tân trang của Phạm Thái (1777- 1813) là tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam giai 
đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Một trong những giá trị độc đáo của tác phẩm là cảm hứng giễu 
nhại thần quyền tập trung trên hai phương diện: Thứ nhất là giễu nhại triết lí diệt dục/ tiết dục của Phật giáo, 
Đạo giáo: Họ Phạm đã xây dựng một thế giới nhân vật cải trang các nhà tu hành. Từ việc miêu tả cuộc sống thoát 
tục mà lại rất trần tục của các nhà tu hành, Phạm Thái giễu nhại triết lí diệt dục, tiết dục có phần phản tự nhiên 
để khẳng định hạnh phúc đích thực nơi trần giới. Thứ hai là giễu nhại thuyết thiên mệnh/ định mệnh của Nho 
giáo, Phật giáo: Qua việc miêu tả những biến cố như đã được tiền định trong cuộc đời nhân vật Phạm Kim, Phạm 
Thái cho thấy những triết thuyết trên là những giáo lí áp đặt, giả tưởng không thể giải được "bài toán" về số phận 
con người. Tác phẩm Sơ kính tân trang ẩn sâu chất uy - mua đen (humour noir). Đó là một nụ cười buồn bã, thâm 
trầm của Phạm Thái khi hướng tới khát vọng đi tìm hạnh phúc đích thực của con người. 
Từ khóa: Sơ kính tân trang, Phạm Thái, giễu nhại, triết lí diệt dục/ tiết dục, thiên mệnh, hạnh phúc... 
1. Mở đầu 
Sơ kính tân trang của tác giả Phạm Thái (1777 - 1813) là tác phẩm tiêu biểu của văn học 
Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Ngoài tính chất tự truyện, Sơ 
kính tân trang có nhiều giá trị riêng biệt, độc đáo. Một trong những giá trị riêng biệt, độc đáo 
đó là cảm hứng giễu nhại thần quyền của Sơ kính tân trang. 
Như chúng ta biết, giễu nhại không phải là đặc quyền của văn học hậu hiện đại. Giễu nhại 
đã có trong văn học thế giới ngay từ thời cổ đại với Ngụ ngôn Aesop (Hi Lạp), thời Trung cổ và 
thời Phục hưng với các áng văn nhại thánh thần, văn nhại hiệp sĩ Cảm hứng giễu nhại cũng 
rất phong phú trong văn học dân gian Việt Nam, trong văn học trung đại Việt Nam với các tác 
giả tiêu biểu: Hồ Xuân Hương, Phạm Thái, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương Thuật ngữ 
“giễu nhại” (tiếng Anh: parody, tiếng Pháp: parodie) có gốc từ tiếng Hy Lạp cổ là parodia. Từ 
này được kết hợp bởi tiền tố para (vừa có ý nghĩa là “ngược lại”, “dựa vào”; vừa có ý nghĩa 
là “bên cạnh”) và danh từ ode có nghĩa là “bài hát”. Theo đó giễu nhại được hiểu là một bài 
hát “dựa vào” bài hát gốc, bài hát sinh ra từ bài hát gốc, tương phản trái ngược với bài hát đó 
hoặc song tồn bên cạnh mà không tương phản, trái ngược” [6, 419]. Cho đến nay vẫn tồn tại 
nhiều kiến giải khác nhau về “giễu nhại” nhưng các nhà nghiên cứu đều thống nhất mục đích 
của giễu nhại là thông qua sự bắt chước quá lố để đùa bỡn, chế nhạo hoặc đả kích. Trong văn 
học, giễu nhại được xem như “là một biểu hiện của tính đối thoại, là một hình thức biểu hiện 
của tiểu thuyết đa thanh/ phức điệu, một dạng thức carnival hóa”[6, 420]. “Giễu nhại” trong 
văn học cũng gắn liền với sự giải thiêng, hạ bệ - nghĩa là chuyển hóa tất cả những gì cao cả, 
thiêng liêng, lí tưởng, trừu tượng sang bình diện vật chất, thân xác, phàm tục. Chính vì vậy, đối 
tượng giễu nhại mà văn học thường hướng đến là "những đối tượng chóp bu hoặc là tôn giáo, 
hoặc là giới cầm quyền hay một hành vi phổ quát nào đó của xã hội" [5, 318]. Trong Sơ kính 
Ngày nhận bài: 18/52016. Ngày nhận đăng: 20/7/2016 
Liên lạc: Trương Thị Thu Hiền- mail: hongquans2007@gmail.com 
22 
tân trang, Phạm Thái thể hiện cảm hứng giễu nhại thần quyền - tức là biểu hiện một trạng thái 
hứng khởi/ hứng thú giễu nhại hướng đến đối tượng là lực lượng thống trị trên lĩnh vực tinh 
thần. Hướng đến đối tượng giễu nhại này, Phạm Thái tập trung "tấn công" vào những giáo lí, 
kinh điển của Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo - những tư tưởng được xã hội xem là thiêng liêng, 
chính thống, độc tôn, nhất thành bất biến. Qua đó, Phạm Thái không chỉ phá vỡ một cách giản 
đơn mà là đối thoại, phản biện/phản tư, phủ định những giáo lí/ kinh điển/tín điều trừu tượng, 
khô cứng có kì vọng trở thành cái tuyệt đối và vĩnh cửu. 
2. Nội dung 
2.1. Sơ kính tân trang giễu nhại triết lí diệt dục/quả dục/tiết dục và con đường tu hành 
thoát tục của Phật giáo, Đạo giáo 
Phật giáo chủ trương diệt dục, diệt những đắm mê ngũ dục. PGS.TS. Trần Nho Thìn đã 
phân tích: Thực chất diệt dục là con người chiến thắng được bản năng“vượt lên trên các nhu 
cầu vật dục (ăn ngon, mặc đẹp, nhà ở xa xỉ, đắt tiền và các tham muốn vật chất khác, bản 
năng tình dục, tham sống sợ chết ) [8, 389]. Do vậy, Phật giáo“xây dựng một chủ trương 
kiểm soát nghiệt ngã với thân xác bản năng” [8, 393], thực thi một lối tu hành thanh bần, đạm 
bạc. 
Đến với tác phẩm Sơ kính tân trang, người đọc sẽ thấy sắc thái giễu nhại triết lí diệt dục 
của Phật giáo qua cái nhìn từ Phạm Kim - nhân vật hóa thân của Phạm Thái. Nhân vật Phạm 
Kim đặt chân đến chốn P ... i nên phải bày 
tỏ lòng thành để sửa sang phần mộ: “Sửa sang một cuộc âm phần/ Hàm thư đan phượng lắm 
phần tinh hoa ..." thấy phần mộ tổ là mộ kết, âm phần có hình thể đẹp như “phượng đỏ ngậm 
sách” ("Đan phượng” cũng là tên chữ của Phạm Thái) ắt sinh quý tử. Ứng chiếu với điềm báo, 
Phạm Kim được sinh ra với dung mạo đẹp đẽ, khác người: “Phong tư mới thực khác vời/Khổ 
người tuấn tú, bẩm trời thanh quang”. Phạm Thái đã giả giọng tiên tri dự báo trước số phận 
cuộc đời của Phạm Kim bằng việc gia đình lập lá số tử vi cho chàng: “Tử vi xem mới lạ 
thường/ Lộc, Quyền chiếu mệnh, Khúc Xương giáp trì/ Âm dương lưỡng diệu càng ghê/ Việt, 
Khôi, Tử, phủ đóng về thân cung/ Còn e Dương, Kiếp, Đà, Không/ Nửa trung vận chửa khỏi 
vòng truân chuyên.” Lá số tử vi cho thấy cung mệnh của chàng được đóng bởi những ngôi sao 
đẹp - nhưng cũng bị khắc hãm bởi nhiều sao xấu. Như vậy lớn lên, chàng sẽ văn võ song toàn, 
danh vang thiên hạ nhưng đến trung vận sẽ gặp nhiều tai nạn, biến cố. 
* Thời điểm thứ hai: Gia đình gặp biến cố 
Cũng theo mạch tự truyện, Phạm Thái kể lại cảnh sóng gió ập lên gia đình Phạm Kim. Cha 
chàng thất bại trong sự nghiệp Cần Vương. Phạm Kim mặc dù: “Nghĩ mình thêm giận chí 
mình/ Cũng toan ra mặt tỏ danh anh tài” định nối chí cha, dấn thân vào hành động. Nhưng 
chàng quyết định ẩn nhẫn vì đã biết trước được tương lai qua một quẻ bói Dịch: “Nhưng thì 
cũng lúc vân lôi/ Hào tam truân ấy hãy nuôi chí bền”. Quẻ bói xấu biểu thị sự gian nan, vất vả 
nên Phạm Kim quyết định chưa ra tay hành động mà hãy “tạm nuôi chí bền”. Điều này, Phạm 
Thái muốn cho thấy nhân vật Phạm Kim tỏ ra biết mệnh và an mệnh chờ thời. 
* Thời điểm thứ ba: Gặp được người trong mộng 
Phạm Kim dừng chân ở Thúy Hoa Dương, cách không xa lầu trang của Quỳnh Thư. Nhân 
chuyện Hồng nương bẻ trộm hoa mẫu đơn bị Yến đồng bắt được, Hồng nương giới thiệu mình 
là nữ tì của Quỳnh Thư - một tuyệt sắc giai nhân ở gần Thúy Hoa Dương. Phạm Kim bèn sai 
Yến đồng dò la thực hư. Lần này, khả năng “tri thiên mệnh” - dự báo trước số mệnh Quỳnh 
nương, Phạm Thái “trao” cho Yến đồng (có lẽ Yến đồng cũng học được ít nhiều khoa tướng số 
từ chủ chăng!). Yến đồng về khen Quỳnh Thư kiều diễm, thông minh nhưng chê nàng có 
tướng yểu mệnh: “Chỉn e tướng số chưa an/ Hay là vì chữ hồng nhan quải gàn/ Hai cung nhật 
nguyệt thần quang/ Tài thông minh với văn chương rất kì/ Song hiềm phúc ấn tiêm đê/ E đường 
thọ khảo kém bề phu quân/ Định tiền hoa tạ, tàn xuân/ Hay phần quy ẩn, xấu phần tử cơ”. Và 
26 
đúng như lời Yến đồng, thời gian ở trên dương thế của Trương Quỳnh Thư rất ngắn ngủi. 
* Thời điểm thứ tư: Người yêu báo hung tin 
Sau hai năm hương lửa nồng say với Quỳnh nương, Phạm Kim toan định lễ cầu hôn thì có 
việc phải về quê. Trong thời gian chàng ở quê, Quỳnh Thư bị ép duyên, nàng gửi đến Phạm 
Kim một bức lệ thư thuật lại tình cảnh, than tiếc duyên phận, hẹn ước kiếp sau tái ngộ. Ở hoàn 
cảnh rối bời ấy, Phạm Kim tiếp tục xem một quẻ độn để biết trước tiền định: “Độn xem một 
quẻ mối âu/ Khắc âm hậu thổ, động câu Đằng thần/ Bói thì quẻ thủy lôi truân/ Lục thần vương 
hổ, lục thân không tài.” Quẻ độn cho một dự báo rất xấu. Đau khổ, bất lực, chàng không thể lí 
giải được tại sao định mệnh lại nghiệt ngã đến thế. Lúc này, Phạm Thái để nhân vật Phạm Kim 
gặp lại Quỳnh nương cũng chỉ là cùng than khóc và trách móc sự vô tình, nhẫn tâm của hóa 
công:“Hai bên than trúc, nguyền mai/ Trách khuôn duyên nỡ hẹp hòi lượng dung”. 
Nếu như dựa vào quan điểm thiên mệnh của Nho giáo - số mệnh đã định trước rồi thì đến 
đây Phạm Kim bế tắc hoàn toàn: Sự nghiệp chưa thành, người yêu yểu mệnh và tình yêu tan vỡ 
không thể cứu vãn được. Vậy thì tại sao như thế, tất cả đành đổ cho mệnh trời, một thứ mệnh 
trời chung chung: Chịu khổ, bất hạnh mà không biết tại sao mình phải khổ, phải bất hạnh. Tuy 
đã biết trước mệnh trời, Phạm Kim cũng chỉ biết an bài theo số phận hoặc phản ứng một cách 
yếu ớt, bất lực là than trách ông trời. Thậm chí trong tác phẩm có đến gần 30 lần Phạm Thái để 
cho các nhân vật nhắc đến hoặc trách “trời” cùng các biến thể của “trời”: Trời xanh, trời già, 
con tạo, khuôn duyên, đấng cửu trùng... Sự bất lực của Phạm Kim cũng là hình thức Phạm 
Thái giễu nhại sự bất lực của chủ thuyết “thiên mệnh” trong Nho giáo: Đó là một thứ giáo lí 
khô khan, cứng nhắc, chỉ nêu ra được hiện tượng mà không giải thích được nguyên nhân, tự 
gán trước cho mỗi con người một số phận một cách giáo điều và áp đặt. 
Đã từng bén chốn Phật, cửa thiền nên Phạm Thái cũng rất am hiểu những triết thuyết của 
nhà Phật. Để lí giải trước những sự kiện, biến cố tiếp theo cũng như tìm giải pháp, cứu cánh 
cho số phận - cuộc đời Phạm Kim, Phạm Thái đã chuyển sang hướng thứ hai: Đó là vận dụng 
quan điểm định mệnh của nhà Phật gắn với thuyết nhân duyên mà “cơ chế vận hành” của nó là 
sự tái sinh luân hồi (tức là một chuỗi hóa - sinh liên tục của sự luân chuyển các kiếp). Nhân 
duyên của Phạm Kim và Quỳnh nương đã được “ấn định” trước bằng sự giao ước của Trương 
công và Phạm công. Nếu họ kiếp này còn nợ duyên nhau thì kiếp sau sẽ phải trả đó là tiền định. 
Chính vì vậy, trong thời khắc cuối cùng của giây phút tạ biệt, Quỳnh nương đã nhắc đến chữ 
“kiếp” và lời hẹn ước tái ngộ: “Nàng rằng: Phận thiếp đã xong/ Kiếp này đã vậy còn hòng 
kiếp sau/ Nhưng thì u hiển khác nhau/ Dẫu khi gặp gỡ dễ hầu mà tin/ Thiếp nay tay có son in/ 
“Quỳnh nương” hai chữ thì xin nhớ cùng”. Như vậy giữa Phạm Kim và Quỳnh nương có 
duyên mà không có phận ở kiếp này thì kiếp sau sẽ hẹn ngày tái ngộ. Tín hiệu để nhận ra sự tái 
ngộ ấy là hai chữ son “Quỳnh nương”. 
* Thời điểm thứ năm: Người yêu quyên sinh 
Quỳnh nương bị ép duyên nên đã lấy cái chết để giữ vẹn nguyên tấm lòng trung trinh với 
người tình. Phạm Kim thương nhớ, mộng thấy Quỳnh nương trở về: Nàng kể cho chàng nghe 
về tiền kiếp của mình vốn là một tiên nữ vì đánh vỡ chén ngọc trong tiệc yến Quỳnh Dao nên 
bị đày xuống trần. Hết hạn đày mười lăm năm được trở về với cõi tiên. Nhưng nàng còn nặng 
27 
lòng với duyên trần nên hẹn Phạm Kim sẽ có ngày tái ngộ: “Thiếp xưa dự bậc thiên nga/ Yến 
Quỳnh Dao, sẩy chén hoa, mắc đầy/ Mười lăm năm nhẫn tháng ngày/ Dao Trì lại được sánh 
bầy tiên thiên/ Thiếp tâu đã trót trần duyên/ Lại xin xuống để vẹn nguyền trần gian.” Đây là 
lần thứ hai dự báo nàng sẽ trở về vì duyên trần còn nặng. 
* Thời điểm thứ sáu: Quỳnh nương trở lại - “khúc vĩ thanh” của tình yêu hay dấu 
chấm hết của một cuộc tình? 
Quỳnh nương không còn nữa, Phạm Kim chán nản tìm đến vùng Kim Sơn khoác áo thiền 
sư. Tại đây chàng đã gặp Thụy Châu (con gái của Trương công cải trang làm đạo sĩ để trốn 
lệnh tuyển cung phi). Họ cùng nhau ngâm vịnh rất tương đắc. Hai bên đều có ý nghi ngờ về 
nguồn gốc của nhau. Vì vậy khi Thụy Châu về lầu xuân, Phạm Kim bỏ cả việc tu hành để tìm 
Thụy Châu. Họ gặp lại nhau cùng lấy gương, lược ra so xem thì đúng với kỉ vật xưa và lời ước 
cũ. Họ kết duyên tương phùng nhưng Phạm Kim vẫn nhớ về mối tình cũ với Quỳnh nương. 
Đến lúc Thụy Châu gạn hỏi, chàng kể hết duyên do. “Nàng nghe nói đến chữ “Quỳnh”/ Nghĩ 
tiền duyên hẳn là mình chẳng sai/ Ngửa tay xem dấu tỏ mười/ Vậy hay sinh hóa cơ trời lạ 
thay!”. Vậy Thụy Châu chính là hậu thân của Trương Quỳnh Thư với hai chữ “Quỳnh nương” 
còn trong lòng bàn tay. Lúc này từ “cơ trời” Phạm Thái dùng đã là trời theo quan niệm của đạo 
Phật rồi. Họ Phạm đã lấy quan niệm con người có duyên kiếp với nhau và dùng thuyết luân hồi 
của đạo Phật để tạo nên một chuỗi hóa - sinh trong cuộc đời của Trương Quỳnh Thư. Hai 
người được đoàn tụ đúng như định mệnh. Ngỡ như đó là một kết thúc có hậu khi câu chuyện 
khép lại bằng cuộc sống hạnh phúc của Phạm Kim với người chàng yêu - đúng như tiền định 
vậy - nhưng đó chỉ là một hạnh phúc giả tưởng và Thụy Châu cũng là một hình hài Quỳnh 
nương giả tưởng mà thôi. Người yêu của Phạm Thái - Trương Quỳnh Như - trong cuộc đời 
thực đã không còn nữa và người yêu của Phạm Kim - Trương Quỳnh Thư trong tác phẩm cũng 
đã từ giã cuộc đời ngay ở giữa câu chuyện. Mượn cái giả thuyết tiền định/ duyên nghiệp, luân 
hồi của đạo Phật để vớt vát cho cuộc tình ngang trái của mình, để tạo ra một kết thúc có hậu 
cho tình duyên của Phạm Kim (đúng như tiền định!), ta thấy một nụ cười đẫm nước mắt của 
Phạm Thái. Cái kết "tái thế tương phùng": Quỳnh Thư “nhập hồn đổi cốt” vào một người con 
gái khác mà sống hạnh phúc với người yêu thực chất lại phản ánh nỗi đau tột cùng của Phạm 
Thái. Như vậy thuyết duyên kiếp, luân hồi của đạo Phật cũng không giúp gì được cho bi kịch 
tình yêu và cuộc đời của họ Phạm. Lấy “liều thuốc” là quan niệm duyên kiếp - luân hồi của 
Phật để “chữa” cho “vết thương” của lòng mình cũng là hình thức giễu nhại Phật giáo về mặt 
bản thể. Những luận thuyết về tiền định/ duyên nghiệp, tái sinh - luân hồi của nhà Phật cũng 
chỉ mang tính huyền hoặc, giả tưởng, là “thứ thuốc phiện” giảm đau tức thời chứ không giải 
thoát hay cứu độ được nỗi khổ chúng sinh. Nụ cười chua chát trong hồi kết một cuộc tình của 
Phạm Thái phảng phất chất “trào lộng u mặc” của một câu chuyện tình dở cười, dở khóc trong 
kho truyện cổ của Nhật Bản. Có thể khái lược truyện như sau: 
“Đảo Miya Jima nước Nhật xưa là một hòn đảo linh thiêng. Trên đảo có hai vợ chồng 
người tiều phu già như đôi đồi mồi cổ kính. Họ có niềm ước ao: Giá như họ có thể trẻ lại để 
được hưởng hạnh phúc dài lâu. Một buổi sáng nọ, Yoshida đi một mình vào rừng. Khi đi đã 
mỏi, ông khát nước và thấy một dòng suối. Ông vốc nước lên uống thong thả. Khi nhìn bóng 
28 
mình dưới nước, ông sững sờ thấy mình trẻ như chàng trai hai mươi tuổi. Chàng Yoshida sung 
sướng vội về nhà kể cho vợ nghe. Họ hẹn nhau, sáng mai bà Fumi sẽ vào rừng uống nước dòng 
suối nọ... Sáng hôm sau, Fumi lên đường. Yoshida chờ đợi mãi mà chưa thấy vợ trở về... Sốt 
ruột, Yoshida chạy vào rừng. Đến gần chỗ “suối tiên”, anh chợt thấy một đứa bé con chừng 
vài tháng. Yoshida bế đứa bé lên và nhận ra đôi mắt của người vợ anh. Đôi mắt ấy từng khóc 
khi anh buồn, cười khi anh vui Yoshida thở dài, bồng đứa nhỏ buồn bã trở về.” [2, 112 -119]. 
Cả hai đoạn kết của hai cuộc tình đều dùng yếu tố kì ảo nhằm mục đích kéo dài mãi thời 
gian chung sống đến trọn đời của hai người yêu nhau. Tuy nhiên, dù với hình thức “nhập hồn 
đổi cốt” của Trương Quỳnh Thư hay hình thức uống nước “cải lão hoàn đồng” của hai nhân 
vật trên cũng chỉ mang tính giả tưởng, huyền hoặc chứ không phải là hạnh phúc đích thực trên 
cõi thế gian. Đó là nụ cười buồn bã về khát khao được chung sống mãi mãi bên người mình yêu 
dù biết điều đó vĩnh viễn không bao giờ trở thành sự thực 
Với khát vọng mượn hai quan điểm về thiên mệnh/ định mệnh của Nho giáo, Phật giáo để 
lí giải số phận, cuộc đời Phạm Kim, để làm cứu cánh cho cuộc đời chính mình nhưng không 
thể tìm thấy lối thoát; Phạm Thái chuyển từ thái độ đồng tình, từ đức tin sang cảm quan giễu 
nhại hai triết thuyết này về mặt bản thể: Thuyết thiên mệnh của Nho giáo là thứ giáo lí khô cứng 
chỉ nêu ra hiện tượng mà không giải thích được nguyên nhân về số phận mỗi con người. Thuyết 
định mệnh của Phật giáo lại chỉ ra nguyên nhân quy định số phận mỗi con người bằng luận 
thuyết giả tưởng, siêu hình là duyên và nghiệp, là sự tái sinh - luân hồi. Như vậy, cả hai triết 
thuyết trên, theo quan niệm của Phạm Thái, đều mang tính áp đặt, giả tưởng đối với số phận, 
cuộc đời mỗi con người. 
3. Kết luận 
Khi hướng tới giễu nhại thần quyền ở cấp độ bản thể trong Sơ kính tân trang, Phạm Thái 
thể hiện một sự am hiểu rất sâu sắc về Nho, Phật, Đạo. Phạm Thái đã giễu nhại triết lí diệt dục, tu 
hành để diệt khổ của nhà Phật và triết lí tiết dục, tu hành để trường sinh của Đạo giáo là có phần 
phản tự nhiên. Từ đó, họ Phạm khẳng định nhu cầu được hưởng hạnh phúc chính đáng của con 
người nơi trần thế. Phạm Thái cũng đã từng đặc biệt đồng tình và hưởng ứng tư tưởng thiên 
mệnh/ định mệnh của Nho, Phật, tìm đến đó như một cứu cánh cho số phận - cuộc đời của bản 
thân. Nhưng cuộc đời bi kịch vẫn hoàn bi kịch nên họ Phạm giễu nhại cả hai triết thuyết này. 
Triết thuyết thiên mệnh/ định mệnh của Nho giáo, Phật giáo, theo họ Phạm, ít nhiều mang tính áp 
đặt và giả tưởng khi tự gán trước cho mỗi con người một số phận, một cuộc đời. Và như thế, với 
Phạm Thái, hai giáo lí trên cũng chỉ mang tính nửa vời không thể giải được “bài toán” về số 
phận con người. 
Có thể nói, Sơ kính tân trang ẩn sâu chất uy - mua đen (humour noir) hay chất trào lộng u- 
mặc. Đó là một nụ cười buồn bã, thâm trầm, sâu sắc của Phạm Thái khi hướng tới khát vọng đi 
tìm hạnh phúc đích thực của con người. 
29 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] M. Bakhtin (2006), Sáng tác của Francois Rabelais và nền văn hóa dân gian Trung cổ và 
Phục hưng, Từ Thị Loan (dịch), Hoàng Ngọc Hiến (hiệu đính), Nxb Khoa học và xã hội, HN 
[2] Thu Giang Nguyễn Duy Cần (2014), Cái cười của thánh nhân, Nxb Trẻ, Tp HCM 
[3] Trần Đình Hượu tuyển tập (2000), Tập 2 – Những vấn đề lịch sử văn học, Nxb Giáo dục, 
HN 
[4] Nguyễn Hiến Lê (2013), Khổng Tử, Nxb Tổng hợp, Tp HCM 
[5] Nguyễn Văn Long - Lã Nhâm Thìn (2009), Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề 
nghiên cứu giảng dạy, Nxb Giáo dục, HN 
[6] Nhiều tác giả (2016), Thế hệ nhà văn sau 1975, Nhà xuất bản Hội nhà văn, HN 
[7] Lã Nhâm Thìn (1997), Phân tích tác phẩm trung đại Việt Nam từ góc nhìn thể loại, Nxb 
Giáo dục, HN 
[8] Trần Nho Thìn (2008), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục, 
HN 
[9] Hoàng Hữu Yên (2012), Đọc và nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam, Nxb ĐHSP, HN 
THE THEOCRATIC PARODY IN SO KINH TAN TRANG 
 WRITTEN BY PHAM THAI 
Trương Thi Thu Hien 
Hanoi National University of Education 
Abstract: So Kinh Tan Trang of Pham Thai (1777-1813) is one of the most famous works of Vietnamese 
literary in the period of the late18th century and the early 19th century. One of the most significant features of this 
work is the theocratic parody focusing on two perspectives : the first one is the parody of lust - removal theory/ lust - 
control theory of Buddhism and Daoism. Pham Thai built a lot of disguised characters of practitioners, basing on the 
ethereal life to describe the unworldly life and still reeked of the mundane practice, he parodied the lust - removal 
theory/ lust - control theory which were unnatural in order to confirm the real happiness in the daily life. The second 
one is the parody of the mandate of heaven and the destiny from Buddhism and Confucianism. By describing a great 
deal of predetermined incidents in Pham Kim's life, the author indicated that all above catechisms were imposed, 
were unimaginable, therefore they couldn't solve uncertainties of human's destinies. So Kinh Tan Trang implied the 
"humour- noir". It was PhamThai's sad and profound smile that led him to the desire to find the real happiness for 
human. 
Keywords: So kinh tan trang, Pham Thai, parody, lust - removal theory/ lust - control theory, the mandate 
of heaven, happiness... 

File đính kèm:

  • pdfcam_hung_gieu_nhai_than_quyen_trong_so_kinh_tan_trang_cua_ph.pdf